Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn Một số biện pháp dạy học sinh viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.03 KB, 12 trang )

Đề tài

Một số biện pháp dạy học sinh viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn chính tả có nhiệm vụ
rèn kĩ năng nghe, viết, đọc. Qua chữ viết học sinh phải viết đúng, viết đẹp .Giáo viên phải
bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp tiếng
Việt cho học sinh.
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Phân môn chính tả trong
nhà trường giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả. Đây là phân môn mang
đậm dấu ấn truyền thống của việc dạy và học Tiếng Việt. Vì tôi đã tìm hiểu và nhận thấy
những điểm mới, điểm nổi trội trong nội dung và phương pháp dạy học phân môn này để
có những cách tiếp cận và chuyển tải phù hợp hơn đến các đối tượng học sinh, nhằm đạt
được hiệu quả tốt .Chính vì thế giáo viên luôn là chiếc cầu nối cho học sinh nắm bắt được
kiến thức cơ bản về con người, tự nhiên, xã hội… Đọc - viết, nghe - viết là những kĩ năng
đặc trưng của phân môn chính tả là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm
nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Vì vậy là giáo viên dạy lớp 1
tôi phải đặc biệt chú ý đến vấn đề học chính tả của các em ngay ở lớp đầu cấp. Ngoài ra
phân môn chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc
chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như
tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
Ngoài ra còn giúp cho học sinh từng bước làm quen và có kĩ năng viết đúng chính tả
tôi tạo cho các em sự thích thú và chủ động, tích cực học tập ở phân môn chính tả nên tôi
đã chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy học sinh viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1.”
1.Mục đích đề tài :
a)Đối tượng nghiên cứu:
Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1C .Lớp 1C có
24 học sinh ,trong đó có 14 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Các em có ý thức học tập tốt,
tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ,gia đình quan tâm.


b)Cơ sở nghiên cứu :
Sách giáo khoa và sách giáo viên môn tiếng việt .
Tài liệu chuẩn .Sách tham khảo .
c)Nhiệm vụ nghiên cứu :
Tìm ra nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả từ đó có biện pháp giúp học sinh viết
đúng chính tả và nắm vững các qui tắc chính tả.
2.Phương pháp:
a) Các phương pháp nghiên cứu :
1


- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .
-Phương pháp điều tra
-Phương pháp phân tích tổng hợp .
-Phương pháp luyện tập thực hành.
b)Giới hạn của đề tài :
Học sinh lớp 1 của trường tiểu học Ninh Lộc.
II. THỰC TRẠNG
1./ Thuận lợi:
- Hằng ngày, giáo viên được gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với học sinh nên tìm
hiểu và nắm bắt được những khó khăn và sự viết nhầm của các em khi viết chính tả
rất thuận lợi.
- Việc tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, hội giảng của trường, của Phòng
giáo dục đã góp phần cho giáo viên được học hỏi, phấn đấu tìm tòi nâng cao kiến thức,
kĩ năng thực hành sư phạm. Từ đó vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong phương pháp
giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
2./ Khó khăn:
- Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn chính tả, đòi hỏi người giáo viên
phải có kiến thức sâu rộng, phong phú.
- Đa số học sinh nói và phát âm chưa chính xác một số âm, vần, dấu thanh do ở

nhiều vùng miền khác nhau nên đã ảnh hưởng nhiều khi viết chính tả.
- Do không nắm vững quy tắc viết chính tả nên học sinh còn bối rối, phân vân
khi viết và viết chậm.
3/ Thực trạng chung:
Qua thực tế giảng dạy lớp 1,qua tìm hiểu tôi thấy :
-Học sinh lớp 1viết chính tả đảm bảo tốc độ nhưng viết chưa đúng qui định .
-Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ,trình bày đẹp nhưng chất lượng chưa cao,còn
mắc nhiều lỗi chính tả.Bên cạnh đó học sinh còn viết nhầm độ cao các con chữ,nét chữ
chưa chuẩn ,bỏ dấu thanh chưa đúng.
-Một số học sinh còn ngọng:ch-tr,s-x,y-i.d-đ.
-Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả:ng-ngh,g-gh,c-k nên khi viết học
sinh còn viết nhầm chính tả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong phần học vần, trong
các môn học khác, học sinh phải vận dụng, phải chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ
nhỏ để chép và viết chính tả. Đó là một sự khó khăn đối với học sinh lớp 1. Các em còn
2


lúng túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc
nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao, đây là một vấn đề thật khó.
II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Mục đích dạy phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành
thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹ
xảo chính tả và luôn viết đúng chính tả.
Phân môn chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau:
1/ Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu,
đúng chính tả, không mắc phải 5 lỗi mỗi bài.
2/ Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố

nghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao tác
tư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ...
3/ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn
thận, chính xác, khiếu thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết ở chương trình học kỳ II bắt
đầu từ tuần 25 với tổng số bài chính tả mà học sinh được học là 26 bài (cả các bài ôn tập
– kiểm tra). Hình thức chủ yếu là tập chép, có xen kẽ thêm hình thức chính tả nghe/viết.
Mỗi bài chính tả tăng dần độ dài. Kết hợp trong bài chính tả cho học sinh làm các bài tập
về các từ dễ viết sai chính tả theo quy tắc như: Luyện viết các vần khó, các chữ bắt đầu
bằng g/gh; ng/ngh; c/k/q,…Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi). Tập trình bày
một bài chính tả ngắn.
Trên cơ sở đó, phân môn chính tả còn giải quyết vấn đề dạy cho học sinh biết
chữ để học, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Chính tả
trước hết là môn học có tính chất thực hành. Nói cách khác, chính tả là những quy ước
của xã hội trong ngôn ngữ. Mục đích chính tả là làm phương tiện truyền đạt thông tin
bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều được hiểu nội dung văn bản.
Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy
tắc một cách linh hoạt, có tính chất sáng tạo cá nhân.
Phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ: Phối hợp với Tập Viết, tiếp tục củng cố và
hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng việt. Phân môn
Chính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ âm – chữ cái – cấu tạo và cách
viết chữ. Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng
Việt là liên kết và khu biệt khi viết chữ, các quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của
chữ viết … Rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết Tiếng Việt.
Trong tiếng việt có 14 nguyên âm làm âm chính, trong đó có 11 nguyên âm đơn:
a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô,ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: ia (ya, iê, yê); ua (uô); ưa (ươ).
Vị trí của âm chính trong âm tiết được xác định như sau :

Thanh điệu


3


Phụ âm đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Khi viết các dấu ghi thanh ( `, ?, ~, /, .) được đánh lên trên hoặc dưới âm chính.
Các nguyên âm đơn có đặc điểm không thay đổi cách viết ở trong các từ khác
nhau (trừ trường hợp i có khi viết y).


i : viết ngay sau âm đầu: bi, mĩ, kính,…



y : viết sau âm đệm: quy, quỳnh,…


Khi đứng một mình viết i đối với từ thuần việt: ầm ĩ,…Viết y đối với từ Hán
việt: y tá, ý kiến …


Các nguyên âm đôi có cách viết khác nhau, tuỳ vào cấu tạo của âm tiết:


Viết

Trong trường hợp

Ví dụ

ia

Không có âm đệm và âm cuối

bìa, tía



Không có âm đệm và âm cuối

Liên, tiến

ya

Có âm đệm, không có âm cuối

Khuya



Có âm đệm và âm cuối(hoặc mở đầu Xuyến, quyên, yên, yết,
âm tiết không có âm đầu)
yêu…


ua

Không có âm cuối

chua, cua, …



Có âm cuối

Muối, tuốt, chuối, …

ưa

Không có âm cuối

Chưa, thừa, …

ươ

Có âm cuối

Được, thường, …

Mặt khác, còn trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao
tiếp (ghi chép, viết, đọc và hiểu bài, làm bài…) phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học
cho học sinh. Chính tả còn có quan hệ với chính âm, với tập viết và tập đọc…Phân môn
chính tả còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp qua
cách sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác và tính thẫm mĩ ở học sinh. Mục
đích của chính tả là rèn luyện khả năng: “Đọc thông, viết thạo” chủ yếu là viết đúng

chuẩn mực chữ viết và dạng thức viết.
Với tầm quan trọng của phân môn Chính tả như vậy. Là một giáo viên dạy lớp
1 tôi thiết nghĩ phải rèn luyện và phát huy kỹ năng viết chính tả cho học sinh ngay từ lớp
1. Từ đó làm nền tảng, là kiến thức cơ bản để các em học chính tả ở các lớp trên.

4


Trong quá trình lựa chọn và bước đầu nghiên cứu đề tài tôi tiến hành trao đổi trực
tiếp với học sinh lớp tôi năm học 2015- 2016 với tổng số học sinh là 24 em và kết quả
ban đầu về kỹ năng viết chính tả sau khi dạy thực nghiệm như sau:
Đầu học kỳ II

Kỹ năng

Học sinh viết nhầm

Học sinh viết đúng

Nhóm phụ âm đầu

15

62,5%

9

37,5%

Nhóm âm đệm


12

50%

12

50%

Nhóm âm chính

14

58,3%

10

41,6%

Nhóm âm cuối

13

54,2%

11

45,8%

Nhóm dấu thanh


16

66,7%

8

33,3%

Với kết quả điều tra ban đầu về kỹ năng viết chính tả như thế tôi đã suy nghĩ để đưa ra
một số biện pháp cụ thể như sau :
*Một số biện pháp cụ thể:
1/ Phối hợp với gia đình, nhà trường giúp các em tiến bộ trong học tập:
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm tiết chính tả và có kết quả như bảng thống kê trên
tôi xin ý kiến Ban giám hiệu cho họp phụ huynh nhằm thông báo kết quả học tập của các
em, khi các bậc phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình qua phiếu liên
lạc, tôi mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm, kiểm tra, giúp đỡ con em mình hơn
nữa. Đặc biệt là chương trình Tiếng việt ở học kỳ II có nhiều thay đổi, mức độ của
chương trình được nâng cao, so với học kỳ I học sinh chỉ học âm, ghép vần nhưng học kỳ
II các em được tiếp cận với nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể
chuyện, mỗi phân môn có những đặc thù riêng. Mỗi tuần các em được học 2 tiết với hình
thức chính tả tập chép và chính tả nghe/ viết.
Riêng phân môn Chính tả là phân môn hoàn toàn mới lạ đối với các em, khi học
bài chính tả nghe/viết học sinh phải vận dụng các kĩ năng nghe, viết, mà phải nắm được
quy tắc chính tả mới viết chính xác bài viết.
Riêng những gia đình chưa đủ điều kiện quan tâm đến việc học của con em, nên
các em lơ là việc học, tôi trao đổi riêng sau giờ họp nêu rõ lực họcvà khả năng học chính
tả của các em, ngoài giờ học trên lớp thì sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà là vô cùng quan
trọng. Tôi tha thiết mong được sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh để cùng với giáo viên,
nhà trường giúp các em học tập tốt.

Sau cuộc họp, tất cả phụ huynh đã đồng ý với đề nghị mà tôi đã đưa ra.
2/ Phân loại trình độ và sắp xếp chỗ ngồi:
5


Học lực của từng em đã được thể hiện rõ, tôi tiến hành xếp lại chỗ ngồi cho học
sinh. Mỗi tổ xếp xen kẽ những em chậm tiến vào và xen kẽ các em ,nhằm thực hiện
phương châm: “Học thầy không tày học bạn” .
Tôi hy vọng với cách sắp xếp như vậy ngoài các kiến thức cơ bản, hệ thống được
học ở giáo viên, trẻ còn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ giữa các học sinh
giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh nghiệm về cách học của
chính mình.
3/ Đối với giáo viên:
Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Giọng đọc phải rõ
ràng, chuẩn theo tiếng phổ thông. Giáo viên phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh
(vật thật), phục vụ cho tiết dạy và phần bài tập…) sao cho một tiết dạy chính tả không
còn nhàm chán, nặng nề đối với các em nữa.
Uốn nắn cách phát âm của học sinh, các em thường có thói quen nói sao viết vậy.
Ví dụ: khỏe khoắn viết là phẻ phắn, bơi lội viết là bê lội…
Theo phân phối chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt (Lớp 1). Ngoài học phần
học âm, học vần, tập đọc, tập viết các em còn phải làm quen một phân môn nữa đó là
Chính tả. Đây là một phân môn mới mẻ đối với học sinh đầu cấp nên đòi hỏi giáo viên
phải biết đưa ra những biện pháp khéo léo và phù hợp với đối tượng học sinh và làm sao
cho tiết dạy không mất thời gian và giúp các em có hứng thú ở môn học này.
4/ Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả:
Học sinh phải nắm âm đứng cuối vần, cuối âm tiết trong Tiếng Việt có các phụ âm
cuối: p, t, m, n, ng (nh), ch và 2 bán nguyên âm i (y); u (o)
Ví dụ: tắt, xắp, chắc, bám, bán, ngang, cách, tai, tay, tàu,...
Những âm tiết có âm cuối là p, t, c chỉ có 2 thanh điệu (/ và .)
Ngoài các âm trên, ở ví trí cuối âm Tiếng Việt không có một âm nào khác. Đây là

một trong những đặc điểm riêng của cấu trúc âm tiết Tiếng Việt.
Muốn đạt được những điểm trên đòi hỏi người giáo viên phải biết hướng dẫn học
sinh chuẩn bị trước bài và đọc thông, viết thạo bài chính tả sẽ viết, nắm được nội dung
chính tả của bài, nhận xét những hiện tượng chính tả hoặc cách trình bày một văn bản.
Mặt khác, học sinh phát âm chuẩn xác giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với
nhau. Điều mà giáo viên cần chú trọng ở đây là làm sao cho học sinh của mình không
mắc nhiều lỗi chính tả khi viết, gặp phải nhiều tiếng có vần khó làm ảnh hưởng đến thói
quen của các em.
Ví dụ: tàu thủy thì viết tàu thỉ, ngoằn ngoèo thì viết ngoằn ngoè,…
Phân môn Chính tả Lớp 1 nói về hình thức các em chỉ học kiểu bài tập chép (nhìn
viết) là hình thức chủ yếu. Ở kiểu bài này, giáo viên phải đọc cả bài viết cho học sinh
nghe trước khi viết. Giáo viên viết theo mẫu chữ hiện hành trên bảng lớp rõ ràng. Hình
thức tập chép đòi hỏi học sinh chuyển từ hình ảnh thị giác (nhìn bảng viết) thành hành
động tái tạo lại dạng thức viết. Tập chép là hình thức lặp đi, lặp lại nhiều lần dạng thức
6


viết của các chữ cái các từ trong văn bản. Do đó, tập chép vừa giúp học sinh củng cố kỹ
năng viết các chữ cái, định hình dạng thức các đơn vị ngôn ngữ, vừa có tác dụng hoàn
thiện kỹ năng đọc. Ngoài ra, giáo viên còn cho học sinh luyện viết đúng chữ cái ở các vị
trí có phụ âm đầu hoặc vần và thanh dễ nhầm lẫn.
Nói về dấu thanh gồm 5 thanh đệm (trừ thanh 1 – thanh ngang không có dấu ghi),
thanh 2 – dấu huyền (`), thanh 3 – dấu ngã (~), thanh 4 – dấu hỏi (?), thanh 5 – dấu sắc(/),
thanh 6 – dấu nặng (.).
Nếu âm chính ghi bằng hai chữ nguyên âm đôi: ia, ya, ie, ua, uô, ưa, ươ thì dấu ghi thanh
thường ghi bằng 2 cách:
+

Các âm chính viết ia, ya, ua, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái


đầu:
Ví dụ: mía, múa, sữa, …
+

Các âm chính viết ie, yê, uô, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái

sau:
Ví dụ: tiết, thuyền, buổi, …
Điều mà giáo viên cần lưu ý là khi giáo viên đang đọc văn bản của bài viết thì
giáo viên phải hết sức tập trung quan sát và phát hiện kịp thời .
5. Khuyến khích động viên và nêu gương:
Sau mỗi bài, mỗi tiết học nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành bài học,
niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân bằng những lời động viên khen ngợi, tuyên dương và
nêu gương những em luôn luôn viết đúng, trình bày sạch sẽ.
Tạo cho các em mong muốn tìm tòi, chú ý tốt nhất cho bài học của mình. Vì vậy,
cho dù đã hoàn thành bài học, bài làm học sinh cũng vẫn không thoả mãn với những gì
đạt được. Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.
*Các bước thực hiện:
1/ Phân môn chính tả không phải chỉ là một môn học phát hiện, mà là một môn
học phát hiện và sửa chữa , chính tả Tiếng Việt không đơn giản là cách viết theo sát ngữ
âm, cách viết hoàn toàn giống như nói. Mà chính tả có xu hướng thống nhất, chuẩn hoá,
không phải là chính tả cho từng phương ngữ, từng khu vực có biến thể ngữ âm riêng biệt.
Dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy. Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên
thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vào
việc viết văn bản bằng một hệ thống thao tác tư duy hợp lý.
a/ Phân chia nhiệm vụ thực hành quy tắc thành các bước cụ thể.
b/ Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logic.
c/ Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giải
quyết nhiệm vụ chung.
Ví dụ: Dạy cho học sinh biết phân biệt l/n. Nhiệm vụ chính tả ở trường hợp này là

giải quyết hiện tượng viết như nói, nói sao viết vậy, phát âm nhầm lẫn l/n thì viết cũng
7


không phân biệt. Khác với quy tắc phân biệt ch, tr, x, s. Trong một số phương ngữ vẫn tồn
tại phát âm l/n nhưng lại chỉ có ch, x không có tr, s. Vì thế, có thể phân chia lần lượt cho
học sinh tìm nguyên nhân viết nhầm lẫn l/n cách phát âm l/n để viết đúng.
Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy cho học sinh đòi
hỏi:
+ Vận dụng các phương pháp tích cực lĩnh hội tri thức rèn luyện thao tác tư duy
giúp học sinh chủ động và rèn luyện kĩ năng chính tả tự động hoá.
+ Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “hiểu” chữ viết và chức năng của chữ
viết, tác dụng của nó trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
+ Luyện tập thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng thao tác tư duy
khoa học cho học sinh.
* Ví dụ:
Phụ âm đứng đầu âm tiết trong Tiếng việt có 21 phụ âm đầu là: b, c
(q, k),
d (gi), đ, g (gh), h, l, m, n, r, s, t, v, x, nh, ng (ngh), th, ph, c, h, tr, kh. Có các phụ âm được
ghi bằng những ký hiệu khác nhau:
Để biểu thị âm có dùng ba chữ :c, k, q trong đó:
Viết

Trong trường hợp

Ví dụ

C

Đứng trước các chữ cái: a, ă, â, o, Ca, căn, cân, cô, cơ, cử,

ô, u, ư
cung,..

K

Đứng trước các chữ cái: i, e, ê

Q

Đứng trước chữ cái u (làm âm Quả, quang, quên,..
đệm)

Kính, kiến, kèn, kênh,..

- Riêng trường hợp ka, ki theo thói quen k viết trước a mà không phải là c.
Song, người ta phải thường chia âm tiết thành bốn kiểu như sau:
Âm tiết
Kiểu

Đặc điểm

Ví dụ

1.

Mở

Cuối âm tiết là nguyên Cha, mẹ, cô ,chú …
âm chính: a, o, ô, ơ, u, ư,
e, ê, i,..


2.

Nửa mở

Cuối âm tiết là nguyên Anh,em,dân,làng,…
âm mũi: m, n, nh, ng

3.

Khép

Cuối âm tiết là các âm Đẹp, mát, bạc ,..
8


phụ tắc: p, t, c, ch,…
4.

Nửa khép

Cuối âm tiết là các bán
phụ âm: u (o), i (y)

2/ Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói, yêu cầu sự phát
triển của hoạt động lời nói phong phú đa dạng. Muốn có kỹ năng viết, học sinh không chỉ
biết lý thuyết mà chủ yếu phải phải thông qua hoạt động viết.
Nội dung chính tả bao gồm các quy tắc dùng chữ để viết âm tiết và một số chữ
ngoại lệ.
Ví dụ:

Vần có âm đệm u: uê, uyt, uêch,…
3/ Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em, tức là trên cơ sở
trình độ trẻ em nắm được trình độ sử dụng dạng thức nói . Do đó, nội dung, hình thức và
yêu cầu dạy chính tả ở Lớp 1 coi trọng trước hết mối liên hệ âm – chữ, phát âm và ghi
âm, viết và đọc.
Trong giờ chính tả, giáo viên cần sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt,
hợp lý giúp học sinh có ý thức tự giác học tập giúp các em tiếp thu bài đạt kết quả, đồng
thời biểu hiện ở sự tập trung chú ý trong giờ học giúp học sinh tạo ra hứng thú học tập
cộng với việc giảng dạy của giáo viên. Để hoàn thiện kĩ năng đọc – viết và hiểu về cấu
trúc của bài chính tả gồm có 3 phần: Bài chép – viết đúng – luyện tập.
a/ Bài chép: Giáo viên chép nguyên văn bản mẫu lấy từ những bài tập đọc đã học
trước. Giáo viên cho học sinh luyện viết đúng chữ âm tiết ở các vị trí có phụ âm đầu hoặc
vần, thanh dễ nhầm lẫn…
Học sinh phân biệt cặp phụ âm đầu v/d và phụ âm cuối t/n; n/ng,… như luôn luôn
viết luông luông; tuốt lúa viết tuốc lúa…
b/ Luyện tập: Giáo viên nêu một số hình thức bài tập giúp học sinh rèn luyện vể
chính tả như những bài tập phù hợp với đối tượng học sinh cấp 1.
Ở học sinh đầu cấp chỉ áp dụng làm bài tập chính tả về c/k; g/gh; ng/ngh là phổ
biến.
Sau đây là bảng thống kê các bài tập chính tả:
Tên bài

Phân loại các bài tập chính tả

Chính tả

Bài
phụ
đầu


tập Bài tập về Bài tập về Bài tập về Bài tập về Bài tập về
âm vần
dấu thanh c/k
g/gh
ng/ngh

9


4/ Để dạy một tiết chính tả hoàn hảo và đạt kết quả tốt. Giáo viên phải nắm vững
tiến trình một bài dạy theo các bước sau:
* Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài và đọc mẫu.
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
- Đọc mẫu: GV đọc một lần (thong thả, rõ ràng và diễn cảm) toàn bài chính tả học
sinh sắp viết để gây ấn tượng chung cho học sinh viết đúng chính tả.
1-2 học sinh đọc bài chính tả.
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả.
- Giáo viên đặt một câu hỏi nhỏ, hướng dẫn học sinh nắm nội dung chính của bài
viết.
- Hướng dẫn học sinh phát hiện từ khó ,luyện viết từ khó trong bài (viết bảng con).
-GV hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết
-Nhắc tư thế ngồi viết.
* Bước 3: Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn gọn, phát
âm chuẩn xác)
* Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách bắt lỗi .
- Giáo viên đọc lại bài chính tả (đọc thong thả, rõ ràng) để học sinh sửa lỗi. Đến
chỗ nào có tiếng khó, từ khó, giáo viên có thể dừng lại đánh vần cho học sinh sửa ngay.
- Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới các chữ viết
nhầm .Đếm tổng số lỗi .rối ghi ra lề vở.
-Giáo viên thu vở chấm .Nhận xét .

Nghỉ 5 phút.
* Bước 5: Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập chính tả trong sách giáo khoa.
Sau đó tổng kết và dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
III.Hiệu quả áp dụng :
Với những biện pháp đã nêu trên tôi đã thực hiện một cách kiên trì và nhẫn nại
tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian thực hiện.Sau khi thực hiện các biện
pháp trên đến cuối học kỳ II năm học 2015-2016 tôi thử nghiệm lớp 1C có kết quả học
tập như sau: Tổng số học sinh: 24/9 nữ.
*Kết quả đạt được :
Kỹ năng

Đầu học kỳ II

Cuối năm học

Học sinh

Học sinh

Học sinh

viết nhầm

viết đúng

viết nhầm

10


Học
sinh
viết đúng


Nhóm phụ âm đầu
Nhóm âm đệm
Nhóm âm chính
Nhóm âm cuối
Nhóm dấu thanh

15

62,5
%

9

37,5
%

2

8,3% 22

91,7
%

12


50%

12

50%

1

4,2% 23

95,8
%

14

58,3
%

10

41,6
%

2

8,3% 22

91,7
%


13

54,2
%

11

45,8
%

3

12,5
%

21

87,5
%

16

66,7
%

8

33,3
%


0

0%

24

100
%

C.KẾT LUẬN :
Qua kết quả trên, tôi rút ra một số nhận định sau:
- Trước hết giáo viên phải chuẩn bị chu đáo tiết dạy, nắm được nội dung của bài, phân
tích vần, tiếng, từ cho chính xác.
- Chữ viết của giáo viên phải mẫu mực, giọng đọc chính xác, phát âm chuẩn.
- Nắm được các đối tượng học sinh trong lớp để kịp thời uốn nắn sửa sai cho học sinh.
- Luôn cho học sinh nhóm, tổ, tự rèn tiếng khó và luôn viết vào vở rèn chữ ở nhà, tập
đọc sách, báo nhi đồng để các em có điều kiện nắm được cấu trúc của tiếng, từ.
I.PHẠM VI ỨNG DỤNG:
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện:
Tôi đã áp dụng đề tài này vào dạy lớp 1C năm học 2015-2016 ,2016-2017 và cả
.khối 1 của trường tiểu học Ninh Lộc.
2.Thời gian thực hiện:
Từ tháng 9 -2015 đến tháng 5 -2017 .
II. Ý NGHĨA :
Phân môn chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và là một
môn học có ví trí rất quan trọng đối với học sinh đầu cấp. Với quá trình rèn luyện kỹ năng
viết đúng chính tả và các quy tắc chính tả để giúp các em viết thành thạo, chính xác một
bài văn, bài thơ một cách tự tin hơn. Giờ đây tôi không còn băn khoăn, lo lắng khi đứng
trên bục giảng nữa. Điều quan trọng nhất là tôi luôn động viên các em học sinh của mình
“có cố gắng thì sẽ thành công”.

11


Qua bảng thống kê cho thấy thực tế biện pháp mà tôi thực hiện đã đạt kết quả đáng
kể, các em học tập tiến bộ rõ rệt.
Chính vì thế mà giờ đây lớp tôi đã được trên 91,7 % học sinh viết đúng chính tả
và sạch đẹp.
Với quyết tâm và biện pháp mới . Giờ đây học sinh rất hứng thú khi học phân
môn chính tả .Tôi rất phấn khởi khi giảng dạy. Tôi thiết nghĩ đạt được kết quả này cũng
chính là nhờ sự cố gắng rèn luyện không ngừng của học sinh, và các em đã nhận thấy tầm
quan trọng của phân môn chính tả. Vì thế mà các em càng ngày học càng chăm học hơn
và đó cũng chính là niềm mong ước của tôi.
Ninh Lộc , ngày 01 tháng 5 năm 2017
Người viết

12



×