Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Tình hình nước mặt Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
***
KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT

TÌNH HÌNH NƯỚC MẶT Ở VIỆT NAM

Giảng viên : T.S Hoàng Ngô Tự Do

SV thực hiện: Hoàng Ngọc Bảo


1. MỞ ĐẦU

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của con người, là thành phần thiết yếu không thể thiếu cho sự sống, tồn tại và phát triển của sinh vật.
Tài nguyên nước bao gồm:
- Nước mặt
- Nước mưa
- Nước dưới đất
- Nước biển
Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự
nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ
chiếm khoảng 1,35% của thế giới.


2. NỘI DUNG
Tình hình nước mặt ở Việt Nam

 Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này
nằm trong 108 LVS được phân bố và trải dài trên cả nước với tổng diện tích trên
1.167 triệu km2.



 Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m3 được tập
trung chủ yếu trên 8 LVS lớn.Trong đó ở LVS Cửu Long (khoảng 57%), ở LVS
Hồng - Thái Bình hơn 16%, ở LVHT sông Đồng Nai (hơn 4%), còn lại ở các LVS
khác. Tuy nhiên, khoảng 63% nguồn nước mặt của VN có nguồn gốc ở ngoài
biên giới quốc gia

 Cả nước có trên 2.900 hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây
dựng hoặc đã có quy hoạch với tổng dung tích trên 65 tỷ m3.


Một số sông hồ nổi tiếng

Sông Đà

Hồ Ba Bể

Sông Cửu Long

Hồ Tây


Tình hình khai thác và sử dụng nước

 Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng
81 tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có của cả nước.

 Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông
nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm)2.



Ngoài ra, nước còn được sử dụng cho sản xuất năng
lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất
công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cơ cấu sử dụng nước đang
có xu hướng tăng dần cho công nghiệp, thủy sản và sinh
hoạt.




Nước phục vụ cho sản xuất NN nhiều nhất ở hai vùng ĐBSCL và
ĐBSH, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng.



Những vùng, LVS có tỷ lệ sử dụng nước cho thủy sản cao: cao nhất là
sông Cửu Long, sông Hồng - Thái Bình, nhóm sông vùng Đông Nam
Bộ, sông Đồng Nai và sông Mã tương ứng với: 5,8 tỷ m3; 0,7 tỷ m3;
0,63 tỷ m3; 0,4 tỷ m3.



Lưu vực sông có tỷ lệ dùng nước cho công nghiệp cao nhất là LVS Hồng - Thái Bình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp của cả
nước; tiếp đến là LVHTS Đồng Nai chiếm 25%; LVS Cửu Long là 10%; cuối cùng là nhóm sông vùng Đông Nam Bộ là 7%.


Hiện nay tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hạ lưu các hồ
chứa trên cả nước và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng
nghiêm trọng.
Ngoài nguyên nhân khách quan do

+ Diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước
+ Điều kiện khí hậu, thủy văn
+ Tác động của biến đổi khí hậu..
Còn do tác động của con người, như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây
ô nhiễm...
Vào mùa khô nhiều sông ngòi ở Tây nguyên khô cạn


Những vấn đề chủ yếu về tài nguyên nước của Việt Nam








Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài
Nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông.
Tài nguyên nước phân bố không đều theo thời gian trong năm và không đều giữa các năm
Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là trong mùa khô.
Một số khu vực, nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô, nhiều nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô
nhiễm.




Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tài nguyên nước.



Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài.

Hệ thống sông Hồng
Hệ thống sông Mê Kong

Gần 2/3 lượng nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào.
Những năm qua các nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và xây dựng nhiều công trình lấy nước, gây nguy cơ nguồn nước
chảy về nước ta sẽ ngày càng suy giảm và VN sẽ khó chủ động được về nguồn nước, phụ thuộc nhiều vào các nước ở thượng lưu.


Nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông.

Toàn bộ phần lãnh thổ từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến TP. Hồ Chí Minh, nơi
có 80% dân số và trên 90% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ
có gần 40% lượng nước của cả nước;
60% lượng nước còn lại là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - nơi
chỉ có 20% dân số và khoảng 10% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Lưu vực sông Đồng Nai, chỉ có 4,2% lượng nước, nhưng đang đóng góp
khoảng 30% GDP của cả nước.


Tài nguyên nước phân bố không đều theo thời gian trong năm và không đều giữa
các năm.
Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa
kiệt chỉ có 20-30% lượng nước cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm cũng
biến đổi rất lớn.

Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là

trong mùa khô.
Hiện nay, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức, nhất là trong mùa khô,
cạnh tranh, mâu thuẫn trong sử dụng nước ngày càng tăng.

Sông Ba trơ đáy


Tại một số nơi diễn ra tình trạng khai thác nước ngầm quá mức
Mực nước dưới đất ở một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục.
Ví dụ điển hình ở đây là Hà Nội tốc độ hạ thấp mực nước trung bình 0,3 m/năm

Ở Bắc Bộ, đã hình thành 3 phễu hạ thấp mực nước lớn (tại TP. Hà Nội, Hải
Phòng và Nam Định); năm 1995, diện tích hình phễu hạ thấp mực nước chỉ có
2
2
195 km , đến nay đã tăng lên đến 2900 km , có một số nơi tốc độ hạ thấp tới
0,8m/năm.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã hình thành 2 phễu hạ thấp mực nước
lớn (tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và bán đảo Cà Mau); diện tích phễu hạ thấp
2
2
mực nước tăng từ 6900 km (1995) lên gần 15000 km (hiện nay), cá biệt có
điểm tốc độ hạ thấp đến trên 1m/năm.
Sụt lún do khai thác nước ngầm ở Hà Nội


Tình trạng trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô, nhiều
nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm.

Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị

ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng (như lưu vực sông Nhuệ Đáy, sông Cầu và

Sông Nhuệ

sông Đồng Nai- Sài Gòn).

Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, các đô
thị không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn xả ra môi trường, vào
nguồn nước.

Hồ ô nhiễm


Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất
lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy

Rừng đầu nguồn đông Trường Sơn

Đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm cho nguồn
nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, sạt lở
đất trong mùa mưa trong thời gian gần đây.


Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác
động mạnh mẽ, sâu sắc tới tài nguyên nước.
Trong những năm qua, các hiện tượng bất thường của khí
hậu, thời tiết đã xảy ra liên tục.
Mực nước biển dâng cao dẫn tới ngập lụt vùng ven biển; gia
tăng tình trạng xâm nhập mặn vùng cửa sông, đồng bằng ven
biển; gây xói lở, sa bồi làm đảo lộn cân bằng tự nhiên và sinh

thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven bờ.

Nước biển dâng ngập DBSCL


Biện pháp

Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, nhất là đối với nguồn nước các sông liên quốc gia của Việt Nam.
Giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mất cân đối nguồn nước giữa các mùa, các vùng và các lưu vực sông, suy kiệt dòng
chảy, khai thác quá mức.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước
Thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống
tác hại do nước gây ra trong khuôn khổ lưu vực sông.


Tổng kết lại:
Tài nguyên nước của nước ta ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững.
Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước.
Trong khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên thì nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra
thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng trên cả nước
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở nước ta chưa hợp lý và thiếu bền vững gây suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp,
tình trạng lãng phí trong sử dụng nước còn phổ biến trên phạm vi cả nước.


3. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ tài Nguyên Môi trường, 2016, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011-2015


- Cục Quản lý tài nguyên nước ,Tài nguyên nước Việt Nam - những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài
nguyên nước.
- PGS. TS Lê Bắc Huỳnh, 2013, Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam (Bài của Phó Tổng thư ký Hội Bảo
vệ TN&MT Việt Nam, đăng trên Tạp chí Nhịp cầu Trí thức, thuộc NXB Chính trị Quốc Gia, số 4/2013)



×