Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

I AM ĐÀN BÀ ÁNH TRĂNG : GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.44 KB, 17 trang )

“I am đàn bà” của Y Ban ra đời đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều:
khen có, chê có. Tác phẩm bị thu hồi vì bị kết án là dâm thư. Tuy vậy
tác phẩm vẫn được người đọc tiếp nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Bài viết này đi theo hướng tiếp nhận giải cấu trúc tác phẩm, để từ đó
giải mã những thông điệp đằng sau hiển ngôn văn bản mà nhà văn muốn
gửi gắm trong tác phẩm.

GIẢI CẤU TRÚC “I AM ĐÀN BÀ” CỦA Y BAN

Cùng với hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang của các nhà văn
nữ hậu hiện đại như “ Bóng Đè” của Đỗ Hoàng Diệu, “Cánh Đồng Bất
Tận” của Nguyễn Ngọc Tư…thì “I’m Đàn Bà” của nhà văn nữ Y Ban
cũng đã làm xôn xao dư luận. Tác phẩm này được nhà xuất bản Phụ Nữ
in và phát hành. Sau đó được in lại, rồi bị tịch thu. Vì thế nên tác phẩm
đã làm nhiều độc giả tò mò muốn đọc, coi thử Y Ban đã viết cái gì trong
đó mà bị kết án là dâm thư, là sex, nên mới bị tịch thu và cấm phát hành
như vậy.
Hiển ngôn của văn bản, ta thấy “I am đàn bà” đậm chất sex.
Nhưng nếu chỉ “đọc đơn giản” như vậy thì làm thế nào để thấy được
những giá trị đằng sau của những câu chữ, chi tiết được Y Ban đưa vào
tác phẩm. Trong một cuộc phỏng vấn trên báo về tập truyện “I am đàn
bà”, Y Ban đã nói: “Tôi dùng sex làm phương tiện và mục đích để
1


truyền tải ý đồ của mình”. Như vậy, nhà văn đã đề cập đến yếu tố sex
như một yếu tố nổi của tảng băng chìm – ý nghĩa của tác phẩm. Muốn
hiểu rõ “phần chìm” đó thì người đọc phải tiến hành giải cấu trúc của
tác phẩm, mà bài viết dưới đây đi theo hướng giải cấu trúc dưới góc
nhìn phân tâm học.
Giải cấu trúc “I am đàn bà” dưới góc nhìn phân tâm học không chỉ


đơn thuần là phân tích về sex – libido – tính dục, mà còn là sự khám phá
những vô thức trong con người. Có như vậy, ta mới có cái nhìn toàn vẹn
hơn về thông điệp, giá trị của tác phẩm.
Kết cấu tác phẩm của rất độc đáo. Cốt truyện không được kể theo
trình tự thời gian thường thấy. Đó là sự đan xen giữa lời dẫn của tác giả
và những ký ức của nhân vật về những chuyện xảy ra. Chỉ đến khi đọc
hết tác phẩm người đọc mới tự hình dung rõ cốt truyện, hiểu rõ hơn về
hoàn cảnh, tính cách, số phận của nhân vật hiện lên trong từng chi tiết
của tác phẩm.
Mở đầu truyện với những chi tiết tưởng như không ăn nhập gì với
toàn bộ câu chuyện, nhưng từ đó ta mới thấy rõ về lòng nhân hậu,
thương người, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật “thị”. Trong một lần thị đi
kiếm mật ong trong rừng thì gặp một đứa bé mới sinh, bị bỏ rơi. Lúc
đầu thị tưởng nó đã chết nên đã rất đau đớn, khóc vật vã. Thị khóc vì
lòng thương cảm, vì bản năng tình người vô thức trong con người thị một người mẹ. Sau đó, chính tình thương và sự chăm sóc của thị đã cứu
sống đứa bé. Dù nhà thị rất nghèo, thị và chồng đã có một lũ con đang
2


sống trong cảnh cùng cực nghèo đói, nhưng thị vẫn sẵn lòng dang tay
đón nhận đứa bé làm con. Những chi tiết đó đã khẳng định được tình
thương người, sự chất phác và phẩm chất hiền hậu chính là bản chất con
người tốt đẹp của thị. Thị còn là một người phụ nữ giàu đức hy sinh vì
chồng con để xuất khẩu lao động với hy vọng cuộc sống gia đình khá
hơn. Thị cũng là một người tháo vát, chu đáo khi làm việc cho nhà chủ.
Những ý nghĩa của tác phẩm được tập trung khai thác ở các chi
tiết, sự việc khi thị đi xuất khẩu lao động, làm thuê cho nhà chủ. Tuy là
người xa lạ, chỉ làm thuê nhưng thị cũng cảm thấy khó chịu trước sự vô
tâm của những đứa con đối với người cha đang nằm liệt giường. Hầu
hết thời gian của thị trong ngày là sự cô độc. Thị làm hết việc nhà, rồi

xem tivi, rồi lại đối diện với bốn bức tường. Từ lúc sang làm thuê thị
chưa bao giờ được ra ngoài, thị chỉ tiếp xúc với vợ con ông chủ nhưng
vì bất đồng ngôn ngữ nên đó cũng chưa phải là sự giao tiếp bình thường.
Phần lớn thời gian thị tiếp xúc với ông chủ. Nhưng ông chủ lại nằm bất
động, không thể giao tiếp. Một con người rơi vào hoàn cảnh như thị ắt
sẽ phát điên mất!. Và trong hoàn cảnh như thế, thị đã chọn một giải
pháp đơn giản: độc thoại với chính mình, đối thoại với ông chủ - nhưng
thực chất cũng là tự phân thân độc thoại. Thị nói chuyện rất tự nhiên
như chính trong vô thức của con người thị - một người hiền lành, chất
phác. Chính nhờ sự giao tiếp này của thị đã làm cho thị không còn cảm
giác cô độc, no cũng góp phần giúp ông chủ dần bình phục.

3


Người vợ đi làm, giao cả trách nhiệm chăm sóc người chồng cho
thị, từ công việc vệ sinh, tắm rửa, đến ăn uống. Thị đã làm công việc
một cách xuất sắc và được người vợ, tức người chủ thuê thị rất tin cậy.
Thị hoàn thành tốt công việc không chỉ là nhiệm vụ mà còn xuất phát từ
lòng thương người trong thị. Thị sẵn lòng xoa bóp cho ông chủ, chăm
sóc tận tình bằng cả tấm lòng của người dành cho người dù cho các việc
đó không nằm trong hợp đồng của thị với chủ. Nhờ vào sự săn sóc tận
tình của thị mà ông chủ từ một người bất động đã dần có cảm xúc. Tình
thương, sự chăm sóc đã đánh thức cảm xúc trong vô thức của người đàn
ông kia: ông chủ đã bắt đầu có cảm xúc từ đôi mắt, rồi đến biết khóc.
Khóc được tức là bản năng sống của con người đã trỗi dậy, ý thức được
xung quanh: “Biết khóc rồi là có cảm giác con người rồi, không vô tri
vô giác nữa” . Thị rất vui vì thị đã làm được một việc có ích: giúp ông
chủ dần tỉnh lại.
Khi được bà chủ tin tưởng giao cho việc tắm rửa, vệ sinh cho ông

chủ thì thị đã tiếp xúc với thân thể trần truồng của một người đàn ông xa
lạ. Lúc đầu thị cũng cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng vì nói cho cùng thị
cũng có đầy cảm xúc của một người đàn bà khi đứng trước thân thể một
người đàn ông – dù cho người đó bị nằm bất động: “Kỳ đến cái chỗ
“con giống con má” thì thị ngập ngừng. Mặt thị đỏ dựng lên.”. Nó
khiến thị nghĩ rất nhiều khi chăm sóc đến “cái đó” của ông chủ. Đến
những chi tiết này ta mới thấy được cái hay của Y Ban khi miêu tả
những tâm trạng, xúc cảm bên trong con người. Tác giả dường như rất
4


am hiểu về bản năng libido tính dục, về vô thức trong mỗi con người, để
từ đó xây dụng, lý giải những hành động của nhân vật.
Về phía ông chủ, lâu nay ông chỉ tồn tại như một sinh thể sống
bình thường, thì nay được sự chăm sóc ân cần của thị, nhất là việc chăm
sóc, vệ sinh cho “cái đó” từ lâu đã xụi lơ thì nay lại bùng sức sống, đã
làm cho ông đang dần sống lại với đúng bản năng đàn ông của mình.
Chính thị đã vô tình đánh thức bản năng tính dục, đánh thức bản năng
sống của một người đàn ông tưởng như bại liệt hoàn toàn mà y học đã
bó tay. Thị đã đánh thức cái vô thức bản năng tính dục kia để đem lại
những ý thức ban đầu về sự sống và những cảm xúc của người đàn ông.
Về phía bà chủ, lúc ban đầu còn quan tâm, chăm sóc chồng, nhưng
từ khi giao phó hoàn toàn cho thị chăm sóc thì sự quan tâm ít dần đi, có
chăng quan tâm ở việc kiểm tra vào cuối ngày, qua camera quan sát tình
hình. Có lẽ tình cảm bà chủ dành cho ông chủ chỉ con là tình nghĩa vợ
chồng. Qua camera, ắt hẳn hàng ngày bà đều chứng kiến được việc thị
chăm sóc cho chồng như thế nào, kể cả việc tắm rửa. Nhưng chỉ đến khi
bà chứng kiến cảnh làm tình của thị với chồng qua camera thì lúc này
phản ứng bản năng của một người phụ nữ, người vợ trỗi dậy: “Nửa đêm
hôm đấy thị đã bị bà chủ túm tóc lôi dậy. Bà chủ vừa khóc vừa hét lên

be be và đấm đá thị túi bụi.”. Hành động của thị đã động đến phản ứng
libido trong bà chủ. Bà đã ghen, tức tối khi chứng kiến một người đàn
bà khác chủ động làm chuyện ấy với chồng bà. Lâu nay nhu cầu libido
của bà đối với chồng không được đáp ứng, bà đã kìm nén nó xuống đối
5


với người chồng. Thế mà nay thị lại đánh thức lòng ghen tuông của bà
chủ. Bà đã phản ứng dữ dội, tức thì, như một phản xạ bản năng trong vô
thức: đang nửa đêm tìm đến thị để trừng trị và báo cảnh sát bắt thị. Đó
cũng là phản ứng tự nhiên của một người vợ, một người đàn bà.
Còn về phía thị, Y Ban đã đi sâu vào khai thác những phản ứng,
tâm trạng, xúc cảm trong sâu thẳm con người thị. Thị đã có rất nhiều
cảm xúc khi “cái đó” của ông chủ bắt đầu có phản ứng. Ban đầu là một
sự ngỡ ngàng: “Thị giật thột khi dưới tay thị có sự khác lạ.”, rồi ngượng
ngùng của một người đàn bà, rồi vui mừng vì như vậy là ông chủ đã sắp
khỏi bệnh. Đó là tâm trạng đầy tình người của thị. Nhưng sau đó, chính
bản năng vô thức của một người đàn bà đã khiến cho thị có những hành
động, xảm xúc trong vô thức: “Thị nắm tay vào con giống và nín thở để
nghe... Thị nghe rõ tiếng đập thùm thụp của trái tim thị. Và thị cũng
cảm nhận thấy sự lớn dần lên của con giống.”. Nếu trong lúc khác thị
sẽ chẳng bao giờ dám làm như vậy. Nhưng lúc này đây, chỉ có thị và
một người đàn ông trần truồng mà lâu nay thị vẫn chăm sóc. “Cái đó”
của ông chủ bình phục đã tác động đến toàn bộ tâm trí, hành vi của thị.
Libido lâu nay bị dồn nén trong thì giờ cũng được dịp trỗi dậy: “Thị
nhìn đăm đắm vào nó như bị thôi miên…Người thị bỗng nóng bừng. Thị
thấy máu trong người thị chảy rào rào…Thị bỏ chạy ra khỏi phòng. Thị
ngồi xuống nghế và thấy da mặt mình tê bần”. Dù bản năng tính dục
trỗi dậy nhưng thị vẫn còn đó ý thức của một người đàn bà có chồng.
Thị cố gắng dùng ý chí để chiến thắng dục vọng kia. Nhưng khổ nổi,

6


với một người đàn bà khoẻ mạnh như thị mà lâu nay vẫn chỉ đối diện
với mấy bức tường và người đàn ông bại liệt kia thì làm sao thị chịu
được, nhất là khi “cái đó” của ông chủ kia đã có sức sống. Bản năng vô
thức kia vẫn luôn tồn tại, âm ỉ trong thị, bởi vì thị vẫn là một người đàn
bà có đầy đủ những xúc cảm, kể cả bản năng tính dục nguyên thuỷ. Nó
ám ảnh thị ngay cả trong giấc mơ: “Thị nằm mộng có một người đàn
ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy.
… Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm.”. Trong thị có sự đấu
tranh mãnh liệt giữa ý thức và vô thức bản năng. Và cuối cùng cái bản
năng vô thức kia, sự thèm khát kia đã chiến thắng. Thị mộng mị đi vào
phòng ông chủ trong vô thức để trút bỏ hết quần áo và thoả mãn sự thèm
khát cháy bỏng âm ỉ trong thị lâu nay. Y Ban đã miêu tả rất tinh tế
những phức cảm của một người đàn bà ở trong hoàn cảnh như thị. Nhà
văn đã có ý thức để lý giải cho những hành vi của nhân vật thị. Trong
những hoàn cảnh nào đó, chính bản năng vô thức libido đã điều khiển
hành vi của con người. Và nếu xem xét đánh giá hành vi của thị trong
hoàn cảnh đó thì ta mới có thể thấu hiểu được: thị đã thoả mãn được
khát vọng của mình, và cũng giúp người đàn ông kia thực hiện được bản
năng của “cái đó” của người đàn ông. Bởi khi “cái đó” của ông ta đã
bình phục và “đang cất cao đầu chờ thị”, tức là những ham muốn, sức
sống bên trong người đàn ông của ông ta được đánh thức. Thị đã thoã
mãn cho chính mình và giúp ông chủ thoả mãn. Thị hành động theo bản
năng chứ ngờ đâu người ta lại kết tội thị “phạm tội quấy rối tình dục
7


ông chủ”. Đánh thức, giải quyết nhu cầu bản năng của con người trong

trường hợp này cũng là một hành vi nhân đạo. Hiểu và lý giải được căn
nguyên những hành vi của nhân vật như vậy ta mới thấy được ý nghĩa
của tác phẩm.
Làm thế nào tự bào chữa để thoát tội trước toà? Một người phụ nữ
nông dân như thị làm sao có thể nói lý để tự bào chữa. Thị đã chọn
phương án sẽ yêu cầu trình chiếu lại đoạn băng trong đó có những hành
động trần truồng của thị với ông chủ, điều này sẽ rất khủng khiếp vì thị
là một người phụ nữ mà phải phơi bày trước mọi người những hình ảnh
đó. Nhưng hơn hết thị sẽ cho mọi người thấy được sự chăm sóc của thị
đã làm cho ông chủ dần hồi phục thế nào. Thị chỉ muốn họ hiểu cho nỗi
thống khổ của đàn bà, thị chỉ muốn trở về với chồng con. Trong suy
nghĩ lời nói trước toà, thị chọn câu nói “I am đàn bà” mà thị đã lắp ghép
trí nhớ và buột miệng nói ra. Câu nói của thị quả là không giống ai.
Nhưng nó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Đó là một sự khẳng định, biện
minh, tự bào chữa của thị trước toà, trước mọi người. Đó cũng là tiếng
nói của những người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh như thị. Còn phán quyết
đối với thị: thông cảm hay phê phán? Tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của
mỗi người. Nhưng quan trọng hơn hết đó là tiếng nói của vô thức tự
khẳng định mình, tự bào chữa cho hành động của một người phụ nữ: “I
am đàn bà”. Đó cũng là tiếng nói của nữ quyền luận mà Y Ban đã gửi
gắm vào tác phẩm.

8


Tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau.
Giải cấu trúc tác phẩm là quá trình giải mã các thông tin hiển ngôn của
văn bản theo các hướng tiếp cận để khám phá được các tầng ý nghĩa của
văn bản tác phẩm. Đối với “I am đàn bà”, một khi người đọc giải mã
được các chi tiết mang đậm yếu tố sex thì sẽ “thấy” được ý nghĩa và

thông điệp tác phẩm của tác phẩm: Khi con người có tình yêu thương,
chăm sóc đối với nhau thì những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện. Y Ban đã
thành công khi xây dựng câu chuyện và chuyển tải thông điệp, có chăng
vì nhà văn đã miêu tả sex một cách trần trụi nên tác phẩm đã không
được tiếp nhận rộng rãi. Tuy gặp trắc trở nhưng những giá trị nhân đạo
bên trong chính là yếu tố quan trọng giúp tác phẩm sống được trong
lòng người đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Y Ban, “I am đàn bà”, />tid=2qtqv3m3237nqn2nvnmn31n343tq83a3q3m3237nvn
2. S. Freud, Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.
3. TS. Châu Minh Hùng (2014), Bài giảng “Giải cấu trúc và chủ
nghĩa hậu hiện đại”, ĐH Quy Nhơn

9


ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN BẢN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHÂN TÂM HỌC
Phân tâm học là khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của con người trong
tính bản chất của nó với hoàn cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục. Là ông tổ
của phân tâm học – Freud đã tạo nên bước tiến mới trong ngành phân tích tâm lí
con người. Ngày nay phân tâm học đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con
người hiện đại, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, có văn học nghệ
thuật.
Nhiều nhà văn trẻ hiện đại đã vận dụng lí thuyết phân tâm học vào sáng tác
các tác phẩm văn học và coi đó là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Họ đã sử
dụng các lý thuyết một cách nhuần nhuyễn, đa dạng, có biến hóa, tích hợp và
sáng tạo trên cơ sở nền tảng của lý thuyết Phân tâm học để đem lại hiệu quả nghệ

thuật mới mẻ cho tác phẩm.
Đối với văn học, từ hệ qui chiếu phân tâm học qua cách xây dựng tính cách
và hình tượng trong tác phẩm văn học ta nhận thấy nhiều điều mới lạ. Ta có thể ít
nhiều biết rằng nhà văn đã tự giác hoặc không tự giác đề cập đến vấn đề sâu kín
nhất của con người. Qua cách viết của nhà văn, các hình tượng, chi tiết tác phẩm
ta phần nào lí giải những câu hỏi mà trước đây ta không có câu trả lời hoặc chỉ trả
lời một cách cảm tính. Vì vậy tôi đã phân tích tác phẩm “ của Nguyễn Bản nhìn
từ góc độ phân tâm học”
1. Lý thuyết chung
Trước khi đi vào tác phẩm “Ánh trăng” của nhà văn Nguyễn Bản từ góc
nhìn tham chiếu phân tâm học, ta điểm qua một số khái niệm và các phức cảm
trong phân tâm học.
1.1 Khái niệm “Tâm thần bộ”
10


Khái niệm Tâm thần bộ có ba topiques hoạt động và chi phối lẫn nhau. Ba
topiques đó là: cái siêu ngã mà trung tâm là tiềm thức, cái tôi mà trung tâm của
nó là ý thức, cái đó mà trung tâm của nó là vô thức (được xem là bản năng tính
dục).
Cái đó tức là cái khát dục, mang bản chất ích kỉ, trẻ con; topique này bị chi
phối bởi nguyên tắc khoái lạc, không thể trì hoãn bởi những ham muốn tức thời.
Cái tôi là bộ phận có tổ chức của nhân cách, là người hòa giải cái đó và cái
siêu tôi. Cái tôi tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp để dẹp yên xung đột giữa cái
đó và cái siêu tôi.
Cái siêu ngã là siêu thức, nó vượt lên trên bản năng tình dục và ý thức tự
ngã để duy trì truyền thống và các lý tưởng đạo đức xã hội. Nó vừa kiềm chế sự
thôi thúc của “khát vọng dục tính”, mặt khác thúc giục ý thức bảo trì đạo đức cá
nhân và xã hội.
Trong cuộc sống hằng ngày thì cái siêu ngã chi phối mọi hoạt động, còn

giữa cái tôi và cái đó luôn xảy ra những xung đột mâu thuẫn. Và chính những
mâu thuẫn đó đã dẫn đến ba hệ quả lớn. Hệ quả thứ nhất, nếu ý thức thắng vô
thức thì con người bình thường, sẽ có những hành vi chuẩn mực đi đúng với đạo
đức xã hội. Hệ quả thứ hai, nếu vô thức thắng ý thức thì bản năng tính dục sẽ trỗi
dậy, lấn áp ý thức của con người và dẫn đến những đòi hỏi xác thịt có khi dẫn đến
sự suy đồi tính dục. Hệ quả thứ ba là khi ý thức và vô thức tạm thời hòa hoãn, cọ
xát dằng co nhau thì dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lí, bất bình thường.
1.2 Các phức cảm liên quan
Sau khái niệm tâm thần bộ còn có những phức cảm cần làm rõ là: khái
niệm mặc cảm tính dục ấu thơ, khái niệm mặc cảm hoạn và khái niệm mặc cảm
Oedipe.

11


Mặc cảm tính dục ấu thơ là vấn đề rất quan trọng đối với lí thuyết của phân
tâm học. Freud cho rằng con người mang động cơ tính dục từ lúc mới sinh ra. Nó
quy định cư xử của con người cho đến già.
Liên quan chặt chẽ đến mặc cảm tính dục ấu thơ là khái niệm mặc cảm
Oedipe. Ông cho rằng mỗi con người là một Oedipe. Chuyện Oedipe làm vua
trong thần thoại Hi Lạp kể rằng vua Oedipe bị số phận giết cha, lấy mẹ, sau đó ,
tự trừng phạt mình bằng cách chọc mù đôi mắt, đi lang thang. Freud muốn nhấn
mạnh đến motip giết cha, lấy mẹ của Oedipe và cho rằng mỗi nhân cách đều có
ham muốn Oedipe và run sợ trước các ham muốn đó. Mặc cảm này có ở người
lớn chẳng qua là lặp lại mặc cảm ở một đứa trẻ. Ban đầu là quá trình tự thỏa mãn,
sau đó nó bỏ quá trình tự thỏa mãn và thay đối tượng từ thân thể mình bằng một
đối tượng bên ngoài. Khi đó đứa bé sẽ đồng nhất những đối tượng khác trong
hình ảnh người mẹ. Đó là bé trai, còn bé gái sẽ đồng nhất đối tượng khác bằng
hình ảnh của người cha. Ngoài ra mặc cảm Oedipe còn là tình cảm của em trai
dành cho chị gái, tình cảm của em gái dành cho anh trai và ngược lại. Mặc cảm

Oedipe có vị trí quan trọng trong lí thuyết phân tâm học, nó ảnh hưởng sâu rộng
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Mặc cảm Oedipe liên quan chặt chẽ với một mặc cảm khác là mặc cảm
hoạn, một phản ứng đối với sự bó buộc do người cha đưa ra để ngăn cản những
biểu hiện tính dục của đứa con trai. Tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét các
trường hợp khác trong đời sống xã hội. Vì khi nhắc đến hoạn, nó gợi cho ta sự
mất mát, tổn thương, xâm phạm đến tính toàn thể của cơ thể con người vì vậy
những trường hợp như: mất mát, khuyết lõm, chấn thương tinh thần, tai nạn...
cũng được coi là mặc cảm hoạn.
Đây là những lý thuyết chung nhất của bộ môn phân tâm học mà ta cần
phải nắm rõ. Chỉ có nắm rõ được các lý thuyết này thì ta mới có thể đi vào làm rõ
từng tác phẩm văn học cụ thể.
12


2.Tác phẩm “Ánh trăng” của Nguyễn Bản nhìn từ góc độ phân tâm học
Phân tâm học đã mở rộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác và nó đã
đi vào văn học như một hệ quả tât yếu. Các nhà văn hiện đại Việt Nam đã tiếp thu
vận dụng các khái niệm và các phức cảm để viết nên tác phẩm của mình. Đây là
hiện tượng văn học đặc sắc với các nhà văn tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, Xuân
Thiều, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu...vv.
Nguyễn Bản cũng là đại biểu tiêu biểu của hiện tượng văn học này với
nhiều những tác phẩm đặc sắc. Và tác phẩm Ánh Trăng của Nguyễn Bản là một
tác phẩm đã vận dụng thành công các khái niệm và phức cảm của bộ môn phân
tâm học.
Truyện của Nguyễn Bản nói về tình cảm của nhân vật Hoàng dành cho chị
họ mình là Vân – một người con gái xinh đẹp mà Hoàng cho rằng “tạo hóa như
không hề có chút khiếm khuyết nhỏ nào trên cơ thể và khuôn mặt chị”. Thứ tình
cảm đó xuất phát khi Hoàng mới có 13 tuổi và nó đã đi theo cậu đến hết cuộc đời
cho dù cậu đã trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc đời cậu không phải không gặp

những người phụ nữ xinh đẹp nhưng với cậu tất cả vẫn thua xa vẻ yêu kiều của
chị Vân. Sau nhiều biến cố, thăng trầm hình ảnh người chị họ vẫn ở trong lòng
Hoàng, nó còn là nỗi ám ảnh, nỗi ám ảnh đó đã làm cho Hoàng phải tự đặt câu
hỏi “Tôi có còn cảm thấy mình vô nghĩa nữa không?”. Tại sao Hoàng lại có tình
cảm với người chị họ của mình, hai người rõ ràng là có huyết thống? Tại sao tình
yêu đó cứ đeo đuổi Hoàng và ám ảnh cậu đến hết đời?
Đây là câu hỏi ám ảnh người đọc khi họ tiếp xúc với tác phẩm, người đọc
luôn muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Tìm tất cả mọi cách lí giải nhưng
những câu trả lời vân chưa là hoàn chỉnh, nó có phần khuyết thiếu. Đến với phân
tâm học ta phần nào tìm được câu trả lời hợp lí vì đã sử dụng chính lí thuyết của
tác giả để trả lời cho những câu hỏi trong đứa con tinh thần của nhà văn. Truyện
ngắn Ánh Trăng được nhà văn Nguyễn Bản khai thác từ góc nhìn mặc cảm tính
13


dục ấu thơ nên khi nhìn từ góc độ này ta thấy hai chị em là Hoàng và Vân có họ
hàng với nhau, những đêm trời nóng, chị đến ngủ chung với em trai. Hoàng đã
xúc động khi ánh trăng phản chiếu trên bộ đồ lót màu mỡ gà, tóc dài mượt xõa
trên bờ vai, dáng chị nằm như bơi trong trăng. Hoàng nhìn “bộ đồ lót lụa màu mỡ
gà qua ánh trăng” và “gương mặt tuyệt đẹp hơ ngửa như hứng trăng, hai tay
vươn ra như đang đón ai, đùi nọ ấp hờ đùi kia” và đã bị mê hoặc.
Và cậu bé 13 tuổi đó không chỉ cảm thấy bị mê hoặc bởi những điều tuyệt
diệu mà bản thân nhìn thấy mà Hoàng còn bị mê hoặc từ những đụng chạm nhỏ
nhất và tự nhiên nhất “Tôi chợt ngủ, chợt thức, một lần bỗng rùng mình nhận ra
đùi chị mịn như nhung, lúc ấm, lúc mát, gác lên đùi tôi”.Và như định số, từ cái
đêm trăng ấy, tình cảm của Hoàng luôn đeo đuổi và nghĩ về chị Vân cho đến
nhiều năm về sau. Dù vào bộ đội, dù trưởng thành, được nhiều người con gái yêu
quý và hai lần li hôn nhưng anh vẫn tơ tưởng về chị. Về sau mỗi lần gặp chị là
một lần mới mẻ dù chị vẫn coi anh như cậu bé ngày nào. Mỗi lần gặp chị anh
được nghe những câu chuyện xót xa của người con gái xinh đẹp nhưng số phận

không cho được ngày sung sướng. Cuộc đời của người phụ nữ xinh đẹp nhưng đa
truân đó đã ba lần sang đò nhưng chưa một lần cập bến hạnh phúc, cứ mối lần
sang đò như thế chàng trai lại thấy xót xa và đau đớn hơn. Anh có phần bực dọc
với số phận, và có phần anh lại thấy ghen tị với những người đàn ông là chồng
chị, và anh mong muốn nếu anh có quyền, anh sẽ cấm chị, nếu anh hơn tuổi chị
và hàng trăm cái nếu khác nhưng rồi anh cũng phải ngậm ngùi vì tất cả những gì
anh mong muốn chỉ là “nếu” mà thôi. Và cũng vì chị không thể cập bến đò hạnh
phúc, mà anh cũng không thể đem một hạnh phúc trọn vẹn cho chị nên chàng trai
luôn thắc mắc và càng thấy mình không thể nào quên được mối tình kỳ lạ ấy.
Anh luôn đồng nhất hóa những người con gái khác thông qua mối tình thơ
dại với chị. Cuộc đời anh xuất hiện bao nhiêu cô gái, tài năng có, sắc đẹp có
nhưng anh luôn mang họ ra so sánh với chị và rồi anh nhận thấy “ tất cả mọi nét
14


riêng, nét chung đều không thể nào mượt mà, hoàn chỉnh như chị, kể cả nước da
cô có phần trắng hơn, hồng hơn, nhưng không thể lẫn vào lụa và trăng như da
chị” hay “Một cặp đùi và hông màu nâu hồng tuyệt đẹp, nhưng ngực hẹp và đôi
vú nhỏ rất không cân xứng. Tôi lại nhớ đến dáng chị nằm như bơi trong trăng.
Thế là tôi không ham muốn nữa”. Nhà văn đã khắc sâu trong tân trí Hoàng hình
ảnh người chị họ có vẻ đẹp mà “ không ai có thể so với chị, phu nhân tổng thống
cũng không bằng” mà anh phải đặt câu hỏi “bao giờ tôi mới tìm được một người
như thế”.
Nhà văn đã chú ý đến những cảm xúc thời trẻ thơ mà nó có khả năng lưu
giữ, ám ảnh họ cho đến hết cuộc đời. Và Hoàng cũng bị cái kí ức tuổi thơ về đêm
trăng ấy đã theo đuổi để rồi sau bao lần dang dở tình duyên, anh vẫn nhớ như in
hình bóng chị Vân như một định mệnh trái ngang của một mối tình câm lặng, từ
giấu kín trong mình. Từ đó Hoàng chỉ có thể gặp chị Vân trong những đêm trăng
và Hoàng “đi tìm trong ánh trăng, ánh trăng từ chị hắt ra đêm hôm ấy, cái đêm
tôi còn làm một thiếu niên trong trắng, ngây thơ, ánh trăng và mùi phấn rôm làm

tôi xao xuyến, chơi vơi mãi trong đời.Liệu chị có cho là tôi yêu chị không?”.
Nguyễn Bản đã ghi lại khoảnh khắc trong đời mà thành định mệnh trong
tâm lí chàng trai bằng giọng văn trữ tình, giàu chất thơ khiến người đọc bất giác
hiểu rằng, con người – ngoài những trạng thái bình thường, bên trong tim vẫn có
cảm xúc kì diệu mà không thể thổ lộ cùng ai. Khi đọc xong tác phẩm người đọc
giật mình nhận ra đằng sau nhân vật Hoàng 13 tuổi của nhà văn Nguyễn Bản kia
thấp thoáng đâu đó hình ảnh của chính bản thân họ. Họ cũng đã từng có tình cảm
với một người họ hàng nào đó nhưng rất may mắn thứ tình cảm đặc biệt đó đã
được chế ngự bởi lí trí, nó đã không bộc phát như tình cảm của nhân vật Hoàng.
Và cái kí ức về thứ tình cảm thần kín đó được lưu giữ mà chính bản thân họ cũng
không hay biết và khi tiếp xúc với Ánh Trăng lớp kí ức đó như một thước phim
15


quay chậm hiện về rõ mồn một trước mắt ta, và người đọc sẽ mỉm cười tận hưởng
thứ tình cảm thầm kín mà lâu nay chính họ có phần đã lãng quên.
3. Kết luận
Qua tham chiếu phân tâm học ta đã phần nào lí giải được những vấn đề
trong Ánh Trăng của nhà văn Nguyễn Bản. Qua đây ta còn nhận thấy nhà văn rất
có ý thức khi sử dụng nhiều những thuyết, khuynh hướng khác nhau để thể hiện
cuộc sống và con người bằng hình tượng, góp phần cắt nghĩa và lí giải những vấn
đề xảy ra trong cuộc sống hôm nay, nhà văn đã đi sâu khám phá các trạng thái
tinh thần thầm kín của nhân vật từ đó đề cập đến giá trị cuộc sống và giá trị con
người. Con người không còn là những con người xa lạ trong thời buổi kinh tế thị
trường, họ không còn coi bất ngờ may rủi như là định mệnh mà là những con
người “đầy những vết dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn” do chính họ gây
ra. Nhờ vận dụng phân tâm học mà nhân vật trong tác phẩm có chiều sâu và làm
cho truyện ngắn Ánh Trăng có phần hiện đại hơn những truyện ngắn trước đó.

16



17



×