Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

tư tưởng bác ái của công giáo trong tân ước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 190 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Bùi Kim Chuyên

TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO
TRONG TÂN ƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - Năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Bùi Kim Chuyên

TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO
TRONG TÂN ƯỚC
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Đỗ Minh Hợp



HÀ NỘI - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Luận án là công trình khoa học độc lập của tác giả, mọi trích dẫn đều có xuất
xứ rõ ràng. Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về công trình của mình./.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2017
TÁC GIẢ

NCS Bùi Kim Chuyên


MỤC LỤC
STT

Tên mục

01

Trang phụ bìa

02

Lời cam đoan

03

Mục lục


04

Tên, ký hiệu các sách Tân ước; giải thích thuật ngữ; quy

Trang

ước viết tên riêng và các bản Kinh thánh được trích dẫn
trong luận án
05

Mở đầu

01

06

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến

04

đề tài Tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước
07

1.1. Nhóm tài liệu về điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng

04

bác ái của Công giáo trong Tân ước
08


1.2. Nhóm tài liệu về nội dung tư tưởng bác ái của Công

11

giáo trong Tân ước
09

1.3. Nhóm tài liệu về giá trị và hạn chế, sự tương đồng với

15

văn hóa truyền thống và thực hiện tư tưởng bác ái của Công
giáo Việt Nam hiện nay
10
11

Tiểu kết chương 1
Chương 2: Điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng bác ái của

21
23

Công giáo trong Tân ước
12

2.1. Điều kiện về chính trị, xã hội và tôn giáo cho sự ra đời

23

tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước

13

2.2. Các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng bác ái của

28

Công giáo trong Tân ước
14

Tiểu kết chương 2

54


15

Chương 3: Nội dung cơ bản của tư tưởng bác ái của Công

57

giáo trong Tân ước
16

3.1. Khái niệm bác ái và các quan điểm cơ bản của Công

57

giáo liên quan đến tư tưởng bác ái trong Tân ước
17


3.2. Những nội dung cơ bản tình yêu dành cho Thiên

70

Chúa và tình yêu dành cho tha nhân của con người trong
Tân ước
18

3.3. Một số đặc điểm rút ra từ khái niệm tư tưởng bác ái

97

của Công giáo trong Tân ước
19
20

Tiểu kết chương 3
Chương 4: Giá trị và hạn chế, sự tương đồng với văn hóa

105
108

truyền thống và thực hiện tư tưởng bác ái của Công giáo
Việt Nam hiện nay
21

4.1. Giá trị của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân

108


ước
22

4.2. Hạn chế của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân

128

ước
23

4.3. Vài nét về sự tương đồng giữa tư tưởng bác ái với văn

132

hóa truyền thống và việc thực thi tư tưởng bác ái của tín đồ
Công giáo Việt Nam hiện nay
24

Tiểu kết chương 4

145

25

Kết luận

149

26


Những công trình khoa học đã công bố

153

27

Tài liệu tham khảo

154

28

Phụ lục

168


TÊN, KÝ HIỆU CÁC SÁCH TÂN ƯỚC; GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ;
QUY ƯỚC VIẾT TÊN RIÊNG VÀ CÁC BẢN KINH THÁNH
ĐƯỢC TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN
1. Tên, ký hiệu các sách trong Tân ước
STT

Tên Tiếng Anh

Ký hiệu

Tên Tiếng Việt



hiệu

01

Book of Matthew

Mt

Tin Mừng theo thánh Mát-thêu

Mt

02

Book of Mark

Mk

Tin Mừng theo thánh Mác-cô

Mc

03

Book of Luke

Lk

Tin Mừng theo thánh Lu-ca


Lc

04

Book of John

Jn

Tin Mừng theo thánh Gio-an

Ga

05

The Acts of the

Acts

Sách Công vụ Tông đồ

Cv

Rom

Thư gửi tín hữu Rô-ma

Rm

1Cor


Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô

1Cor

2Cor

Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô

2Cor

Gal

Thư gửi tín hữu Ga-lát

Gl

Eph

Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô

Ep

Phil

Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê

Pl

Col


Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê

Cl

Apostles
06

Book of Romans

07

Book of 1
Corinthians

08

Book of 2
Corinthians

09

Book of Galatians

10

Book of
Ephesians

11


Book of
Philipians

12

Colossians


13

Book of
1Thessalonians

14

Book of 2
Thessalonians

1Thes

2Thes

Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-nica
Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-nica

1Tx

2Tx

15


Book of 1Timothy

1Tm

Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê

1Tm

16

Book of 2Timothy

2Tm

Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê

2Tm

17

Book of Titus

18

Book of Philemon

Phlm

Thư gửi ông Phi-lê-mon


Plm

19

Book of Hebrews

Heb

Thư gửi tín hữu Híp-ri

Hr

20

Book of Jacob

Jas

Thư của thánh Gia-cô-bê

Gc

21

Book of 1 Peter

1Pt

Thư 1 của thánh Phê-rô


1Pr

22

Book of 2 Peter

2Pt

Thư 2 của thánh Phê-rô

2Pr

23

Book of 1 John

1Jn

Thư 1 của thánh Gio-an

1Ga

24

Book of 2 John

2Jn

Thư 2 của thánh Gio-an


2Ga

25

Book of 3 John

3Jn

Thư 3 của thánh Gio-an

3Ga

26

Book of Judah

Jude

Thư của thánh Giu-đa



27

Revelation

Sách Khải huyền

Kh


Ti

Rv

Thư gửi ông Ti-tô

Tt

2. Giải thích một số thuật ngữ trong luận án
2.1. Kinh thánh: Kinh tức là sách quý; thánh tức là thuộc về thần linh. Kinh
thánh cũng là cách gọi Nôm hóa của từ Thánh Kinh, trong đó nhấn mạnh tính kinh
điển của sách và cũng nhấn mạnh quy tắc của đời sống tín đồ. Kinh thánh cũng có
thể được Việt hóa thành Sách Thánh, trong đó nhấn mạnh tính Thánh.


2.2. Cựu ước: Cựu tức là cũ; ước tức là những quy định về quyền lợi và trách
nhiệm để hai bên chiếu theo đó mà thực hiện. Cựu ước là giao ước cũ. Cựu ước là
giao ước mà Đức Chúa đã ký kết với các Tổ phụ, đặc biệt là với dân Israel tại núi
Sinai. Cựu ước cũng là tên bộ sách Thánh kinh Cựu ước.
2.3. Tân ước: Tân tức là mới; ước tức là những điều quy định về quyền lợi và
trách nhiệm để hai bên chiếu theo đó mà thực hiện. Tân ước là giao ước mới.
Tân ước được chính Chúa Jesus thiết lập trong Bữa Tiệc Ly với sự chứng kiến
của các Tông đồ. Đó là khi Chúa Jesus cầm lấy chén rượu và nói, tất cả anh em
hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao ước mới, đổ ra để cho muôn
người được tha tội. Và sau đó chính Chúa đã đổ máu của mình trên Thập giá để
thực hiện giao ước với nhân loại với tư cách là Thượng tế và cũng là hiến tế. Chúa
Jesus kiện toàn Giao ước cũ, máu Chúa thay thế cho máu vật khi Moses thiết lập
giao ước cũ.
2.4. Tân ước (sách) và vị trí của tư tưởng bác ái trong kinh này

2.4.1. Tân ước cũng là tên bộ sách Thánh kinh do các môn đệ của Chúa Jesus
biên soạn từ khoảng giữa cho đến cuối Thế kỷ I, gồm 27 cuốn. Mở đầu sách Tân
ước là bốn cuốn Phúc Âm ghi lại những lời giảng dạy, những hoạt động, cuộc Khổ
nạn và Phục sinh của Chúa Jesus. Tác giả bốn sách Phúc Âm là Matthew, Mark,
Luke và John. Tiếp theo là sách Công vụ Tông đồ, trình bày lịch sử Giáo hội lúc
sơ khai. Ngoài ra còn có 21 thư có tính mục vụ, xác định và bổ túc các giáo huấn
trong các sách trước, gửi cho các tín hữu: Rô-ma (Romans), Cô-rin-tô
(Corinthians) 1 và 2, Ga-lát (Galatians), Ê-phê-xô (Ephesians), Phi-líp-phê
(Philipians), Cô-lô-xê (Colossians), Thê-xa-lô-ni-ca (Thessalonians) 1 và 2, Timô-thê (Timothy) 1 và 2, Ti-tô (Titus), Phi-lê-môn (Philemon), Híp-ri (Hebrews),
Gia-cô-bê (Jacob), Phê-rô (Peter) 1 và 2, Gioan (John) 1, 2 và 3, Giu-đa (Judah).
Sau cùng là sách Khải Huyền (Revelation), một dạng sách tiên tri nhằm củng cố
đức tin cho các tín hữu bị bách hại, tiên báo những vinh quang bên Thiên Chúa
nơi Thiên đàng.


Các bản gốc của sách Tân ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, được dịch ra nhiều
thứ tiếng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nội dung của sách Tân ước được
tín hữu Công giáo xem là chân lý tối hậu.
2.4.2. Vị trí của tư tưởng bác ái trong Tân ước
(i) Tư tưởng bác ái là hạt nhân của Tân ước (giao ước mới). Bối cảnh giao ước
mới được tiến hành trong điều kiện người Do Thái đã mất tổ quốc, đất nước tan rã,
bị bắt và bị đày ải tại các quốc gia hùng mạnh xung quanh; cái ác tràn lan, được biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và Đền Thờ biểu tượng đoàn kết và niềm tin của
người Do Thái bị phá hủy. Thêm vào đó, giao ước mới hình thành trong bối cảnh nền
văn hóa và triết học Do Thái đã tiếp biến một số yếu tố phù hợp từ nền văn minh Ba
Tư, Babylon và nền triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại rực rỡ. Giao ước mới được tiến
hành giữa Chúa Jesus với toàn thể các dân, bao gồm cả dân Do Thái và dân ngoại,
bất chấp Do Thái giáo không công nhận điều này. Nội dung giao ước, Chúa yêu cầu
dân Do Thái và dân ngoại thực hiện giới răn: Phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa
của ngươi hết lòng, hết linh hồn và trí khôn; phải yêu người thân cận như chính bản

thân mình để được Thiên Chúa tha tội và được vào Nước Trời. Tuy nhiên, Tân ước
lại viết rằng, tha nhân, những người nghèo khổ, trần trụi chính là mình Chúa. Như
vậy giữa hai giới răn nói trên đã có một điểm nối rất khít khao, kính Chúa phải đi đôi
với yêu người. Bác ái đã trở thành hạt nhân của giao ước mới, tức Tân ước.
(ii) Tư tưởng bác ái là công cụ cứu độ theo quan điểm trong Tân ước. Triết học
Công giáo cho rằng, xuất phát từ hành động bị cám dỗ, quên lời Thiên Chúa của tổ
tông loài người là Adam và Eva mà con người ngày nay đã nhiễm tội do tổ tiên của
mình gây ra và trong cuộc sống thì ai cũng có tội, trừ những hài nhi còn đang ở trạng
thái lim-bô (limbus infantium). Theo các nhà tư tưởng Công giáo, sở dĩ Adam và Eva
bị cám dỗ gây nên tội tổ tông và con người ngày nay kế nghiệp tổ tông tiếp tục sa ngã
và phạm tội là vì con người ta phát triển cái gọi là lý trí phân biệt quá mức. Sự phát
triển lý trí phân biệt này đã khiến con người ta tự tách mình ra khỏi Thiên Chúa và
trở nên kiêu căng, ngạo mạn, tự rời khỏi chốn Địa đàng hạnh phúc bên Thiên Chúa
và buộc phải sống kiếp lầm than.


Đẩy lý trí phân biệt đi xa hơn nữa, con người còn tự tách mình ra khỏi đồng loại,
tự tạo ra hố ngăn cách ngày càng rộng, càng sâu trong mối quan hệ giữa người với
người; tự tạo ra cho mình cả ngọn núi vị kỷ, ham muốn, tham lam muốn chiếm đoạt
những gì người khác có. Thêm vào đó, con người còn chặt đứt mối liên hệ với thiên
nhiên, muốn biến thiên nhiên thành tác phẩm của riêng mình. Như vậy con người ta
đã đánh mất mối liên hệ với Thiên Chúa, đòi thống trị người khác và biến thiên nhiên
thành của mình. Đó chính là đầu mối của mọi tội lỗi và đau khổ trên thế gian này.
Để cứu chuộc con người ra khỏi mọi khổ đau và tội lỗi, Chúa Jesus phải hàn gắn
lại mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với con người.
Công cụ để hàn gắn lại mối quan hệ đó chính là bác ái. “Ngươi phải yêu mến Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều
răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều
răn ấy là: ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và
các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 21,37-40) [81, tr.2178]. Để

cho con người thực hiện các giới răn đó, Chúa Jesus đã dùng chính máu của mình để
lập giao ước, như Ngài đã nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu
Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,27) [81, tr.2188].
Tư tưởng bác ái đã trở thành công cụ cứu độ, giúp hàn gắn các mối quan hệ đã bị đổ
vỡ giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với con người.
(iii) Tư tưởng bác ái là điểm khởi đầu cho các sách Tin Mừng và thể hiện ra ở các
sách Công vụ Tông đồ, Thư tín và Khải huyền
Tư tưởng bác ái là xuất phát điểm của các sách Tin Mừng, tất cả các sách Tin
Mừng Nhất lãm đều chép lại việc Chúa Jesus giảng cho mọi người đi theo mình và
các môn đệ Bài giảng trên núi; giải thích cho người Pharisee về giới răn của Ngài so
với Mười điều răn của Moses trong Cựu ước. Trong những lời giảng giải đó, Chúa
Jesus đã nêu trọn vẹn tư tưởng bác ái, đó chính là quan hệ hướng lên Thiên Chúa,
hướng về mọi người và sống vì mọi người.
Bác ái thể hiện nơi sách Công vụ Tông đồ và Thư tín. Cả sách Công vụ Tông đồ
và các sách thư tín đều có sự hiện diện của tư tưởng bác ái. Nói cách khác, tư tưởng


bác ái trải dài qua các sách nêu trên. Trong sách Công vụ Tông đồ là tinh thần yêu
thương tín đồ và tha thứ tội lỗi cho những kẻ xâm phạm bản thân mình của Tông đồ
Paul. Trong các sách Thư tín, một trong các nội dung lớn nhất là việc các Tông đồ
kêu gọi tín hữu sống với nhau trong tình yêu thương, đặc biệt rõ ràng trong các Thư
John. Thư 1 John viết: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau vì tình yêu
bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1 Ga 4,7) [81, tr.2736]. Thư 2 John viết tiếp: “chúng ta
phải yêu thương nhau. Yêu thương là sống theo các điều răn của Thiên Chúa” (2 Ga
5-6) [81, tr.2742].
Bác ái được xem là tiêu chí để phân chia những người sẽ được sống bên Thiên
Chúa với những kẻ phải sa xuống Hỏa ngục trong sách Khải huyền. Tư tưởng bác ái
trong sách Khải huyền được xem là công cụ để phân biệt giữa những người sống yêu
thương được sống bên Thiên Chúa với những kẻ tội lỗi phải bị đày ải xuống Hỏa
ngục. Đối với những ai sống bác ái “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không

còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và khổ đau nữa, vì những điều cũ đã
biến mất” (Kh 21,4) [81, tr.2791]. “Còn những kẻ hèn nhát, bất trung, đáng ghê tởm,
sát nhân, gian dâm, làm phù phép, thờ ngẫu tượng, và mọi kẻ nói dối, thì phần giành
cho chúng là hồ lửa và diêm sinh cháy ngùn ngụt: đó là cái chết thứ hai” (Kh 21,8)
[81, tr.2792].
Tư tưởng bác ái xuất hiện trong các sách Tin Mừng bằng lời của Chúa Jesus; thể
hiện ra trong các sách Thư tín, Công vụ tông đồ, và trở thành tiêu chuẩn để phân chia
ra hai cõi khác biệt, đối ngược nhau trong sách Khải huyền. Có thể nói rằng, tư tưởng
bác ái là nội dung cơ bản nhất, xuyên suốt các sách trong Tân ước.

2.5. Tông đồ đoàn: Tông đồ là từ viết tắt của “chính tông môn đồ”, nghĩa là
những ngôn sứ đầu tiên, đoàn, nhóm đầu tiên. Tông đồ theo tiếng Hy Lạp là
(Apostolos tức là người được sai đi), nghĩa là sứ đồ. Theo Tân ước Tông đồ là
nhóm 12 người được Chúa Jesus chọn ngay từ đầu để theo Người. Khi còn học
tập với Chúa, họ là môn đệ, nhưng sau khi Chúa Jesus lên Trời, nhóm 12 được gọi
là những Tông đồ. Paul cũng tự khẳng định mình là Tông đồ. Các Tông đồ nói
chung như một thể thống nhất được gọi là “Nhóm Mười hai” là tổ chức có phẩm


trật do Thánh Peter làm thủ lĩnh. Các Tông đồ trở thành nhóm người thiết lập và
điều hành những cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên với sứ mệnh rao giảng, thánh hóa
dân Chúa. Sứ mệnh này được tiếp tục thi hành liên tục cho đến ngày nay bởi các
Giám mục, những người kế vị các Tông đồ.
2.6. Thánh hóa: Thánh tức là thuộc về thần linh; hóa tức là biến đổi. Thánh
hóa là biến đổi để thuộc về thần linh. Nguồn gốc của thánh hóa là Thiên Chúa.
2.7. Agape: Gốc Hy Lạp chỉ đức ái, đức mến, bác ái. Hạn từ độc đáo được dùng
trong Tân ước, cách riêng trong Tin Mừng theo Thánh John, trong các thư của
Thánh Paul và Thánh John, chỉ tình yêu của Thiên Chúa bày tỏ cho con người nơi
Đức Kitô và làm nảy nở tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và tha nhân (Ga
15,12-17; 1 Ga 4,16; 1 Cr 13). Vào thời kỳ Giáo hội sơ khai, hạn từ này cũng được

áp dụng cho bữa ăn chung nối kết với Tiệc Thánh thể. [75, tr.17].
2.8. Love: Tình yêu, bác ái, yêu thương. Trong nguyên bản tiếng Hy Lạp của
các sách Tân ước, có ba từ ngữ khác nhau để nói đến tình yêu: (1) Eros: Tình yêu
cảm giác, chiếm đoạt; (2) Philia: Sự quý mến, trân trọng; (3) Agape: Tình yêu trao
hiến vô vị lợi, được coi như bản chất của Thiên Chúa (1 Ga 4,8.16) [75, tr.196].
2.9. Tình yêu thánh thiện: Trong Kinh thánh Tân ước, tình yêu thương nhân
hậu của Chúa đối với con người và tình yêu thương đáp lại của họ đối với Chúa.
Thuật ngữ được mở rộng ra để bao hàm tình yêu thương đồng loại của con người.
Các giáo phụ từng sử dụng thuật ngữ Hy Lạp để vừa gọi một lễ nghi dùng bánh
mỳ và rượu vang vừa gọi một bữa ăn của bạn bè trong đó có người nghèo. Mối
quan hệ lịch sử giữa bữa ăn, bữa ăn tối của Chúa và Eucharist, bữa ăn của bạn bè
và lễ ban phước, không được biết rõ một cách chắc chắn. [19, tr.2706].
2.10. Sự chuyển biến, thay thế nhau giữa Logos với Mythos: Sự thay thế nhau
giữa hai thế giới quan, Logos thay thế chỗ cho Mythos mô tả sự chuyển biến trong
quan niệm của người Hy Lạp cổ đại từ câu chuyện của các vị thần, nữ thần và các
anh hùng lên sự phát triển của triết học và lo-gic học. Mythos được các thi sỹ và
triết gia như Hesiod và Homer trình bày, còn Logos được các triết gia như


Heraclites sau đó là Socrates, Plato và Aristotle đề xướng. Sau đó, Logos có bước
phát triển mới, trở nên Thiên Chúa trong triết học Công giáo, cụ thể trong Tin
Mừng John.
Ở giai đoạn sớm của Mythos, người Hy Lạp thậm chí còn cho rằng thế giới
được định đoạt bởi sự xung đột của vô số cá tính riêng của các thần. Có các vị
thần đại diện cho các hiện tượng tự nhiên như, thần Mặt trời, thần Biển cả, thần
Sấm, thần Chớp và các vị thần cho con người như, thần Rượu vang, thần Chiến
tranh, thần Tình yêu. Các kiểu lý giải về thực tại cuộc sống thời đó bao gồm cả
các câu chuyện giàu trí tưởng tượng về nhân cách các thần.
Tuy nhiên, khi thời gian dần trôi, các nhà tư tưởng Hy Lạp bắt đầu phê phán
các huyền thoại về các hiện tượng tự nhiên và đề xuất cách giải thích mới về các

hiện tượng nói trên dựa trên quan sát và suy luận lo-gic. Dưới cái nhìn của sự vận
động, thế giới quan của người Hy Lạp cổ đại đã có bước chuyển biến mạnh mẽ,
các hiện tượng tự nhiên đã không còn được giải thích bằng các thần linh có năng
lực siêu nhiên vô hình, mà bằng các nguyên nhân tự nhiên.
Chuyển biến từ sự thống trị của Mythos sang Logos đánh dấu bước tiến kỳ diệu
trong thế giới quan của người Hy Lạp cổ đại và triết học hiện đại, khoa học và văn
minh nhân loại ngày nay sẽ không thể có nếu thiếu bước tiến kỳ diệu này. Nhưng
sự chuyển đổi nói trên không phải là sự thay thế nhau hoàn toàn giữa thế giới quan
này cho thế giới quan kia, mà là sự phát triển, xây dựng, bổ sung các quan điểm
trên một nền tảng có sẵn, Logos phát triển tiếp các quan điểm của Mythos và các
quan điểm này được duy trì, sử dụng cho đến ngày nay.
Ở một nhánh khác, triết học Công giáo, tôn giáo phát sinh từ Do Thái giáo, thì
sự tiếp thu và phát triển Mythos còn được nâng cao hơn nữa khi Logos trở thành
Thiên Chúa trong Tin Mừng John. Nếu xem xét vấn đề trên trong cả quá trình, kể
từ sự khởi đầu của Mythos nơi các thi sỹ như Hesiod và Homer và kết thúc nơi
Tin Mừng John, thì rõ ràng, Logos với vai trò là Thiên Chúa duy nhất, có ba ngôi,
chủ thể của bác ái trong Tân ước chính là sự thay thế chỗ hoàn hảo cho Mythos


với các thần linh nơi các câu chuyện thần thoại, huyền thoại và anh hùng trong
truyền thống đa thần giáo của người Hy Lạp cổ đại.
2.11. Công giáo: Là thuật ngữ chỉ tổng thể đức tin, luân lý, lễ nghi và tổ chức
của Hội thánh Công giáo Rô-ma mà Chúa Jesus thiết lập qua các Tông đồ. Được
gọi là “Công giáo” (có nghĩa là toàn vẹn, phổ quát) vì chứa mọi điều cần thiết
được ơn cứu rỗi và là đạo cho toàn nhân loại trong mọi thời đại và mọi cảnh sống.
3. Quy ước viết tên riêng trong luận án
Thứ nhất, Công giáo vào Việt Nam đã lâu, do đó cách đọc và phiên âm tên
riêng các nhân vật trong tôn giáo này của các học giả Công giáo người Việt đã có
từ rất sớm. Cách phiên âm cũng rất đa dạng do các nhà truyền giáo đến Việt Nam
từ Bồ Đào Nha, Pháp. Thêm vào đó, cách phát âm của người Việt ở ba miền Bắc,

Trung, Nam cũng khiến việc phiên âm và đọc tên các nhân vật trong Kinh thánh
thêm rắc rối. Về sau sự rắc rối này còn được bổ sung thêm bởi các nhà truyền giáo
Tin lành người Mỹ, Ca-na-đa cũng tham gia vào quá trình phiên âm. Tuy nhiên,
điểm xuyên suốt của truyền thống này là sự cố gắng đưa các tên phương Tây đến
gần người Việt Nam hơn. Ví dụ, Giáo hoàng Benedict có thể được phiên âm thành
Bê-nê-đích-tô, Bê-nê-đích, thậm chí Việt hóa hoàn toàn thành Biển Đức; hoặc
phiên âm không theo quy tắc, chỉ cốt đọc cho thuận tiện, ví dụ: Tông đồ Paul,
thành Phao-lô, Phao-lồ hoặc Phaolô, trong khi đọc theo quy tắc phiên âm phải là
Pôn, Tông đồ Peter phiên âm thành Phê-rô, trong khi đọc theo Tiếng Anh là Pi-tơ.
Tông đồ John phiên âm thành Gio-an, Gioan, thậm chí thành Giăng, trong khi đọc
chính xác là Giôn. Hệ lụy là, khả năng chỉ có một nhân vật, nhưng có hai, ba cách
đọc tên khác nhau, gây ra rất nhiều sự rắc rối cho việc viết và tra cứu.
Thứ hai, để thuận lợi cho việc viết và tra cứu, tác giả luận án xin được: (1) Giữ
nguyên cách phiên âm của các học giả trong và ngoài Công giáo trên các tên sách
đã được xuất bản, ví dụ, cuốn chú giải: “Tin Mừng thánh Gioan”, được giữ
nguyên phiên âm tên John thành Gioan của tác giả; nhưng (2) Giữ nguyên toàn
bộ các tên riêng nhân vật được nhắc tới trong luận án bằng Tiếng Anh. Đối với
tên các nhân vật trong Kinh thánh, luận án dựa trên bản “Kinh thánh gốc Hy Lạp,


chú giải nghiên cứu” do Nhà xuất bản Lời của Chân lý, Giê-ru-sa-lem, I-xra-en ấn
hành lần thứ 3, năm 2015 (Word of Truth Publications (2015), Hebraic Roots
Bible with Study notes, 3rd Edition, Jerusalem, Israel). Đối với tên riêng các nhân
vật khác trong luận án, cơ bản viết bằng tiếng Anh theo Bách khoa thư
Encyclopedia Britannica.
4. Các bản Kinh thánh được trích dẫn trong luận án
Thứ nhất, trích dẫn Kinh thánh bằng Tiếng Việt. Đã có khá nhiều các bản dịch
Kinh thánh sang Tiếng Việt của cả Công giáo và Tin lành giáo, tuy nhiên tác giả
luận án sử dụng và trích dẫn bản “Kinh thánh ấn bản 2011”, nhóm Phiên dịch các
giờ kinh phụng vụ dịch, Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2011, do: (1) Cho

đến nay, đây là bản Kinh thánh được dịch và chú giải kỹ nhất; (2) Được các chức
sắc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho phép xuất bản, còn được sự trợ giúp
về mặt chuyên môn của Liên hiệp Thánh kinh hội và thường xuyên được các chức
sắc Công giáo Việt Nam sử dụng trong các buổi lễ.
Thứ hai, trích dẫn Kinh thánh bằng Tiếng Anh. Trong luận án có một số trích
dẫn Kinh thánh bằng Tiếng Anh, tác giả luận án sử dụng và trích dẫn cuốn
“Kinh thánh gốc Hy Lạp, chú giải nghiên cứu” do Nhà xuất bản Lời của Chân
lý, Giê-ru-sa-lem, I-xra-en ấn hành lần thứ 3, năm 2015 (Word of Truth
Publications (2015), Hebraic Roots Bible with Study notes, 3rd Edition,
Jerusalem, Israel) do: (1) Đây là bản Kinh thánh gần với nguyên gốc Hy Lạp
nhất mà nghiên cứu sinh được biết; (2) Đây cũng là bản Kinh thánh do chính
người Do Thái chuyển ngữ từ ngôn ngữ Do Thái cổ và Tiếng Hy Lạp sang
Tiếng Anh nên phần chắc sẽ chính xác.
Các trích dẫn Kinh thánh trong luận án sử dụng cả hai kiểu: (1) Trích theo quy
định thống nhất và nghiêm ngặt của Giáo hội theo thứ tự, tên sách, đoạn, câu. Ví
dụ: Mt 5,3-12 có nghĩa là, trong Tin Mừng Thánh Mathew, đoạn 5, từ câu 2 đến
12. (2) Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng cách trích dẫn thống nhất theo quy định
của Học viện. Hai phương pháp này được sử dụng song song để tiện tra cứu.
Những đoạn Kinh thánh trích dẫn từ Tiếng Anh sẽ theo thứ tự, Tiếng Việt trước,
sau đó đến Tiếng Anh để tiện đối chiếu.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công giáo là một trong các tôn giáo lớn nhất thế giới được tổ chức chặt chẽ, với
số lượng tín đồ đông đảo. Đặc biệt, tôn giáo này có một hệ tư tưởng độc đáo, có
giá trị, được ghi trong Kinh thánh, trong đó tư tưởng bác ái là hạt nhân. Hiện nay,
tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước trở thành chủ đề cần được nghiên
cứu vì:
Thứ nhất, từ nhu cầu hội nhập văn hóa quốc tế. Bước vào thời kỳ hội nhập,

Việt Nam đã hòa vào dòng chảy phát triển chung của thế giới, để tiếp tục hội nhập
sâu rộng hơn nữa về văn hóa, đặc biệt là với văn hóa phương Tây thì việc nghiên
cứu tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước trở thành nhu cầu bởi nó sẽ cung
cấp một cái nhìn sâu sắc về quan niệm của người phương Tây đối với Thiên Chúa
với tính cách là một hệ tư tưởng và với những người xung quanh, từ đó tìm ra
những điểm đồng, tạo điều kiện cho hội nhập văn hóa quốc tế.
Thứ hai, từ việc thực hiện đường lối của Đảng. Cùng với đổi mới về kinh tế,
Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân tộc. Tư
tưởng bác ái của Công giáo, đang có ảnh hưởng sâu rộng, góp phần làm nên tinh
thần nhân văn ở các nước phát triển phương Tây xứng đáng được nghiên cứu, tìm
hiểu kỹ càng để có thể đưa vào Việt Nam một cách có chọn lọc theo đường lối của
Đảng. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam, việc lan truyền, tiếp biến văn hóa
phương Tây đang diễn ra khá mạnh mẽ, trong đó có tinh thần bác ái. Do vậy, việc
nghiên cứu tư tưởng bác ái trở thành một đòi hỏi thực sự trong việc định vị và tiếp
thu các giá trị văn hóa tốt đẹp từ các nước phương Tây vào Việt Nam, trong khi
loại bỏ được các yếu tố không phù hợp.
Thứ ba, từ nhu cầu nắm bắt tâm tư, tình cảm của đồng bào Công giáo. Công
giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam, có tổ chức chặt chẽ. Theo số
liệu trong Niên giám Công giáo 2016, Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN)

1


có khoảng 6,7 triệu tín đồ, sinh hoạt đạo tại hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo
họ. Đây là bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam và có thế giới quan độc đáo
của riêng mình. Nghiên cứu tư tưởng bác ái sẽ góp phần tìm hiểu đời sống tinh
thần của đồng bào Công giáo góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; giúp
các cơ quan chức năng xử lý tốt hơn các vấn đề nảy sinh, định hướng để Công
giáo Việt Nam phát triển, đồng hành cùng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích: Phân tích các nội dung cơ bản, tìm ra khái niệm tư tưởng Bác ái
trong Tân ước, chỉ ra một số đặc điểm của khái niệm; làm rõ những giá trị, hạn
chế của tư tưởng này; đồng thời trình bày việc thực thi tư tưởng bác ái của tín đồ
Công giáo Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: (1) Phân tích các điều kiện và tiền đề ra đời của tư tưởng bác ái trong
Tân ước; (2) Phân tích các nội dung cơ bản của Tư tưởng bác ái trong Tân ước;
(3) Phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng bác ái và việc thực hiện tư
tưởng bác ái của tín đồ Công giáo Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng: (1) Nghiên cứu điều kiện ra đời của tư tưởng bác ái trong các tài
liệu lịch sử Do Thái; nghiên cứu các nội dung là tiền đề cho sự ra đời của tư tưởng
bác ái trong triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại, Bái Hỏa giáo Ba Tư và Kinh Cựu
ước; (2) Nghiên cứu tư tưởng bác ái trong Kinh thánh, đặc biệt là Kinh thánh Tân
ước, các văn bản của Giáo hội Công giáo Rô-ma, Giáo hội Công giáo Việt Nam;
(3) Nghiên cứu những giá trị và hạn chế của tư tưởng bác ái, cùng với sự soi chiếu
vào thực tiễn Công giáo Việt Nam thực thi tư tưởng bác ái.
Phạm vi nghiên cứu: Các sách kinh của Công giáo, các tài liệu triết học Hy
Lạp – La Mã, tôn giáo Ba Tư cổ đại, tài liệu lịch sử về người Do Thái và khu vực
Trung Đông cổ đại, văn bản chính thức của Giáo hội và các số liệu chính thức của
các cơ quan nhà nước quản lý tôn giáo.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

2


Phương pháp luận: Nghiên cứu tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước
được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác Lê-nin – Tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở
phương pháp luận Mác-xít nghiên cứu lịch sử triết học.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp của phép biện chứng duy

vật, trong đó kết hợp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái
quát hóa và văn bản học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Từ những kết quả nghiên cứu đã có của các nhà khoa học để làm tiền đề cho sự
phân tích, tìm tòi, phát triển của bản thân, nghiên cứu sinh sẽ chuẩn xác hóa, sắp
xếp thành hệ thống các nội dung cơ bản và xây dựng khái niệm tư tưởng bác ái
của Công giáo trong Tân ước, đây được xem là đóng góp mới, quan trọng của luận
án; cùng với đó là việc nêu bật giá trị và hạn chế của tư tưởng bái ái trong Tân ước
và việc thực hiện tư tưởng bác ái của tín đồ Công giáo Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án sẽ làm rõ về mặt triết học cả về tiền đề, điều kiện ra
đời và tư tưởng bác ái trong Tân ước, hạt nhân cơ bản nhất của Công giáo, đồng
thời chỉ ra cả giá trị và hạn chế của hạt nhân này. Kết quả nghiên cứu có thể sử
dụng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sâu hơn về Công giáo; tìm hiểu đời
sống tinh thần, thế giới quan tâm linh của người Công giáo nói chung và đồng bào
Công giáo Việt Nam nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu trong luận án có thể được dùng làm tài
liệu giảng dạy và nghiên cứu sâu hơn về Công giáo, mối quan hệ về triết học giữa
triết học Công giáo với triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại; đặc biệt hữu ích cho việc
tìm hiểu đời sống tinh thần của đồng bào Công giáo phục vụ việc quản lý nhà nước
trong lĩnh vực tôn giáo.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG BÁC ÁI CỦA CÔNG GIÁO TRONG TÂN ƯỚC
Công giáo đã có một lịch sử phát triển lâu dài, nhiều thăng trầm trải dài trên 20
thế kỷ. Do đó, tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước chắc chắn đã được

nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn,
nên nghiên cứu sinh không thể tiếp xúc được hết với các nghiên cứu nói trên. Với
mục đích tìm hiểu những nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài, nghiên cứu
sinh đã tìm đọc và chia các tài liệu tiêu biểu, liên quan tới tư tưởng bác ái của
Công giáo trong Tân ước thành các nhóm chủ đề lớn.
1.1. Nhóm tài liệu về điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng bác ái của Công
giáo trong Tân ước
1.1.1. Tài liệu về lịch sử người Do Thái và Do Thái giáo liên quan đến điều
kiện ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước
Đặng Hoàng Sa và nhóm nghiên cứu Do Thái (2015), Câu chuyện Do Thái,
Nhà xuất bản Hồng Đức. Cuốn sách này đã khái quát quá trình phát triển của
người Do Thái và nặng tính lịch sử. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu tư tưởng bác
ái, cuốn sách đã cung cấp một góc nhìn sâu sắc về lịch sử, văn hóa giai đoạn suy
tàn và mất nước của Vương quốc Do Thái cổ đại, khoảng thời gian ngay trước và
sau Công nguyên, giai đoạn bắt đầu xuất hiện Công giáo.
Phan Tấn Thành (2013), Về nguồn, nguồn gốc Kitô giáo thời các Tông đồ, Học
viện Đa Minh, T.p Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách này, Phan Tấn Thành đã cố
gắng phác họa nguồn gốc của Công giáo vốn có nền móng thần học từ Do Thái
giáo, nhưng cũng đã làm rõ được bối cảnh lịch sử giai đoạn các Tông đồ của Chúa
Jesus đi truyền giảng, sau khi Ngài bị quân La Mã giết chết. Cuốn sách đã cung
cấp góc nhìn về sự phân tầng xã hội Do Thái, sự chia rẽ của Do Thái giáo thời kỳ
bắt đầu xuất hiện và phổ biến tư tưởng bác ái.

4


Hội đồng Giám mục Việt Nam (2011), Phần dẫn vào Tân ước của Kinh thánh
ấn bản 2011 (nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ dịch), Nhà xuất bản Tôn
giáo. Là cuốn Kinh thánh bằng Tiếng Việt được chú giải kỹ nhất cho tới hiện nay,
nhằm cung cấp cho người đọc cách hiểu tốt nhất về những lời rao giảng của Chúa

Jesus và các Tông đồ của Ngài. Tuy nhiên, do Tân ước được viết nối tiếp các nội
dung của Cựu ước nên phần dẫn nhập từ Cựu ước sang Tân ước, các học giả Công
giáo đã phải chú giải kỹ lưỡng về bối cảnh lịch sử cho sự ra đời của Tân ước, sao
cho người đọc có thể hiểu những nội dung trong Tân ước ăn nhập một cách lô-gic
nhất với các nội dung đã viết trước đó trong Cựu ước. Những chú giải này rất chi
tiết về bối cảnh xã hội Do Thái, cùng với sự phân chia ra các giáo phái khác nhau
của Do Thái giáo liên quan tới điều kiện ra đời của tư tưởng bác ái của Công giáo
trong Tân ước.
Maristella Bottincini và Zvi Eckstein(2011), Số ít được lựa chọn (Đặng Việt
Vinh dịch), Nhà xuất bản Lao động. Trong cuốn sách, hai tác giả đã phân tích điều
kiện kinh tế xã hội, chính trị và tôn giáo trong các sự kiện lớn, suốt chiều dài lịch
sử của người Do Thái. Ở khía cạnh nghiên cứu điều kiện ra đời của tư tưởng bác
ái của Công giáo trong Tân ước, cuốn sách đã cung cấp được dữ kiện để hiểu thêm
về lịch sử người Do Thái thời kỳ Hy Lạp hóa, cũng là thời kỳ triết học và văn hóa
Hy Lạp được người Do Thái tiếp thu, sau này là tiền đề quan trọng cho tư tưởng
bác ái của Công giáo trong Tân ước.
Long Đan và Đỗ Văn Bình (2010), Do Thái trí tuệ toàn thư, Nhà xuất bản Thời
đại. Đây được xem là cuốn sách có những dữ kiện rõ ràng nhất về điều kiện chính
trị và tôn giáo cho sự ra đời của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước.
Cuốn sách nêu bật các sự kiện lớn ảnh hưởng có tính bước ngoặt trong lịch sử của
người Do Thái, như sự kiện “10 bộ lạc Israel mất tích”, “Bị giam tại Babylon”,
hay “Ba lần mất nước của người Do Thái”, cũng như các điều kiện chính trị, kinh
tế, tôn giáo của người Do Thái thời kỳ Hy Lạp hóa. Điều quan trọng nhất mà cuốn
sách này cung cấp cho nghiên cứu về điều kiện ra đời tư tưởng bác ái của Công

5


giáo trong Tân ước là việc, tác giả đã chỉ ra, dù chưa thật sự rõ ràng, sự chuyển
biến từ bác ái chỉ trong nội bộ người Do Thái của Cựu ước sang bác ái mở rộng ra

toàn nhân loại của Tân ước, cùng với mong ước về một vị chủ thần có thật bằng
xương bằng thịt, hy sinh mạng sống vì tình yêu dành cho nhân loại.
1.1.2. Tài liệu về tiền đề ra đời tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước
1.1.2.1. Tiền đề từ Kinh thánh Cựu ước
Theo Công giáo, Kinh thánh là do Thiên Chúa mạc khải, là lời của Ngài cho
dân Do Thái và sau đó là cho toàn thể loài người. Tuy nhiên, xem lại lịch sử của
người Do Thái kể từ khi rời khỏi Ai Cập cho đến khi mất nước, song song với các
sự kiện chép trong Cựu ước, thì sự phát triển, hoàn thiện của các quan điểm trong
Tân ước từ các quan điểm cơ sở trong Cựu ước là hết sức rõ ràng, bất chấp các
học giả Công giáo luôn có xu hướng nhất thể hóa, lô-gic hóa Cựu ước và Tân ước.
Cho đến nay, không có nhiều công trình tách bạch và chỉ ra các quan điểm trong
Tân ước là sự phát triển của các quan điểm trong Cựu ước bất chấp chúng hiện
diện và rất dễ nhận ra khi so sánh các sách trong Cựu ước, đặc biệt là Ngũ thư với
các sách Tin Mừng, lấy tư tưởng bác ái làm cầu nối, nghiên cứu sẽ chỉ ra sự phát
triển này.
1.1.2.2. Tài liệu về tiền đề từ triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
Phan Văn Tình (2010), Triết học thượng cổ Tây Phương ảnh hưởng trên Kitô
giáo, Nhà xuất bản Phương Đông. Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát một cách
cơ bản nhất sự ảnh hưởng của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại lên các quan điểm
của Công giáo, nói cách khác là việc Công giáo kế thừa quan điểm của các triết
gia vĩ đại như Socrates, Plato, Aristotle hay Heraclites để xây dựng nên các quan
điểm về Thiên Chúa ba ngôi và con người. Ở góc độ nghiên cứu tư tưởng bác ái
của Công giáo trong Tân ước, cuốn sách đã chỉ ra một số quan điểm cụ thể của
từng triết gia Hy Lạp – La Mã cổ đại được Công giáo kế thừa để xây dựng nên
quan điểm về vị chủ thần của mình cũng như về con người có đầy đủ phần hữu
hình và siêu hình, là chủ thể của bác ái trong Tân ước.

6



Glenne Perry (2009), Lịch sử Trung Đông (Nguyễn Kim Dân dịch), Nhà xuất
bản Tôn giáo. Trong cuốn sách của mình, tác giả viết về Trung Đông theo một
tiến trình liên tục các sự kiện làm biến đổi bộ mặt Trung Đông trong lịch sử. Trong
đó, thời kỳ cổ đại, Trung Đông được khắc họa đầy biến động với các cuộc chinh
phạt và sự tan rã của các đế quốc như La Mã hay Babylon. Ở góc độ nghiên cứu
mối liên hệ giữa triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại với triết học Công giáo, cuốn
sách đã cho thấy quá trình văn hóa Hy Lạp – La Mã xâm nhập và phổ biến khắp
khu vực thuộc đế quốc La Mã, trong đó có khu vực của người Do Thái. Dữ kiện
này cho thấy, sự phổ biến và được chấp thuận rộng rãi của văn hóa Hy Lạp – La
Mã thời kỳ đó để hiểu bối cảnh lịch sử ra đời của Tân ước cũng như gián tiếp giải
thích mối liên hệ giữa các sách Tin Mừng với triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại.
William F.Lawhead (2010), Hành trình khám phá thế giới Triết học phương
Tây (Phạm Phi Hoành dịch), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Cuốn sách nêu
một cách khái quát, nhưng có hệ thống tư tưởng của các triết gia phương Tây tiêu
biểu, trong đó, các triết gia Hy Lạp – La Mã cổ đại có một vị trí xứng đáng. Bên
cạnh đó, dòng triết học Công giáo cũng có vị thế quan trọng, khi dòng triết học
này xuyên qua, lấy đi một phần năng lượng của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tư tưởng nhân loại. Ở góc độ nghiên cứu tiền
đề ra đời của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước, tác giả cuốn sách đã
chỉ ra những yếu tố để nối sự liên kết giữa các quan điểm trong Kinh thánh với
các quan điểm của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Plato (2008), Plato chuyên khảo (Lưu Văn Hy, Trí Tri dịch), Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin. Nội dung cuốn sách là những tác phẩm và trích đoạn tác phẩm tiêu
biểu thể hiện tư tưởng của Plato nhằm cung cấp cho những ai muốn hiểu Plato một
cách chân thực nhất có thể, do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Ở góc độ
nghiên cứu tư tưởng bác ái trong Tân ước, cuốn sách đã cung cấp những đoạn trích
gốc làm luận cứ cho các quan điểm của Plato về con người và Thượng Đế, nhằm

7



hướng tới kết luận, quan điểm về con người, Thiên Chúa của Công giáo chịu ảnh
hưởng của triết học Plato.
Plato (2014), Đối thoại Socratic 1 (Nguyễn Văn Khoa dịch, chú giải và dẫn
nhập), Nhà xuất bản Tri thức. Cũng như cuốn “Plato chuyên khảo”, cuốn “Đối
thoại Socratic 1” cũng là tập hợp các tác phẩm của Plato nêu những quan điểm của
mình và viết về Socrates. Cuốn sách đã cung cấp các trích gốc làm luận cứ cho
mối liên hệ giữa triết học Công giáo và triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Forrest E.Brard (2006), Tuyển tập danh tác triết học (Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn
Hy dịch), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Tuyển tập các danh tác triết học bao
gồm các tác phẩm và trích đoạn tác phẩm triết học lớn, thể hiện rõ nét quan điểm
của nhiều triết gia nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn. Phần về Aristotle có tác phẩm
Siêu hình học của ông. Siêu hình học đã cho thấy con người ngoài phần xác còn
có phần linh hồn về sau quan điểm này xuất hiện trong Công giáo và gắn chặt với
tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước.
Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo (Trần Nghĩa Phương dịch), Nhà xuất
bản Hà Nội. Trong khảo cứu của mình, Trác Tân Bình mong muốn giải thích cơ
bản về sự hình thành, triết thuyết của một số tôn giáo lớn ở cả phương Đông và
phương Tây. Đối với Công giáo, Trác Tân Bình đã tìm ra mối liên hệ giữa triết
học Hy Lạp – La Mã cổ đại với Công giáo, trong đó, nhấn mạnh ảnh hưởng của
Plato lên tư tưởng của Công giáo.
Lý Minh Tuấn (2003), Kinh thánh Công giáo và Đức Kitô cái nhìn từ phương
Đông, Nhà xuất bản Tôn giáo. Trong cuốn sách của mình, Lý Minh Tuấn đã cố
gắng phương Đông hóa, luận giải Kinh thánh, Chúa Jesus và các quan điểm của
Công giáo sao cho gần gũi và dễ hiểu nhất đối với người phương Đông. Ở góc độ
nghiên cứu tư tưởng bác ái trong Tân ước, Lý Minh Tuấn đã chỉ rõ nguyên nhân
xuất hiện cái ác trong đời sống con người theo quan điểm của Cựu ước, điều này
được xem là lý do khiến xuất hiện Chúa Jesus với quan điểm bác ái, kính Chúa,
yêu người trong Tân ước.


8


1.1.2.3. Tài liệu về tiền đề từ Bái Hỏa giáo Ba Tư
Lewis M.Hopfe và Mark R.Woodward (2011), Các tôn giáo trên thế giới (Phạm
Văn Liễn dịch), Nhà xuất bản Thời đại. Đây là cuốn sách viết về các tôn giáo lớn
đã từng có và lụi tàn trong quá khứ, cũng như các tôn giáo hiện nay đang tồn tại
trên thế giới. Trong cuốn sách, hai tác giả Lewis M.Hopfe và Mark R.Woodward
đã giành cho Bái Hỏa giáo Ba Tư một vị trí quan trọng vì sự hiện diện huy hoàng
của tôn giáo này trong quá khứ và ảnh hưởng đến hiện tại thông qua sự vay mượn
quan điểm của các tôn giáo sinh ra sau nó và đang tồn tại ngày nay. Điều quan
trọng nữa, là hai tác giả đã sưu tầm và đưa vào cuốn sách nhiều đoạn Kinh cổ Ba
Tư vốn đã bị người Ả-rập Hồi giáo đốt phá, hủy diệt nhằm cưỡng bách người Ba
Tư theo Hồi giáo. Ở hướng nghiên cứu về tiền đề ra đời của tư tưởng bác ái của
Công giáo trong Tân ước, cuốn sách đã cung cấp các quan điểm về Thiên Chúa
duy nhất, quan điểm về sự trong sạch, Thiên đàng, Địa ngục, con người và quan
trọng hơn cả là mô-típ tôn giáo về quan hệ nhân quả, rằng: Trong sạch để được
thưởng hoặc bị phạt nếu làm ngược lại, về sau những quan điểm này xuất hiện ở
Công giáo trong Tân ước với diện mạo khác.
Mary Boyce (1979), Zoroastrians: Their Religious Beliefs and Practices,
Routledge and Kegan Paul Ltd, Britain. Trong nghiên cứu của mình, Mary Boyce
đã cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc về các quan điểm cơ bản của Bái hỏa
giáo, công cuộc cải cách tôn giáo của Zoroaster tại Ba Tư từ trước Công nguyên
khoảng 10 thế kỷ, từ tôn giáo đa thần thành tôn giáo nhất thần. Quan trọng hơn,
đối với nghiên cứu tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước là Mary Boyce
đã chỉ ra sự kế thừa và vay mượn của các tôn giáo ngày nay như Hồi giáo, đặc biệt
là Công giáo các quan điểm về Thiên Chúa, Thiên đàng, Địa ngục, nổi bật hơn cả
là cái ác và sự phán xét dành cho con người sau khi chết từ Bái Hỏa giáo. Quan
điểm về cái ác của Bái Hỏa giáo được kế thừa trong các quan điểm của Công giáo
có tác dụng như là nét tương phản, làm nổi bật lên quan điểm về bác ái.


9


Geoffrey Wigoder (2013), Từ điển Kinh thánh Anh – Việt, minh họa và sách
dẫn (nhóm Lưu Văn Hy, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Thanh Sơn dịch), Nhà xuất bản
Từ điển Bách khoa. Trong cuốn từ điển, các học giả Do Thái đã chú giải một số
thuật ngữ cơ bản giúp cho người đọc hiểu rõ hơn các sự kiện, từ ngữ trong Kinh
thánh cả Cựu ước và Tân ước vốn không hề dễ hiểu đối với người đọc ngày nay
do sự khác biệt về niềm tin tôn giáo và bối cảnh xã hội Do Thái cách đây 20 thế
kỷ. Với nghiên cứu về tiền đề ra đời của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân
ước, mục từ “After Life”, tức “Cuộc sống đời sau” được xác định là chỉ xuất hiện
trong Kinh thánh sau sự kiện “Bị giam tại Babylon” tức là sau khi người Do Thái
tiếp nhận một số yếu tố của Bái Hỏa giáo Ba Tư. Quan niệm về cuộc sống đời sau
gắn chặt với bác ái bởi nó xác định sau khi chết người ta sẽ được thưởng (Thiên
đàng) hay bị trừng phạt (Địa ngục), chết không còn là tất cả xuống âm phủ như
giai đoạn đầu Cựu ước từng viết.
Tóm lại: Thứ nhất, nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về điều kiện
kinh tế, xã hội, tôn giáo và triết học của người Do Thái trước khi Công giáo ra đời
đều ở các góc khác nhau, và đều nhằm các mục đích khác nhau, không nhằm luận
giải về điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của tư tưởng bác ái của Công giáo trong
Tân ước. Tuy rời rạc, nhưng các kết quả nghiên cứu nói trên là tiền đề quan trọng,
cung cấp hướng nghiên cứu, luận điểm và luận cứ để nghiên cứu tiếp theo hướng
mới, nhằm đưa ra kết luận một cách khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội, tôn giáo
và triết học cho sự ra đời của tư tưởng bác ái của Công giáo trong Tân ước.
Thứ hai, nghiên cứu sẽ vận dụng kết quả nói trên, cùng với tự khảo cứu để làm
rõ các điều kiện chính trị, xã hội, tôn giáo của người Do Thái; tiền đề từ Bái Hỏa
giáo Ba Tư, tiền đề từ triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại, đặc biệt là các quan điểm
của Heraclite, Aristole, Plato và Socrates về Thượng Đế, linh hồn con người, vũ
trụ và tiền đề từ chính Cựu ước, đặc biệt là Luật Moses (10 điều răn), quan điểm

về Thượng Đế, con người để chỉ ra điều kiện cho sự ra đời của tư tưởng bác ái
Công giáo trong Tân ước.

10


×