Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

BAI 2 xac dinh dungcu dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.61 KB, 37 trang )

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

BÀI 2: Xác định nhu cầu điện
2.1. Đặt vấn đề :
Khi thiết kế cung cấp điện cho một công trình nào đó nhiệm vụ đầu tiên
của chúng ta là xác định phụ tải điện của công trình ấy .Tuỳ theo quy mô của
công trình mà phụ tải điện phải được xác định theo phụ tải thực tế hoặc còn
phải kể đến khả năng phát triển của công trình trong tương lai 5 năm,10 năm
hoặc lâu hơn nữa.Ví dụ xác định phụ tải điện trong một phân xưởng thì chủ
yếu là dựa vào máy móc thực tế đặt trong phân xưởng đó , xác định phụ tải
điện cho một xí nghiệp phải xét tới khả năng mở rộng xí nghiệp trong tương
lai gần , còn đối với thành phố , khu vực thì chúng ta phải tính đến khả năng
phát triển của chúng trong thời gian 5,10 năm sắp tới . Như vậy xác định phụ
tải điện là giải bài toán phụ tải ngắn hạn hoặc dài hạn .
2.2. Đồ thị phụ tải điện
Phụ tải điện là một hàm theo thời gian , nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như đặc điểm của quá trình công nghệ , chế độ vận hành v.v…Tuy vậy đối
với mỗi loại hộ tiêu thụ

( xí nghiệp,trạm bơm tưới tiêu, mạng lưới giao

thông v.v…) cũng có thể đưa ra một dạng phụ tải điển hình .
Lúc thiết kế nếu biết đồ thị phụ tải điển hình thì sẽ có căn cứ để chọn các
thiết bị điện , tính điện năng tiêu thụ . Lúc vận hành nếu biết đồ thị phụ tải
điển hình thì có thể định phương thức vận hành các thiết bị điện sao cho
kinh tế, hợp lý nhất . Các nhà máy phát điện cần nắm được đồ thị phụ tải của
các hộ tiêu thụ để định phương thức vận hành của các máy phát điện cho


phù hợp vì vậy đồ thị phụ tải là một tài liệu quan trọng trong thiết kế cũng
như vận hành hệ thống cung cấp điện.
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà người ta xây dựng các loại đồ thị phụ tải
khác nhau . Phân theo đại lượng đo có . Đồ thị phụ tải tác dụng P ( t ), đồ thị




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

phụ tải phản kháng Q (t), đồ thị điện năng tiêu thụ A(t). phân theo thời gian
khảo sát có : Đồ thị phụ tải hàng ngày,hàng tháng, hàng năm…
1. Đồ thị phụ tải hàng ngày
Là đồ thị phụ tải trong một ngày đêm 24h. Trong thực hành có thể dùng
dụng cụ đo điện từ tự ghi để vẽ đồ thị phụ tải, hoặc do nhân viên vận hành
ghi lại giá trị của phụ tải sau từng khoảng thời gian nhất định (hình 2 -1a,b).
thông thường để thuận tiện cho việc tính toán đồ thị được vẽ lại theo hình
bậc thang (hình 2 -1c).
P

P

a)

P


t
b)

t

c)

Hình 2 -1. Đồ thị phụ tải hang ngày
a) Do dụng cụ đo điện tự ghi, Do nhân viên vận hành ghi chép
c) Đồ thị phụ tải vẽ theo hình bậc thang
Nghiên cứu đồ thị phụ tải hàng ngày của hộ tiêu thụ ta có thể biết được
tình trạng làm việc của các thiết bị. Từ đó có thể định quy trình hợp lý nhất
nhằm đạt được đồ thị phụ tải tương đối bằng phẳng. Như thế sẽ đặt được
mục đích vận hành kinh tế các thiết bị điện giảm được tổn thất trong mạng
điện. Đồ thị phụ tải hàng ngày cũng là tài liệu làm căn cứ để chọn thiết bị
điện, tính điện năng tiêu thụ.


t


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

2. Đồ thị phụ tải hàng tháng
Đồ thị phụ tải hàng tháng được xây dựng theo phụ tải trung bình hàng
tháng ( hình 2 -2 ).

PKW

Tháng

Hình 2 -2. Đồ thị phụ tải hang tháng
Nghiên cứu đồ thị phụ tải hàng tháng chúng ta có thể biết được nhịp độ
làm việc của hộ tiêu thụ, từ đó dịnh ra lịch vận hành sửa chữa các thiết bị
điện một cách hợp lý , đáp ứng được yêu cầu sản xuất .
Ví dụ : Xét đồ thị phụ tải hàng tháng của một xí nghiệp hình 2 - 2 ta thấy
rằng vào khoảng tháng 4,5 phụ tải của xí nghiệp là nhỏ nhất, vì vậy vào lúc
này nên tiến hành sửa chữa vừa và lớn các thiết bị điện. Còn những tháng
cuối năm phụ tải của xí nghiệp là lớn nhất, nên trước những tháng đó ( tháng
9,10 ) phải có kế hoạch sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng hoặc thay thế thiết bị điện
hỏng để có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
3. Đồ thị phụ tải hàng năm
Căn cứ vào đồ thị phụ tải điển hình của một ngày mùa hè và một ngày
mùa đông chúng ta có thể vẽ được đồ thị phụ tải hàng năm (hình 2 - 3).




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Cách vẽ đồ thị phụ tải hàng năm (hình 2 -3) được tiến hành như sau : Giả
sử ta quy định mùa hè gồm n1 ngày, mùa đông gồm n2 ngày. với mức phụ tải
P2 ta thấy rằng ở đồ thị hình 2 - 3a mức P2 tổn hao trong khoảng thời gian

t2+t2', còn ở hình 2 - 3b P2 tồn tại trong khoảng t2". Vậy trong một năm mức
phụ tải P2 tồn tại trong khoảng thời gian :
T2 = (t2+t’2)n2 + t"2 n1.

( 2 – 1)

Hình 2- 3. Đồ thị phụ tải hàng năm
a) Đồ thị phụ tải điển hình của một ngày mùa đông, b) Đồ thị phụ tải
điển hình của một ngày mùa hè Đồ thị phụ tải hàng năm,
Nghiên cứu đồ thị phụ tải hàng năm ta biết đựơc điện năng tiêu thụ hàng
năm, thời gian sử dụng công suất lớn nhất Tmax. Những số liệu đó được dùng
làm căn cứ để chọn dung lượng máy biến áp, chọn thiết bị điện, đánh giá
mức độ sử dụng điện và tiêu hao điện năng.
Trong các sổ tay tra cứu người ta thường cho các đồ thị phụ tải hàng ngày
và hàng năm điển hình ứng với các loại hộ tiêu thụ điện khác nhau.
2.3. Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp
1. Công suất định mức Pđm




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Công suất định mức của các thiết bị điện thường được các nhà chế tạo
ghi rõ trong lý lịch máy hoặc trên nhãn hiệu máy. Đối với động cơ, công
suất định mức ghi trên nhãn hiệu máy chính là công suất trên trục động cơ.

Đứng về mặt cung cấp điện, chúng ta quan tâm đến công suất đầu vào
của động cơ gọi là công suất đặt (hình 2 - 4)

Pđm
Hình 2 - 4

Công suất đặt được tính như sau :
Pđ  Pdm
 dc

( 2 – 2)

Trong đó:
Pđ - công suất đặt của động cơ,KW
Pđm - công suất định mức của động cơ,KW
ηđc - hiệu suất định mức của động cơ
Vì hiệu suất định mức của động cơ tương đối cao (đối với động cơ không
đồng bộ rô to lồng sóc ηđc = 0,8 – 0,95) nên để cho tính toán được đơn giản,
người ta thường cho phép bỏ qua hiệu suất, lúc này lấy :
Pđ ≈ Pđm
Đối với các thiết bị điện làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại như sau :cần
trục, máy hàn, khi tính phụ tải điện của chúng, ta phải quy đổi về công suất
định mức ở chế độ làm việc dài hạn, tức là quy đổi về chế độ làm việc có hệ
số tiếp điện ε% = 100 %. Công thức quy đổi như sau :




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



===============================================================

- Đối với đông cơ:
P’đm = Pll.  ( kW)

( 2 – 3)

- Đối với máy biến áp hàn:
P’đm  Pdm . cos .  dm

(kVA)

(2–4)

Trong đó :
S’

đm

– công suất định mức đã quy đổi về chế độ làm việc dài hạn Pđm,

Sđm, cosφđm.

εđm – các tham số định mức đã cho trong lí lịch máy.
2. Phụ tải trung bình Ptb
Phụ tải trung bình là một đặc trưng tĩnh của một phụ tải trong một
khoảng thời gian nào đó. Tổng phụ tải trung bình của các thiết bị đã cho ta
căn cứ để đánh giá giới hạn dưới của phụ tải tính toán. Trong thực tế phụ tải

trung bình được tính theo công thức sau:
Ptb 

P
t

Qtb 

Q
t

(2–5)

Trong đó :
∆P, ∆Q – Điên năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian khảo sát,
KW,KVAR.
t - thời gian khảo sát, h
Phụ tải trung bình của nhóm thiết bị được tính theo công thức sau:
n

Ptb   Pi
i 1

n

Qtb   Qi

(2–6)

i 1


Biết phụ tải trung bình chúng ta có thể đánh giá được mức độ sử dụng
thiết bị. Phụ tải trung bình là một số liệu quan trọng đẻ xác định phụ tải tính
toán, tính tổn hao điện năng.Thông thường phụ tải trung bình được xác định
ứng với thời gian khảo sát là một ca làm việc, một tháng hoặc một năm.
3.Phụ tải cực đại Pmax



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Phụ tải cực đại được chia ra làm hai nhóm :
a.Phụ tải cực đại Pmax : là phụ tải trung bình lớn nhất tính trong khoảng
thời gian tương đối ngắn (thường lấy bằng 5,10 hoặc 30 ph, hình 2 -5) ứng
với các ca làm việc có phụ tải lớn nhất trong ngày. Đôi khi người ta dùng
phụ tải cực đại được xác định như trên để làm phụ tải tính toán.
p

p3 p1 p5’

t ( phút)
5’
15’
30’

hình 2-5. cách xác định phụ tải cực đại trong


khoảng thời gian 5phút, 10 phút và 30 phut
Người ta dùng phụ tải cực đại để tính toán tổn thất công suất lớn nhất, để
chọn các thiết bị điện,chọn dây dẫn và dây cáp theo điều kiện mật độ
dòng diện kinh tế…
b. Phụ tải đỉnh nhọn Pdn-phụ tải cực đại xuất hiện trong khoảng thời gian từ
1-2s.
Phụ tải đỉnh nhọn được dùng để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện tự
khởi động của động cơ, kiểm tra điều kiện làm việc của cầu chì,tính dòng
điện khởi động của rơle bảo vệ…
Phụ tải đỉnh nhọn thường xảy ra khi động cơ khởi động.Chúng ta không
những chỉ quan tâm đến trị số phụ tải đỉnh nhọn mà còn quan tâm đến tần số
xuất hiện của nó.Bởi vì số lần xuất hiện của phụ tải đỉnh nhọn càng tăng thì
càng ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các thiết bị dùng điện khác
ở trong cùng một mạng điện



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

4.Phụ tải tính toán Ptt
Phụ tải tính toán là 1 số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế cung cấp điện
Phụ tải tính toán Ptt-là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi tương đương với
phụ tải thực tế (biến đổi) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất.Nói 1 cách khác phụ
tải tính toán cũng làm nóng dây dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất
do phụ tải thực tế gây ra.Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính

toán thì có thể đảm bảo an toàn(về mặt phát nóng)cho các thiết bị đó trong
mọi trạng thái vận hành.Quan hệ giữa phụ tải tính toán và phụ tải khác được
nêu trong bất đẳng thức sau:
Ptb ≤ Ptt ≤ Pmax
Hằng số thời gian phát nóng của các vật liệu dẫn điện được lắp đặt trong
không khí,dưới đất và trong ống dao động xung quanh trị số 30 phút (bảng 2
-1).Vì thế người ta thường lấy trị số trung bình của phụ tải lớn nhất xuất hiện
trong khoảng 30 phút để làm phụ tải tính toán (hình 2 -5). Cũng chính vì thế
mà có sách gọi phụ tải tính toán là phụ tải nửa giờ P30.
Bảng 2-1


 Loại

Tiết diện mm2

dây

 35

 50

 70

 95

 Dây

 9


 12

 15

 18

 19

 23

 27

 32

bọc

cao

su,

đặt

ngoài
không khí
 Như
trên

đặt





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

trong ống
 15

 Cáp

 20

 25

cách điện
bằng giấy
tẩm dầu

5.Hệ số sử dụng ksd
Hệ số sử dụng là chỉ số giữa phụ tải tác dụng trung bình với công suất
định mức của thiết bị.
Hệ số sử dụng được tính theo công thức sau:
- Đối với 1 thiết bị:
ksd 

Ptb
Pdm


(2–7)

- Đối với 1 nhóm có n thiết bị
ksd



n
Ptb
  Ptbi
Pdm i 1

n

P

dm

( 2 – 8)

i

i 1

Nếu có đồ thị phụ tải (hình 2 - 6)
p

p1


p2

p3

p4

pn

t ( phút)
t1

t2

t3

t4

tn tnghỉ

hình 2-6. đồ thị phụ tải tác dụng



 30


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



===============================================================

Thì hệ số sử dụng có thể được tính như sau:
ksd 

P1t1  P2t2  ...  Pntn
Pdm (t1  t2  ...  tn )

( 2 – 9)

Hệ số sử dụng nói nên mức độ sử dụng, mức độ khai thác công thức của
thiết bị điện trong 1 chu kì làm việc.Hệ số sử dụng là 1 số liệu tính phụ tải
tính toán.
6.Hệ số phụ tải kpt
Hệ số phụ tải (còn gọi là hệ số mang tải) là hệ số giữa công thức thực tế
với công suất định mức.
.Thường ta phải xét hệ số phụ tải trong 1 khoảng thưòi gian nào đó.
Vì vậy:
Pthựctế
kpt

=

Ptb
=

Pđm

( 2 – 10)
Pđm


Nếu có đồ thị phụ tải thì chúng ta cũng có thể tính hệ số phụ tải theo công
thức (2 -9 ) ở trên.
Hệ số phụ tải nói nên mức độ sử dụng,mức độ khai thác thiết bị điện
trong thời gian đang xét.
7.Hệ số cực đại kmax
Hệ số cực đại là tỷ số giữa phụ tải tính toán và phụ tải trung bình trong
khoảng thời gian đã xét:
k max 

Ptt
ptb

( 2 – 11)

Hệ số cực đại thường được tính ứng với k làm việc có phụ tải lớn nhất.Hệ
số cực đại phụ thuộc vào hệ số thiết bị hiệu quả nhq.Vào hệ số sử dụng ksd và
các yếu tố khác đặc trưng cho chế độ làm việc của các thiết bị điện trong
nhóm.




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Công thức để tính kmax rất phức tạp,trong thực tế người ta tính kmax theo

đường cong kmax=f(ksd,nhq)như trình bày trên hình 2 -7 hoặc theo bảng 2 2.Hệ số kmax thường tính cho phụ tải tác dụng.
kmax
3,0

ksd = 0,1
ksd = 0,2
ksd = 1

2,0
1,0

nhq
0 5 10 15 20 25 30 35 40

50

hình 2-7. đường cong kmax = f(ksd, nhq)

8.Hệ số nhu cầu knc
Hệ số nhu cầu là tỷ số giữa phụ tải tính toán dưới công suất định mức:
Ptt
knc =

Ptt
=

Pđm

Ptb
= kmax. ksd


.

( 2 – 12)

Pđm

Ptb

Cũng như hệ số cực đại,hệ số nhu cầu thường tính cho phụ tải tác
dụng.Có khi knc được tính cho phụ tải phản kháng nhưng số liệu này ít được
dùng hơn.Trong thực tế hệ số nhu cầu thường do kinh nghiệm vận hành mà
tổng kết lại.
Bảng 2 – 2 tra trị số Kmax theo Ksd và nhq
Giá trị Kmax khi Ksd bằng

nhq
0,1

0,15 0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7


0,8

0,9

4

3.43 3.11 2.64 2.14 1.87 1.65 1.46 1.29 1.14 1.05

5

3.23 2.87 2.42 2.0

6

3.04 2.64 2.24 1.88 1.66 1.51 1.37 1.23 1.10 1.04

7

2.88 2.48 2.10 1.80 1.58 1.45 1.33 1.21 1.09 1.04

8

2.72 2.31 1.99 1.72 1.52 1.40 1.30 1.20 1.08 1.04

1.76 1.57 1.41 1.26 1.12 1.04





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================
9

2.56 2.20 1.90 1.65 1.47 1.37 1.28 1.18 1.08 1.03

10

2.42 2.10 1.84 1.60 1.43 1.34 1.26 1.16 1.07 1.03

12

2.24 1.96 1.75 1.52 1.36 1.28 1.23 1.15 1.07 1.03

14

2.10 1.85 1.67 1.45 1.32 1.25 1.20 1.13 1.07 1.03

16

1.99 1.77 1.61 1.41 1.28 1.23 1.18 1.12 1.07 1.03

18

1.91 1.70 1.55 1.37 1.26 1.21 1.16 1.11 1.06 1.03

20


1.84 1.65 1.50 1.34 1.24 1.20 1.15 1.11 1.06 1.03

25

1.71 1.55 1.40 1.28 1.21 1.17 1.14 1.10 1.06 1.03

30

1.62 1.46 1.34 1.24 1.19 1.16 1.13 1.10 1.05 1.03

35

1.56 1.41 1.30 1.21 1.17 1.15 1.12 1.09 1.05 1.02

40

1.50 1.37 1.27 1.19 1.15 1.13 1.12 1.09 1.05 1.02

45

1.45 1.33 1.25 1.17 1.14 1.12 1.11 1.08 1.04 1.02

50

1.40 1.30 1.23 1.16 1.13 1.11 1.10 1.08 1.04 1.02

60

1.32 1.25 1.19 1.14 1.12 1.11 1.09 1.07 1.03 1.02


70

1.27 1.22 1.17 1.12 1.10 1.10 1.09 1.06 1.03 1.02

80

1.25 1.20 1.15 1.11 1.10 1.10 1.08 1.06 1.03 1.02

90

1.23 1.18 1.13 1.10 1.09 1.09 1.08 1.05 1.02 1.02

100

1.21 1.17 1.12 1.10 1.08 1.08 1.07 1.05 1.02 1.02

120

1.19 1.16 1.12 1.09 1.07 1.07 1.07 1.05 1.02 1.02

140

1.17 1.15 1.11 1.08 1.06 1.06 1.06 1.05 1.02 1.02

160

1.16 1.13 1.10 1.08 1.05 1.05 1.05 1.04 1.02 1.02

180


1.16 1.12 1.10 1.08 1.05 1.05 1.05 1.04 1.01 1.01

200

1.15 1.12 1.09 1.07 1.05 1.05 1.05 1.04 1.01 1.01

220

1.14 1.12 1.08 1.07 1.05 1.05 1.05 1.04 1.01 1.01

240

1.14 1.11 1.08 1.07 1.05 1.05 1.05 1.03 1.01 1.01

260

1.13 1.11 1.08 1.06 1.05 1.05 1.05 1.03 1.01 1.01

280

1.13 1.10 1.08 1.06 1.05 1.05 1.05 1.03 1.01 1.01

300

1.12 1.10 1.08 1.06 1.05 1.05 1.05 1.03 1.01 1.01





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

9. Hệ số thiết bị hiệu quả nhq
Số thiết bị hiệu quả nhq là số thiết bị giả thiết có cùng công suất và chế độ
làm việc,chúng đòi hỏi phụ tải bằng phụ tải tính toán của nhóm phụ tải thực
tế (gồm các thiết bị có chế độ làm việc và công suất khác nhau).
Công thức để tính nhq như sau:
 n

nhq =   Pdmi 
 i 1


2

n

 P i 

2

( 2 – 13)

dm

i 1


Khi số thiết bị dùng điện trong nhóm n > 5 tính nhq theo (2-13 khá phiền
phức vì vậy trong thực tế người ta tính nhq theo bảng hoặc đường cong cho
trước.Trình tự tính như sau:
Trước hết tính:
n1
n*

=

P1
p

=

n

P

Trong đó:
n-số thiết bị trong nhóm
n1-số thiết bị có công suất không nhỏ hơn 1 nửa công suất của thiết bị có
công suất lớn nhất;
p và p1-tổng công suất ứng với n và n1 thiết bị.
Sau khi tính được n* và p* thì dùng bảng 2 -3 hoặc đường cong ở hình 2-8
để tìm nhq*, từ đó tính nhq theo công thức:
nhq = nhq*.n
Số thiết bị hiệu quả là 1 trong những số liệu quan trọng để xác định phụ
tải tính toán





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Bảng 2-3
n* 

n1
n

P* 
0,1

 P1
P

1,15

0,20

0,25

0,3

0,35


0,4

0,45

0,5

0,55

0,6

0,65

0,7

0,75

0,8

0,85

0,9

0,95

0,1

0,02

0,71 0,51


0,36

0,26

0,19

0,14

0,11

0,09

0,07

0,06

0,05

0,04

0,04

0,03

0,03

0,03

0,02


0,02

0,02

0,03

0,81 0,64

0,48

0,36

0,27

0,21

0,16

0,13

0,11

0,09

0,08

0,07

0,06


0,05

0,04

0,04

0,04

0,03

0,03

0,04

0,86

0,05

0,90 0,79

0,64

0,51

0,41

0,33

0,26


0,22

0,18

0,15

0,13

0,11

0,10

0,08

0,07

0,07

0,06

0,05

0,05

0,06

0,92 0,83

0,70


0,58

0,47

0,38

0,31

0,26

0,21

0,18

0,15

0,13

0,12

0,10

0,09

0,08

0,07

0,06


0,06

0,08

0,94 0,89

0,79

0,68

0,57

0,48

0,40

0,33

0,28

0,24

0,20

0,17

0,15

0,13


0,12

0,11

0,09

0,08

0,08

0,10

0,95 0,92

0,95

0,76

0,66

0,56

0,47

0,40

0,34

0,29


0,25

0,22

0,19

0,17

0,15

0,13

0,12

0,10

0,09

0,15

0,95

0,98

0,88

0,80

0,72


0,67

0,56

0,48

0,42

0,37

0,32

0,28

0,25

0,23

0,20

0,17

0,16

0,14

0,95

0,93


0,89

0,83

0,76

0,69

0,64

0,54

0,47

0,42

0,37

0,33

0,29

0,26

0,23

0,21

0,19


0,95

0,93

0,90

0,85

0,78

0,71

0,64

0,57

0,51

0,45

0,41

0,36

0,32

0,29

0,26


0,24

0,95

0,94

0,90

0,86

0,80

0,73

0,66

0,60

0,53

0,48

0,43

0,39

0,35

0,32


0,29

0,95

0,94

0,91

0,86

0,81

0,74

0,68

0,62

0,56

0,50

0,45

0,41

0,37

0,33


0,95

0,93

0,91

0,86

0,81

0,75

0,69

0,63

0,57

0,52

0,47

0,42

0,38

0,95

0,93


0,91

0,87

0,81

0,76

0,70

0,64

0,58

0,52

0,47

0,43

0,95

0,94

0,91

0,87

0,82


0,76

0,70

0,64

0,58

0,53

0,48

0,95

0,94

0,91

0,87

0,82

0,75

0,69

0,63

0,57


0,52

0,95

0,94

0,91

0,87

0,81

0,75

0,69

0,63

0,57

0,95

0,94

0,91

0,86

0,81


0,74

0,68

0,62

0,95

0,94

0,90

0,86

0,80

0,73

0,66

0,95

0,93

0,90

0,85

0,78


0,71

0,95

0,94

0,89

0,85

0,76

0,95

0,93

0,88

0,80

0,95

0,92

0,85

0,20
0,25
0,30

0,35

0,72

0,57

0,44

0,34

0,27

0,40
0,45
0,50
0,55
0,60
0,65
0,70

0,22

0,18

0,15

0,12

0,10


0,09

0,08

0,75

0,07

0,80
0,85
0,90

0,06

0,05

0,05

1,00

0,04

0,04

0,95

nhq*
1,0

p* = const


0,8
0,6
0,4
0,2

n*

0
0,04
0,08 0,12 0,16 0,2 0,24 0,28 0,32

hình 2-8. đường cong biểu diễn quan hệ nhq* = f(n* ; p*)




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

10. thời gian sử dụng công suất cực đại, tmax.
thời gian sử dụng công suất cực đại tmax là thời gian giả thiết mà phụ tải
tiêu thụ với công suất cực đại và tiêu thụ một lượng điện năng đúng bằng
lượng điện năng mà phụ tải thực tế (biến thiên) tiêu thụ trong một năm.
tmax ứng với mỗi loại xí nghiệp và chế độ làm việc khác nhau có giá trị
khác nhau. trị số này có thể được tra trong các sổ tay.
thời gian tmax nói trên được định nghĩa với công suất tác dụng, đối với

công suất phản kháng cũng định nghĩa tương tự. thường tmax(p) khác tmax(q)
và tmax(q) ít dùng nên ở đây không đề cập tới.
p
pmax

a

d

d

a
p1
p( t)
b
c

o

e

b

t

8760

tmax

a)


c

o
tmax

e

t (h)

8760

b)

hình 2- 9. cách xác định tma x từ đồ thị phụ tải hàng năm

giả sử có đồ thị phụ tải như (hình 2-9a).
ab là đường cong biểu diễn sự biến thiên của phụ tải thực tế. ta xác định
tmax như sau:
hình chữ nhật adeo được vẽ sao cho diện tích của nó bằng diện tích hình
abco. oe chính là tmax.
điện năng tiêu thụ trong một năm là:
8760

A

A
 P( t )dt  Pmax .Tmax Tmax  P
max
0





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

vì phụ tải thực tế luôn luôn biến đổi theo thời gian theo những quy luật
phức tạp không viết dưới dạng hàm giải tích được, cho nên trong thực tế tính
toán người ta xác định tmax dựa vào đồ thị phụ tải hàng năm (hình 2-9b). hình
chữ nhật adeo được vẽ sao cho diện tích của nó bằng diện tích của hình được
giới hạn bởi đường bậc thang biểu diễn các mức phụ tải và hai đoạn thẳng oa
và oc. đoạn oe chính là tmax.
11. thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất: .
thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất  là thời gian giả thiết mà phụ tải
vận hành với mức tổn thất công suất lớn nhất và tổn thất lượng điện năng
đúng bằng lượng điện năng tổn thất do phụ tải thực tế gây ra trong một năm.


h
8000
7000
6000

cos = 0,6

5000

4000
3000
cos = 0,8
8

2000
1000

cos = 1

tmax

0
1

2

3 4

5 6

7 8

8,76 x 103

hình 2-10. đường cong biểu diễn quan hệ  = f(tmax ; cos  )

giả thiết ta biết dòng phụ tải thực tế là i(t) thì tổn thất điện năng a sẽ là:
8760


A  3R .

 I(t )

2

dt  3.I max .R .

0
8760

2

 I( t )



dt

0

I 2max




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



===============================================================

trị số  phụ thuộc vào tmax và costb của xí nghiệp, có thể xác định  theo
đồ thị như (hình 2-10), hoặc có thể tra theo bảng ở các sổ tay.
2.4.Các phương pháp tính phụ tải tính toán :
Hiện nay có nhiều phương pháp tính phụ tải tính toán.Những phương
pháp đơn giản, tính toán thuận tiện ,thường kết quả không thật chính xác
lắm.Ngược lại,nếu độ chính xác được nâng cao thì phương pháp tính phức
tạp.Vì vậy tuỳ theo giai đoạn thiết kế,tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà chọn
phương pháp tính cho thích hợp.
Sau đây sẽ trình bày 1 số phương pháp xác định phụ tải tính toán thường
dùng nhất.
1.Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu
Công thức tính:
n

Ptt  knc . Pd i

( 2 – 14)

Qtt  Ptt .tg

( 2 – 15)

i 1

Stt  Ptt 2  Qtt 2  Ptt

( 2 – 16)


cos

một cách gần đúng có thể lấy P đ = P đm
do đó:
Ptt = knc

n

 P đmi

( 2 – 17)

i 1

trong đó:
pdi, pdmi-công suất đặt và công suất đinh mức của thiết bị thứ i,KW
ptt, Qtt, Stt - công suất tác dụng,phản kháng và toàn phần tính toán của
nhóm thiết bị, KW, KVAr, KVA;
n- số thiết bị trong nhóm




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Nếu hệ số công suất cosφ của các thiết bị trong nhóm không giống nhau

thì phải tính hệ số công suất trung bình theo công thức sau:
P1 cosφ1 + P2 cosφ2 +...+ Pn cosφn
Cosφtb =

P1+P2+...+Pn

Hệ số nhu cầu của các máy khác nhau thường cho trong các sổ tay.
Ví dụ. Tính phụ tải tính toán của 1 phân xưởng hoá chất: các số liệu và
kết quả tính toán được ghi vào trong bảng sau:
cosφ 


tgφ

 Phụ tải tính
toán

t
h
iế
t
 T
ên thiết
bị

b

tr
o
n

g
n


ổng

t

côn

t

g

t

tt

suất
đm,
KW

(
k
W
)

t

(

k

(

V

k

A

V

r)

A

h
ó
m



)


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================




T

hiết

bị

vận



6



91,4

chuyển

áy

5
3

3

,


5

1

M


pha



nguyên

,
2

liệu


Đ

ộng cơ
máy


3


5


58,5

quấy


Q


bơm



,9

4


cộng

8

4
,

8

nước

ổng


3,



uạt gió



,5

T


9

76,9



2
5
,
7


3
2,
2

Phương pháp tính phụ tải tính toán các hệ số nhu cầu có ưu điểm và đơn

giản tính toán thuận tiện,vì thế nó là 1 trong những phương pháp được dùng




2
3
,
8


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

rộng rãi.Nhược điểm của phương pháp này là kém chính xác.Bởi vì hệ số
nhu cầu knc tra được trong sổ tay là 1 số liệu cho trước và không phụ thuộc
vào chế độ vận hành,thiết bị trong nhóm máy.Trong lúc đó theo công thức
(3-11)ta có knc =ksd.kmax có nghĩa là hệ số nhu cầu phụ thuộc vào những yếu
tố kể trên .Vì vậy,nếu chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm thay đổi
nhiều thì kết quả tính phụ tải tính toán theo hệ số yêu cầu sẽ không chính
xác.
2.Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên 1 đơn vị diện tích sản
xuất
Công thức tính:
Ptt = p0.F
Trong đó:
P0-suất phụ tải trên 1 m2 diện tích sản xuất KW/m2

F-diện tích sản xuất,m2 (tức là diện tích dùng để đặt máy sản xuất).
Giá trị p0 có thể tra được trong các sổ tay.Giá trị p0 của từng loại hộ tiêu
thụ do kinh nghiệm vận hành thống kê lại mà có.
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng,vì vậy nó thường được dùng
trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.Nó cũng được dùng để tính phụ tải các phân
xưởng có mật độ máy móc sản xuất phân bố tương đối đều,như phân xưởng
gia công cơ khí,dệt,vòm bi…
Ví dụ.Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng gia công nguội của nhà
máy cơ khí.Cho biết S0 = 0.3KVA/m2.
Diện tích phân xưởng F =13000m2
Phụ tải tính toán :
Stt = S0.F = 0,3.13000 = 3900KVA
3.Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho 1 đơn vị
sản phẩm.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Công thức tính:
Ptt 

M W0
Tmax

Trong đó:

M-số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong 1 năm(sản lượng)
W0-suất tiêu hao điện năng trong 1 đơn vị sản phẩm,kWh/đơn vị sản
phẩm
Tmax thời gian sử dụng công suất lớn nhất, (h)
Phương pháp này thường được dùng để tính toán cho các thiết bị điện có
đồ thị phụ tải ít biến đổi như:quạt gió,bơm nước,máy nén khí...khi đó phụ tải
tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tính tương đối chính xác.
Ví dụ.Tính phụ tải tính toán của nhóm máy nén khí.Biết rằng trong 1
nhóm máy đó sản xuất được 312.106 m3 khí nén điện năng tiêu thụ cho 103
m3 khí nén là W0=100KWh/103m3 thời gian sử dụng công suất lớn nhất
Tmax= 7000h
Phụ tải tính toán:
Ptt

312.106.10 2

 4457kW
103.7.103

4.Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại kmax và công suất trung
bình Ptb (còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả nhq)
Khi không có các số liệu cần thiết để áp dụng các phương pháp tương đối
đơn giản đã nêu ở trên,hoặc khi cần nâng cao độ chính xác của phụ tải tính
toán thì nên dùng phương pháp tính theo hệ số cực đại.
Công thức tính:
Pt t= kmax.ksd.pd
Trong đó:
Pdm- công suất định mức,W





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

kmax,ksd - hệ số cực đại và hệ số sử dụng
Hệ số sử dụng ksd của các nhóm máy có thể tra trong sổ tay. Hệ số cực
đại tính theo mục 7 của chương này.
Phương pháp này có kết quả tương đối chính xác vì khi xác định số thiết
bị hiệu quả nhq chúng ta đã xét tới 1 loạt các yếu tố quan trọng như ảnh
hưởng của số lượng thiết bị trong nhóm,số thiết bị có công suất lớn nhất
cũng như sự khác nhau về chế độ làm việc của chúng.
Khi tính phụ tải theo phương pháp này,trong 1 số trường hợp cụ thể dùng
các công thức gần đúng sau:
1.

Trường hợp n ≤ 3 và nhq < 4, phụ tải tính toán được tính theo công

thức:
n

  Pdmi

Ptt

i 1


đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì:
Stt  S dm  dm
0,875

2.

Trường hợp n > 3 và nhq < 4 phụ tải tính toán được xác định theo

công thức:
n

Ptt

  k pt i.Pdmi
i 1

Trong đó:
Kpt-hệ số phụ tải của từng máy
Nếu không có số liệu chính xác,hệ số phụ tải có thể gần đúng như:
- kpt=0,9 đối với thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn
- kpt=0.75 đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================


3.

Đường cong hình 2 -7 và bảng 2 -3 chỉ cho đến trị số nhq = 300.

Nếu nhq > 300 và ksd < 0,5 thì hệ số cực đại kmax được lấy ứng với nhq=
300.Còn khi nhq > 300 và ksd ≥ 0,5 thì:
Ptt=1,05.ksd.pđm
4. Đối với các thiết bị có đồ thị phụ tải bằng phẳng (các máy bơm,quạt
nén khí ....) phụ tải tính toán có thể lấy bằng phụ tải trung bình:
Ptt= Ptn = ksd.Pđm
5. Nếu trong mạng có các thiết bị 1 pha thì phải cố gắng phân phối
đều các thiết bị đó lên 3 pha của mạng.
Ví dụ 1: Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại ( Kmax ) và công suất
trung bình ( Ptb ) cho một phân xưởng cơ khí với các thiết bị và số liệu ghi ở
bảng sau :

Tên các thiết bị

Số lượng

Pđm/máy (KW)

Cosφ/1máy

Máy tiện 1K62

04

10


0,7

Máy tiện T620

05

7

0,6

Máy tiện T616

04

4,5

0,65

Máy khoan K125

05

2,8

0,50

bàn 20

1,0


0,50

38

127

Máy

khoan

K12
Tổng hợp

Biết ksd = 0,1 chung cho cả phân xưởng
Đ/S :
Stt  38,1 (KVA)




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


===============================================================

Ví dụ 2: Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại ( Kmax ) và công suất
trung bình ( Ptb ) cho một phân xưởng mộc mẫu với các thiết bị và số liệu
ghi ở bảng sau

Tên thiết bị
Máy doa
Máy bào
Máy khoan
Máy khoan
Máy phay
Máy phay
Máy tiện

Ký hiệu

Số lượng

Pđm (KW)

Cos

Ksd

1D
1B
1K
2K
1F
2F
8T

1
1
1

1
1
1
1

7,5
4,5
8
8
6
6
4

0,65
0,8
0,6
0,6
0,65
0,65
0,8

0,15
0,14
0,14
0,14
0,17
0,17
0,17

Qtt1 = 19,24 (kVAr)

2.5. Phương pháp tính một số phụ tải đặc biệt:
1. Phụ tải điện trạm bơm
Các máy bơm nông nghiệp thường có các thang công suất 14 (KW),
20(KW), 33(KW), 45(KW),55(KW), 75(KW), 100(KW), 200(KW). Với
máy bơm công suất nhỏ sử dụng điện hạ áp, máy bơm công suất lớn 100
(KW) trở lên thường dung điện 6 (KV), hoặc 10 (KV).
Trạm bơm chia làm 2 loại:
Trạm bơm tưới, Trạm bơm tiêu. Trạm bơm tưới làm việc hầu như quanh
năm . Trạm bơm tiêu làm việc ít ngày vào những dịp úng lụt .
Phụ tải điện trạm bơm được xác định trong công thức sau:
n

Pt t= Kdt .

 K tiPdmi
1

Qtt = Ptt . tg 
Trong đó:
Ptt,Qtt

_ Phụ tải tác dụng và phản kháng tính toán của trạm bơm;




Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



===============================================================

Kdt

_ Hệ số đồng thời, lấy theo thực tế
Kdt=

Với n
nlv

nlv
n

_ Tổng số máy bơm đặt trong trạm ;
_ Số máy bơm làm việc.

Với trạm bơm tưới đặt nhiều máy bơm người ta thường cho 1 máy
bơm thay phiên nhau nghỉ để bảo dưỡng.
Với trạm bơm tiêu, do tính cấp bách của việc chống lũ lụt bảo vệ hoa
màu, cần cho 100% máy bơm làm việc
Kt _ Hệ số tải
Với trạm bơm tưới lấy theo thực tế,
Với trạm bơm tiêu cho máy tải 100% công suất .
Như vậy, với trạm bơm tiêu trong những ngày làm việc phải cho 100%
máy bơm vận hành đầy tải, nghĩa là:
Kt = Kdt = 1
Khi đó phụ tải điện của trạm bơm tiêu sẽ là
n

Ptt =




Kđmi

1

Trị số cos  của trạm bơm lấy như sau:
Với trạm bơm tiêu cos  = cos  đm  0,8 (Kt = 1)
Với trạm bơm tưới cos  = 0,6  0, 7 tuỳ theo Kt
Ví dụ1: Yêu cầu xác định phụ tải điện trạm bơm cấp huyện đặt 4 máy
bơm 55 (kW) trong hai trường hợp.
Đ/S:
1.Trường hợp trạm bơm tưới: Stt = 188,57 (KVA)
2.Trường hợp trạm bơm tiêu: Stt = 275 (KVA)




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×