Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

de thi thu thpt quoc gia mon ngu van 2017 truong thpt dong dau lan 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.54 KB, 18 trang )

TRƯỜNG THPT
ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

MÃ ĐỀ: 105
Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi
cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý
thuyết cho cá nhân tôi. Gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm
việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì
kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám
theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội.
Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý
tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.
(Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ
ra lỗi và sửa lại cho đúng. (1,0 điểm)
Câu 3: Lý thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì? (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người
dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng.
Câu 2 (5,0 điểm)


Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
----------- HẾT ----------


TRƯỜNG THPT
ĐỒNG ĐẬU

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT
QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12

MÃ ĐỀ: 105
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
0,5

Câu 2 - Chỉ ra lỗi sai:
0,5
+ Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia
+ Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lý thuyết bên bờ vực.
0,5
- Sửa lại cho đúng:
+ Chính tả: trông, dễ, ra
+ Ngữ pháp: thêm dấu phảy đằng trước, coi câu này chỉ là một bộ phận
của câu. Câu hoàn chỉnh sẽ là: Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi
là lý thuyết bên bờ vực.
* Lưu ý: Chấp nhận cả phương án học sinh thêm từ vào trước câu để
câu này đúng ngữ pháp. Ví dụ: Đó là….; Tôi gọi là….; Nó gọi là….
Câu 3 Đặc điểm của lý thuyết trên bờ vực:
0,25
+ Không bao giờ làm việc gì dễ, không làm việc gì mà người khác có
thể ngay lập tức làm giống như mình được.
0,25
+ Khiến kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để
cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.
*Lưu ý: Chấp nhận cả phương án học sinh trích nguyên văn hai câu văn
có nêu đặc điểm trên, tuy nhiên lỗi chính tả phải được sửa.
Câu 4
1,0
Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng
suốt và sống có lý tưởng:
Có thể hiểu: Khó khăn là động lực thúc đẩy con người vươn lên trong
cuộc sống. Đứng trước vô vàn những khó khăn, gian truân, vất vả, nếu
con người không chùn bước, dám đối mặt với nó; có tinh thần lạc quan để
vượt qua nó; có khả năng nhận thức và giải quyết đúng đắn mọi vấn đề
thì con người sẽ đạt được mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà mình hướng

tới.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề
một cách thuyết phục.
- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong
sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới
đây chỉ là những định hướng cơ bản:


Ý
1

2

3

Nội dung
Giải thích:
- Lười biếng là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động và làm
việc thụ động, phó mặc cho người khác.
- Lười biếng tạo thành thói quen và thành căn bệnh nan y rất khó chữa. Nó là
kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta, nó gây tác hại rất lớn đối với công việc
và quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
Phân tích:
a. Biểu hiện:
- Lười biếng trong công việc (việc nhà, việc công ty, tổ chức…); trong học

tập (không chịu tự học, quay cóp, lười tư duy, động não…);…
- Khi lười biếng thì bản thân không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng,
không có quyết tâm thực hiện công việc đến cùng. Gắn với lười biếng
là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
b. Nguyên nhân:
- Do bản thân con người: chỉ thích hưởng thụ, không muốn làm việc.
- Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy móc, thiết bị công nghệ
thông tin tiên tiến, hiện đại… con người bị phụ thuộc, trở nên trì trệ, thụ
động, lười biếng, không linh hoạt.
- Gia đình nuông chiều hoặc chưa quan tâm đúng mực.
c. Hậu quả:
- Con người không hoàn thành được công việc, không đạt được mục đích
mà mình hướng tới.
- Con người lười biếng sẽ trở nên thụ động, đòi hỏi, chán nản, giảm ý
chí phấn đấu, khiến cho họ ngày càng nhu nhược, sống dựa dẫm vào
người khác.
- Lười biếng dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo, là nguyên nhân
của những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội… Vì thế người lười biếng là
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
d. Giải pháp:
- Mỗi vinh quang đều phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, cả những đắng
cay. Vì thế con người không nên lười biếng mà phải biết tự nỗ lực, chăm
chỉ, cầm cù trong cuộc sống.
Đánh giá – liên hệ bản thân:
- Bên cạnh những người lười biếng đáng bị phê phán vẫn có những
con người ngày đêm miệt mài làm việc, nghiên cứu…
- Là học sinh thì cần phải siêng năng, đam mê khám phá; tích cực rèn luyện
các thói quen tốt; lập thời gian biểu cho mình và thực hiện một cách
nghiêm ngặt…
Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.


Điểm
0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

Câu 2 (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày,...
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp
ứng được những ý cơ bản sau:


Ý
I
1
2
II
1

Nội dung

Điểm
Giới thiệu chung
0,5
Tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Đất Nước
Cảm nhận về hai đoạn thơ
3,0
1,5
Đoạn thơ trong bài Tây Tiến:
* Về nội dung:
Đoạn thơ đem đến cho ta cảm nhận về những khó khăn, thiếu thốn, sự hi
sinh của những người lính nơi biên cương xa xôi, lạnh lẽo. Nhưng với việc
sử dụng rất nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cái chết được bao
bọc trong ý nghĩa thiêng liêng hừng hực hào khí kiêu hùng. Lời thơ còn
vang lên thành lời thề sông núi, cả thế hệ sẵn sàng Quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh. Nhà thơ đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp bi tráng và sự bất tử của
người lính Tây Tiến.
*Về nghệ thuật:
- Đoạn thơ sử dụng kết hợp hài hoà bút pháp tả thực với bút pháp lãng mạn,
từ Hán Việt với từ thuần Việt, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm.
- Cảm xúc của nhà thơ rất chân thành; giọng điệu thơ có chút xót xa nhưng
nổi bật là sự dứt khoát, mạnh mẽ làm nên sự bi tráng trong cái chết của
người lính Tây Tiến.
2 Đoạn thơ trong bài Đất Nước:
1,5
* Về nội dung:
Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự
thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà
còn là những con người vô danh bình dị. Họ đã sống và chết, không ai nhớ
mặt đặt tên, nhưng tất cả, họ đều có công làm ra Đất Nước. Họ là biết bao

người con gái con tra,i cần cù làm lụng chăm lo cho cuộc sống, vun vén
cho gia đình khi đất nước hoà bình, nhưng họ đã sẵn sàng dâng hiến tuổi
xanh, hiến dâng thân mình khi tổ quốc kêu gọi. Họ đã làm một cuộc chạy
tiếp sức đầy nhọc nhằn, gian khó để dựng xây và bảo vệ, vun đắp và gìn giữ
Đất Nước cho chúng ta hôm nay.
*Về nghệ thuật:
- Từ họ được điệp lại có tác dụng ngợi ca vai trò to lớn của nhân dân.
- Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi nhịp nhàng, linh hoạt gợi về quá
trình lịch sử đầy gian khổ của Đất Nước, gợi về sự hi sinh vĩ đại của nhân
dân ta.
- Giọng điệu thơ như những lời tâm tình nhắn nhủ tuổi trẻ và tự nhận thức
chính mình về vai trò, trách nhiệm đối với Đất Nước.
- Ý thơ chính luận được viết ra bằng lời thơ giản dị, giọng thơ tâm tình nên
rất mềm mại, không khô cứng như một lời giáo huấn.
III Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:
1,5
0,25
*Tương đồng:
- Hai đoạn thơ đều nói tới sự hi sinh thầm lặng của những người anh hùng
vô danh để “làm nên Đất Nước muôn đời”.
- Hai đoạn thơ đều được viết ra bởi sự yêu thương, trân trọng, biết ơn của
các tác giả - những người đang sống trong những giai đoạn lịch sử gian khổ


Ý

Nội dung
Điểm
mà hào hùng.
*Khác biệt:

- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết trong những năm đầu của thời kì 0,25
kháng chiến chống Pháp với nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội, bằng kí ức về
một thời oanh liệt của người trong cuộc. Đoạn thơ được viết bằng cảm xúc
mãnh liệt chân thành, sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn.
- Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước được viết trong năm cuối của thời kì 0,25
kháng chiến chống Mĩ. Trong cuộc kháng chiến, chúng ta có nhiều thắng lợi
vẻ vang nhưng vận nước vẫn rất mong manh. Lúc này cần sự đóng góp của
tất cả mọi lực lượng. Đoạn thơ này nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về trách nhiệm
đối với Đất Nước – cũng là một cách kêu gọi tinh thần đấu tranh của tuổi
trẻ.
- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết bằng thể thơ thất ngôn, có sử dụng 0,25
nhiều từ Hán Việt trang trọng với giọng điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âm
hưởng hào hùng để tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh và khẳng
định sự bất tử của người chiến sĩ vô danh.
- Đoạn thơ trong Đất Nước được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu trò 0,25
chuyện tâm tình, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của
nhân dân vô danh.
=> Lí giải sự khác biệt: do sự khác nhau trong phong cách sáng tác của mỗi 0,25
nhà thơ và cũng là do yêu cầu của sáng tạo văn học nghệ thuật.
Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25
------------- HẾT -----------


TRƯỜNG THPT
ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016 - 2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


MÃ ĐỀ: 256
Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500
người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có
nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công
trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được
trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.
(2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức
ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng
băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức
ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người
dàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của
thiên nhiên và sức mạnh của con người”.
(3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục
hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ.
Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức
mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”
(Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72-73)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.(0,5 điểm)
Câu 2: Văn bản trên có ba đoạn văn, anh/chị hãy nêu nội dung của từng đoạn. (0,75 điểm)
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về “sức mạnh của con người” trong dòng chữ chú thích dưới bức
ảnh thứ hai? (0,75 điểm)
Câu 4: Theo anh/chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì?(1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của
Mahatma Gandhi được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại
có trong tay chính là tình yêu”.

Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người “đi tìm
cái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc...”
Anh/Chị hãy cảm nhận về thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc qua hình tượng con Sông Đà.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh:.............................................................Số báo danh……………………..


TRƯỜNG THPT
ĐỒNG ĐẬU
MÃ ĐỀ: 256

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT
QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu Nội dung
Điểm
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận
0,5
Câu 2 Nội dung của từng đoạn:
- Đoạn (1): Kể về vụ đắm tàu Titanic
0,25
- Đoạn (2): Kể về hai bức ảnh minh họa và lời chú thích được đăng 0,25
trên tờ báo xuất bản ở Anh sau vụ đắm tàu.
- Đoạn (3): Bình về sức mạnh, sự vĩ đại của con người trong sự chế 0,25
ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ.
Câu 3 “Sức mạnh của con người” trong dòng chữ được chú thích dưới bức ảnh 0,75
thứ hai có thể hiểu là sức mạnh của lòng vị tha, tình yêu thương, của sự

vượt thắng bản năng để nhường cơ hội sống cho người khác.
Câu 4
Học sinh có thể nêu một trong những thông điệp sau:
1,0
- Tiến bộ khoa học giúp con người chinh phục thiên nhiên
nhưng không thể chế ngự được nó; sức mạnh của con người
không là gì trước sức mạnh của thiên nhiên.
- Thiên nhiên có thể phá hủy những công trình vĩ đại con người
làm ra nhưng không thể hủy diệt được sức mạnh tinh thần, sức
mạnh tình yêu nơi con người.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề
một cách thuyết phục.
- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong
sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới
đây chỉ là những định hướng cơ bản:
Ý Nội dung
Điểm
1 Giải thích:
0,5
- Tình yêu là tình cảm nồng nhiệt làm cho con người gắn bó với nhau và
sống có trách nhiệm hơn. Tình yêu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là tình
cảm, sự yêu thương giữa con người với con người. Lòng vị tha, sự hi sinh
bản thân, tình yêu thương của con người với đồng loại, với thiên nhiên và
môi trường xung quanh – chính là sức mạnh vĩ đại nhất mà loài người có



Ý
2

3

Nội dung
Điểm
trong tay.
Bàn luận:
- Tình yêu là một giá trị tinh thần vô giá, có thể mang đến cho con người 0,5
niềm vui, hạnh phúc, tạo động lực và sức mạnh giúp con người vượt qua
những thử thách, khó khăn để chiến thắng cái xấu, cái ác.
- Con người dù có vĩ đại đến đâu cũng trở nên nhỏ bé, yếu đuối, bất lực 0,5
trước sự cuồng nộ của thiên nhiên, sức mạnh ủy diệt của bom hạt nhân,…
Chỉ có tình yêu mới khiến cho loài người biết sống thân thiện với nhau và
xích lại gần nhau, nắm tay nhau để cùng tạo nên những giá trị trường tồn,
bất tử.
0,5
Bài học nhận thức và hành động:
- Tình yêu là sức mạnh vĩ đại nhất nhân loại có trong tay nên mỗi người cần
biết yêu thương nhau, trao đi yêu thương, phải biết chia sẻ, có lòng vị tha;
mọi người cần chung tay ngăn chặn và đẩy lùi chiến tranh, xung đột sắc
tôc, dịch bệnh và bảo vệ môi trường sống….
- “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta
muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu
trả lời đầu tiên và duy nhất.” (Albert Einstein, Thư gửi con gái)
Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.

Câu 2 (5,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ
vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các
lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng
được những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề
0,5
2 Phân tích, chứng minh
a Giải thích ý kiến của Nguyễn Tuân
- Trong câu văn của Nguyễn Tuân, chữ “vàng” không được dùng với nghĩa 0,25
đen. Nhà văn dùng chữ “vàng” với ý chỉ vẻ đẹp và sự quý giá.
- “Cái thứ vàng” của màu sắc núi sông Tây Bắc không có gì khác là vẻ đẹp 0,25
của con Sông Đà và nó hiện ra thật độc đáo qua ngòi bút tài hoa, uyên bác
của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.
b Phân tích, chứng minh
* Người lái đò Sông Đà - sự phát hiện chất vàng quý báu của một dòng
sông.


- Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân miêu tả một con Sông Đà
“hung bạo”. Song qua sự hung bạo của dòng sông, ta vẫn thấy ở Sông Đà
một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất
nước. Đó là:
+ Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành.
+ Những quãng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,...
+ Những cái hút nước xoáy tít.

+ Thác nước Sông Đà réo gầm với nhiều cung bậc âm thanh phong phú.
+ Đá trên sông dàn bày thạch trận với nhiều vòng vây lắt léo.
- Còn có một con Sông Đà thơ mộng, trữ tình:
+ “Tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình” gợi tả vẻ đẹp mềm mại
+ Dòng nước thay đổi theo mùa.
+ Dưới hạ lưu con sông chảy êm đềm.
+ Hai bên bờ cảnh vật yên tĩnh, nên thơ: một nương ngô nhú lên mấy lá ngô
non, cỏ gianh đồi núi đang ra những búp nõn, một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ
gianh... Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích tuổi xưa...
+ Con Sông Đà gợi cảm, trữ tình mang màu sắc Đường thi, gợi nhớ những
câu thơ tình tứ của Tản Đà...
* Nghệ thuật:
- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả
con sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú kết hợp
với những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú
vị.
- Khi miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống
động, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co
duỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.
Đánh giá chung
- Qua hình tượng con Sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu mến tha
thiết đối với thiên nhiên, đất nước. Với ông, thiên nhiên là một tác phẩm
nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, là thứ vàng quý giá. Cảm nhận và miêu tả
con Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của
mình. Hình tượng Sông Đà chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh
vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25
------------- HẾT -----------


1,5

1,5

0,5

0,5


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
MÃ ĐỀ: 358

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Họ, tên thí sinh:....................................................... Số báo danh………………
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4:
Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ Hán vẫn là
công cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân (...) Còn chữ Nôm chỉ để ghi cái đời sống tình cảm
hàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn… Nó khó học do đó không phổ biến. Tình trạng chữ viết
Việt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc với hai nghĩa:
Thứ nhất, ở dạng trực tiếp, nó làm cho sách khó viết, viết xong khó xuất bản, xuất bản xong
khó đến với người đọc;
Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy con người. Với một thứ chữ thuận tiện,
người ta có thể ghi chép, hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và giao lưu với nhau làm cho tri
thức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lại
những vận động trong đầu óc, sự suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc.
Gần đây nhiều người đã công nhận là dân ta làm việc gì thường theo lối chụp giật, mà thiếu thói

quen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không chăm chú theo
đuổi cái gì tới cùng (…) Tất cả những bệnh trạng đó trong tư duy bắt nguồn một phần từ một văn
hóa đọc lom đom, một đời sống tinh thần thiếu sách. Đến lượt mình, kiểu tư duy này lại quay trở lại,
cản trở người Việt đọc sách.
….
Ca dao tục ngữ truyện cười ở ta thường có thái độ chế giễu với người đọc sách. Dưới những
con mắt thế tục, việc đọc sách có vẻ như là một cái gì vô bổ của loại người “dài lưng tốn vải ăn no
lại nằm” (…). Cố nhiên trong thực tế, lại có một tình trạng tế nhị khác, là các làng xã thường đánh
giá nhau bằng số lượng kẻ cắm đầu vào sách. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Không. Học trò xưa
ham học để có ngày lều chõng đi thi và trở thành quan chức (từ đây khái quát lên, người ta vẫn tự
hào người Việt ham học). Nhưng không thể bảo họ, - đám người “nghiền” sách cốt đi thi kia - là
những người đọc sách với đúng nghĩa của nó. Người học để đi thi tự giới hạn trong kiến thức của
người chấm cho họ đỗ. Ngược lại đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và
một khao khát bất tận với sự hiểu biết. Loại sau ở xã hội ta quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành
một lớp người ổn định. Giải thích sao về hiện tượng này? Suy cho cùng ở xã hội nghèo, mọi việc vẫn
do miếng cơm manh áo quyết định. Khi có thể dùng sách để lập thân thì người ta đọc sách. Khi có
nhiều con đường khác lập thân mà ít tốn sức lực hơn – kể cả lối giả vờ đọc sách, gian lận thi cử - thì
người ta bỏ sách khá dễ dàng. Và đó chính là tình trạng của xã hội hôm nay.
(Vương Trí Nhàn, Vì sao người Việt không mê đọc sách?, chungta.com)
Câu 1. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? (0.5 điểm).
Câu 2. Tình trạng “nước đôi” của chữ viết nước ta thời trung đại dẫn đến những hệ quả nào? (0.5
điểm).
Câu 3. Theo tác giả, đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là gì? Thực trạng của lớp người này
trong xã hội ta ra sao? (1.0 điểm).
Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc đọc sách trở thành một thói quen phổ biến? (1.0 điểm).
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của thói quen đọc
sách đối với mỗi người.
Câu 2 (5.0 điểm)



Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên
nhiên thơ mộng, tình tứ. Dựa vào bài kí, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------------- Hết -----------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
MÃ ĐỀ: 358

Phần
I

Câu
1
2
3

4
II
1

2

ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂN
Nội dung


Đọc hiểu
Đoạn trích bàn về văn hóa đọc (Thí sinh có thể diễn đạt cách
khác như: việc đọc sách, tình trạng không ham đọc sách của
người Việt,…)
Tình trạng nước đôi của chữ viết đã níu kéo văn hóa đọc, cản
trở người Việt đọc sách.
- “Đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập
và một khao khát bất tận với sự hiểu biết”.
- Lớp người này ở ta “quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành
một lớp người ổn định”.
Viết được đoạn văn về giải pháp biến việc đọc sách thành thói
quen phổ biến.
Làm văn
Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của thói quen đọc sách
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận cứ
- Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm,mở mang
kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái,yêu
đời hơn.
- Biết đọc sách tức là chúng ta đã thoát khỏi sự chán ghét của
cuộc sống,và hướng tới một tương lai tươi sáng,tốt đẹp
hơn.Sách sẽ trở thành một người bạn của tất cả những ai
trân trọng nó.
- Tuy nhiên,để đạt được hiệu quả tốt,cần phải có những quyển
sách hay,phù hợp với lứa tuổi ,và việc cần chú trọng nhiều nhất
đó chính là cách đọc sách.Đọc sách phải nghiên cứu,suy ngẫm
tìm tòi,chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứ
không phải đọc để lấy thành tích.
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng
sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý
kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc

thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Dựa vào bài kí, anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ
mộng, tình tứ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, ý kiến.

Điểm
3.0
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
2.0
0.5
0.5
1.0

5.0

0.5


- Sông Hương ở thượng nguồn.
Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồn

Trường Sơn, người đọc ngạc nhiên đến thú vị trước những nét
tính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm
- Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Xuôi dòng Hương giang về vùng đồng bằng và ngoại vi thành
phố Huế, sông Hương lại mang vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyến
rũ mềm mại hứa hẹn những điều thú vị qua so sánh: người con
gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
- Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố.
Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở
nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút
của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy
ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh
đẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con
sông.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông từ nhiều không
gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ nhà văn đều thể hiện
cảm nghĩ sâu sắc mới mẻ về non sông. Từ những cái nhìn ấy, ta
nhận thấy tình cảm yêu mến thiết tha, niềm tự hào và một thái
độ trân trọng gìn giữ đối với vẻ đẹp tự nhiên đậm màu sắc văn
hóa của nhà văn với dòng sông quê hương.
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình
ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân
hoá, ẩn dụ,...
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách
quan.
Kết thúc vấn đề
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng
từ, đặt câu,...

Tổng điểm

1.0
1.0

1.0

1.0

0.5

10.0
---------------------------------- Hết ------------------------------


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
MÃ ĐỀ: 493

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120phút
Họ, tên thí sinh:....................................................... Số báo danh………………
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thưc hiện các yêu cầu:
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot)
Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy
tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử kỳ
diệu dành cho người mù. “Mắt thần” là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận
biết được vật cản trước mặt trong khoảng 1m. Thiết bị sẽ rung khi người người ta gặp vật cản.

Thiết bị này sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên
bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so
với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng để sản xuất bán ra
thị trường. Nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian giảng
dạy nghiên cứu. Anh cho rằng thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chính vì vậy,
anh đồng ý hợp tác với công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với
mong muốn năm 1000 người khiếm thị ở Việt Nam có” mắt thần” và không dừng lại ở “mắt thần”,
chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão của mình muốn cải tiến thiết bị này nữa, có thể chiếc kính giúp
người khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận
biết được đồ ăn…. Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống “1080 ”
cho người mù sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan điểm quan niệm: mình không giầu có
bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộc
sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.
(Đi tìm “mắt thần” cho người khiếm thị - Lê Tuyết)
Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Vì sao có thể coi “mắt thần” là trung tâm chăm sóc người khiếm thị?
Câu 3: Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với tiến sĩ Nguyễn Bá Hải?
Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “….cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và
mình hạnh phúc hơn.”
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa
xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
MÃ ĐỀ: 493

Phần
Câu
I. Đọc-hiểu 1

Đáp án
Hai phương thức biểu đạt của văn bản trên: thuyết minh,
tự sự.

Điểm
0,5

2

Có thể coi “mắt thần là trung tâm chăm sóc người khiếm thị”
vì: Nó giống địa chỉ “1080” cho người mù sẵn sàng giúp đỡ
họ bất cứ lúc nào.

0,5

3

Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ trân
trọng, ngợi ca những đóng góp của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải đối
với người khuyết tật nói riêng và xã hội nói chung.
Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần
hướng đến những nội dung cụ thể như sau:
+ Khi nạn chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra rất nhức nhối
thì trường hợp như tiến sĩ Nguyễn Bá Hải là rất đáng quý khi
anh đã lựa chọn trở về đóng góp cho đất nước và giúp đỡ
những hoàn cảnh khó khăn.

+ Đội ngũ trí thức trẻ ngày càng khẳng định được khả năng,
cống hiến và tấm lòng vị tha của mình để góp phần hiệu quả
mạnh mẽ vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
+ Nhà nước cần có định hướng, cơ chế chính sách đặc thù,
tạo ra một môi trường đủ thỏa mãn đam mê nghiên cứu, tạo cơ
hội trau dồi thêm kiến thức để phát huy tối đa năng lực, nhiệt
huyết để các trí thức trẻ có điều kiện cống hiến lâu dài.
(Lưu ý: bài viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.)
Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần
Đọc hiểu: “….cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và
mình hạnh phúc hơn.”
Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một văn bản nghị luận ngắn
khoảng 200 từ, yêu cầu trình bày mạch lạc rõ ràng, không mắc
lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

1.0

4

II. Làm
văn

ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT
QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂN

1

1,0



Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:
* Giải thích: Cho đi: chia sẻ về vật chất, tinh thần
(không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể
giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời
động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm
tin và nghị lực sống.)
- Cuộc sống nhân văn: cuộc sống có nhiều việc tử tế, nhiều lời nói
tích cực, nhiều lối ứng xử văn hóa, tăng thêm niềm tin của con
người vào những điều tốt đẹp, tin vào tình người…
Mình hạnh phúc hơn: cảm giác thanh thản, vui vẻ khi nhận được
lời cảm ơn, hoặc nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc
của người được giúp đỡ…
* Bàn luận về ý nghĩa của lối sống cho đi (giúp đỡ, quan tâm,
sẻ chia):
- Cuộc sống đa dạng, phong phú, có nhiều số phận bất hạnh, thiệt
thòi rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để họ vượt qua khó khăn, để
sống, để học tập và làm việc.
- Sống nhân hậu, bao dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần
được nhân rộng và phát huy.
- Phê phán thực trạng chạy theo lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản
thân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thờ ơ,
vô cảm trước nỗi đau của người khác..
* Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận
thức, hành động: ý thức cao hơn trách nhiệm của mình đối chính
mình, với xã hội, đối với cuộc đời, từ đó phấn đấu học tập và rèn
luyện bản thân về bản lĩnh, đạo đức…
2 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị

trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn “Vợ
chồng A Phủ” của Tô Hoài.
I/ Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm
- Giới thiệu về nhân vật Mị (đặc biệt là diễn biến tâm trạng và
hành động của Mị trong đêm mùa xuân)
II/ Thân bài:

0,5

1.0

0,5

5

0,5

4


1/ Nêu khái quát về thân phận Mị ở Hồng Ngài (trong nhà thống
lí Phá tra)
- Mị vốn là người có phẩm chất đẹp đẽ (sống hiếu thảo với cha;
trẻ đẹp yêu đời, có tài thổi sáo)
- Bị bắt làm dâu gạt nợ cho thống lí Phá Tra, Mị sống kiếp nô lệ,
cô đã phản ứng quyết liệt, muốn dùng cái chết để phản đối.Nhưng
vì thương cha,Vì món nợ truyền kiếp, Mị phải sống câm lặng,
cam chịu.
2/ Tâm trạng và hành động của Mị khi mùa xuân về (đặc biệt

trong đêm tình xuân).
a/ Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng :
- Mùa xuân trên núi cao với những sắc xuân rực rỡ “Những chiếc
váy hoa… xoè ra như con bướm sặc sỡ”, “Hoa thuốc phiện vừa
nở trắng lại đổi ra mầu đỏ au, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man
mát”
- Những âm thanh rộ rã báo hiệu mùa xuân: “Đám trẻ… chơi
quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”; âm thanh tiếng sáo, tiếng
khèn dập dìu của nam nữ thanh niên…
-> Sự sống của tạo vật và con người như được khơi động, bừng
tỉnh. Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào tâm hồn Mị.
Nhất là tiếng sáo, tiếng sáo rủ bạn đi chơi ngoài đầu núi …
b/ Tâm trạng và hành động của Mị:
+ “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi. Mị nhẩm lại bài hát
của người đang thổi” -> tiếng sáo đã đánh thức kỉ niệm của một
thời con gái của Mị: “ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này,
Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá
cũng hay như thổi sáo …”.
+ Ngày tết, Mị cũng uống rượu “Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực
từng bát …” Men rượu như tăng thêm nồng nàn sức trẻ đang bừng
lên trong Mị, Mị thấy phơi phới trở lại, “Mị trẻ lắm,Mị còn trẻ, Mị
muốn đi chơi”.
+ “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa
đèn cho sáng”.Ngọn đèn làm ấm lên gian buổng tối tăm, lạnh lẽo.
Hơi rượu nồng nàn cùng tiếng sáo rập rờn, thôi thúc Mị đi đến
quyết định: Muốn đi chơi. “Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy
hoa vắt ở giá trong.”
+ Đúng lúc ấy, sợi dây trói tàn bạo của A Sử kịp thời quăng lưới
vào khát vọng của Mị, ý muốn đi chơi bị chặn đứng.


0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5


+ Thực tại cứa vào da thịt bằng những lằn dây trói. “Trong bóng
tối, Mị đúng lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn
nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.
Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được”. Mộng du
tan biến trong ý nghĩa cay đắng về thân phận “Mị thổn thức nghĩ
mình không bằng con ngựa”.
-> Như vậy sự quẫy đạp lần này không đủ để thay đổi số phận của
Mị nhưng lại đầy ý nghĩa.
3. Đánh giá
- Thành công của nhà văn là khắc hoạ một nhân vật sống chủ yếu
bằng tâm trạng, với tâm trạng. Cả đêm mùa xuân, Mị hành động
được rất ít, nhưng người đọc vẫn thực sự hấp dẫn với một con
người đang từ cõi âm u mơ hồ trỗi dậy. Không gian, thời gian,
giọng kể của tác phẩm theo một tiết tấu của chính tâm trạng ấy.
- Cuộc trỗi dậy như một đợt sóng dâng lên rồi tràn ra. Nó không
làm mảy may thay đổi cuộc đời Mị. Nhưng từ đó, sóng ngầm vẫn
không mất. Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mãnh liệt
hơn lúc nào hết, bằng chứng là hành động cởi trói cho A Phủ và

cùng anh ta trốn khỏi Hồng Ngài sau này
III. Kết bài
Tóm lược nội dung đã phân tích.Khẳng định vai trò của nhân vật
Mị trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

0,5

0,25

0,25

0,5



×