Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ufma so kx 06 11 1522270

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.35 KB, 3 trang )

PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”
Mã số: KX.06/11-15
I.

Mục tiêu:

1.

Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để đẩy mạnh hoạt động hội
nhập quốc tế về phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao vị thế khoa học và công nghệ của
Việt Nam trên trường quốc tế.

2.

Nâng cao năng lực chủ động hội nhập bình đẳng của cộng đồng khoa học và
công nghệ Việt Nam với cộng đồng khoa học công nghệ quốc tế, đảm bảo
nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên,
trọng điểm.

3.

Dự báo tình hình phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới để xây dựng
các chính sách nhằm thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển tiềm lực
khoa học và công nghệ của Việt Nam.


II.

Nội dung chương trình

1.

Nghiên cứu và xác định các nhiệm vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công
nghệ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Xác định các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ đó xây dựng kế hoạch
và nội dung hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong giai
đoạn từ 2011 đến 2020.
- Nghiên cứu để lựa chọn được phương án tối ưu từ kinh nghiệm của các
quốc gia trong khu vực và thế giới trong xây dựng các nhiệm vụ hợp tác
quốc tế về khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Xây dựng các tiêu chí để xác định và đánh giá các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về
khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề có tính bức thiết đặt ra, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích và đánh giá các xu thế thế giới đối với hội nhập quốc tế về khoa
học và công nghệ.


2.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc tế có tiềm năng phục vụ
cho hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam (tổ
chức và các nhà khoa học và công nghệ trên thế giới, các nhóm nghiên cứu
mạnh, các chuyên gia người Việt làm trong các tổ chức khoa học và công
nghệ, các tập đoàn, doanh nghiệp ở nước ngoài).
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và

công nghệ quốc tế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Cập nhật, điều hành và đánh giá cơ sở dữ liệu.

3.

Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng mô hình hợp tác liên kết giữa các tổ
chức khoa học và công nghệ, phòng thí nghiệm của Việt Nam với nước
ngoài.
- Xác định thế mạnh của các đối tác tiềm năng của nước ngoài để hình thành
các cơ sở khoa học và công nghệ, phòng thí nghiệm, nghiên cứu chung tại
Việt Nam.
- Đánh giá năng lực các cơ sở khoa học và công nghệ, phòng thí nghiệm,
nghiên cứu của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
- Thí điểm hình thành một số cơ sở khoa học, phòng thí nghiệm liên kết.

4.

Cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao vị thế của Việt Nam trong hoạt động
khoa học công nghệ của quốc tế.
- Cơ sở cơ chế và chính sách cho việc tổ chức các sự kiện khoa học và công
nghệ có ý nghĩa quốc tế tại Việt Nam.
- Thí điểm tổ chức và chủ trì một số sự kiện khoa học và công nghệ có ý
nghĩa quốc tế tại Việt Nam.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để liên kết, tìm kiếm
và tổ chức các sự kiện khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc tế.

5.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách đẩy mạnh hợp tác song phương và đa

phương về khoa học và công nghệ.

6.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách, mô hình thúc đẩy tìm kiếm, giải mã và
chuyển giao công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam.

III.

Dự kiến các sản phẩm của Chương trình

1.

Các luận cứ khoa học và thực tiễn về:


- Các tiêu chí để xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua
hợp tác quốc tế góp phần giải quyết các vấn đề có tính bức thiết đặt ra tại
Việt Nam.
- Mô hình hội nhập của Việt Nam thông qua tổ chức các sự kiện khoa học và
công nghệ có ý nghĩa quốc tế.
- Cơ chế và chính sách phát triển đồng bộ các cơ sở khoa học và công nghệ,
phòng thí nghiệm liên kết quốc tế.
- Cơ chế và chính sách để nâng cao năng lực của cộng đồng khoa học và công
nghệ tham gia vào các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công
nghệ của Việt Nam.
2.

Một số (3-5) sự kiện khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc tế được thí
điểm tổ chức.


3.

Một số (3-5) cơ sở khoa học và công nghệ/phòng thí nghiệm liên kết quốc tế
được thí điểm vận hành; một số nhóm nghiên cứu mạnh của Việt Nam (5-7)
liên kết được với các nhóm nghiên cứu tương ứng của quốc tế để giải quyết
những vấn đề khoa học công nghệ của Việt Nam.

4.

Cở sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc tế.

IV.

Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình

1.

Chỉ tiêu về trình độ khoa học
- 100% đề tài có kết quả được trình bày dưới hình thức chuyên đề, chuyên
khảo, bài báo trong nước và quốc tế.
- Có đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định
cơ chế, chính sách hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Nhà
nước.
- Góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn chỉnh có
chế quản lý, chính sách hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ ở các
bộ, ngành, địa phương.
- Kết quả của đề tài cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức về
vai trò và hiệu quả của hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


2.

Chỉ tiêu về đào tạo
- 100 lượt người được đào tạo nâng cao trình độ về hội nhập quốc tế.
- 05 người được đào tạo sau đại học.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×