Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI IPV4/IPV6 VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI IPV6 TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.04 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
--------------------------

Vũ Đức Hiệu

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI
IPV4/IPV6 VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI IPV6 TRÊN MẠNG
VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.70

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2012


1
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Mạnh Quyết

Phản biện 1:……………………………………………..
Phản biện 2:……………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm 2012


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông


2
MỞ ĐẦU

Mạng Internet và các mạng dùng công nghệ IP đã trở
lên rất quan trọng trong cuộc sống của xã hội hiện đại ngày nay.
Mạng Internet đã tạo ra một môi trường hoạt động toàn cầu cho
tất cả mọi người tham gia, gần như xóa đi biên giới giữa các
quốc gia, thu ngắn khoảng cách địa lý.
Một trong những vấn đề quan trọng mà kỹ thuật mạng
trên thế giới đang phải giải quyết là sự phát triển với tốc độ quá
nhanh của mạng Internet toàn cầu. Sự phát triển này cùng với
sự tích hợp dịch vụ, triển khai những dịch vụ mới, kết nối nhiều
mạng khác nhau, như mạng di động với mạng Internet đã đặt ra
vấn đề thiếu tài nguyên dùng chung. Việc sử dụng hệ thống địa
chỉ hiện tại cho mạng Internet IPv4 sẽ không đáp ứng nổi sự
phát triển của mạng Internet toàn cầu trong hiện tại và tương
lai. Do đó nghiên cứu triển khai ứng dụng một phương thức
đánh địa chỉ mới nhằm khắc phục hạn chế này là một yêu cầu
tất yếu cần được làm ngay.
Mạng Internet Việt Nam cũng đặt ra những yêu cầu
tương tự. Nhưng với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại, các thiết bị
dịch vụ đang khai thác sử dụng hệ thống địa chỉ IPv4. Các thiết
bị và phần mềm hiện tại chưa hỗ trợ nhiều hoặc chưa tương
thích hoặc chưa sẵn sàng với việc sử dụng tới việc sử dụng IPv6
(Internet Protocol version 6). Để bắt kịp với sự phát triển của

mạng Internet, trong tương lai mạng Internet Việt Nam phải hỗ


3
trợ IPv6. Vấn đề triển khai sử dụng IPv6 là sự thay đổi có quy
mô rộng lớn. Vì vậy cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực
hiện để giảm chi phí, tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có.
Hiện nay viễn thông Hà Nội đang cùng các đơn vị
thành viên trong tập đoàn tiến hành chuẩn bị mạng lưới, rà soát
và kiểm tra lại quy hoạch dải địa chỉ IPv4 để thực hiện lộ trình
triển khai IPv6 của tập đoàn VNPT giao cho, do vậy với cấu
hình mạng hiện trạng với nhiều phần tử mạng, cung cấp đa
dạng và rất lớn các dịch vụ như vậy, Viễn thông Hà Nội triển
khai để đạt được hiệu quả nhất, chi phí giảm nhất mà không ảnh
hưởng đến người sử dụng trên cơ sở hạ tầng mạng hiện có. Do
vậy đề tài được xây dựng theo nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan địa chỉ IPv6
Chương 2: Các phương thức chuyển đổi IPv4/IPv6
Chương 3: Đề xuất phương án triển khai IP6 trên
mạng Viễn thông Hà Nội.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỊA CHỈ IPv6
1.1 Nguyên nhân phát triển Ipv6
Vấn đề ở đây là địa chỉ IP, không gian địa chỉ IP đã cạn
kiệt, địa chỉ IP (IPv4) không thể đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng.
Bước tiến quan trọng mang tính chiến lược đối với kế
hoạch mở rộng này là việc nghiên cứu cho ra đời một thế hệ sau
của giao thức IP, đó chính là IP version 6.

IPv6 ra đời không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn IPv4. Vì là
một phiên bản hoàn toàn mới của công nghệ IP, việc nghiên
cứu, ứng dụng vào thực tiễn luôn là một thách thức rất lớn. Một
trong những thách thức đó liên quan đến khả năng tương thích
giữa IPv6 và IPv4, liên quan đến việc chuyển đổi từ IPv4 lên
IPv6, làm thế nào mà người dùng có thể khai thác những thế
mạnh của IPv6 nhưng không nhất thiết phải nâng cấp đồng loạt
toàn bộ mạng (LAN, WAN, Internet…) lên IPv6.
1.2 Những giới hạn của Ipv4
1.3 Quản lý địa chỉ IPv4
1.4 Cấu trúc địa chỉ Ipv6
1.4.1 Tăng kích thước của tầm địa chỉ

Hình 1.2 Số Bits trong IPv4 so với IPv6


5
IPv6 sử dụng 128 bit địa chỉ, Gấp 296 lần so với địa chỉ
IPv4.
1.4.2 Sự phân cấp địa chỉ toàn cầu
a) Phân cấp địa chỉ lúc ban đầu

Hình 1.4 Kiến trúc quản lý việc cấp phát địa chỉ IPv6 lúc đầu
Trong đó:
b) Phân cấp địa chỉ hiện nay
Địa chỉ IPv6 sử dụng một giải pháp gọi là prefix (tiền tố)
để phân cấp một địa chỉ thành các khối xác định.

Hình 1.5 Kiến trúc quản lý việc cấp phát địa chỉ IPv6 hiện nay
1.4.3 Quy trình hoạt động cơ bản của địa chỉ IPv6

1.4.4 Một số tính năng nổi trội hơn so với IPv4
- Đơn giản hóa việc đặt địa chỉ Host.
- Tự động cấu hình địa chỉ.
- Hiệu suất cao hơn.
- Giảm được thời gian xử lý Header, giảm Overhead
- Hỗ trợ tốt tính năng di động.


6
1.5 So sách Header của IPv4 và IPv6
Phần đầu IPv6 là phiên bản cải tiến, được tổ chức hợp lý
hơn so với Phần đầu IPv4. Trong đó loại bỏ đi một số trường
không cần thiết hoặc ít khi sử dụng và thêm vào những trường hỗ
trợ tốt hơn cho lưu lượng thời gian thực.

Hình 1.10 So sánh phần đầu của IPv4 và IPv6
1.5.1 Chiều dài phần đầu IPv6
Gói tin IPv6 có hai dạng Phần đầu: phần đầu cơ bản
(basic phần đầu) và phần đầu mở rộng (extension phần đầu).

Hình 1.11 Cấu trúc gói tin IPv6
1.5.2 Những trường bỏ đi trong Phần đầu IPv6
1.5.3 Chi tiết Phần đầu IPv6


7
1.5.3.1 Các trường có trong phần đầu IPv6

Hình 1.12 Chi tiết phần đầu IPv6
Các trường có trong IPv6 Header :



Version : Trường chứa 4 bit 0110 ứng với số 6 chỉ phiên

bản của IP.


Traffic Class : Trường 8 bit. Trường này được sử dụng

để biểu diễn mức ưu tiên của gói tin.


Flow Label : Trường hoàn toàn mới trong IPv6, có 20 bit

chiều dài. Trường này biểu diễn luồng cho gói tin và được sử
dụng trong các kỹ thuật chuyển mạch đa lớp (multilayer
switching).


Payload Length : Trường 16 bit. Tương tự trường Toal

Length trong IPv4, xác định tổng kích thước của gói tin IPv6
(không chứa header).


Next Header : Trường 8 bit. Trường này sẽ xác định xem

extension header có tồn tại hay không, nếu không được sử
dụng, header cơ bản chứa mọi thông tin tầng IP. Nó sẽ được
theo sau bởi header của tầng cao hơn, tức là header của TCP



8
hay UDP, và trường Next Header chỉ ra loại header nào sẽ theo
sau.


Hop Limit : Trường 8 bit. Trường này tương tự trường

Time to live của IPv4. Nó có tác dụng chỉ ra số hop tối đa mà
gói tin IP được đi qua. Qua mỗi hop hay router, giá trị của
trường sẽ giảm đi 1.


Source Address : Trường này gồm 16 octet (hay 128

bit), định danh địa chỉ nguồn của gói tin.


Destination Address : Trường này gồm 16 octet (hay

128 bit), định danh địa chỉ đích của gói tin.
1.5.3.1 Phần đầu mở rộng trong phần đầu IPv6
Ngoài ra IPv6 Header còn có thêm Extension Headers,
là phần Header mở rộng.

Hình 1.13 Thứ tự header trong gói tin IPv6
Phần đầu mở rộng là đặc tính mới của thế hệ địa chỉ
IPv6.
1.6. Định nghĩa cách biểu diễn và phân loại địa chỉ IPv6

1.6.1 Các quy tắc biểu diễn


9
128 bit của IPv6, được chia ra thành 8 Octet, mỗi Octet
chiếm 2 byte (4 bit), gồm 4 số được viết dưới hệ cơ số Hexa, và
mỗi nhóm được ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm. IPv6 là 1
địa chỉ mới nên chúng ta không dùng hết 128 bit, vì vậy sẽ có
nhiều số 0 ở các bit đầu nên ta có thể viết rút gọn để lược bỏ số
0 này.
1.6.2 Địa chỉ Unicast Address
Unicast Address dùng để xác định một interface trong
phạm vi các Unicast Address. Gói tin (Packet) có đích đến là
Unicast Address sẽ thông qua Routing để chuyển đến 1
interface duy nhất.
Unicast Address gồm các loại:
a) Global Unicast Address:
b) Link-local Addresses:
c) Site-local Addresses:
1.6.3 Địa chỉ Multicast Address
Multicast Address dùng để xác định nhiều interfaces.
Packet có đích đến là Multicast Address sẽ thông qua Routing
để chuyển đến tất cả các interfaces có cùng Multicast Address.

Hình 1.18 Cấu trúc địa chỉ Multicast Address


10
1.6.4 Địa chỉ Anycast Address
Anycast Address dùng để xác định nhiều Interfaces.

Tuy vậy, packet có đích đến là Anycast Address sẽ thông qua
Routing để chuyển đến một interface trong số các interface
có cùng Anycast Address, thông thường là interface gần nhất.
Chữ “gần nhất” ở đây được xác định thông qua giao thức định
tuyến đang sử dụng.

Hình 1.19 Cấu trúc địa chỉ Anycast Address
1.7 Kết luận chương
Chương này trình bày những hạn chế của phiên bản IPv4,
những điểm nổi bật, cấu trúc tổng quan của địa chỉ IPv6 và một số
dạng địa chỉ đặc biệt thường được sử dụng. Chương này cũng đã
đề cập tới một phần thông tin được sử dụng trong gói dữ
liệu IP để khi truyến dẫn các bộ định tuyến có thể dễ dàng “làm
việc” hơn là phần đầu (header). Phần đầu IPv6 là phiên bản cải
tiến, được tổ chức hợp lý hơn so với phần đầu IPv4. Trong đó
loại bỏ đi một số trường không cần thiết hoặc ít khi sử dụng và
thêm vào đó những trường hỗ trợ tốt hơn cho lưu lượng thời
gian thực.


11
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI IPV4
/IPV6
2.1. Đặt vấn đề
Trong trường hợp thủ tục IPv6 đã được chuẩn hóa,
hoàn thiện và hoạt động tốt, việc chuyển đổi có thể được thúc
đẩy thực hiện trong một thời gian nhất định đối với một mạng
nhỏ, mạng của một tổ chức. Tuy nhiên khó có thể thực hiện
ngay được với một mạng lớn.


Hình 2.1 Sự chuyển đổi giữa mạng IPv4 và IPv6
Do vậy cần có những công nghệ phục vụ cho việc
chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6. Phần này sẽ giới
thiệu ba công nghệ chuyển đổi được sử dụng phổ biến hiện nay
là :


Dual Stack : Cho phép IPv4 và IPv6 cùng hoạt động
trong một thiết bị mạng.



Tunnelling : Công nghệ đường hầm, sử dụng cơ sở hạ
tầng mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho
kết nối IPv6.



NAT-PT : Thực chất là một dạng thức công nghệ NAT,
cho phép thiết bị chỉ hỗ trợ IPv6 có thể giao tiếp với thiết
bị chỉ hỗ trợ IPv4.


12
2.2. Các phương thức chuyển đổi
2.2.1 Chồng hai giao thức (Dual Stack)
Cơ chế Chồng hai giao thức còn gọi là cơ chế chồng 2
lớp. Cơ chế này đảm bảo mỗi Host/Router được cài cả hai giao
thức IPv4 và IPv6. Với cơ chế đôi (Dual) này, hoạt động của các
Host/ Router hoàn toàn tương thích với IPv4 và IPv6. Những ứng

dụng nào được hỗ trợ Chồng hai giao thức sẽ hoạt động được cả
với địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6.

Hình 2.2 Mô hình Dual-stack
- Dual-stack trong hệ điều hành Windows :
- Dual-stack trong Cisco
2.2.2 Công nghệ Đường hầm (tunnel)
Tunneling (đường hầm) là công nghệ sử dụng cơ sở hạ
tầng của mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho kết
nối IPv6. Địa chỉ IPv6 phát triển khi Internet IPv4 đã sử dụng


13
rộng rãi và có một mạng lưới toàn cầu. Trong thời điểm rất dài
ban đầu, các mạng IPv6 sẽ chỉ là những ốc đảo, thậm chí là
những host riêng biệt trên cả một mạng lưới IPv4 rộng lớn. Làm
thế nào để những mạng IPv6, hay thậm chí những host IPv6
riêng biệt này có thể kết nối với nhau, hoặc kết nối với mạng
Internet IPv6 khi chúng chỉ có đường kết nối IPv4. Sử dụng
chính cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để kết nối IPv6 là mục tiêu của
công nghệ tunneling.

Hình 2.5 Công nghệ đường hầm (tunneling)
Nguyên tắc hoạt động của việc tạo đường hầm
Nguyên tắc của việc tạo đường hầm trong công nghệ đường hầm
như sau:
-Xác định thiết bị kết nối tại các điểm đầu và cuối đường hầm. Hai
thiết bị này phải có khả năng hoạt động chồng giao thức.
-Trên hai thiết bị mạng (có kết nối Internet IPv4) tại đầu và cuối
đường hầm, thiết lập một giao diện đường hầm (giao diện ảo,

không phải giao diện vật lý) dành cho những gói tin IPv6 sẽ được
"bọc" trong gói tin IPv4 đi qua.
-Xác định địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6 tại nguồn và đích của giao


14
diện đường hầm. Gắn địa chỉ IPv6 cho giao diện đường hầm.
Phân loại công nghệ đường hầm
Tùy theo công nghệ đường hầm, các điểm bắt đầu và kết
thúc đường hầm có thể được cấu hình bằng tay bởi người quản trị,
hoặc được tự động suy ra từ địa chỉ nguồn và địa chỉ đích của gói
tin IPv6, đường hầm sẽ có dạng kết nối điểm - điểm hay điểm - đa
điểm.
- Đường hầm cấu hình (Configured Tunnel)
- Đường hầm tự động (Automatic Tunnel)
2.2.2.1 Đường hầm cấu hình (Configured Tunnel)
2.2.2.2 Đường hầm tự động (Automatic Tunnel)
2.2.3 Kịch bản IPv6 qua IPv4 (6over4 tunneling)
2.2.4 Kịch bản IPv6 đến IPv4 (6to4 tunneling)
Công nghệ đường hầm 6to4 là công nghệ sử dụng địa chỉ
IPv4 toàn cầu tạo ra các khối địa chỉ IPv6 riêng, khác biệt với địa
chỉ IPv6 cấp bởi các tổ chức quản lý tài nguyên quốc tế (thường
được gọi là địa chỉ thuần IPv6).

Hình 2.6 Mô hình 6to4 tunneling


15
2.2.4.1 Địa chỉ IPv6 sử dụng trong công nghệ đường hầm 6to4
Địa chỉ 6to4 có prefix là 2002::/16, kết hợp với 32 bit

của một địa chỉ IPv4 sẽ tạo nên một địa chỉ 6to4 có prefix /48
duy nhất toàn cầu được sử dụng cho mạng IPv6. Prefix /48 của
địa chỉ IPv6 trong mạng 6to4 tương ứng với một địa chỉ IPv4
toàn cầu được cấu tạo theo nguyên tắc sau:

Hình 2.7 Cấu trúc địa chỉ IPv6 6to4
2.2.4.2 Các thành phần của công nghệ đường hầm 6to4:

Hình 2.8 Các thành phần của tunnel 6to4
Mô hình ứng dụng công nghệ đường hầm 6to4 (Tunnel
6to4) đơn giản nhất là kết nối nhiều mạng IPv6 riêng biệt, mỗi
mạng có ít nhất một đường kết nối tới mạng IPv4 chung qua router
biên được gắn địa chỉ IPv4 toàn cầu.


16
2.2.5 Kịch bản Tunnel Broker
Tunnel Broker là hình thức tạo đường hầm, trong đó một
tổ chức đứng ra làm trung gian, cung cấp kết nối tới mạng Internet
IPv6 cho những thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ Tunnel
Broker do tổ chức cung cấp.

Hình 2.9 Mô hình kết nối ipv6 với tunnel Broker
2.2.6 Công nghệ dịch địa chỉ (NAT)
2.2.6.1 Phân loại công nghệ NAT-PT
2.2.6.2 Nguyên lý làm việc của NAT-PT
2.3 Kết luận chương
Xây dựng một mạng có khả năng tương thích, có thể sử
dụng cả hai dạng địa chỉ IPv4 và IPv6 là một trong những khó
khăn của các nhà quản trị mạng nói riêng, của người sử dụng nói

chung. Chương này đã trình bày một số giải pháp để hai dạng địa
chỉ v4 và v6 có thể “nói chuyện” được với nhau. Một trong những
giải pháp đó là: Dual-stack, Công nghệ đường hầm (Tunnel), Công
nghệ biên dịch NAT. Những kỹ thuật này ra đời với mục đích tiết
kiệm được chi phí để triển khai một mạng Backbone IPv6.


17
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI IPV6 TRÊN MẠNG
VNPT HÀ NỘI
3.1 Định hướng và lộ trình triển khai IPv6 của tập đoàn
VNPT
3.1.1 Định hướng các phương án triển khai IPv6 cho mạng
VNPT
a, Về yêu cầu:
b, Về giải pháp kỹ thuật
 Giải pháp DUAL STACK

Hình 3.1 Giải pháp triển khai Dual Stack cho mạng VNPT
 Giải pháp Tunnel-6RD


18

Hình 3.2 Giải pháp triển khai 6RD cho mạng VNPT
3.1.2 Lộ trình triển khai IPv6 của tập đoàn VNPT
Bảng 3.1 Lộ trình triển khai IPv6 của tập đoàn VNPT

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị (2011-2012)
Giai đoạn 2: Giai đoạn cung cấp thử nghiệm (2013-2014)

Giai đoạn 3: Giai đoạn cung cấp chính thức dịch vụ IPv6
(2015-2017)
Giai đoạn 4: Giai đoạn hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ
trên nền IPv6 (2018-2020)


19
3.2. Đề xuất phương án và lộ trình triển khai IPv6 trên
mạng Viễn thông Hà Nội
3.2.1 Hiện trạng mạng VNPT Hà Nội và nhu cầu triển khai
IPv6
3.2.1.1 Hiện trạng mạng và cấp phát địa chỉ IPv4 của VNPT
Hà Nội
a, Mô hình tổ chức mạng VNPT Hà Nội.

Hình 3.3 Mô hình tổ chức mạng của VNPT Hà Nội


20
b, Cấp phát địa chỉ IPv4 cho khách hàng
Địa chỉ IPv4 cho khách hành truy nhập được thực hiện qua hai
hình thức là cấp địa chỉ IP động và địa chỉ IP tĩnh.
-

Địa chỉ IP tĩnh

-

Địa chỉ IP động
Mô hình cấp địa chỉ IP động cho một khách hàng sử


dụng truy nhập Internet và MyTV như sau:

Hình 3.4 Sơ đồ mô tả cung cấp địa chỉ động DHCP
3.2.1.2 Hiện trạng sử dụng địa chỉ IPv4 và dự báo nhu cầu đến
năm 2015
a, Khả năng đáp ứng địa chỉ IPv4 được phân cho VNPT Hà Nội
Hiện tại VNPT Hà nội cung cấp dịch vụ các thuê bao
băng rộng lên đến gần 400 nghìn thuê bao. Chỉ tính riêng dịch
vụ ADSL: Khu vực các quận nội thành hiện đã có số lượng thuê


21
bao gần 200 nghìn thuê bao, khu vực các huyện ngoại thành số
thuê bao đạt trên 110 nghìn thuê bao, khu vực ngoại thành (Hà
Tây cũ) số lượng thuê bao là: trên 70 nghìn thuê bao.

Biểu đồ 3.1 Phát triển thuê bao ADSL qua các năm tại
VNPT Hà Nội
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo viễn thông hàng năm của các đơn
vị)
Hiện tại VNPT Hà Nội đang sử dụng dải địa chỉ
222.252.x.x thuộc dải địa chỉ 222.252.0.0/16 mà VNNIC cấp
cho tập đoàn VNPT, một phần dải địa chỉ này được dành riêng
để cấp IP tĩnh cho khách hàng. Các khách hàng này thường là
các tổ chức, đại lý Internet…đã đăng ký sử dụng, số lượng địa
chỉ này hiện đã sử dụng khoảng 2000 địa chỉ.


22

Ngoài số lượng địa chỉ đã cấp sử dụng địa chỉ IP tĩnh
có một số lượng lớn khoảng trên 300 nghìn khách hàng sử dụng
địa chỉ IP động. VNPT Hà Nội sử dụng dải địa chỉ được VDC
quy hoạch theo vùng, số lượng địa chỉ này cũng thuộc dải địa
chỉ VNNIC cấp cho tập đoàn VNPT gồm các địa chỉ thuộc dải:
14.160.x.x/16,

123.25.x.x/12,

113.160.x.x/12,

203.210.128.x/17.
b, Dự báo nhu cầu phát triển đầu cuối của VNPT Hà Nội đến
năm 2015
Với nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng ngày càng
cao đặc biệt các nhu cầu này chủ yếu tập trung tại các quận
mới, các huyện có tốc độ đô thị hóa cao như quận Hà Đông,
huyện Đông Anh, Sóc Sơn..vv. Với nhu cầu sử dụng cần địa chỉ
IP để đáp ứng như vậy dự kiến đến năm 2015 chỉ tính riêng
VNPT Hà Nội số lượng thuê bao ADSL đạt khoảng 600 nghìn
thuê bao.
Để thực hiện sử dụng địa chỉ IPv6 phục vụ nhu cầu
phát triển trên địa bàn cần tập trung vào các vấn đề:
-

Lựa chọn khu vực khu vực để triển khai như: rà soát lại

nhu cầu thực tăng tại các khu vực, tình trạng thiết bị hiện
có…chỉ tập trung tại các khu vực đang phát triển (như các quận
mới, một số huyện đang phát triển như Đông Anh, Sóc Sơn, thị

xã Sơn Tây).
-

Thống kê, quy hoạch lại dải địa chỉ IPv4 đã cấp, xác

định cụ thể địa chỉ hiện đang có và chỉ cấp cho các khách hàng


23
tại một số vùng cụ thể khi chưa định hướng triển khai IPv6
(Như một số quận nội thành).
3.2.1.3 Đề xuất mô hình triển khai IPv6 của VNPT Hà Nội
Để triển khai giải pháp Dual Stack vẫn là giải pháp hiệu
quả nhất khi thực hiện triển khai phương án này các thực thể
mạng phải được cài đặt để hoạt động Dual stack.

Hình: 3.5 Mô hình đề xuất triển khai IPv6 cho mạng VNPT
Hà Nội


24
3.2.2 Đề xuất lộ trình triển khai IPv6 tại Viễn Thông Hà Nội
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cở sở hạ tầng, lựa chọn các hãng
cung cấp (2012-2014)
Giai đoạn 2: Cung cấp thử nghiệm (2014-2016)
Giai đoạn 3: Cung cấp chính thức dịch vụ IPv6 (2016-2019)
3.3. Kết luận chương
Chương 3 đã giới thiệu về hệ thống, mô hình cấu trúc
mạng hiện tại của viễn thông Hà Nội, đồng thời cũng giới thiệu
về kế hoạch triển khai IPv6 trên mạng VNPT. Hiện nay IPv6 đã

bắt đầu được đưa vào triển khai thử nghiệm, các phần tử mạng
đang được đánh giá một cách chi tiết để phục vụ cho việc
chuyển đổi IPv4/IPv6. Chính vì vậy phần quan trọng nhất trong
chương 3 là phần đề xuất triển khai chuyển đổi IPv4/IPv6 trên
mạng VNPT Hà Nội, nhưng là một đơn vị thành viên của tập
đoàn VNPT kế hoạch triển khai vẫn gắn liền với kế hoạch triển
khai của tập đoàn VNPT định hướng...


×