Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Peru AD_Peru___Act

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.93 KB, 22 trang )

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THỂ GIỚI
G/ADP/N/1/PER/2
G/SCM/N/1/PER/2
Ngày 3, tháng 3 năm 2003
(03-1232)
Ủy ban về Thực tiễn Chống bán phá giá
Ủy ban về Trợ cấp và Các biện pháp trả đũa
Nguyên bản: Tiếng Tây Ban Nha
CÔNG BỘ LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH THEO
ĐIỀU 18.5 VÀ 32.6 CỦA HIỆP ĐỊNH
PERU
Thông cáo ngày 11 tháng 02 năm 2003 dưới đây do phái đoàn thường trực của Peru cung
cấp.
________________
Phái đoàn thường trực của Peru tại các Tổ chức Quốc tế có trụ sở tại Geneva gửi lời thăm
hỏi đến Ban Thư ký của Tổ chức Thương mại Thế giới (Tiểu ban Luật) và thông báo việc
Công bố các nghĩa vụ theo Điều 18.5 của Hiệp định Chống bán phá giá (Hiệp định thực
hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994) và Điều 32.6 của Hiệp
định Trợ cấp và Các biện pháp trả đũa.
Theo đó, phái đoàn đệ trình kèm theo Nghị định tối cao số 006-2003-PCM, Các quy định
về Bán phá giá và Trợ cấp thay thể cho Nghị định tối cao số 043-97-EF và các văn bản sửa
đổi liên quan.
PCM (CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỜNG)
Các quy định theo Hiệp định về Thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và
Mậu dịch 1994, Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp trả đũa và Hiệp định về Nông
nghiệp.
NGHỊ ĐỊNH TỐI CAO
Số. 006-2003-PCM
TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HÒA
CĂN CỨ:
Quyết định số 26407, ban hành trên Nhật báo quốc gia El Peruano ngày 18 tháng 12 năm


1994 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, theo đó Quốc hội lập hiến dân chủ thông
qua Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại


đa phương trong Định ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay ký tại Marrakesh,
Morocco, ngày 15 tháng 4 năm 1994;
Các hiệp định thương mại đa phương nói trên gồm Hiệp định về Thực hiện Điều VI của
Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994, Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp
trả đũa, và Hiệp định về Nông nghiệp, theo đó nước Cộng hòa Peru sẽ tiến hành các bước
vĩ mô và vi mô cần thiết để đảm bảo luật, quy định và các thủ tục quản lý của nước này
phù hợp với các điều khoản của các Hiệp định đó;
Bán phá giá và trợ cấp có thể là những hành vi làm méo mó môi trường cạnh tranh vốn
được Hiệp pháp Chính trị của Peru bảo vệ.
Nghị định Luật số 25868 và các quy định của Nghị định này được thông qua bởi Nghị định
tối cao số 025-93-ITINCI, theo đó Viện Quốc gia về Bảo hộ cạnh tranh và Bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ được thành lập là cơ quan chịu trách nhiệm áp dụng các quy tắc luật pháp đảm
bảo tự do cạnh tranh;
Nghị định tối cao số 043-97-EF đang có hiệu lực hiện hành, tuân thủ theo các sửa đổi trong
Nghị định tối cao số 144-2000-EF và Nghị định tối cao số 225-2001-EF, quy định việc áp
dụng các quy tắc của các Hiệp định nói trên;
Việc thông qua các quy định mới thay thế cho Nghị định tối cao số 043-97-EF và các sửa
đổi kèm theo là cần thiết để các quy định không bị phân tán và giúp tăng cường hiệu lực
của các quy định trong các Hiệp định liên quan theo các cam kết mà nước Cộng hòa Peru
tham gia;
Theo các điều khoản của Điều 118, đoạn 8, của Hiện pháp Chính trị năm 1993 của Peru;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: - Mục đích của Hiệp định tối cao này là xây dựng các quy định về các quy tắc
trong Hiệp định thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994,
Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp trả đũa, và Hiệp định về Nông nghiệp được nghị
quyết lập pháp số 26407 thông qua, nhằm ngăn chặn và khắc phục các khiếm khuyết của

thị trường cạnh tranh do bán phá giá và trợ cấp gây ra.
Các quy đinh này sẽ được áp dụng theo Hiệp định về Thực hiện Điều VI của Hiệp định
chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994, và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp trả đũa
và Hiệp định về Nông nghiệp của WTO, tùy theo từng trường hợp.
Các thủ tục về chống bán phá giá và các biện pháp trả đũa theo các hiệp định thương mại
đa phương và các công ước hội nhập mà Peru tham gia sẽ tuân theo các điều khoản của các
hiệp định và/hoặc công ước đó.
TIÊU ĐỀ I
Các điều khoản chung
Điều 2: - Quy định chung – Theo các quy định này, các thuật ngữ được hiểu như sau:
I. Hiệp định chống bán phá giá: Hiệp định về Thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về
Thuế quan và Mậu dịch 1994, một trong các hiệp định thương mại đa phương trong Định
ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay, được Quốc hội lập hiến dân chủ thông qua
trong Nghị quyết lập pháp số 26407.


II. Subsidies Agreement: the Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, which
forms part of the multilateral trade agreements contained in the Final Act of the Uruguay
Round, adopted by the Democratic Constituent Congress in Legislative Decision No.
26407;
III. Ủy ban: Ủy ban về Bán phá giá và Trợ cấp của Viện Quốc gia về Bảo hộ cạnh tranh và
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (INDECOPI);
IV. Ban Thư ký kỹ thuật: Ban Thư kỹ kỹ thuật của Ủy ban;
V. Tòa án: Tòa án về Bảo hộ cạnh tranh và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Viện Quốc gia
về Bảo hộ cạnh tranh và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (INDECOPI);
VI. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới.
VII. Ngày: ngày theo lịch, trừ khi có quy định khác. Nếu ngày trước ngày hết hạn thời hạn
hiệu lực cho phép không phải là ngày làm việc thì thời hạn đó sẽ tự động được kéo dài cho
đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp.
Điều 3: - Mục đích điều tra – Việc xác định bán phá giá hoặc trợ cấp, thiệt hại hoặc nguy

cơ thiệt hại và mối quan hệ nhân quả cũng như quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá
hoặc thuế trả đũa sẽ được thực hiện thông qua tiến hành điều tra theo các thủ tục hành
chính quy định tại các quy định này.
TIÊU ĐỀ II
Bán phá giá
Điều 4: - Xác định bán phá giá – Theo Nghị định tối cao này, một sản phẩm được cho là bị
bán phá giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá thông thường hoặc giá có thể
so sánh được của sản phẩm tương tự phục vụ cho tiêu dùng của nước xuất khẩu trong điều
kiện thương mại thông thường.
Giá xuất khẩu, giá thông thường hoặc giá có thể so sánh được theo đoạn trên sẽ được xác
định theo các điều khoản của Tiêu đề này.
Để xác định có tồn tại hành vi bán phá giá, giá xuất khẩu và giá thông thường phải được so
sánh một cách công bằng. Việc so sánh được tiến hành dựa trên cùng một cấp độ thương
mại, thông thường là mức giá xuất xưởng, và giữa các thời điểm giao dịch gần nhau nhất.
Trong mỗi một trường hợp, các khoản chênh lệch hợp lý ảnh hưởng đến phép so sánh giá
sẽ được khấu trừ gồm chênh lệch về các điều kiện bán hàng, thuế, cấp độ thương mại, khối
lượng, các đặc tính vật lý, và các chênh lệch khác được chứng minh là có ảnh hưởng đến
phép so sánh giá. Các nhân tố trên có thể bị trùng lắp và Ủy ban phải đảm bảo rằng các
khoản điều chỉnh không bị tính trùng theo quy định tại điều này.
(i) Khi có yêu cầu phải chuyển đổi đơn vị tiền tệ để so sánh thì tỷ giá chuyển đổi được sử
dụng là tỷ giá của ngày giao dịch hoặc tỷ giá bán kỳ hạn nếu giao dịch bằng ngoại tệ trên
thị trường kỳ hạn liên hệ trực tiếp với giao dịch xuất khẩu liên quan. Thông thường, ngày
giao dịch là ngày ký hợp đồng, ngày ký đơn đặt hàng, ngày xác nhận đơn hàng, hoặc ngày
hóa đơn tùy theo ngày nào quy định phần lớn các điều khoản giao dịch. Biến động tỷ giá sẽ
được bỏ qua và trong khi điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép nhà xuất khẩu ít
nhất 60 ngày để điều chỉnh giá xuất khẩu theo biến động của tỷ giá trong suốt quá trình
điều tra.


(ii) Theo các điều khoản về so sánh công bằng, biên độ phá giá thông thường được xác

định dựa trên cơ sở so sánh giá thông thường bình quân gia quyền với giá bình quân gia
quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc so sánh giá thông
thường với giá xuất khẩu của từng giao dịch.
Giá thông thường bình quân gia quyền có thể được so sánh với giá của các giao dịch xuất
khẩu đơn lẻ nếu Ủy ban nhận thấy cơ cấu giá xuất khẩu khác biệt hẳn giữa những người
mua, giữa các vùng hoặc giữa các thời kỳ khác nhau, và đưa ra giải thích tại sao những
khác biệt đó không thể được tính toán một cách hợp lý khi so sánh giữa từng giá bình quân
hoặc giữa từng giao dịch.
Điều 5: - Hàng xuất khẩu từ nước thứ ba – Trong trường hợp hàng xuất khẩu không được
xuất khẩu trực tiếp sang Peru từ nước xuất xứ mà từ nước trung gian, giá hàng hóa được
bán từ nước xuất khẩu sang Peru thông thường sẽ được so sánh với giá so sánh của nước
xuất khẩu. Tuy nhiên có thể so sánh với giá của nước xuất xứ trong trường hợp như hàng
hóa chỉ thuần túy chuyển cảng qua nước xuất khẩu, hoặc hàng hóa không được sản xuất ở
nước xuất khẩu, hoặc không có giá so sánh ở nước xuất khẩu.
Điều 6: - Điều kiện thị trường đặc biệt – Khi không có giao dịch sản phẩm tương tự nào
được tiến hành trong điều kiện thương mại thông thường ở thị trường nội địa của nước
xuất khẩu hoặc khi các giao dịch đó không cho phép so sánh một cách hợp lý do điều kiện
thị trường đặc biệt hoặc do khối lượng giao dịch thấp ở thị trường nội địa của nước xuất
khẩu, biên độ phá giá sẽ được xác định bằng cách so sánh với giá so sánh của sản phẩm
tương tự được xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá đó
phải mang tính đại diện, hoặc đủ bù đắp chi phí sản xuất tại nước xuất xứ cùng một khoản
hợp lý các chi phí quản lý, bán hàng, chi phí chung và có lợi nhuận.
(a) Sản phẩm tương tự được bán trong thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc sang
nước thứ ba ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuất đơn vị (chi phí cố định và chi phí biến
đổi) cộng chi phí quản lý, bán hàng, chi phí chung chỉ có thể được coi là không được bán
trong điều kiện thương mại thông thường về mặt giá cả và có thể không được xem xét làm
cơ sở để xác định giá thông thường khi Ủy ban xác định rằng các hàng hóa đó được bán
với khối lượng đáng kể trong một khoảng thời gian gia hạn và với mức giá không đủ để bù
đắp tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian gia hạn thông
thường là một năm và ít nhất là sáu tháng trong mọi trường hợp, hàng hóa được bán với giá

thấp hơn chi phí đơn vị với khối lượng đáng kể khi giá bán bình quân gia quyền của các
giao dịch được xem xét để xác định giá thông thường thấp hơn mức chi phí đơn vị bình
quân gia quyền, hoặc khối lượng hàng hóa giao dịch thấp hơn mức chi phí đơn vị chiếm ít
nhất 20 phần trăm tổng khối lượng của các giao dịch được xem xét để xác định giá thông
thường.
Nếu mức giá thấp hơn mức chi phí đơn vị tại thời điểm giao dịch nhưng cao hơn chi phí
đơn vị bình quân gia quyền trong thời kỳ điều tra, mức giá đó được coi là đủ để bù đắp các
chi phí trong khoảng thời gian hợp lý.
Các chi phí thông thường được tính dựa trên cơ sở các chứng từ của nhà xuất khẩu hoặc
nhà sản xuất bị điều tra, với điều kiện các chứng từ đó được lập theo đúng các quy tắc kế
tóan chung được chấp nhận ở nước xuất khẩu và phản ánh một cách hợp lý các chi phí sản
xuất và kinh doanh của sản phẩm bị điều tra.
Ủy ban sẽ xem xét tất cả các chứng cứ sẵn có về việc phân bổ chi phí hợp lý, bao gồm tất
cả các chứng cứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp trong quá trình điều tra, với
điều kiện nhà xuất khẩu và nhà sản xuất đã có tiền sử áp dụng các chi phí phân bổ này, đặc
biệt liên quan đến việc xác định thời kỳ hao mòn và giảm giá hợp lý và khấu trừ các chi
phí về vốn và các chi phí phát triển khác.


Trừ khi đã được phản ánh trong chi phí phân bổ, các chi phí sẽ được điều chỉnh hợp lý cho
các khoản chi phí biến đổi phục vụ cho sản xuất hiện tại và tương lai, hoặc cho các chi phí
trong suốt quá trình điều tra bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của thời kỳ khởi động sản
xuất. Chi phí điều chỉnh cho các hoạt động của thời kỳ khởi động sản xuất sẽ phản ánh các
chi phí ở cuối thời kỳ này hoặc nếu thời kỳ này kéo dài hơn thời kỳ điều tra, nó sẽ phản
ánh các chi phí hợp lý mới nhất có thể được Ủy ban đưa ra xem xét trong quá trình điều tra

(b) Khoản chi phí quản lý, bán hàng và chi phí chung và khoản lợi nhuận được tính dựa
trên các dữ liệu thực tế về hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm tương tự của nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bị điều tra trong điều kiện thương mại thông thường. Khi
không thể xác định được trên cơ sở trên , các khoản chi phí và lợi nhuận đó có thể được

xác định dựa trên các cơ sở sau:
(i) khoản chi phí phải chịu và lợi nhuận thực tế thu được của các nhà xuất khẩu hoặc nhà
sản xuất khi sản xuất và kinh doanh ở thị trường nước xuất xứ hàng hóa cùng chủng loại.
(ii) khoản chí phí phải chịu và lợi nhuận bình quân gia quyền thực tế thu được của các nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất khác bị điều tra khi sản xuất và kinh doanh sản phẩm tương tự
ở thị trường nước xuất xứ;
(iii) các phương pháp hợp lý khác, miễn là khoản lợi nhuận xác định không được vượt quá
mức lợi nhuận thông thường mà các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất hàng hóa khác thu được
khi bán hàng hóa cùng chủng loại ở thị trường nước xuất xứ.
Theo Điều này, khối lượng sản phẩm tương tự phục vụ tiêu dùng ở thị trường nội địa của
nước xuất khẩu thông thường sẽ được coi là đủ để xác định giá thông thường nếu khối
lượng đó chiếm ít nhất 5 phần trăm khối lượng hàng hóa bị điều tra bán vào thị trường
Peru, nhưng Ủy ban sẽ chấp nhận tỷ lệ thấp hơn khi có chứng cứ chứng minh khối lượng
tiêu thụ nội địa đó đủ lớn để so sánh hợp lý.
Điều 7: - Không có giá xuất khẩu – Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc Ủy ban
nhận thấy rằng giá xuất khẩu không đáng tin cậy do co sự liên kết hoặc thỏa thuận bù trừ
giữa các nhà xuất khẩu với nhà sản xuất hoặc với bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được
tính dựa trên cơ sở giá hàng hóa nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua độc
lập, hoặc trên cơ sở mà Ủy ban xác định là hợp lý nếu hàng hóa không được bán lại trong
cùng điều kiện với khi nhập khẩu.
Có thể khấu trừ các chi phí, gồm cả thuế, phát sinh giữa công đoạn nhập khẩu và bán lại và
khấu trừ khoản lợi nhuận dồn. Nếu trong trường hợp này, việc so sánh giá bị ảnh hưởng,
Ủy ban sẽ xác định giá thông thường ở cấp độ thương mại tương ứng với cấp độ thương
mại của giá xuất khẩu, hoặc sẽ khấu trừ hợp lý theo quy định tại đoạn này. Ủy ban sẽ thông
báo cho các bên bị điều tra các thông tin cần thiết phải cung cấp để đảm bảo so sánh công
bằng và sẽ không tạo ra gánh nặng cung cấp chứng cứ bất hợp lý cho các bên đó.
Điều 8: - Giá thông thường trong trường hợp quốc gia có nền kinh tế không phải là kinh tế
thị trường - Khi hàng hóa nhập khẩu được giao hoặc có xuất xứ từ các quốc gia có nền
kinh tế khiếm khuyết không được công nhận là nền kinh tế thị trường, giá thông thường sẽ
được xác định dựa trên cơ sở giá so sánh của sản phẩm tương tự thực tế được bán phục vụ

tiêu dùng hoặc nếu không là phục vụ xuất khẩu ở nước thứ ba có nền kinh tế thị trường
trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc trên cơ sở bất kỳ phương pháp nào khác
được Ủy ban cho là thích hợp.
Theo đoạn trước, nhằm xác định ngành đang bị điều tra có hoạt động trong điều kiện kinh
tế thị trường hay không, các tiêu chí sau sẽ được xem xét:


(i) giá cả được xác định bởi các lực lượng thị trường hoạt động tự do mà không gặp phải
bất kỳ hành động can thiệp hoặc cản trở nào của Nhà nước.
(ii) giá cả được xác định trên cơ sở cạnh tranh tự do và công bằng;
(iii) chi phí tiếp thị và sản xuất, gồm cả chi phí đầu vào, nguyên liệu thô và dịch vụ, sẽ
được xác định mà không bị Nhà nước can thiệp.
(iv) quyết định của các doanh nghiệp về sản lượng, kinh doanh và đầu tư được đưa ra trên
cơ sở quan hệ cung cầu không có sự can thiệt của Nhà nước;
(v) các doanh nghiệp duy trì hệ thống tài khoản kế toán cơ bản được kiểm toán một cách
độc lập theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và phục vụ thống nhất cho tất cả các mục đích
(vi) có các quy tắc điều chỉnh quan hệ sở hữu, việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường nhằm
đảm bảo tính ổn định của luật pháp và tính bền vững của các hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 9: - Định nghĩa sản phẩm tương tự - Thuật ngữ “sản phẩm tương tự” được hiểu là sản
phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem
xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù
không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được
xem xét;
TITLE III
Subsidies
Article 10: - Concept and requisite characteristics of a subsidy - A subsidy shall be deemed
to exist if:
(1) there is a financial contribution by a government or any public body within the territory
of a Member country which involves a direct transfer of funds or potential direct transfers
of funds or liabilities, or if government revenue that is otherwise due is foregone or not

collected, or if a government provides goods or services other than general infrastructure,
or purchases goods, or if a government makes payments to a funding mechanism, or
entrusts or directs a private body to carry out one or more of the type of functions
illustrated above which would normally be vested in the government and the practice, in no
real sense, differs from practices normally followed by governments; and a benefit is
thereby conferred; or
(2) there is any form of income or price support in the sense of the Subsidies Agreement
and a benefit is thereby conferred.
Article 11: - Concept of specificity - Subsidies, as defined in the preceding Article, may be
specific or non-specific.
A specific subsidy shall be a subsidy that benefits an enterprise or industry or group of
enterprises or industries. A subsidy which benefits certain enterprises located within a
designated geographical region within the jurisdiction of the granting government shall be
deemed specific.
A subsidy that benefits all industries in general shall be non-specific.
The Subsidies Agreement establishes the criteria on which to determine whether a subsidy
is specific or not.


Article 12: - Classification of subsidies - Subsidies are classified as prohibited and
actionable.
(i) The following subsidies shall be prohibited:
(a) subsidies contingent, in law or in fact, whether solely or as one of several other
conditions, upon export performance, including those illustrated in Annex I of the
Subsidies Agreement;
(b) subsidies contingent, whether solely or as one of several other conditions, upon the use
of domestic over imported goods.
All prohibited subsidies shall be deemed specific. Countervailing measures and actions in
response to this type of subsidy shall be governed by the provisions of Part V, Article 4 of
the Subsidies Agreement.

(ii) Actionable subsidies are those that cause adverse effects to the interests of Peru, i.e.:
(a) injury to the domestic industry. The term "injury" here shall be taken to mean material
injury to a domestic industry, threat of material injury to a domestic industry or material
retardation of the establishment of such an industry and shall be interpreted in accordance
with the provisions of Article 15 of the Subsidies Agreement;
(b) nullification or impairment of benefits accruing directly or indirectly under GATT
1994, in particular the benefits of concessions bound under Article II of GATT 1994;
(c) serious prejudice to the interests of the country, in accordance with the provisions of
Article 6 of the Subsidies Agreement.
Countervailing measures and actions in response to actionable subsidies shall be governed
by the provisions of Part V, Article 7 of the Subsidies Agreement, as applicable.
Article 13: - Indirect tax reduction schemes and drawback schemes for import charges as
specific subsidies - Systems for the reduction of indirect taxes on export production and
drawback schemes for charges on imports consumed or utilized in export production shall
only be deemed specific subsidies if the amount of the reduction or drawback exceeds the
amount of the indirect taxes and import charges actually paid in the production process.
The Subsidies Agreement lays down the procedure for determining whether indirect tax
reduction schemes and drawback schemes for import charges constitute subsidies.
Article 14: - Amount of the subsidy - The following criteria shall be used, as applicable, for
the purpose of calculating the amount of a subsidy on the basis of the benefit to the
recipient:
Government provision of equity capital shall not be considered as conferring a benefit,
unless the investment decision can be regarded as inconsistent with the usual investment
practice (including for the provision of risk capital) of private investors in the territory of
the country granting the subsidy.
A loan by a government shall not be considered as conferring a benefit, unless there is a
difference between the amount that the firm receiving the loan pays on the government
loan and the amount the firm would pay on a comparable commercial loan which the firm
could actually obtain on the market. In this case the benefit shall be the difference between
these two amounts;



A loan guarantee by a government shall not be considered as conferring a benefit, unless
there is a difference between the amount that the firm receiving the guarantee pays on a
loan guaranteed by the government and the amount that the firm would pay on a
comparable commercial loan absent the government guarantee. In this case the benefit
shall be the difference between these two amounts adjusted for any differences in fees;
The provision of goods or services or purchase of goods by a government shall not be
considered as conferring a benefit unless the provision is made for less than adequate
remuneration, or the purchase is made for more than adequate remuneration. The adequacy
of remuneration shall be determined in relation to prevailing market conditions for the
good or service in question in the country of provision or purchase (including price,
quality, availability, marketability, transportation and other conditions of purchase or sale).
If the subsidy is granted by reason of the recipient firm's overall export activity, the value
of the subsidy for the product under investigation shall be calculated with due regard for
the relationship between export sales of that product and the total export sales of the firm.
Generally speaking, a separate subsidy amount shall be determined for each of the known
exporters or producers of the product subject to investigation, in the country investigated.
For the remaining exports originating in the country investigated, the amount established
shall be no lower than that determined for firms accredited as interested parties, taking into
account the best information available.
The value of loan subsidies shall be determined on the basis of the financial method most
appropriate in the Commission's view, for the purpose of establishing the real impact of the
subsidy on the goods.
TIÊU ĐỀ IV
Xác định thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại
Điều 15: - Xác định thiệt hại, nguy cơ thiệt hại hoặc gây cản trở đáng kể đến việc hình
thành một ngành sản xuất - Ủy ban sẽ xác định thiệt hại, nguy cơ thiệt hại, hoặc cản trở
đáng kể việc hình thành ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ
cấp gây ra.

Trong trường hợp quy định tại Điều 20(ii), có thể xác định là có thiệt hại ngay cả khi một
bộ phận lớn ngành sản xuất nội địa không bị thiệt hại, với điều kiện là hàng nhập khẩu bán
phá giá hoặc được trợ cấp được tập trung bán vào một thị trường đơn lẻ và hàng nhập khẩu
bán phá giá hoặc được trợ cấp đang gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất sản xuất ra hầu
hết hàng hóa cho thị trường đó.
Điều 16: - Xác định thiệt hại – Theo Hiệp định về Chống bán phá giá và Hiệp đinh về Trợ
cấp, thiệt hại được xác định dựa trên các chứng cứ và thông qua kiểm tra khách quan (a)
khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp và ảnh hưởng của hàng hóa
nhập khẩu này lên thị trường nội địa của sản phẩm tương tự và (b) tác động hệ quả của
hàng hóa nhập khẩu này lên các nhà sản xuất hàng hóa đó trong nội địa.
Về khối lượng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp, Ủy ban sẽ xem xét có
hay không sự gia tăng đáng kể hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp về tuyệt
đối hoặc tương đối so với khối lượng sản xuất hoặc tiêu dùng của sản phẩm tương tự ở
Peru. Về ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp đến giá cả, Ủy ban
sẽ xem xét hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp có giảm giá đáng kể so với
giá cả của sản phẩm tương tự ở Peru hay không, hoặc hàng hóa nhập khẩu có ảnh hưởng
làm giảm giá hoặc cản trở tăng giá đáng kể hay không.


In the special case of agricultural subsidies, there shall be an evaluation of whether the cost
of government support programmes has increased, in conformity with the provisions laid
down in the WTO Agreement on Agriculture.
Không một nhân tố nào hoặc một số nhân tố nào nêu trên nhất thiết phải mang tính quyết
định.
Điều 17: - Chỉ số thiệt hại – Kiểm tra tác động của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc
được trợ cấp lên ngành sản xuất nội địa sẽ bao gồm đánh giá tất cả các nhân tố kinh tế liên
quan và các chỉ số về thực trạng ngành, bao gồm thực tế và nguy cơ suy giảm doanh thu,
lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỷ suất đầu tư, hoặc tận dụng năng lực; độ lớn
của biên độ phá giá; thực tế và nguy cơ ảnh hưởng xấy đến dòng tiền, tồn kho, việc làm,
lương, tăng tưởng và khả năng gia tăng vốn hoặc đầu từ. Các nhân tố trên chưa phải là toàn

diện, hoặc không một nhân tố nào hoặc một số nhân tố nào nêu trên nhất thiết phải mang
tính quyết định.
Điều 18: - Xác định mối quan hệ nhân quả - Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa sẽ được
chứng minh dựa trên việc kiểm tra các chứng cứ liên quan được trình cho Ủy ban. Ủy ban
cũng sẽ kiểm tra các nhân tố nào khác được nhận biết, ngoài hàng hóa nhập khẩu bị bán
phá giá hoặc được trợ cấp, đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa trong cùng thời
gian đó và các thiệt hại do các nhân tố đó gây ra không được tính gộp cho hàng hóa nhập
khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp. Các nhân tố đó bao gồm khối lượng và giá cả hàng
nhập khẩu không bị bán phá giá hoặc không được trợ cấp, cầu giảm, hoặc hành vi tiêu
dùng thay đổi, các biện pháp hạn chế thương mại và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nước
ngoài và nội địa, các bước phát triển của công nghệ và hoạt động xuất khẩu và năng suất
của ngành sản xuất nội địa.
Điều 19: - Xác định nguy cơ thiệt hại - Việc xác định nguy cơ thiệt hại sẽ được dựa trên
các thông tin và không đơn thuần dựa trên suy luận, phỏng đoán, hoặc các khả năng mơ
hồ. Để xác định có tồn tại nguy cơ thiệt hại, các nhân tố không giới hạn ở các nhân tố
tương ứng nêu tại Điều 3.7 và 15.7 của Hiệp định về Chống bán phá giá và Hiệp định về
Trợ cấp cần phải được xem xét.
TIÊU ĐỀ V
Định nghĩa Ngành sản xuất nội địa
Điều 20: - Ngành sản xuất nội địa – Theo Nghị định tối cao này, thuật ngữ “ngành sản xuất
nội địa” có nghĩa là toàn bộ hoặc một bộ phận các nhà sản xuất nội địa sản xuất hàng hóa
tương tự với sản lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hóa đó trừ.
(i) khi các nhà sản xuất nội địa liên quan đến nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc bản thân
họ là các nhà nhập khẩu hàng hóa bị cho là bán phá giá, thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa”
sẽ dùng để chỉ các nhà sản xuất còn lại. Theo đoạn này, nhà sản xuất chỉ được cho là có
liên quan đến nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu khi: (a) một trong số họ trực tiếp hoặc
gián tiếp kiểm soát người khác; hoặc (b) cả hai trực tiếp hoặc gián tiếp bị bên thứ ba kiểm
soát; hoặc (c) họ cùng nhau trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba, với điều kiện
phải có cơ sở để tin hoặc nghi ngờ rằng ảnh hưởng của mối quan hệ đó khiến nhà sản xuất

có liên quan hành xử khác biệt với các nhà sản xuất không liên quan. Theo đoạn này, một
bên được cho là kiểm soát bên khác khi bên đó theo luật định hoặc theo chức năng hoạt
động có vị trí được quyền ràng buộc hoặc chỉ đạo bên kia.
(ii) Trong hoàn cảnh đặc biệt, đối với ngành sản xuất đang bị xem xét, lãnh thổ quốc gia có
thể được chia làm hai hay nhiều thị trường cạnh tranh và các nhà sản xuất trong mỗi một
thị trường có thể được coi là một ngành sản xuất đơn lẻ nếu (a) các nhà sản xuất trong thị


trường đó bán toàn bộ hoặc phần lớn sản phẩm bị xem xét của họ ở thị trường đó, và (b)
phần lớn nhu cầu của thị trường đó không được đáp ứng bởi các nhà sản xuất hàng hóa bị
xem xét ở những nơi khác trên toàn lãnh thổ.
TIÊU ĐỀ VI
Thủ tục điều tra hành chính
CHƯƠNG 1
Đơn kiện và việc khởi xướng điều tra
Điều 21: - Khởi xướng điều tra – Trừ quy định tại Điều 23, cuộc điều tra xác định hàng hóa
nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp, và ảnh hưởng của các hành vi thương mại quốc
tế không công bằng này sẽ được khởi xướng khi một doanh nghiệp hoặc một nhóm các
doanh nghiệp chiếm ít nhất 25 phần trăm tổng sản lượng nội địa hàng hóa liên quan gửi
đơn kiện bằng văn bản cho Ủy ban, không ảnh hưởng đến Điều 5.4 và 11.4 của các Hiệp
định về Chống bán phá giá và Hiệp định về Trợ cấp tương ứng
Điều 22: - Đơn kiện – Một đơn kiện yêu cầu mở cuộc điều tra sẽ gồm các chứng cứ về:
(a) Hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp;
(b) Thiệt hại, nguy cơ thiệt hại hoặc cản trở đáng kể sự hình thành ngành sản xuất nội địa;
(c) Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp và thiệt
hại và nguy cơ thiệt hại.
Các khẳng định đơn thuần không được chứng minh bằng các chứng cứ xác đáng, sẽ là
không đủ để đáp ứng các yêu cầu nêu ra tại đoạn (a), (b) và (c) của đoạn này. Đơn kiện
cũng phải bao gồm các thông tin sẵn có như sau:
(d) thông tin về nguyên đơn hoặc các nguyên đơn: tên giao dịch, giấy chứng nhận thành

lập công ty, mã số thuế đăng ký (RUC), địa chỉ trụ sở, số điện thoại và fax; hoạt động hoặc
lĩnh vực kinh doanh chính và ngày bắt đầu đi vào hoạt động; ngành công nghiệp và hiệp
hội mà nguyên đơn là thành viên; tỷ trọng của mỗi nguyên đơn trong tổng sản lượng nội
địa của hàng hóa liên quan. Nếu có thể, tên giao dịch và địa chỉ trụ sở của các doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa đó ngoài nguyên đơn.
(e) thông tin về người đại diện trước pháp luật: tên, địa chỉ nơi ở, số điện thoại và fax của
người đại diện, cũng như các tài liệu chứng minh nhân thân của người đại diện đó.
(f) thông tin về hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm nội địa tương tự: nước xuất xứ hoặc
nguồn gốc hàng hóa, mã thuế, giá và khối lượng hàng hóa nhập khẩu trong 3 năm trước từ
nước xuất khẩu nêu trong đơn kiện. Mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các đơn vị chuyển đổi,
nếu thích hợp, tên thương mại và tên kỹ thuật, mẫu mã hoặc kiểu, đặc tính vật lý và kỹ
thuật, phân tích vật lý và/hoặc hóa học nếu thích hợp, công dụng, đầu vào nội địa và nhập
khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm nội địa, mô tả sản phẩm nội điạ;
(g) thông tin về nhà xuất khẩu: tên, địa chỉ nơi ở, số điện thoại và fax của nhà sản xuất
hoặc nhà xuất khẩu nước ngoài của hàng hóa nêu trong đơn kiện;
(h) thông tin về nhà nhập khẩu: tên và tên giao dịch


(i) chứng cứ thanh toán các khoản phí tương ứng.
"Bảng câu hỏi cho các nhà sản xuất nộp đơn kiện đề nghị khởi xướng điều tra hành vi bị
cho là bán phá giá và trợ cấp” cung cấp miễn phí trên trang web của INDECOPI phải được
điền đầy đủ và gửi kèm với đơn kiện. Thủ tục nộp đơn kiện chính thức được trình bày
trong Văn bản riêng về Thủ tục hành chính của INDECOPI.
Ủy ban sẽ kiểm tra tính chính xác và xác đáng của các chứng cứ được cung cấp trong đơn
kiện để xác định xem có đủ chứng cứ để khởi xướng điều tra hay không.
Điều 23: - Thủ tục tự động khởi xướng điều tra – Trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban có
thể quyết định khởi xướng điều tra mà không nhận được đơn kiện bằng văn bản của ngành
hoặc đại diện ngành sản xuất nội địa. Ủy ban chỉ có thể quyết định như vậy nếu Ủy ban có
đủ chứng cứ về bán phá giá hoặc trợ cấp, thiệt hại và mối liên hệ nhân quả làm cơ sở khởi
xướng điều tra. “Trường hợp đặc biệt” được cho là bao gồm các trường hợp ngành sản xuất

nội địa không có tổ chức hoặc phân tán, trường hợp vì lợi ích quốc gia, và các trường hợp
tương tự khác.
Article 24: - Consultations in the event of an application to apply countervailing duties - In
the special case of an application to apply countervailing duties, after receiving the
application, providing that the requirements laid down in Article 22 have been met, and
before initiating the corresponding investigation, the Commission shall invite the
government of the country of origin or export to hold consultations with a view to reaching
a mutually satisfactory solution regarding the application for the imposition of duties.
Without prejudice to the provisions of the preceding paragraph, the Commission may
decide to initiate an investigation or apply provisional or definitive duties pursuant to
Article 13.3 of the Subsidies Agreement.
Điều 25: - Thời hạn khởi xướng điều tra hoặc tuyên bố đơn kiện không được chấp nhận
hoặc không có căn cứ - Trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nộp đơn kiện, Ủy ban sẽ:
(a) Ban hành nghị quyết về quyết định bắt đầu điều tra, hoặc:
(b) Cho phép nguyên đơn mười lăm (15) ngày để đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban. Thời
hạn này có thể được tính từ ngày nộp đơn kiện tương ứng và có thể được gia hạn thêm
mười lăm (15) ngày. Sau khi các yêu cầu được đáp ứng, Ủy ban sẽ có thời hạn mười lăm
(15) ngày để ra quyết định. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm mười lăm (15) ngày.
Khi các tài liệu không được cung cấp theo đúng mẫu yêu cầu trong thời hạn cho phép, Ủy
ban sẽ ban hành một nghị quyết tuyên bố không chấp nhận đơn kiện và thông báo nghị
quyết này cho nguyên đơn.
(c) Ban hành Nghị quyết bác bỏ đơn kiện vì không có căn cứ và thông báo cho nguyên đơn
biết.
Điều 26: - Phân phát và trả lời bảng câu hỏi – Trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày ban
hành quyết định bắt đầu điều tra trên Nhật báo quốc gia, El Peruano, Ban Thư ký kỹ thuật
sẽ phát các bảng câu hỏi tương ứng cho các bên nêu trong đơn kiện và, nếu có thể, cho các
nhà nhập khẩu hàng hóa do Ủy ban xác định để trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày
thông báo, phiếu trả lời đầy đủ phải được gửi lại cho Ủy ban. Khi điền phiếu trả lời, các
bên có thể nộp văn bản bác bỏ đơn kiện. Thời hạn dành cho các nhà sản xuất hoặc nhà xuất
khẩu nước ngoài sẽ được tính từ ngày nhận đuợc bảng câu hỏi. Bảy (7) ngày sau ngày gửi

cho người nhận ở nước xuất xứ, hoặc nước xuất khẩu, bảng câu hỏi sẽ được cho là đã đến
tay người nhận.
Bản sao đơn kiện và các phục lục kèm theo không chứa các thông tin bí mật, hoặc, nếu có
thể, các tài liệu tương ứng trong trường hợp tự động điều tra, sẽ được gửi kèm với bảng
câu hỏi cho các công ty xuất khẩu nêu trong đơn kiện.
Ủy ban sẽ có thể gia hạn tối đa thêm sáu mươi (60) ngày để nộp bản trả lời bảng câu hỏi


nếu có các lý lẽ xác đáng được đưa ra.
Điều 27: - Các bên liên quan và được phép tham gia – Theo các Quy định này, các bên liên
quan được phép tham gia vụ kiện gồm :
(i) các nhà xuất khẩu, các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài của hàng hóa bị
điều tra, hoặc các hội thương mại hoặc doanh nghiệp có phần lớn các thành viên là nhà sản
xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa đó.
(ii) chính phủ nước xuất khẩu; và,
(iii) các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại Peru, hoặc các hội thương mại hoặc kinh doanh
có phần lớn các thành viên là nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong lãnh thổ Peru.
Ủy ban có thể chấp nhận cá nhân hoặc thể nhân khác ngoài các đối tượng nêu trên là bên
liên quan, với điều kiện họ chứng minh được lợi ích hợp pháp của họ trong cuộc điều tra.
Cá nhân hay pháp nhân tham gia thông qua người đại diện phải gửi kèm quyền ủy nhiệm
tương ứng. Quyền ủy nhiệm do nước ngoài cấp phải được xác nhận bởi cả lãnh sự Peru và
Bộ Ngoại giao Peru.
Điều 28: - Thời hạn cung cấp chứng cứ và các thông tin cần thiết – Thời hạn nộp chứng cứ
hoặc giải trình của các bên bên là trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày ban hành quyết định
bắt đầu điều tra, không ảnh hưởng đến quyền yêu cầu cung cấp thông tin tại bất cứ giai
đoạn nào của vụ kiện của Ban thư ký Kỹ thuật và Ủy ban. Tuy nhiên, nếu có đủ căn cứ, Ủy
ban có thể gia hạn thời hạn nộp chứng cứ thêm tối đa là ba (3) tháng.
Trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày hết hạn nộp chứng cứ, Ủy ban sẽ ban hành văn
bản về “Các thông tin cần thiết” được Ủy ban dùng làm cơ sở để ra quyết định chính thức,
văn bản này sẽ được thông báo cho các bên tham gia vào vụ kiện trong vòng năm (5) ngày

làm việc. Các bên có thể đưa ra ý kiến của mình về “Các thông tin cần thiết” trên trong
vòng tối đa là mười (10) ngày kể từ ngày thông báo.
Ủy ban sẽ thông qua nghị quyết chính thức trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận
được các ý kiến về Các thông tin cần thiết.
Theo đề nghị của bất kỳ bên nào, phiên điều trần chính thức sẽ được tổ chức chỉ để các bên
đưa ra các tranh luận liên quan đến Các thông tin cần thiết đã được thông báo. Yêu cầu mở
phiên điều trần chính thức phải được lập thành văn bản trong đó gồm các ý kiến về Các
thông tin cần thiết. Các bên sẽ có bảy (7) này để giải trình bằng văn bản các tranh luận
được đưa ra trước phiên điều trần. Hết thời hạn này, Ủy ban sẽ thông qua nghị quyết chính
thức trong vòng ba mươi (30) ngày.
Điều 29: - Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Ủy ban - Ủy ban có thể trực tiếp yêu cầu
các bên nêu trong đơn kiện, các cơ quan hải quan, bên giám sát, công ty vận tải và các
công ty khác và các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân cung cấp các thông tin và dữ liệu mà Ủy
ban cho là cần thiết để Ủy ban hoàn thành nhiệm vụ. Các bên phải cung cấp thông tin trong
thời hạn cho phép trên tinh thần trách nhiệm.
Khi yêu cầu tại đoạn trên không được đáp ứng, Ủy ban sẽ quyết định dựa trên các thông tin
sẵn có, không làm ảnh hưởng đến các điều khoản của Điều 5 trong Nghị định luật số 807 –
Luật về quyền hạn, quy tắc và tổ chức của INDECOPI.
Ủy ban sẽ phạt bên tham gia vụ kiện có hành vi gây cản trở việc thu thập chứng cứ, sử
dụng vụ kiện vào mục đích bất hợp pháp hoặc lừa đảo hoặc ngăn cản hoặc cản trở dưới bất


kỳ hình thức nào việc tiến hành các thủ tục điều tra thông thường theo các quy tắc từ Điều
1l0 trở đi của Luật tố tụng dân sự, và các quy tắc bổ sung của luật hành chính
Điều 30: - Cung cấp thông tin - Ủy ban sẽ tạo điều kiện cho những đối tượng sử dụng hàng
hóa bị điều tra làm đầu vào, và các tổ chức đại diện người tiêu dùng trong trường hợp hàng
hóa chủ yếu được bán lẻ, cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra bán phá giá, thiệt
hại và mối quan hệ nhân quả
Điều 31: - Các bản sao của tài liệu do các bên liên quan đệ trình – Tất cả các tài liệu đệ
trình lên Ủy ban trong suốt vụ kiện phải được gửi kèm theo một số lượng bản sao đủ để

cung cấp cho các bên khác, trừ trường hợp đó là thông tin mật.
Điều 32: - Thời hạn điều tra - Ủy ban sẽ có thời hạn là chín (9) tháng để đưa ra kết luận
điều tra. Thời hạn này được tính từ ngày đăng quyết định bắt đầu điều tra trên Nhật báo
quốc gia El Peruano.
Ủy ban có thể kéo dài thời hạn điều tra trong thời hạn cung cấp chứng cứ thêm tối đa là ba
(3) tháng với điều kiện là Ủy ban có cơ sở để gia hạn.
Điều 33: - Ban hành nghị quyết – Nghị quyết khởi xướng điều tra, cũng như các nghị quyết
về áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa tạm thời hoặc chính thức, bãi bỏ hoặc
điều chỉnh các mức thuế đó, hoặc đình chỉ điều tra, sẽ được đăng duy nhất một lần trên
Nhật báo quốc gia El Peruano.
CHƯƠNG II
Chứng cứ
Điều 34: - Công bố và giữ bí mật thông tin - Ban Thư ký kỹ thuật, Ủy ban và Tòa án chịu
trách nhiệm công bố cũng như giữ bí mật thông tin. Các tài liệu ngoài những tài liệu có các
thông tin bí mật sẽ được công bố cho các bên khác liên quan đến vụ kiện, với điều kiện là
các bên đó đã tham gia vào vụ kiện. Khi vụ kiện kết thúc, các tài liệu trừ những tài liệu có
các thông tin bí mật sẽ được công bố công khai. Khi đang trong quá trình tiến hành, các
thông tin công khai về vụ kiện sẽ bị hạn chế.
Điều 35: - Các thông tin tốt nhất sẵn có – Trong trường hợp một bên liên quan từ chối cung
cấp hoặc không cung cấp thông tin cần thiết trong thời hạn hợp lý hoặc gây cản trở đáng kể
công việc điều tra, các quyết định sơ bộ và chính thức, các quyết định có hoặc không có
hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp có thể được đưa ra dựa trên các thông tin sẵn có. Điều này
được áp dụng thống nhất với các điều khoản của Phụ lục II của Hiệp định về Chống bán
phá giá
Điều 36: - Các tài liệu đệ trình không được soạn thảo bằng tiếng Tây Ban Nha – Các tài
liệu đệ trình không được soạn thảo bằng tiếng Tây Ban Nha sẽ chỉ được xem xét khi có bản
dịch sang tiếng Tây Ban Nha kèm theo. Bên liên quan và thông dịch viên sẽ cùng chịu
trách nhiệm về bản dịch, theo quy định tại Điều 11.1.2. của Luật số 27444 – Luật về các
Thủ tục hành chính chung – hoặc các luật thay thế khác.
Điều 37: - Các thông tin mật – Thông tin được cho là thông tin mật khi việc công bố thông

tin tạo ra lợi thế so sánh quan trọng cho đối thủ cạnh tranh hoặc có ảnh hưởng ngược
nghiêm trọng cho người cung cấp thông tin hoặc cho nguồn thông tin của người cung cấp.
Theo đó, các thông tin liệt kê ở phục lục của Nghị định tối cao này nhưng không chỉ giới
hạn ở các thông tin đó sẽ được coi là thông tin mật. Khi bản thân các thông tin có tính chất
tối mật, bên liên quan sẽ không bị yêu cầu phải chỉ ra nguyên nhân để chứng minh.


Khi một bên đề nghị coi bất kỳ loại thông tin nào là thông tin mật, Ủy ban sẽ đánh giá các
lý do mà bên đó đưa ra làm căn cứ. Nếu không có lý do nào được đưa ra, Ban Thư ký Kỹ
thuật sẽ yêu cầu bên đó đưa ra các lý do xác đáng về tính bí mật của thông tin trong vòng
bảy (7) ngày. Đề nghị giữ bí mật thông tin phải được làm thành văn bản và đệ trình cùng
lúc với thông tin. Nếu không, các cơ quan có thẩm quyền sẽ không chịu trách nhiệm nếu
thông tin bị tiết lộ.
Quyền truy cập các thông tin mật sẽ chỉ được giới hạn cho Ban Thư ký kỹ thuật, Ủy ban và
Tòa án, tùy thuộc thủ tục hành chính đang ở giai đoạn nào. Trong trường hợp kháng án
hành chính, quyền truy cập sẽ được giới hạn cho thẩm phán hoặc tòa án cụ thể.
Điều 38: - Đệ trình bản tóm tắt không mang tính bí mật – Tất cả các bên cung cấp thông tin
mật đều phải cung cấp các bản tóm tắt không mang tính bí mật. Khi thông tin được yêu cầu
giữ bí mật hoặc bản thân thông tin mang tính bí mật và bên liên quan không cung cấp bản
tóm tắt không mang tính bí mật tương ứng, Ban Thư ký Kỹ thuật sẽ đề nghị phải cung cấp
bản tóm tắt đó, hoặc nếu không Ban Thư ký sẽ bác bỏ đề nghị giữ bí mật thông tin toàn bộ
hoặc từng phần trong vòng bảy (7) ngày.
Các bản tóm tắt này phải được nêu chi tiết đầy đủ nhằm giúp hiểu một cách xác đáng bản
chất thông tin mật. Trong trường hợp đặc biệt, các bên có thể thông báo không thể cung
cấp bản tóm tắt như vật và phải đưa ra các lý do làm căn cứ.
Nếu bên đệ trình thông tin mật không đưa ra được lý do xác đáng để giữ bí mật thông tin,
không cung cấp được bản tóm tắt không mang tính bí mật hoặc không rút lại đề nghị giữ bí
mật thông tin trong thời hạn Ủy ban cho phép, thông tin này sẽ không được xem xét, trừ
khi có chứng cứ từ nguồn khác chứng minh rằng thông tin này là chính xác. Ủy ban có thể
yêu cầu thông tin này từ nguồn khác nếu có thể thu được bản tóm tắt không mang tính bí

mật từ nguồn đó.
Điều 39: - Phiên điều trần – Trong thời hạn cung cấp chứng cứ, các bên có thể đề nghị mở
phiên điều trần, không liên quan gì đến phiên điều trần mà Ủy ban sẽ tổ chức tại cùng thời
điểm này. Các bên không bắt buộc phải tham dự phiên điều trần và việc vắng mặt sẽ không
gây bất lợi gì cho bên đó.
Các thông tin được cung cấp trong phiên điều trần sẽ chỉ được xem xét nếu các thông tin
đó được đệ trình bằng văn bản cho Ủy ban trong vòng bảy (7) ngày kể từ phiên điều trần.
Điều 40: - Thẩm tra chứng cứ - Mẫu cung cấp chứng cứ và việc thẩm tra chứng cứ sẽ tuân
theo quy định tại các điều khoản của Điều 6 Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO và
Điều 12 của Hiệp định về Trợ cấp.
CHƯƠNG III
Các cam kết về giá
Điều 41: - Đề xuất cam kết về giá – Trong suốt quá trình điều tra, khi nhà xuất khẩu hoặc
chính phủ của nước xuất khẩu hàng hóa bị cho là bán phá giá hoặc trợ cấp đề xuất cam kết
tự nguyện về giá nhằm loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, Ủy ban sẽ đề nghị các
bên liên quan khác trình các ý kiến của mình về nội dung của các cam kết đó trong vòng
mười lăm (15) ngày. Ủy ban có thể ngừng hoặc đình chỉ thủ tục điều tra mà không áp dụng
các biện pháp tạm thời hoặc chính thức với điều kiện là Ủy ban chấp nhận rằng cam kết đó
sẽ giúp loại bỏ ảnh hưởng xấu của việc bán phá giá hoặc trợ cấp.
Điều 42: - Ủy ban chấp nhận cam kết về giá – Nếu cam kết của nhà xuất khẩu hoặc của
chính phủ nước xuất khẩu được chấp nhận, một nghị quyết về việc ngừng hoặc đình chỉ
điều tra sẽ được ban hành. Nghị quyết này được đưa ra dựa trên cam kết được chấp nhận.


Điều 43: - Giám sát thực hiện các cam kết về giá – Việc thực hiện các cam kết này sẽ được
Ủy ban kiểm tra định kỳ. Trong quá trình kiểm tra, nếu Ủy ban nhận thấy rằng các cam kết
đó không được tôn trọng, hoặc việc cung cấp các thông tin để kiểm tra việc thực hiện cam
kết bị chậm trễ một cách bất hợp lý, Ủy ban sẽ cho các bên liên quan mười lăm (15) ngày
để đưa ra các tranh luận của mình và khi hết thời hạn này, Ủy ban có thể ngay lập tức áp
dụng thuế tạm thời thích hợp dựa trên các thông tin tốt nhất sẵn có.

Trong các trường hợp này, Ủy ban sẽ tiếp tục điều tra và có thể áp thuế chính thức đối với
hàng hóa phục vụ tiêu dùng chín mươi (90) ngày trước ngày áp dụng các biện pháp tạm
thời nhưng hiệu lực hồi tố đó sẽ không được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu đối với
khoảng thời gian trước khi có sự vi phạm cam kết.
CHƯƠNG IV
Kết thúc điều tra quyết định không áp dụng biện pháp nào.
Điều 44: - Kết thúc điều tra - Ủy ban sẽ tuyên bố đơn kiện không có căn cứ và ngừng điều
tra ngay khi Ủy ban nhận thấy không có đủ chứng cứ bán phá giá hoặc trợ cấp, thiệt hại
hoặc nguy cơ thiệt hại hoặc mối quan hệ nhân quả để tiến hành điều tra. Cuộc điều tra cũng
sẽ bị đình chỉ trong các trường hợp sau:
(i) Bán phá giá: Cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp Ủy ban xác định
rằng biên độ phá giá là tối thiểu, hoặc khối lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế hoặc sẽ bị
bán phá giá, hoặc thiệt hại là không đáng kể. Biên độ phá giá được coi là tối thiểu nếu biên
độ này thấp hơn 2 phần trăm giá xuất khẩu. Khối lượng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá
thông thường sẽ được coi là không đáng kể nếu khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ một
nước cụ thể được xác định là chiếm ít hơn 3 phần trăm khối lượng nhập khẩu hàng hóa
tương tự tại Peru, trừ khi khối lượng nhập khẩu từ từng quốc gia riêng lẻ chiếm ít hơn 3
phần trăm nhưng tổng khối lượng nhập khẩu của các quốc gia đó lại chiếm hơn 7 phần
trăm khối lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự tại Peru.
(ii) Subsidy: There shall be immediate termination in cases where the amount of a subsidy
is de minimis, or where the volume of subsidized imports, actual or potential, or the injury,
is negligible. For the purpose of this paragraph, the amount of the subsidy shall be
considered to be de minimis if the subsidy is less than 1 per cent ad valorem.
In the case of exports from developing country members of the WTO, the investigation
regarding countervailing measures shall be terminated when the Commission determines
that:
(a) the total amount of subsidies granted for the product in question is less than 2 per cent
of its value, calculated on a per unit basis; or
(b) the volume of subsidized imports accounts for less than 4 per cent of total imports of
the like product in the importing Member, unless imports from developing country

members which individually account for less than 4 per cent of imports of the like product
collectively account for more than 9 per cent of total imports of the like product in the
importing Member.
(iii) Rút đơn kiện: theo quy định tại các điều khoản của Điều 189 của Luật số 27444.
(iv) Bác bỏ đơn kiện: theo quy định tại các điều khoản của Điều 191 của Luật số 27444.
CHƯƠNG V
Áp đặt và thu thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa


Điều 45: - Áp đặt thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa - Ủy ban chỉ có thể áp đặt thuế
chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa khi Ủy ban xác định có hành vi bán phá giá hoặc trợ
cấp, thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bị
bán phá giá hoặc được trợ cấp và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa
Điều 46: - Tính pháp lý của thuế chính thức – Thuế chống bán phá giá hoặc và thuế trả đũa
là các biện pháp được đưa ra để bù đắp lại các khuyết tật mà hành vi bán phá giá và trợ cấp
gây ra cho thị trường. Theo điều 18, đoạn 1 của Hiệp định về Chống bán phá giá và Điều
32, đoạn 1 của Hiệp định về Trợ cấp, ngoài thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa,
không có biện pháp nào khác được sử dụng để chống lại các hành vi này.
Thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa tạm thời hoặc chính thức là các mức phạt và không
phải là hình thức đánh thuế.
Thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa tạm thời hoặc chính thức không phụ thuộc vào
khoản tiền được hạ giá, khấu trừ do thanh toán nhanh, doanh thu giảm do không được
thanh toán hoặc các hình thức khác.
Điều 47: - Khoản thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa – Khi biên độ phá giá hoặc trợ
cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả đã được xác định, Ủy ban sẽ áp dụng thuế chống
bán phá giá hoặc thuế trả đũa một cách thích hợp. Thuê chống bán phá giá hoặc thuế trả
đũa có thể bằng biên độ phá giá hoặc khoản trợ cấp được xác định. Ủy ban có thể áp đặt
mức thuế thấp hơn biên độ phá giá hoặc khoản trợ cấp nếu mức thuế đó đủ để bù đắp thiệt
hại.
Điều 48: - Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa – Thuế chống bán

phá giá hoặc thuế trả đũa sẽ được áp dụng cho đến khi thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại
không còn nữa, và không quá 5 năm.
Điều 49: - Áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa tạm thời – Thuế chống bán
phá giá hoặc thuế trả đũa tạm thời chỉ có thể được áp dụng nếu:
(i) một cuộc điều tra được khởi xướng theo quy định tại các điều khoản của Nghị định tối
cao này và được thông báo công khai và các bên liên quan đã có cơ hội để trình thông tin
và các ý kiến của mình;
(ii) quyết định sơ bộ được đưa ra khẳng định có hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp và một
trong các hành vi đó đã gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa; và
(iii) Ủy ban xét thấy các biện pháp đó là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong quá
trình điều tra.
Thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa tạm thời sẽ được áp dụng sớm nhất là sáu mươi
(60) ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra. Các điều khoản tương ứng của điều 9 của Hiệp định
về Chống bán phá giá và điều 19 của Hiệp định về Trợ cấp sẽ được xem xét để quyết định
áp dụng các biện pháp tạm thời.
Điều 50: - Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa – Thuế chống bán
phá giá hoặc thuế trả đũa sẽ được áp dụng trong khoảng thời gian tối thiểu, không quá bốn
tháng, hoặc không quá sáu tháng theo quyết định của Ủy ban và theo đề nghị của các nhà
xuất khẩu có tỷ trọng đáng kể giao dịch liên quan. Trong quá trình điều tra, khi Ủy ban
xem xét mức thuế thấp hơn biên độ phá giá hoặc mức trợ cấp có đủ để bù đắp thiệt hại hay
không, thời hạn này có thể tương ứng là sáu và chín tháng.


Điều 51: - Chênh lệch giữa thuế tạm thời và thuế chính thức – Nếu thuế chống bán phá giá
hoặc thuế trả đũa chính thức cao hơn mức thuế tạm thời đã trả hoặc phải trả, hoặc khoản
bảo lãnh thanh toán ước tính, phần chênh lệch sẽ không bị truy thu. Nếu thuế chính thức
thấp hơn thuế tạm thời đã trả hoặc phải trả, hoặc khoản bảo lãnh thanh toán ước tính, phần
chênh lệch sẽ được hoàn trả hoặc mức thuế sẽ được tính toán lại cho phù hợp.
Khi không áp dụng thuế chính thức, toàn bộ thuế tạm thời đã thu sẽ được hoàn trả và tài
sản đảm bảo thanh toán thuế tạm thời đã nộp sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa.

Điều 52: - Thời hạn đề nghị hoàn thuế nộp thừa hoặc thuế thu không đúng – Thời hạn để
các nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa nộp thừa hoặc
thu không đúng sẽ là bốn năm kể từ ngày ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá
giá hoặc thuế trả đũa chính thức.
Điều 53: - Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức có hiệu lực hồi tố - Đối với hàng
hóa bán phá giá bị xem xét, có thể áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức đối với hành
hóa phục vụ tiêu dùng tối đa là chín mươi (90) ngày trước ngày áp dụng các biện pháp tạm
thời khi các cơ quan chức năng xác định:
(i) đã có tiền sử bán phá giá mặt hàng này gây ra thiệt hại; hoặc nhà nhập khẩu đã hoặc
phải nhận biết được rằng nhà xuất khẩu đó đang bán phá giá và hành vi bán phá giá đó sẽ
gây ra thiệt hại; và
(ii) thiệt hại gây ra do nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa bị xem xét trong một
khoảng thời gian tương đối ngắn mà với thời gian và khối lượng hàng hóa như vậy và
trong các hoàn cảnh khác (ví dụ như hàng tồn kho hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh chóng)
có thể làm mất hiệu quả ngăn chặn thiệt hại của thuế chống bán phá giá chính thức sẽ được
áp dụng, với điều kiện là các nhà nhập khẩu liên quan sẽ có cơ hội để đưa ra ý kiến của
mình
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ tiêu dùng sẽ không bị đánh thuế chống bán phá giá có hiệu
lực hồi tố đối với thời gian trước khi mở cuộc điều tra.
Article 54: - Application of definitive countervailing duties retroactively - In critical
circumstances where for the subsidized product in question the Commission finds that
injury which is difficult to repair is caused by massive imports in a relatively short period
of a product benefiting from subsidies paid or bestowed inconsistently with the provisions
of GATT 1994 and of the Subsidies Agreement and where it is deemed necessary, in order
to preclude the recurrence of such injury, to assess countervailing duties retroactively on
those imports, the definitive countervailing duties may be assessed on imports which were
entered for consumption not more than 90 days prior to the date of application of
provisional measures.
No countervailing duties shall be levied retroactively on products entered for consumption
prior to the date of initiation of the investigation.

Điều 55: - Cơ quan chịu trách nhiệm thu thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa – Cơ quan
Hải quan sẽ có trách nhiệm thu thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa mà Ủy ban áp dụng
theo các điều khoản của Các quy định này.
Điều 56: - Thanh toán thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa – Thuế chống bán phá giá và
thuế trả đũa được thanh toán dựa trên giá f.o.b. trên hóa đơn, hoặc trên khối lượng hoặc bất
kỳ đơn vị tính nào khác, theo nghị quyết của INDECOPI, và sẽ được thanh toán kể từ ngày
thông báo trên Tờ khai Nhập khẩu đơn.


Thuế tạm thời được thanh toán bằng tiền mặt hoặc đảm bảo bằng một chứng từ thanh toán
có thể chuyển đổi ngay ra tiền mặt vô điều kiện, đích danh và không thể hủy ngang do
ngân hàng hoặc một cơ quan tài chính phát hành bằng đồng đô la Mỹ, trả cho Viện quốc
gia về Bảo hộ cạnh tranh và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (INDECOPI).
Thuế chính thức không được bảo lãnh thanh toán và phải trả bằng tiền mặt. Cơ quan Hải
quan sẽ không cho phép giải tỏa hàng hóa bị đánh thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả
đũa nếu trước đó việc toán thuế không được đảm bảo vô điều kiện.
Điều 57: - Báo cáo do cơ quan Hải quan đệ trình – Trong vòng một tháng kể từ ngày kết
thúc quý, Cơ quan hải quan sẽ nộp cho Ủy ban báo cáo tháng về việc áp dụng thuế chống
bán phá giá hoặc thuế trả đũa hiện hành. Báo cáo đó sẽ gồm các thông tin sau:
(1) Khối lượng và giá trị nhập khẩu của hàng hóa bị đánh thuế chống bán phá giá hoặc thuế
trả đũa chính thức và tạm thời hiện tại phân theo từng nguồn gốc xuất xứ;
(2) Thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa tạm thời hoặc chính thức thu được của mỗi loại
thuế phân theo từng nguồn gốc xuất xứ;
(3) Danh sách tài sản đảm bảo cho các khoản thuế tạm thời hiện hành;
(4) Khối lượng và giá trị nhập khẩu linh kiện của thành phẩm bị đánh thuế bán phá giá
hoặc thuế trả đũa chính thức.
Điều 58: - Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa đối với hàng linh kiện nhập
khẩu - Ủy ban có thể áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa tạm thời hoặc
chính thức đối với hàng linh kiện nhập khẩu từ nước xuất xứ thành phẩm đánh thuế chính
thức nếu có bằng chứng cho thấy hàng hóa đó đang được nhập khẩu nhằm tránh việc áp

dụng thuế bán phá giá hoặc thuế trả đũa đối với thành phẩm. Khi đó, cùng với các nhân tố
khác, Ủy ban sẽ xem xét các nhân tố sau:
(a) Có hay không hàng hóa bán ở Peru được lắp ráp hoặc hoàn chỉnh ở Peru bằng các linh
kiện sản xuất ở nước xuất xứ thành phẩm bị đánh thuế chính thức.
(b) Có hay không hàng hóa bán ở Peru được lắp ráp hoặc hoàn chỉnh ở một nước thứ ba
bằng các linh kiện sản xuất ở nước xuất xứ thành phẩm bị đánh thuế chính thức.
c) Có hay không hàng hóa được lắp ráp hoặc hoàn chỉnh bởi một bên có liên quan đến nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thành phẩm bị đánh thuế chính thức.
(d) Có hay không sự gia tăng khối lượng nhập khẩu hàng linh kiện cho sản phẩm bị đánh
thuế chính thức và linh kiện để lắp ráp hoặc hoàn chỉnh sản phẩm đó sau khi ban hành
quyết định khởi xướng điều tra;
(e) Bất cứ một trường hợp nào có sự thay đổi về tính chất thương mại mà ngoài lý do áp
dụng thuế không có lý do nào khác và nếu có chứng cứ cho thấy có hành vi trốn thanh toán
thuế chính thức đối với thành phầm
Thủ tục rà soát lại tuân theo điều khoản từ Điều 21 đến Điều 57 của Quy định này.
CHƯƠNG VI
Thủ tục rà soát lại thuế chính thức


Điều 59: - Rà soát lại do hoàn cảnh thay đổi – Sau thời hạn ít nhất là mười hai (12) tháng
kể từ ngày ban hành quyết định và kết thúc điều tra, Ủy ban có thể theo đề nghị của bất cứ
bên liên quan nào hoặc tự mình quyết định xem xét có nên duy trì hoặc sửa đổi thuế chống
bán phá giá hoặc thuế trả đũa chính thức đang có hiệu lực hay không. Khi xem xét đề nghị
này, Ủy ban sẽ xem xét xem có đủ bằng chứng cho thấy những thay đổi quan trọng của
hoàn cảnh dẫn đến việc cần rà soát lại thuế hay không.
Điều 60: - Rà soát sau một thời hạn hợp lý – Khi hết thời hạn theo Điều 48 của Quy định
này, Ủy ban sẽ dựa trên đề nghị được chứng mình rõ ràng của ngành hoặc đại diện ngành
sản xuất nội địa hoặc tự mình quyết định xem xét bắt đầu thủ tục rà soát để xác định việc
dỡ bỏ thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa có dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn thiệt
hại và hành vi bán phá giá hay không. Thuế có thể được tiếp tục áp dụng dựa trên kết quả

của việc rà soát
Điều 61 – Rà soát lại đối với các nhà xuất khẩu mới – Nếu đánh thuế chống bán phá giá
một loại hàng hóa, Ủy ban sẽ tiến hành rà soát nhằm xác định biên độ phá giá đơn lẻ của
mỗi một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất ở nước xuất khẩu bị điều tra những người chưa
xuất khẩu hàng hóa sang Peru trong suốt quá trình điều tra, với điều kiện là các nhà xuất
khẩu hoặc các nhà sản xuất chứng minh được rằng họ không liên quan đến bất kỳ một nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nào ở nước xuất khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá.
Khi được khởi xướng, cuộc rà soát sẽ kết thúc trong khoảng thời gian có thể gia hạn là chín
mươi (90) ngày. Khi đang tiến hành rà soát, hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc
nhà sản xuất sẽ không bị đánh thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, Ủy ban có thể yêu cầu
Cơ quan Hải quan đình chỉ định giá hàng hóa đó và /hoặc yêu cầu bảo lãnh để đảm báo
rằng nếu kết quả rà soát xác định các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu đó có bán phá giá thì
thuế chống bán phá giá có thể áp dụng có hiệu lực hồi tố kể từ ngày bắt đầu rà soát.
CHƯƠNG VII
Kháng án
Điều 62: - Kháng án – Khi không đồng ý với quyết định chính thức, các bên có thể nộp
đơn yêu cầu xem xét lại hoặc kháng án
Đơn kháng án nói trên phải được đệ trình trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày Ủy
ban ban hành quyết định trên Nhật báo quốc gia, El Peruano.
Việc áp dụng thuế chính thức sẽ không bị đình chỉ do kháng án
Điều 63: - Không có quyền kháng án các quyết định phòng ngừa – Không được kháng án
các quyết định áp dụng các thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa tạm thời hoặc các
quyết định bác bỏ đơn kiện
Điều 64: - Thời hạn xử lý đơn xin xem xét lại - Ủy ban sẽ ra quyết định về đơn xin xem xét
lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn.
Điều 65: - Thời hạn kháng án lên tòa án - Ủy ban sẽ tự động chấp nhận đơn kháng án và hồ
sơ sẽ được chuyển sang tòa án trong vòng 10 ngày. Trong vòng 6 tháng, có thể gia hạn
thêm 2 tháng, tòa án sẽ đưa ra quyết định về đơn kháng án.
Điều 66: - Các giải pháp hành chính hết hiệu lực – Quyết định của tòa án sẽ chấm dứt hiệu
lực của tất cả các giải pháp hành chính.

Các điều khoản bổ sung


Một: - Đối xử với các quốc gia không phải là thành viên của WTO - Ủy ban sẽ áp dụng các
điều khoản của Nghị định tối cao số 133-91-EF được sửa đổi và bổ sung bằng Nghị định
tối cao số 051-92-EF đối với các quốc gia không phải là thành viên của WTO.
Hai: - Áp dụng bổ sung – Theo Nghị định tối cao này, các điều khoản của Luật Thủ tục
Hành chính chung sẽ được áp dụng bổ sung
Ba: - Cơ sở pháp lý của các hình phạt – Các hình phạt theo quy định của Nghị định tối cao
này tuân theo các điều khoản của Điều 48(c) của Nghị định- Luật số 25868.
Tư: - Kháng án thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa – Đơn kháng án việc áp dụng
thuế chống bán phá giá và/hoặc thuế trả đũa trong đó cho rằng Cơ quan Hải quan đã áp
dụng thuế không đúng, sẽ được đệ trình lên INDECOPI cùng với các chứng cứ về việc đã
thanh toán các khoản thuế chính thức hoặc bảo lãnh thanh toán thuế đối với trường hợp
thuế tạm thời và thanh toán các khoản phí tương ứng. Khi cả hai yêu cầu này được đáp
ứng, Ủy ban sẽ ra quyết định sơ bộ trong vòng ba mươi (30) ngày. Tòa án INDECOPI sẽ
ban hành quyết định hành chính lần hai và chính thức trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày.
Năm: - Thực thi thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa - INDECOPI sẽ chịu trách nhiệm
thu thuế chống bán phá giá và thuế trả đũa khi nhận được thông báo đến hạn của Cơ quan
Hải quan. Thủ tục thu thuế sẽ tuân theo Luật về Thủ tục thi hành số 26979 và các quy định
của Luật này được Nghị định Tối cao số 036-2001-EF thông qua.
Sáu: - Ký thông qua và thi hành – Nghị định tối cao này sẽ được Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, Bộ trưởng Bộ sản xuất và Bộ trưởng Bộ Ngoại
Thương và Du lịch cùng ký thông qua, và sẽ có hiệu lực kể từ ngày ban hành trên Nhật báo
quốc gia El Peruano.
ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN ĐỔI
Đoạn đơn: - Các điều khoản trong Nghị định Tối cao này được áp dụng đối với tất cả các
giai đoạn của các vụ kiện hiện hành.
ĐIỀU KHOẢN HỦY BỎ

Đoạn đơn: - Nghị định tối cao số 043-97-EF, số 144-2000-EF và số 225-2001-EF bị hủy
bỏ.
Thông qua tại Văn phòng Chính phủ, Lima, ngày 10 tháng năm 2003
ALEJANDRO TOLEDO, Tổng thống lập hiến của nước Cộng hòa
LUIS SOLARI DE LA FUENTE, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
JAVIER SILVA RUETE, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính
RA ‫ ڌ‬DIEZ CANSECO TERRY, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Du lịch
EDUARDO IRIARTE JIMɎEZ, Bộ trưởng Bộ sản xuất
PHỤ LỤC
DANH SÁCH MÔ TẢ CÁC THÔNG TIN CÓ THỂ MANG TÍNH BÍ MẬT
Các thông tin có tính bí mật và do đó không đòi hỏi phải có lý do chính đáng:


- Các chi phí sản xuất
- Các chi phí phân phối
- Thông tin về việc định giá tại các công đoạn sản xuất khác nhau
- Đặc tính kỹ thuật của linh kiện, nếu thích hợp
- Thông tin về việc định giá tại các công đoạn marketing khác nhau
- Các bí mật thương mại liên quan đến bản chất của sản phẩm hoặc quá trình sản xuất
- Danh sách khách hàng
- Các điều kiện bán hàng (bao gồm các điều kiện bán hàng công cộng)
- Giá bán cho khách hàng
- Các chiến lược marketing tương lai
- Giá bán cho các khách hàng khác nhau
- Dữ liệu nghiên cứu và phát triển
- Các bí mật kinh doanh liên quan đến bản chất sản phẩm hoặc quá trình sản xuất
- Bí mật và các bí quyết công nghiệp
- Các dự án công nghệ
- Các dự án đầu tư.
- Thông tin mang tính bí mật dựa trên các lý do chính đáng:

- Thông tin về năng lực sử dụng
- Hàng tồn kho tính bằng tiền
- Danh sách nhà cung cấp, nếu thích hợp
- Bảng cấn đối kế toán và báo cáo tài chính nội bộ
- Các hóa đơn thương mại
- Năng lực công nghệ
- Thông tin ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin tương tự hoặc cung cấp thông tin từ
cùng một nguồn.
- Các thông tin thương mại cụ thể khác nếu bị tiết lộ có thể ảnh hưởng đáng kể đến vị trí
cạnh tranh của bên cung cấp thông tin.
- Thông tin từ các bên thứ ba không liên quan đến cuộc điều tra mà việc tiết lộ thông tin
không được phép có thể gây thiệt hại cho họ.
Trong mọi trường hợp, một bản tóm tắt không mang tính bí mật phải được đệ trình trừ khi


gần như không thể cung cấp được bản tóm tắt đó và phải có lý do xác đáng để Ủy ban xem
xét.
__________
G/ADP/N/1/PER/2
G/SCM/N/1/PER/2
Trang 22
G/ADP/N/1/PER/2
G/SCM/N/1/PER/2
Trang 23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×