Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sang kien kinh nghiem THAO LUAN NHOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.3 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHÓM NHƯ THẾ NÀO
ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ?
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Xuất phát điểm, cơ sở lí luận.
- Phạm vi sáng kiến.
II/ NỘI DUNG CHÍNH:
- Thực trạng
- Thuận lợi – Khó khăn
III/ CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1. Giải pháp 1: Nắm chắc nội dung
2. Giải pháp 2 : Nắm vững quy trình tổ chức
3. Giải pháp 3 : Chia nhóm và giao việc cho nhóm phải hợp lý.
4. Giải pháp 4: Khắc phục tình trạng cơ sở vật chất.
IV/ KINH NGHIỆM CHIA SẺ VÀ CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ:
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
VI/ KẾT LUẬN:


I/ Lý do chọn đề tài :
Do nhận thức được đổi mới dạy học phải thể hiện ở đổi mới trong cách
dạy của giáo viên và cách học của học sinh nên nhiều giáo viên đã biết lựa chọn
các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với những nội dung cụ thể để đạt được mục
tiêu bài học và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Một trong
những hình thức tổ chức dạy học được các thầy cô giáo sử dụng nhiều trong những
năm gần đây là hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong học tập của học sinh.
Nhưng thảo luận nhóm khi nào và làm thế nào để phát huy được sức mạnh trí tuệ
của tập thể , của nhóm là điều mà nhiều giáo viên vẫn còn băn khoăn , trăn trở .
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi
đã từng thực hiện khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.


II/ Nội dung chính:
* Thực trạng: Như chúng ta đã được biết “Thảo luận nhóm” là một phương
pháp dạy học mới thực hiện rõ nhất hướng đổi mới: Lấy học sinh làm trung tâm
của hoạt động dạy và hoạt động học nhằm tăng cường sự tích cực chủ động, tự giác
trong học tập, lĩnh hội, tiếp thu kiến thức của học sinh.
Xung quanh phương pháp này còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Có lẽ do
tư duy chậm đổi mới của một bộ phận nhỏ của giáo viên đã đứng tuổi, cộng với
tính ỷ lại của không ít học sinh quen theo cách học “nghe, nhìn, đọc, chép”. Sự
“sâu rễ, bền gốc” của lối dạy và học cũ thật là khó loại khỏi đời sống giáo dục hiện
nay trong một sớm một chiều. Bởi vậy, mỗi người giáo viên chúng ta, đặc biệt là
đội ngũ giáo viên trẻ cần phải nhận thức vấn đề đổi mới giáo dục hôm nay nói
chung, phương pháp dạy học nói riêng một cách bình tĩnh và tin tưởng.
Thực tế cho thấy, nếu chúng ta không hiểu sâu và hiểu đúng vai trò và
tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm dễ dẫn đến hiểu nhầm và gây phản tác
dụng. Không ít giáo viên lầm tưởng rằng trong một tiết dạy nếu tổ chức thảo luận
nhóm, tức là đã sử dụng phương pháp mới, cách dạy mới … rồi được đánh giá cao,
dần dần dẫn đến tình trạng lạm dụng phương pháp này. Vậy là người thực hiện,
2


chúng ta cần phải xác định rõ trong một tiết dạy, khi nào thì tổ chức cho HS thảo
luận nhóm là cần thiết? Có nên thảo luận nhóm nhiều lần hay không? Và GV tổ
chức

thảo

luận

nhóm


như

thế

nào

để

đạt

hiệu

quả?

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem phương pháp thảo luận nhóm khi thực hiện
có những thuận lợi và khó khăn gì.
* Thuận lợi - khó khăn:
1/ Thuận lợi:


“Thảo luận nhóm” là một trong những phương pháp chủ đạo, hiệu
quả nhất. Rất nhiều những cuộc thảo luận, những bài viết trên báo, tạp chí
ngành đều nhất trí đánh giá cao tính ưu việt của phương pháp này, bởi nó
không chỉ phát huy được tính tích cực, tự tin, chủ động có sáng tạo của học
sinh để lĩnh hội có chọn lọc kiến thức mới từ sách giáo khoa hay bài dạy
của giáo viên, mà còn giáo dục học sinh tính tập thể, sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn
nhau, gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống thường nhật.




Mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định. Việc dạy
học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và
khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ
năng giao tiếp. Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân, vừa có
cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên
trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã
tạo được một môi trường xã hội thuận lợi để trẻ hình thành tính cách và
phát triển những kĩ năng sống của mình. Kết luận của nhóm sau khi đã
thống nhất là sản phẩm của nhóm, đó là quá trình trao đổi, trình bày ý kiến
của từng thành viên trong nhóm. Khi mà mỗi thành viên trong nhóm đều
phải đưa ra ý kiến thì đó chính là các em đã nói với nhau, nghe lẫn nhau và
đáp lại lời bạn nói hay nói cụ thể là việc thảo luận nhóm này làm cho tất cả
học sinh đều phải đưa ra được chính kiến của mình. Điều này đã góp phần
rèn luyện cho HS ngôn ngữ nói, cách giao tiếp, cách diễn đạt một vấn đề.
3


2/ Khó khăn:


Nếu tổ chức không tốt, không đặt ra những yêu cầu rõ ràng đối với
mỗi HS trong hoạt động nhóm thì sẽ tạo điều kiện cho một số HS ỷ lại,
không tích cực tham gia xây dựng đóng góp chung vào nhiệm vụ mà nhóm
phải hoàn thành.



Nếu lạm dụng quá nhiều thì một mặt không tập trung được vào
những vấn đề cơ bản, cốt lõi mà HS phải lĩnh hội, mặt khác không đủ thời
gian.




HS có thể mất trật tự, khi sự phân công trách nhiệm trong nhóm
không rõ ràng, để mạnh ai nấy làm thì hiệu quả sẽ thấp.



Nếu tổ chức hoạt động nhóm một cách hình thức thì mất thời giờ mà
hiệu quả đem lại không cao, chẳng hạn cứ chia nhóm và giao một nhiệm vụ
chung chung thiếu cụ thể, HS muốn làm gì thì làm sẽ dẫn đến tình trạng một
số làm việc riêng, một số ỷ lại … và như vậy chưa phải là hoạt động nhóm
với đúng nghĩa của nó.



Cơ sở vật chất của nhà trường , nhất là cách bố trí lớp học, bàn ghế,
sĩ số học sinh của mỗi lớp như hiện nay cũng làm cho phương pháp thảo
luận nhóm trở nên khó khăn , làm cho giáo viên rất ngại khi phải xoay
chuyển bàn ghế , học sinh di chuyển mất rất nhiều thời gian .

Việc tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác theo nhóm là rất cần thiết trong
dạy học tiểu học vì nó đạt được mục tiêu của đổi mới giáo dục và phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhưng theo tôi để thành công trong
việc dạy học theo phương pháp nhóm, GV cần lưu ý một số biện pháp, giải pháp
sau:
III/ Các biện pháp, giải pháp thực hiện:
1. Giải pháp 1: Cần nắm chắc nội dung: Cốt lõi của vấn đề là nội dung của
SGK, người dạy học nhận thấy được nội dung như thế này, mình cần tổ chức
hướng dẫn HS như thế nào để đạt được mục tiêu, phải nắm cặn kẽ nội dung bài học

4


và mục tiêu bài trong tổng thể mục tiêu chung môn học. Không nắm chắc nội dung
thì không thể nói đến chuyện tổ chức dạy học nói chung và tổ chức dạy học nhóm
nói riêng. Trong dạy học nhóm, việc nắm chắc nội dung giúp cho GV chuẩn bị
trước nhiều phương án để giải quyết các tình huống HS có thể đưa ra tránh được
lúng túng khi các em có được nhiều thông tin từ xã hội mà thông tin trong SGV và
SGK không có.
2. Giải pháp 2: Nắm vững quy trình tổ chức: Bất cứ PPDH nào đều có quy
trình thực hiện của nó. Việc đảm bảo quy trình giúp GV tránh được lúng túng trong
khi hướng dẫn HS, thể hiện được tính khoa học trong tổ chức dạy học, đồng thời
giúp HS tham gia thảo luận, chọn vấn đề tốt hơn. Từ nghiên cứu nội dung đối
chiếu với ĐDDH mình có, cùng với việc nắm đối tượng HS, GV chọn cho mình
hình thức tổ chức nhóm như thế nào (nhóm đôi, nhóm ngẫu nhiên, nhóm cùng trình
độ . . .).
3. Giải pháp 3: Chia nhóm và giao việc cho nhóm phải hợp lý.
- Chia nhóm: Từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp ( giỏi,
khá, trung bình, yếu), đồ dùng dạy học mình có để chọn cách chia nhóm cho HS
thảo luận đạt yêu cầu; ví dụ:
• Khi nội dung yêu cầu không khác nhau về nội dung, ít có độ chênh lệch về
độ khó, cùng chung yêu cầu thì ta có thể chọn cách chia ngẫu nhiên.
• Khi có nội dung cần có sự phân hóa về độ khó-dễ thì có thể áp dụng cách
chia nhóm cùng trình độ.
• Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau (ví dụ: các bài ôn
tập . . .) thì có thể chia nhóm gồm đủ trình độ.
- Giao việc cho nhóm: Khi tổ chức dạy học nhóm thông thường mỗi nhóm
thường được giao một nhiệm vụ khác nhau hoặc 2-3 nhóm một nhiệm vụ, người tổ
chức cần làm cho tất cả mọi thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của
nhóm cũng như nhiệm vụ của bản thân, nên giao việc sau khi đã chia xong nhóm

và các nhóm đã về vị trí của mình. Có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở
5


giữa lớp, việc này cũng có ưu điểm nhóm này cũng biết được nhiệm vụ của nhóm
khác để có thể tự tham khảo thêm để sau bổ sung cho nhóm bạn. Hoặc viết nhiệm
vụ từng nhóm ra giấy dưới dạng phiếu giao việc và giao cho từng nhóm . . . nhưng
dưới hình thức nào thì cũng cần cho một số nhóm nhắc lại nội dung mà nhóm mình
cần thảo luận.
- Quan sát, giúp đỡ cho nhóm: Thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ
các nhóm trao đổi thảo luận đi đúng yêu cầu của bài học tránh thảo luận tùy hứng
đi chệch yêu cầu của bài hoặc gợi mở thêm các đường hướng nhằm mở rộng kiến
thức cho các em.
4. Giải pháp 4: Khắc phục tình trạng cơ sở vật chất:
Hiện nay, giáo viên có thể linh động, tuỳ theo bài, theo nội dung, ta có thể
chia nhóm nhỏ, hai bàn ngồi liền nhau thành một nhóm để hạn chế quay bàn ghế
hoặc mất thời gian di chuyển. Thảo luận xong, học sinh gắn ngay kết quả vào
tường sát nơi ngồi gần nhất.
• Một số lưu ý: Điểm đặc biệt mà người tổ chức dạy học cần quan tâm đó là
cần nắm được các nhược điểm của tổ chức dạy học nhóm để trong khi chuẩn
bị hoặc tổ chức họp nhóm có biện pháp khắc phục; ví dụ :
+ Lớp ồn thường ảnh hưởng đến lớp bên cạnh : cần đóng bớt cửa, nhắc nhở
HS trao đổi nhỏ hơn, phát huy vai trò của nhóm trưởng để điều chỉnh trong
nhóm . . .
+ Một số em hay “quậy”, tranh bạn nói hết, một số em thường im lặng, chỉ
nghe người khác còn mình không tham gia ý kiến : cần chọn những em hay
nói làm nhóm trưởng để nhắc nhở hoặc chọn với nhóm không trong nhóm
bạn thân, những em ít nói chọn với nhóm những bạn thân hơn để giúp các
em hòa nhập tốt hơn. . .
+ Các bước tiến hành khi tổ chức hoạt động nhóm:

Bước 1: GV chia nhóm
Bước 2 : GV giao nhiệm vụ thảo luận
6


Bước 3: Các nhóm thảo luận
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Bước 5: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 6: GV tổng kết, bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
Tôi xin phân tích kĩ thêm ở bước 2: GV giao nhiệm vụ thảo luận. Việc giao
nhiệm vụ này có thể bằng nhiều hình thức: Hoặc GV nêu miệng câu hỏi, hoặc GV
ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận. Khi lựa
chọn hình thức giao nhiệm vụ giáo viên cần lấy mục đích và nội dung thảo luận
làm căn cứ cơ bản. Nếu câu hỏi ngắn, dễ nhớ, trả lời ngắn GV có thể nêu miệng
câu hỏi hoặc ghi ở bảng phụ. Làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh lộn
xộn khi GV phát phiếu (nếu giao nhiệm vụ bằng phiếu). Còn đối với các câu hỏi
yêu cầu trả lời dài hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số, chữ thì nên sử dụng phiếu.
Đặc biệt nếu nội dung thảo luận là các kiến thức chốt của bài

( như : Thảo luận

rút ra nội dung, ý nghĩa bài tập đọc, rút ra bài học đạo đức . . .) thì nhất thiết phải
dùng phiếu vì các kiến thức chốt là các kiến thức yêu cầu ghi nhớ nên nếu dùng
phiếu thảo luận thì khi ghi kết quả thảo luận vào phiếu các em sẽ ghi nhớ lâu.
Ở bước 6, GV cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các
nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh
nghiệm đối với các nhóm làm việc chưa tốt.
IV/ Kinh nghiệm chia sẻ và các ví dụ minh họa khi sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm ở các khâu trong quá trình dạy học.
1. Kinh nghiệm chia sẻ:

+ GV cần yêu cầu HS nghiên cứu trước những thông tin trong sách giáo khoa
qua kênh chữ, kênh hình hoặc thí nghiệm. Trong đó từng cá nhân phải chuẩn bị
theo những yêu cầu giáo viên đặt ra (có thể dưới hình thức phiếu học tập) làm cơ
sở cho hoạt động nhóm, sau đó mới cho HS thảo luận nhóm.
+ GV cần dành thời gian cụ thể để thảo luận nhóm tùy theo mức độ yêu cầu
khó – dễ của nội dung.
7


+ Cần lựa chọn từ một đến hai nội dung thích hợp và cơ bản trong bài để tổ
chức hoạt động nhóm ( không thể tiến hành tổ chức hoạt động theo nhóm với tất cả
các nội dung trong bài vì thời gian không cho phép)
+ Tùy từng bài, từng mục tiêu cần đạt được trong một đơn vị kiến thức mà có
thể cho HS thảo luận ở nhóm nhỏ : 2-3 HS hoặc nhóm lớn: 6-8 HS.
+ GV cần yêu cầu cụ thể nhiệm vụ của từng HS trong nhóm. VD : nhóm
trưởng điều hành chung, thư kí ghi lại kết quả thảo luận của nhóm, cử một đại diện
báo cáo lại kết quả thảo luận trước lớp. Vai trò của nhóm trưởng cần luân phiên
trong nhóm.
+ Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm để HS có thói quen, kĩ năng thảo
luận nhóm, có thể tiến hành hoạt động nhóm ở tất cả các khâu trong quá trình dạy
học (nhất là khâu tìm hiểu bài mới)
2. Các ví dụ minh họa:
a/ Để dạy kiến thức mới, trong bài 15 “Thương mại và du lịch” SGK Địa lí 5,
GV có thể cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 (2 bàn tạo thành 1 nhóm)
HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết trao đổi để tìm các điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển ngành du lịch ở nước ta.
- Các em cùng trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được.
GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý
kiến. GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để
phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này.

b/ Trong phần luyện tập thực hành môn đạo đức, bài 6 “Kính già, yêu trẻ”, tìm
hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta: GV giao
nhiệm vụ cho từng nhóm HS (nhóm đôi) tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể
hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. 2 HS ngồi cạnh nhau sẽ kể
cho nhau nghe những điều mình biết về truyền thống kính già, yêu trẻ của địa
phương và của dân tộc. Sau đó GV sẽ gọi 4, 6 HS trả lời nội dung đã thảo luận. HS
khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.
8


c/ Trong phân môn kể chuyện, bài 25 “Vì muôn dân”, khi hướng dẫn HS kể
chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, GV cho các em (nhóm nhỏ 3 em) dựa vào
tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh ( mỗi em kể theo 2 hoặc 3
tranh). Sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong, các em trao đổi về ý nghĩa câu
chuyện trong nhóm của mình. GV mời 2-3 tốp HS thi kể chuyện theo tranh phóng
to trên bảng lớp và yêu cầu HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện của mỗi
nhóm để rút ra ý nghĩa câu chuyện nào sâu sắc nhất.
d/ Khi dạy phân môn khoa học có phần thực hành thí nghiệm như bài 27
“Gốm xây dựng: gạch, ngói” GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm để phát hiện ra
một số tính chất của gạch, ngói.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm của mình quan sát kĩ một viên gạch hoặc viên
ngói rồi nhận xét. (Thấy có rất nhiều lỗ nhỏ li ti). Sau đó thực hành: Thả một viên
gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích
hiện tượng đó.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tượng.
+ GV nêu các câu hỏi để chốt ý một số tính chất của gạch, ngói.
V/ Bài học kinh nghiệm:
Ban đầu, khi tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, các em còn lạ
lẫm và lúng túng, lớp rất ồn, không ai chịu nghe ai, không bạn nào chịu làm nhóm
trưởng, thư kí hay là người đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Các em chưa đủ

tự tin để đứng nói trước lớp, sợ mình nói không được lưu loát bạn bè chê cười.
Nhưng tôi đã kịp thời động viên, khuyến khích nên các em dần dần mạnh dạn và tự
tin hơn. Sau một, hai lần, các em đã nắm bắt được cách làm việc và tỏ ra chủ động
hơn trong khi tiến hành. Kĩ năng nói, trình bày trước lớp của các em đã khá hơn,
các em đã đoàn kết với nhau hơn, khí thế thi đua giữa các nhóm sôi nổi hơn và mỗi
em đã nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với nhóm. Các em thay phiên
nhau làm nhóm trưởng hoặc là người đại diện cho nhóm lên trình bày trước lớp.

9


Qua đó lớp học sinh động hơn, học sinh phát huy được tính tích cực chủ động của
mình để chiếm lĩnh kiến thức có chọn lọc và sáng tạo.
VI/ Kết luận:
Thảo luận nhóm là phương pháp thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong
phương pháp dạy học. Tuy nhiên, giáo viên cần tổ chức làm sao cho đúng tính chất
kỉ luật một lớp học, tránh sự hỗn độn, thiếu tập trung, gây ồn ào quá mức làm ảnh
hưởng tới các lớp khác và đặc biệt sẽ dẫn tới sự phản tác dụng. Phải tổ chức làm
sao cho tất cả học sinh đều hướng vào vấn đề thảo luận một cách tích cực, có tổ
chức dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Đồng thời cũng đảm bảo sự bình đẳng để mọi
ý kiến đều có cơ hội trình bày khi thảo luận. Sự biến đổi ngữ điệu phù hợp, những
lời khích lệ động viên, những điểm đánh giá đúng mức, kịp thời của giáo viên bao
giờ cũng tạo nên không khí sôi nổi tích cực cho hoạt động thảo luận nhóm của học
sinh trong tiết học.
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hạnh

10




×