Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NHÂN TRẮC học TRONG THIẾT kế nội THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.96 KB, 6 trang )

NHÂN TRẮC HỌC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
Nhân trắc học môn khoa học về con người, bản thể của con người, những gì tuyết diệu
nhất về con người mà ngày nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Việc áp dụng nhân trắc
học trong thiết kế nội thất ngày nay đã trở nên phổ biến và được nhiều người áp dụng.
Nhân trắc học được chia thành nhân trắc tĩnh và nhân trắc động. Nếu như nhân trắc động
được úng dụng nhiều trong các thiết kế không gian hoạt động của từng bộ phận hay toàn
bộ cơ thể con người, thiết bị hay công cụ sản xuất thì thiết kế nội thất vận dụng nhiều hơn
kết quả nghiên cứu của nhân trắc tĩnh, đó là dữ liệu về mối quan hệ giữa cơ thể người và
kích thước đồ nội thất, khoảng cách và tọa độ trong không gian nội thất.
Một số dấu hiệu về nhân trắc tĩnh:
1.Chiều cao đứng
Chiều cao đứng là một trong những kích thước được nhà thiết kế nội thất sử dụng nhiều
trong thiết kế bởi vì đây là thông số phổ biến nhất trong hầu hết các thiết kế không gian
sinh hoạt của gia đình. Theo nghiên cứu của nhân trắc học thì biểu hiện tầm vóc con
người, thường thay đổi theo chủng tộc, giới tính và cũng chịu ảnh hưởng một phần của
môi trường, hoàn cảnh sống, xã hội.
Chiều cao trung bình cả nước thì nam giới cao 161,2cm; nữ giới cao 151,6cm; khoảng
chân lếch giữa hai giới là 9,6cm. Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho từng miền địa lý thì
số chiều cao trung bình có một sự chêch lệch nhỏ như sau:
Chiều cao đứng
Nam giới (cm)
Nữ giới (cm)

Bắc
160,8
150,9

Trung
161,3
151,91


Nam
161,9
152,1


2.Chiều cao ngồi
Chiều cao ngồi là thông số phổ biến thứ hai sau chiều cao đứng. Nó có ý nghĩa trong việc
thiết kế chỗ làm việc trong tư thế ngồi. Chiều cao ngồi còn được dùng để thay thế cho bề
dài phần thân trên khi cần so sánh với bề dài phần thân dưới.
Chiều cao ngồi của nam giới là 84,4cm; của nữ giới là 79,5cm và chênh lệch giữa hai giới
là 4,9cm. Chiều cao ngồi trung bình giữa các miền cũng có độ chênh lệch nhất định.
Chiều cao ngồi
Nam giới (cm)
Nữ giới (cm)

Bắc
84,4
79,5

Trung
84
79,1

Nam
84,9
79,6

3.Chiều rộng vai
Không phải ngẫu nhiên mà ngoài chiều cao đứng và chiều cao ngồi nhà thiết kế nội thất
chọn chỉ số chiều rộng vai để tính toán một số kích thước chi tiết trong khi thiết kế bàn,

ghế, giường, tủ. Chiều rộng vai là kích thước giữa hai mỏm vùng vai, chỉ số đó thể hiện
sự phát triển bề ngang của thân người bình thường. Theo nghiên cứu được công bố ở
Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động thì số đo chiều rộng vai của
nam giới thường dao động trong khoảng từ 36-37cm. Con số này ở nữ giới dao động theo
vùng miền tùy không đáng kể nhưng cũng đáng lưu tâm khi thiết kế nội thất ở vùng nào


đó. Chiều rộng vai thấp nhất ở miền Trung là 33,8cm; miền Bắc là 34,3cm còn 34,7cm là
số đo trung bình ở niềm Nam.
4.Chiều rộng mông

Cũng như chiều rộng vai, nhà thiết kế nội thất khi lựa chọn kích thước nội thất đặc biệt là
ghế ngồi còn chú ý đến thông số khác liên quan đến cơ thể người trong nhân trắc học
nghiên cứu như chiều rộng môn. Dưới đây là các số liệu về chiều rộng của vùng chậu và
mông của nữ giới, con số này cũng tương tự nam giới.


Chiều rộng mông
Nam giới (cm)
Nữ giới (cm)

Bắc
29,5
29,6

5.Chiều dài tay và chân

Trung
29,4
29,5


Nam
29,5
29,3


Ngoài chiều cao và chiều rộng thì hai số đo về chiều dài tay và chiều dài chân cũng là chỉ
số quan trọng để căn cứ vào đó tính toán kích thước của đồ nội thất. Sự phù hợp giữa
kích thước nội thất và chiều dài, rộng cơ thể người sẽ mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho
người sử dụng. Chiều dài và rộng của tay chân có sự phát triển tương ứng với chiều cao
đứng và có số đo trung bình lớn nhất ở các lớp tuổi trẻ (từ 19-29 tuổi), là các lớp tuổi lớn
hơn. Sự chênh lệch giới tính của chiều dài tay là 4,7cm và chiều dài chân là 7,2cm.
6.Chiều dài và chiều rộng, chiều cao đầu

Chỉ số đầu (là tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài của đầu) của nam giới là 82,2 % và của
nữ giới là 83,9%.
Chiều cao đầu chính là khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh đầu đến đỉnh cằm. Chiều cao đầu
là kích thước được giới kiến trúc và mỹ thuật cổ đại lưu ý như một trong những giá trị
thẩm mỹ. Ngoài ra, nó cũng thể hiện quy luật phát triển tỷ lệ cơ thể khác nhau của các
cộng đồng người.
Mặt của nam giới theo tỷ lệ phát triển với cơ thể thường dài hơn nữ giới và chiều cao đầu
được biểu thị bên ngoài trước hết ở chiều dài mặt từ trán đến cằm, chênh lệch giới tính
trung bình từ 1-1,5cm. Tỷ lệ giữa chiều cao đầu và chiều cao cơ thể dao động trong
khoảng 1/7.


7.Trọng lượng cơ thể
Trọng lượng cơ thể cũng là một chỉ số quan trọng cần lưu ý trong thiết kế nội thất vì nó
phát triển liên quan đến nhiều kích thước cũng như khối lượng vật liệu nội thất. Nói tổng
quát là người Việt Nam tương đối nhẹ cân. Số cân trung bình cho nam giới ở hầu hết các

lứa tuổi đều không vượt quá 50kg.
Bảng tổng hợp số đo trung bình của một số hiệu nhân trắc học tĩnh người Việt Nam
Dấu hiệu
Cao đứng (cm)
Cao ngồi (cm)
Chỉ số skelie (%)
Cao đầu
Dài đầu
Rộng đầu
Cao mỏm cùng vai
Rộng vai
Rộng ngực
Rộng chậu
Rộng mông
Dài tay
Dài chân
Vòng đùi
Chỉ số thân/ đầu
Chỉ số đầu
Nặng (kg)

Nam
160,7
85,5
87,9
23,8
18,9
15,4
130,2
36,7

26,0
26,2
29,5
70,6
85,5
16,6
6,8
81,6
49,0

Nữ
150,3
79,9
88,1
22,3
18,2
14,1
121,7
33,3
24,3
25,0
28,8
66,1
78,8
18,3
6,8
77,5
44,6

Qua những chỉ số về cơ thể con người, đặc điểm trong nội thất…nhân trắc học đưa ra

những yếu tố con người tác động rất nhiều đến sự tượng thích trong không gian sống của
chúng ta, đi đứng nằm ngồi cũng cần có những cân nhắc cụ thể. Để thiết kế nên những
điều kiện nội thất phù hợp với người sử dụng.



×