Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC VI HẠT SÂM NHUNG BỔ THẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯC

Tăng Ngọc Thúy Lan

TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC VI HẠT
"SÂM NHUNG BỔ THẬN"

Khóa luận tốt nghiệp Dược só đại học
Khóa 2000 - 2005

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯC


Tăng Ngọc Thúy Lan

TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC VI HẠT
"SÂM NHUNG BỔ THẬN"
Khóa luận tốt nghiệp Dược só đại học
Khóa 2000 - 2005

Thầy hướng dẫn:


TS. Huỳnh Văn Hóa
PGS. TS. Đặng Văn Giáp

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

20051.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong lãnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, việc
thành lập công thức

luôn là thử thách lớn đối với

các nhà bào chế. Mỗi công thức sản phẩm, ngoài hoạt
chất còn có nhiều thành phần tá dược khác nhau. Các
thành phần công thức và/ hoặc các điều kiện sản


xuất thường là những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất
của sản phẩm. Đây chính là mối liên quan giữa nhân
và quả. Nếu yếu tố ảnh hưởng nêu trên được khảo
sát theo mô hình có thiết kế thì dữ liệu thực nghiệm có
thể được thu thập một cách khoa học và hệ thống. Từ
dữ liệu thực nghiệm đó, ngày nay nhà bào chế có thể
áp dụng các phần mềm thông minh để giải quyết các
vấn đề nghiên cứu và phát triển một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, kỹ thuật bào
chế cũng như thiết bò sản xuất không ngừng được cải

tiến. Sự ra đời của những máy móc hiện đại như: máy
đùn, máy ve hạt… đã thúc đẩy việc sản xuất những vi
hạt có kích thước rất nhỏ nhưng chứa hàm lượng hoạt
chất rất cao. So với các dạng bào chế truyền thống, vi
hạt không chỉ có những thuận lợi về mặt kỹ thuật như:
độ trơn chảy tốt, độ mài mòn thấp, ít bụi, sự phân bố
kích cỡ hẹp, có thể chứa những thành phần hoạt chất
tương kỵ nhau,… mà còn có những ưu điểm về mặt sử
dụng như: tăng tốc độ hấp thu do vi hạt được phân bố tự
do trong đường tiêu hóa, tránh tập trung thuốc với nồng
độ cao tại một vò trí… Hiện nay, sản xuất vi hạt vẫn còn
là một lãnh vực khá mới mẻ ở nước ta.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, “Sâm, Nhung, Quế,
Phụ” được xem là bốn vò thuốc bổ hàng đầu, hay dùng
nhất là Sâm và Nhung. Một số đơn thuốc có Nhân Sâm
được dùng để bồi bổ cơ thể như: Độc Sâm thang, Sâm


Phụ thang,… Đa phần những vò thuốc quý này vẫn còn
được sử dụng dưới dạng thuốc thang, thuốc sắc, rượu
thuốc… Điều đó gây khó khăn cho việc phân liều sử
dụng, tiêu chuẩn hóa cũng như kiểm soát chất lượng
thuốc.
Nhằm mục đích áp dụng phương pháp tối ưu hóa thông
minh trong việc nghiên cứu vi hạt với hoạt chất từ dược
liệu, đề tài "Tối ưu hóa công thức vi hạt Sâm Nhung Bổ
Thận” được thực hiện với 3 mục tiêu chính:
a. Xây dựng quy trình chiết xuất cao dược liệu từ bài
thuốc " Sâm Nhung Bổ Thận" theo DĐVN III.
b. Thiết kế và tối ưu hóa công thức vi hạt Sâm Nhung

Bổ Thận từ cao dược liệu nêu trên.
c. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp kiểm
nghiệm nang vi hạt Sâm Nhung Bổ Thận.

2. TỔNG QUAN
2.1. DẠNG BÀO CHẾ VI HẠT
2.1.1. Khái niệm tổng quát
Vi hạt được đònh nghóa là những hạt nhỏ hình cầu (hạt
cải), kích thước thường từ 0,5-1,5 mm, một vài trường hợp
có thể lên đến 3 mm, được tạo thành bởi sự liên kết
giữa khối bột khô và dung dòch chất dính bằng nhiều
phương pháp khác nhau. So với các dạng bào chế truyền


thống khác (viên nén, viên nang...), vi hạt không chỉ có
những thuận lợi về mặt kỹ thuật (trơn chảy tốt, độ mài
mòn thấp, sự phân bố kích cỡ hẹp…), mà còn có những
ưu điểm về mặt sử dụng (tính sinh khả dụng cao, tránh
tập trung thuốc tại một vò trí…)[36].

(a)

(b)

(c)

(d)

Hình 2-1. Minh họa: bột (a), cốm (b), vi hạt không bao (c) và vi hạt
bao phim (d)


Có 2 loại vi hạt:
- Vi hạt không bao: dạng hình cầu, kích cỡ đồng đều, trơn
chảy tốt, dễ đóng gói, độ bền cao, độ mài mòn
thấp, ít bụi, bề mặt trơn láng, dễ bao phim.
- Vi hạt bao phim: ngoài các đặc điểm trên, dạng vi hạt
này thích hợp cho những dạng bào chế mà hoạt chất
được phóng thích có kiểm soát.
Hiện nay có nhiều kỹ thuật sản xuất vi hạt:
1. Kỹ thuật phun-sấy (spray-drying): dung dòch nước của

những nguyên liệu và dung dòch polymer nóng được
phun vào luồng khí nóng, sau đó nước bay hơi và chất
rắn khô sẽ tạo thành dạng vi hạt.
2. Kỹ thuật sấy tầng sôi (fluidized bed technology): dạng

thuốc (khô) được phân tán trong một luồng khí nóng
tạo thành một dòng liên tục, sau đó một lượng tá


dược dính được phân tán vào gây nên tương tác trước
khi bốc hơi từ đó các thành phần sẽ tác động qua lại
và tạo vi hạt.
3. Kỹ thuật quay tạo hạt (rotogranulator): toàn bộ quá trình

được thực hiện trong hệ thống kín. Dung dòch chất dính
và hỗn hợp bột được cho vào đóa của máy ve hạt với
một tỷ lệ thích hợp, quay với một tốc độ phù hợp sau
đóù các tiểu phân sẽ liên kết lại với nhau và được
ve tròn lại.

4. Kỹ thuật bao từng lớp (layer buiding method): dung dòch

hoặc hỗn hợp tá dược dính và hoạt chất được phun
từng lớp lên một lõi trơ. Phương pháp này không thích
hợp cho những thuốc sử dụng với liều lớn.
5. Kỹ thuật đùn và ve (extrusion/ spheronization): quá trình

gồm nhiều bước: trộn khô tạo hỗn hợp bột, tạo khối
ẩm, ép tạo thành những sợi ngắn có đường kính tương
đối đồng nhất, tạo hạt- làm tròn hạt, sấy, rây lựa hạt
có kích cỡ mong muốn [36]. .
Kỹ thuật đùn và ve được sử dụng phổ biến trong
ngành dược với nhiều ưu điểm so với những phương
pháp khác như:
- dễ vận hành
- năng suất cao, hao phí thấp
- phân bố kích thước hạt hẹp
- tỷ lệ bể vụn thấp
- vi hạt tạo thành có những đặc tính phù hợp cho bao
phim
- khả năng duy trì và phóng thích hoạt chất tốt hơn các
kỹ thuật khác [36].


2.1.2. Thiết bò đùn và ve
Thiết bò đùn (extruder)
Có 3 loại thiết bò đùn dựa vào cơ chế hoạt động:
- kiểu đinh ốc (quanh trục, vòm, xuyên tâm)
- kiểu trọng lực (hình trục, bánh răng, xuyên tâm)
- kiểu piston (bơm đẩy)


(a)

(b)

Hình 2-2. Minh họa thiết bò đùn (a) và thiết bò ve (b)

Thiết bò ve (spheronizer)
Thiết bò ve gồm một mâm có thành cố đònh và một
đóa quay nhanh ở đáy mâm. Bề mặt của đóa này có
nhiều rãnh để tăng lực ma sát. Có hai loại thiết bò ve
thường được sử dụng:
- mâm có những rãnh song song và vuông góc nhau
- mâm có những rãnh tỏa ra từ giữa đóa [26].
2.1.3. Nguyên lý đùn và ve


Quá trình đùn giúp tạo những sợi nhỏ, ngắn có độ dẻo
đủ để biến dạng nhưng không được quá dính để tránh sự
kết lại khi ve. Khối ẩm được ép qua lưới thành những sợi
nhỏ, ngắn đường kính tùy thuộc vào kích thước lỗ lưới,
sau đó những sợi này sẽ rơi và đứt thành những đoạn
ngắn có chiều dài tương đối bằng nhau dưới tác dụng
của trọng lực.
Quá trình ve sẽ làm tròn những sợi ngắn có được từ
máy đùn. Theo Rowe, sự làm tròn các sợi ngắn thành vi
hạt là do lực ma sát giữa những tiểu phân với nhau và
giữa tiểu phân với thiết bò. Đầu tiên, các sợi hình que
sẽ được làm tròn các cạnh, sau thành hình quả tạ, ê líp,
cuối cùng là hình cầu [26].


Hình 2-3. Minh họa cơ chế ve hạt theo Rowe

Theo Baert và Remon, quá trình tạo vi hạt là do lực ma sát
và lực quay. Sợi cốm sau khi được làm tròn các cạnh sẽ
xoắn lại và đứt ra thành hai phần, mỗi phần có một
bên tròn và một bên hơi phẳng có nếp gấp như bông
hoa, dưới tác dụng của lực ma sát và lực quay mỗi phần
sẽ được ve tròn lại.


Hình 2-4. Minh họa cơ chế ve hạt theo Baert và Remon
khối bột
nhão
cốm ướt
(vào máy
ve)

vi hạt ướt
(từ máy
ve)

cốm ướt
(từ máy
đùn)

Hình 2-5. Sự kết hợp hai quá trình đùn và ve để tạo vi hạt

2.1.4. Thành phần tá dược
Nói chung, thành phần tá dược của vi hạt không bao cũng

tương tự thành phần tá dược của viên nén trần. Tuy nhiên,
tỷ lệ tá dược trong vi hạt thường ít hơn trong viên nén. Các tá
dược thường dùng trong sản xuất vi hạt:

- Tá dược độn: giúp vi hạt đạt hình dạng, kích thước, khối
lượng. Thường dùng: avicel, lactose, tinh bột, Mg carbonat...
- Tá dược dính: giúp liên kết các thành phần với nhau.
Hay sử dụng polyvinyl pyrrolidon, avicel...


- Tá dược rã: giúp vi hạt rã trong nước hay trong đường
tiêu hóa. Các loại phổ biến là Na Starch glycolate, tinh
bột biến tính, Crosscarmellose...
- Tá dược trơn bóng: giúp làm chảy, chống dính, làm trơn
và bóng vi hạt. Một số tá dược trơn bóng hay dùng là
talc, Mg stearate…
- Các tá dược khác: tá dược hút khi công thức chứa
lượng ẩm cao, tá dược làm ẩm, tá dược màu, tá dược
hương vò, tá dược điều chỉnh sự phóng thích hoạt chất…
2.1.5. Dạng phân liều
Chỉ trong một số trường hợp vi hạt được dùng để sản
xuất viên nén như Beloc® ZOK (Sandberg et al.,1988) and
Antra® MUPS (Petersen and Schmutzler, 1999)... [33]. Thông
thường, vi hạt không bao và bao phim được đóng vào nang
cứng.

Hình 2-6. MInh họa nang chứa vi hạt

Một số chế phẩm vi hạt được sản xuất trong nước:


Colmax®, Terpin Codein - F® (TV.Pharm), Dextromethorphan®
(Mebiphar), Dexipharm® (IMexpharm).
Một số chế phẩm vi hạt ngoại nhập có ở Việt Nam:


Moriamin Forte® (Shenzhen Wanhe Pharma.), Sporal® (Janssen),
Lenitral® (Besins International).

2.1.6. Chỉ tiêu kiểm nghiệm
Vi hạt không bao
Trong giai đoạn thành lập công thức vi hạt, đối với cốm
có thể khảo sát đường kính và độ nhẵn; đối với vi hạt
có thể khảo sát kích cỡ, tỷ trọng, hình dáng, độ nhẵn
và độ hòa tan [31].
Vi hạt bao phim
Đối với các vi hạt bao phim, ngoài các chỉ tiêu kiểm
nghiệm nêu trên còn có sự khảo sát bề dày lớp bao
[41] và thử nghiệm riêng tùy dạng tan trong ruột [28] hay
phóng thích kéo dài [45].
2.2. DƯC LIỆU "SÂM NHUNG BỔ THẬN"
Nhân sâm
-

Tên khoa học: Panax ginseng C. A. Mey., họ Ngũ gia bì
Araliaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ chế biến rồi phơi hay sấy khô.


-

Thành phần: các loại saponin sterolic (hỗn hợp saponin
có tên là panaxosid), chất glucosid hoặc hỗn hợp
glucosid (panaxin), một ít tinh dầu trong đó chủ yếu là
panaxin, các vitamin B1, B2, nhựa, chất béo, phytosterin,
tinh bột, chất pectin và đường...


-

Công dụng: các sách cổ thường ghi nhận nhân sâm
bổ năm tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), đại bổ nguyên
khí, ích huyết sinh tân , đònh thần, ích trí, tăng tuổi thọ...

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
phản ứng với thuốc thử Stibi triclorid và sắc ký lớp
mỏng.

Nhung hươu
-

Tên khoa học: Cornu Cervi pantotrichum là sừng non có
lông nhung của con hươu sao đực (Cervus nippon Temminck),
họ Hươu (Cervidae).

-


Thành phần: các chất calci phosphat, calci carbonat, chất
protid, chất keo (nhưng trong thuốc rượu nhung hoặc
thuốc tiêm chế từ nhung thường không có hay ít có
các chất này).

-

Công dụng: có tác dụng sinh tinh, bổ tủy ích huyết, trợ
dương, cường gân cứng xương, trong mọi trường hợp hư
tổn trong cơ thể, nam giới hư hao, tinh kém, hoa mắt,
hoạt tinh, nữ giới băng lậu, đới hạ...

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, phản ứng
với ninhydrin, với đồng sulfat và sắc ký lớp mỏng.

Ba kích
-

Tên khoa học: Morinda officinalis How., họ Cà phê
Rubiaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: chủ yếu có chất anthraglycosid, rất ít tinh

dầu, chất đường, nhựa và acid hữu cơ.


-

Công dụng: ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, khử
phong thấp, dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí,
gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Trong nhân dân,
ba kích là một vò thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng
trong các bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh,
phụ nữ kinh nguyệt không đều…

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
phản ứng với kiềm, độ ẩm (không quá 15%), tỷ lệ
vụn nát (không quá 5%), tạp chất (không quá 1%), tỷ
lệ dược liệu xơ, hóa gỗ (không được có).

Hà thủ ô đỏ
-

Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb., họ Rau răm
Polygonaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ củ phơi hay sấy khô.

-


Thành phần: các chất anthraglycosid, chất đạm, tinh
bột, chất béo, chất vô cơ, chất tan trong nước , lecitin.

-

Công dụng: bổ ích can thận, trò thần kinh suy nhược, các
bệnh về thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, sống lâu,
làm đen râu tóc.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá 13%), tạp chất
(không quá 0,5%), tỷ lệ xơ gỗ (không quá 1%), đònh
lượng (không ít hơn 20% chất chiết được bằng ethanol
30% tính theo dược liệu khô).

Bách hợp


-

Tên khoa học: Lilium brownii F. F. Br. var. colchesteri Wils., họ
Hành tỏi Liliaceae.

-

Bộ phận dùng: vẩy đã chế biến, phơi khô, lấy ở
thân hành cây Bách hợp.


-

Thành phần: tinh bột (30%), protid (4%), chất béo (0,1%),
ít vitamin C....

-

Công dụng: nhuận phế, trừ ho, đònh tâm, an thần,
thanh nhiệt, lợi tiểu. Dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa
ho, chữa sốt, thần kinh suy nhược.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
độ ẩm (không quá 12%), tro toàn phần (không quá
3%).

Bạch linh
-

Tên khoa học: Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ Polyporaceae.

-

Bộ phận dùng: thể quả nấm đã phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: đường đặc biệt của bạch linh (Pachyman

75%), các acid, ergosterol, cholin, histidin và rất ít men
protease.

-

Công dụng: lợi thủy thẩm thấp, bổ tỳ, đònh tâm,
dùng chữa tiểu khó, an thần, hồi hộp, mất ngủ.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, soi bột, phản ứng
hóa học, độ ẩm (không quá 12%), tạp chất (không
quá 1%), tỷ lệ vụn nát (tỷ lệ qua rây có kích thước
mắt rây 3150 µm không quá 5%).

Nhục thung dung
-

Tên khoa học: Cistanche deserticola Y.C.Ma, họ Lệ dương
Orobanchaceae.


-

Bộ phận dùng: thân có chất thòt, có vảy, đã phơi
khô.

-

Thành phần: chưa có tài liệu nghiên cứu vềø thành

phần hóa học.

-

Công dụng: tư âm, bổ thận, ích tinh huyết, tráng dương,
hoạt trường, dùng trong trường hợp liệt dương, lưng gối
lạnh, đau, vô sinh bạch đới khí hư, huyết khô, táo bón.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, đònh tính, độ ẩm
(không quá 12%).

Bạch truật
-

Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc
Asteraceae.

-

Bô phận dùng: thân rễ phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: có tinh dầu, hoạt chất chính chưa rõ.

-

Công dụng: kiện tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ đạo

hãn, an thai, chủ trò tỳ hư, ăn kém, tiêu chảy, chóng
mặt.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
độ ẩm (không quá 14%), đònh tính, tro toàn phần
(không quá 5%), tạp chất (không quá 1%).

Cam thảo
-

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch., G. glabra L., G.
inflata Bat., họ Đậu Fabaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô.


-

Thành phần:

hoạt chất chính

trong cam thảo là

glycyrrhizin (6-14%), ngoài ra còn có glucose, tinh dầu,
saccarose, vitamin C...

-

Công dụng: bổ tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, điều
hòa tác dụng các thuốc, dùng chữa tỳ vò hư nhược,
mệt mỏi yếu sức, ho có nhiều đờm, 2 công dụng chủ
yếu là chữa loét dạ dày, ruột và trò bệnh Addison.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá 12%), tro toàn
phần (không quá 6% đối với rễ cạo vỏ, không quá
10% đối với rễ không cạo vỏ), tro không tan trong acid
hydrocloric (không quá 2,5%), tạp chất (không quá 1%),
đònh lượng (hàm lượng acid glycyrrhitic trong dược liệu
khô kiệt không được dưới 6%).

Hạt sen
-

Tên

khoa

học:

Nelumbo

nucifera


Gaertn.,

họ

Sen

Nelumbonaceae.
-

Bộ phận dùng: hạt còn màng mỏng của quả già đã
phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: tinh bột, trigonelin, đường, protid, chất béo,
carbon hydrat 62%, calci, phospho, sắt.

-

Công dụng: bổ tỳ, bổ thận sáp tinh, dưỡng tâm, an
thần, dùng làm thuốc bổ, cố tinh, chữa di tinh, mất
ngủ, thần kinh suy nhược.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, soi bột, đònh tính
bằng phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá 11%), tro


toàn phần (không quá 5%), tạp chất (không quá

0,15%), hạt vỡ (không quá 5%).
Cao ban long
-

Tên khoa học: Colla Cornus Cervi.

-

Thành phần: chủ yếu là chất keratin cùng loại với
chất gelatin và một số acid amin.

-

Công dụng: bổ can thận, ích tinh, dưỡng huyết, chữa
liệt dương, hoạt tinh, thắt lưng đầu gối mỏi, cầm máu
khi ho ra máu, băng huyết...

-

Kiểm nghiệm: DĐVN III chỉ quy đònh về mô tả.

Thỏ ty tử
-

Tên

khoa

học:


Cuscuta

sinensis

Lamk.,

họ

Bìm

bìm

Convolvulaceae.
-

Bộ phận dùng: hạt lấy ở quả chín đã phơi hay sấy
khô.

-

Thành phần: chất nhựa gọi là cuscutin, hoạt chất khác
chưa rõ.

-

Công dụng: bổ can thận, cố tinh súc niệu, an thai, điều
trò liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiêu chảy...

-


Kiểm nghiệm (DĐVN III): mô tả, đònh tính, độ ẩm
(không quá 12%), tro toàn phần (không quá 10%).

Câu kỷ tử
-

Tên khoa học: Lycium sinense Mill., họ Cà Solanaceae.

-

Bộ phận dùng: quả chín phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: caroten, calci, sắt, vitamin C, acid nicotinic.


-

Công dụng: bổ can, thận âm, sáng mắt, ích tinh, chữa
tay chân yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh…

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
độ ẩm (không quá 15%), tạp chất (không quá 1%).

Thục đòa
-


Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch., họ
Hoa mõm chó Scrophulariaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ củ đã chế biến.

-

Thành phần: các chất manit, rehmanin là một glucosid,
glucose...

-

Công dụng: tư âm, bổ huyết, ích tinh, thêm tủy, dùng
chữa thắt lưng đầu gối mỏi, mồ hôi trộm, di tinh,
băng huyết, thiếu máu, râu tóc bạc sớm...

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, độ ẩm (không
quá 18%), tro toàn phần (không quá 5%).

Cẩu tích
-

Tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm., họ Cẩu tích
Dicksoniaceae.

-


Bộ phận dùng: thân rễ đã chế biến và phơi hay sấy
khô (Rhizoma Cibotii) của cây culi.

-

Thành phần: hoạt chất chưa rõ, hiện mới biết trong
thân rễ có tinh bột.

-

Công dụng: bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong
thấp, chữa đau lưng, đau khớp xương, phụ nữ khí hư, bạch
đới..


-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
đònh tính bằng phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá
12%), độ tro toàn phần (không quá 3,5%), tạp chất (tỷ
lệ lông sót lại: không quá 0,5%; tạp chất khác: không
quá 1 %).

Trạch tả
-

Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis
Samuelsson, họ Trạch tả Alismataceae.


-

Bộ phận dùng: thân rễ khô đã cạo sạch vỏ ngoài.

-

Thành phần: tinh dầu, chất nhựa, protid, chất bột,
thành phần hoạt chất chưa rõ.

-

Công dụng: lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt, dùng làm
thuốc thông tiểu, chữa phù thũng...

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, soi bột, độ ẩm
(không quá 12%), tro toàn phần (không quá 5%).

Củ mài
-

Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk., họ Củ
nâu Dioscoreaceae.

-

Bộ phận dùng: thân rễ đã chế biến phơi hay sấy
khô.


-

Thành phần: chủ yếu là tinh bột, ngoài ra còn có
protid, acid amin, arginin và cholin, mantase.

-

Công dụng: bổ tỳ, dưỡng vò, sinh tân, ích phế, bổ
thận, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu, viêm ruột,
tiêu chảy, di tinh.


-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, soi bột, sắc ký
lớp mỏng, độ ẩm (không quá 12%), tro toàn phần
(không quá 2%), tạp chất (tạp chất: không được quá
0,55%; dược liệu có màu vàng và đỏ: không được
có).

Tục đoạn
-

Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq., họ Tục đoạn
Dipsacaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ đã phơi hay sấy khô.


-

Thành phần: hiện chưa thống nhất. Có tài liệu nói
trong Tục đoạn có một alkaloid gọi là lamiin, ít tinh dầu
và chất màu.

-

Công dụng: bổ gan thận, mạnh gân xương, thông huyết
mạch, dùng làm thuốc dòu đau, chữa đau đớn do bò
ngã, bò thương, an thai, cầm máu.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
đònh tính bằng sắc ký lớp mỏng, độ ẩm (không quá
13%), tạp chất (không quá 5%).

Đảng sâm
-

Tên khoa học: Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf., họ Hoa
chuông Campanulaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ đã phơi hay sấy khô.

-


Thành phần: saponin và đường.

-

Công dụng: bổ trung, ích khí, kiện tỳ, ích phế, dùng
làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu...


-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
độ ẩm (không quá 15%), tro toàn phần (không quá
6%), tạp chất (không quá 1%), hàm lượng chất chiết
được trong dược liệu bằng ethanol 45% không ít hơn 55%.

Xuyên khung
-

Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch., họ Hoa tán
Apiaceae.

-

Bộ phận dùng: thân rễ đã phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: alkaloid dễ bay hơi, acid gần giống acid
ferulic, chất có tính acid, chất trung tính, và tinh dầu.


-

Công dụng: hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau,
dùng điều kinh, dưỡng huyết, nhức đầu, hoa mắt, ung
nhọt.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
đònh tính bằng phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá
13%), tro toàn phần (không quá 6%), tạp chất (không
quá 1%).

Đỗ trọng
-

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv., họ Đỗ trọng
Eucommiaceae.

-

Bộ phận dùng: vỏ thân đã phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: chủ yếu là chất nhựa.

-

Công dụng: bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, chữa

thận hư, thắt lưng đau, cao huyết áp.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
đònh tính bằng phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá


10%), tạp chất (không quá 1%), hàm lượng chất chiết
được trong dược liệu bằng ethanol 75% không ít hơn 11%.
Viễn chí
-

Tên khoa học: Polygala sibirica L., họ Viễn chí Polygalaceae.

-

Bộ phận dùng: rễõ phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: saponosid, polygalid, chất nhựa và onsicin.

-

Công dụng: an thần, ích trí, trừ đờm, tiêu thủng, trò
bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược, hay quên, sợ hãi.

-


Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
đònh tính bằng phản ứng hóa học, độ ẩm (không quá
14%), tro toàn phần (không quá 6%), tạp chất (lõi gỗ
còn sót lại: không quá 3%, thân lá còn sót lại:
không quá 2%, tạp chất khác: không quá 1%).

Đương quy
-

Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Hoa tán
Apiaceae.

-

Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô.

-

Thành phần: chủ yếu là tinh dầu.

-

Công dụng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, ngừng đau,
nhuận tràng, thông đại tiện, chữa kinh nguyệt không
đều, hành kinh đau bụng, sưng đau do sang chấn.

-

Kiểm nghiệm (theo DĐVN III): mô tả, vi phẩu, soi bột,
đònh tính bằng sắc ký lớp mỏng, độ ẩm (không quá

15%), tạp chất (không quá 1%), tro không tan trong acid
hydrocloric (không quá 2%), hàm lượng chất chiết được
trong dược liệu bằng ethanol 50% không ít hơn 40%.


2.3. TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC
2.3.1. Mối liên quan nhân quả
Mỗi công thức sản phẩm, ngoài hoạt chất còn có
nhiều thành phần tá dược khác nhau. Các thành phần
công thức và/ hoặc các điều kiện sản xuất (được gọi
là biến độc lập xi, i = 1, 2,.. k) thường là các yếu tố ảnh
hưởng đến tính chất của sản phẩm (được xem là biến
phụ thuộc yj, j = 1, 2,... l) [7]. Chúng chính là các mối liên
quan giữa nhân và quả; chúng có tính chất biện chứng
và đôi khi rất phức tạp.
Thành phần công
thức

Công thức

Sản phẩm

Điều kiện sản xuất
Hình 2-7. Các mối liên quan nhân quả trong nghiên cứu và phát
triển thuốc

2.3.2. Mô hình công thức
Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên cần được khảo sát
theo mô hình thực nghiệm một cách khoa học và hệ
thống. Có 2 nhóm mô hình thực nghiệm [29, 42]:

Mô hình công thức: khảo sát các thành phần nguyên liệu
trong công thức, đây là loại mô hình có ràng buộc. Một


công thức bào chế có thể được xem như một “hỗn hợp” có n
thành phần với tỷ lệ x1, x2, ... và xn; x1 + x2 + ... + xn = 1 và 0 ≤
xi ≤ 1. Không gian yếu tố được thiết kế như khoảng không gian
bên trong của một hình có n đỉnh và (n-1) chiều để biểu thò
mọi khả năngï phối hợp; thí dụ: hỗn hợp 2 thành phần là
đường thẳng, hỗn hợp 3 thành phần là hình tam giác đều,
hỗn hợp 4 thành phần là khối tứ diện. Các mô hình công
thức thông dụng: Simplex Lattice, Simplex Centroid...
Mô hình quy trình : xem xét các điều kiện tiến hành, đây là
loại mô hình không ràng buộc. Mô hình yếu tố đầy đủ có ưu
điểm là cho phép khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố
cũng như tương tác của chúng. Tuy nhiên mô hình yếu tố đầy
đủ cần có số thí nghiệm rất lớn khi số yếu tố tăng lên.
Một quy trình có f yếu tố với l mức đòi hỏi số thí nghiệm là
lf. Thí dụ: mô hình 2 yếu tố 2 mức: n = 2 2 = 4; mô hình 3 yếu tố
2 mức: n = 23 = 8; mô hình 4 yếu tố 2 mức: n = 4 2 = 16... Mô
hình phân đoạn cho phép giảm bớt số thí nghiệm mà vẫn
khảo sát được sự ảnh hưởng của các yếu tố. Các mô hình
yếu tố phân đoạn được phân biệt bởi cách giải, viết tắt là
Res (resolution). Các mô hình yếu tố phân đoạn hay gặp: DOptimal, Taguchi OA...

2.3.3. Tối ưu hóa thông minh
Từ dữ liệu thực nghiệm được thu thập từ mô hình thực
nghiệm, ngày nay nhà bào chế có thể áp dụng các
phần mềm thông minh (thí dụ: INForm v3.3 [39]) để tối ưu
hóa các thông số (thành phần công thức và/ hoặc các

điều kiện sản xuất) một cách nhanh chóng và hiệu
quả [44].


Việc tối ưu hóa công thức có liên quan đến 2 loại biến số
độc lập (X = nhân) gồm các thành phần công thức/ điều
kiện sản xuất, và biến số phụ thuộc (Y = quả) là các tính
chất của sản phẩm. Giả sử biến số phụ thuộc Y chỉ có
một giá trò y, nhà bào chế có thể chọn các giá trò x i của
biến số độc lập X sao cho y được tối đa (maximum) hay tối
thiểu (minimum). Trong thực tế mỗi sản phẩm có rất nhiều
tính chất, tức biến phụ thuộc Y có nhiều giá trò y j. Do đó, nhà
bào chế phải tối ưu hóa nhiều biến số phụ thuộc (multiple
optimization), tức là dung hòa các giá trò x 1, x2, x3...sao cho các
giá trò y1, y2, y3... đạt được tối ưu (optimum) thay vì tối đa hay tối
thiểu. Trước đây, việc tối ưu hóa thường được thực hiện bởi
các phương pháp truyền thống như toán thống kê, đơn hình...
Việc tối ưu hóa truyền thống tuy đạt một số thành tựu song
có nhiều giới hạn: chỉ phù hợp với dữ liệu đơn giản và
tuyến tính; mỗi lần tối ưu hóa một biến độc lập; đòi hỏi có
mô hình toán học rõ ràng. Ngày nay, việc tối ưu hóa có thể
được thực hiện bởi phần mềm thông minh với nhiều ưu thế:
hữu hiệu với dữ liệu phức tạp hay phi tuyến; có thể tối ưu
hóa cùng một lúc nhiều biến phụ thuộc; không cần mô hình
toán học vì mạng thần kinh có khả năng học (hay luyện) từ
dữ liệu thực nghiệm và có khả năng dự đoán chính xác.
Dữ liệu thực nghiệm
Luyện mạng
KHÔNG


Mô hình nhân quả
Đánh giá mô
hình
ĐẠT

Tối ưu hóa

Công thức tối ưu


×