Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề, HD chấm văn HSG9 UB 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.81 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG GDĐT UÔNG BÍ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ

LỚP 9 NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 04/10/2016
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên, chữ ký của
giám thị số1:
………………….

(Đề thi này có 01 trang)
…………………..

Câu 1 (2.0 điểm)
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya, Hồ Chí Minh - Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục 2012)

Câu 2 (8.0 điểm)
CON GÀ MÁI VÀ HẠT KIM CƯƠNG
Góc vườn sau nhà có một con gà mái đang bới đất tìm mồi nuôi đàn con nhỏ. Bới đi,


bới lại chỉ có một viên kim cương lấp lánh như hạt ngô lăn lên lăn xuống. Đàn gà con chen
chúc quanh mẹ, chúng đạp lên viện kim cương không biết bao nhiêu lần…
Lúc nằm nghỉ, gà mẹ nhìn viên kim cương và nói với đàn con:
- Nó là thứ mà bao kẻ coi là vật báu, đối với mẹ con mình, nó chẳng bằng một con giun
đất. Thật không hiểu nổi người ta cần nó để làm gì…
(Truyện ngụ ngôn, tập hai, NXB Văn hóa- Thông tin, năm 2001)

a. Bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu, hãy trình bày suy nghĩ về cách đàn gà đối xử
với viên kim cương. (3.0 điểm)
b. Hãy đặt câu hỏi: Rồi chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo và tưởng tượng tiếp diễn biến
câu chuyện trên. (5.0 điểm).
Câu 3 (10 điểm)
Văn hào vĩ đại Macxim Gorki từng phát biểu: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Hãy
phân tích chi tiết chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm
sáng tỏ điều đó.
--------------------Hết--------------------

Họ và tên thí sinh: ………………….........…… Số báo danh:…………….


SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP THÀNH PHỐ
LỚP 9 NĂM HỌC 2016 - 2017

PHÒNG GDĐT UÔNG BÍ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


Môn: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm này có: 03 trang)
I/ Hướng dẫn chấm chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận
dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện
những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ
sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.
- Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng.
Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng.
Với những câu mắc các lỗi về kĩ năng, giáo viên trừ tối đa 1,0 điểm trong tổng số điểm
toàn câu.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm (không làm tròn số)
II/ Đáp án và thang điểm
CÂU
1

MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH

ĐIỂM

1.1.Yêu cầu về kĩ năng
Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.

(2,0 1.2.Yêu cầu về kiến thức
điểm) - Phép so sánh trong câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa và Cảnh khuya
như vẽ người chưa ngủ đã khắc họa âm thanh tiếng suối, không gian cảnh rừng
trong đêm khuya: tĩnh lặng mà đầy sức sống, thanh vắng mà ấm áp tình người.
- Điệp từ (lồng) trong câu thơ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa không chỉ tái

hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả sinh động sự quấn quýt, hòa hợp
giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…, tô
đậm cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo.
- Điệp ngữ (chưa ngủ) mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung
động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Các biện pháp tu từ đã góp phần miêu tả bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất
họa, chất nhạc và ấm áp tình người; thể hiện cảm động vẻ đẹp tâm hồn Bác: tình
yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan.
2
2.1.Yêu cầu về kĩ năng
(8,0
a. Viết đúng hình thức của một đoạn văn; diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ;
điểm)
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Biết làm kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, viết tiếp truyện đã có sẵn; bố cục
bài viết sáng rõ, mạch lạc, hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc.
2.2. Yêu cầu về kiến thức:

0,5

1,0

0,5

a. Đoạn văn gồm ý cơ bản sau:
- Mỗi người có cách xác định giá trị sự vật khác nhau. Có thể với người này sự

1,5

1



vật ấy cần thiết, quan trọng, quí giá nhưng với người khác thì nó vô giá trị. Viên
kim cương vốn là vật báu mà ai cũng biết nhưng đàn gà không hiểu nổi người ta
cần nó để làm gì… vì nó không trực tiếp nuôi sống chúng nên không bằng một
con giun đất. Cách đối xử của đàn gà với viên kim cương cho thấy mẹ con gà
biết nhìn nhận giá trị sự vật một cách thiết thực; sống thật thà, hiền lành.
- Tuy nhiên, khi bỏ mất một báu vật như kim cương là mất đi vận may hiếm có
trong đời. Con gà mái biết nhìn nhận giá trị của kim cương nhưng chưa biết phát
huy tác dụng, giá trị của sự vật; sống đơn giản, không thích ứng trước cuộc đời.

1,5

b. Bài viết cần :
- Từ cốt truyện với tình huống, sự việc có sẵn... tưởng tượng sự phát triển tiếp
theo của câu chuyện (có thể gà mái chợt nghĩ ra điều gì, có thể lời gà mẹ nói với
gà con được gà trống hoặc chú chó nghe thấy,vv...)

5,0

- Câu chuyện phải hướng tới một ý nghĩa, bài học giáo dục nào đó, có ý nghĩa
nhân văn.
3
(10
điểm)

3.1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết sử dụng tốt thao tác giải thích, chứng minh, phân tích một chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm văn học; kết cấu chặt chẽ; luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn
chứng hợp lí; diễn đạt lưu loát, mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi về chính tả,

dùng từ, đặt câu.
3.2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, thí
sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
a. Giải thích câu nói của Macxim Gorki: Khẳng định vai trò của chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm tự sự.
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm.
- Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải thăng hoa về cảm
hứng và tài năng nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác
phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc
đời của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.

1,5

- Nhà văn lớn có khả năng tạo được chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp
phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Lựa chọn chi tiết
để xây dựng tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người
nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc, tư tưởng của người cầm bút.
b. Chứng minh
- Giá trị nội dung

4,0

+ Chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong vai
trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng
nhất xa mặt nhưng không cách lòng với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm
lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm trong lòng đứa
con thơ khi người cha chinh chiến.
+ Chiếc bóng là ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ
nam quyền. Một chiếc bóng vô hình có thể là nguyên nhân dẫn đến bi kịch đời


2


người.
+ Chiếc bóng xuất hiện cuối tác phẩm: Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang
loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất đã khắc họa sâu thêm giá trị hiện thực và giá
trị nhân đạo.
+ Chiếc bóng còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: một khi đã đánh mất niềm
tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
- Giá trị nghệ thuật:

4,0

+ Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm: Chi tiết chiếc bóng tạo sự thắt
nút, mở nút cho truyện, tạo nên mâu thuẫn bất ngờ mà hợp lí:
Bất ngờ: Lời nói của Vũ Nương bị chính đứa con thơ ngây đẩy vào vòng oan
nghiệt; chiếc bóng của tình nghĩa phu thê, của sự thủy chung, của khát khao
đoàn tụ lại bị chính người chồng nghi kị.
Hợp lí: Đảm bảo tính lôgic của truyện- Cảnh ngộ chia li do chiến tranh khiến
Trương Sinh ghen tuông mù quáng; chế độ nam quyền tạo nên sự vũ phu, độc
đoán, chuyên quyền trong tính cách Trương Sinh.
+ Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Sự sáng tạo của Nguyễn Dữ trong
chi tiết cuối truyện đã tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và nhấn mạnh thêm
bi kịch của người phụ nữ.
=> Chiếc bóng là chi tiết đặc sắc của tác phẩm, là thông điệp muôn đời cho mọi
người. Vợ chồng phải biết tin tưởng, yêu thương nhau; đừng để sự nghi kị, ghen
tuông trở thành chiếc bóng bám theo để giết chết tình yêu và hạnh phúc gia đình.

0,5


Cộng

20,0

-------------------------Hết------------------------

3



×