Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

5 thủy phân peptit bởi enzim (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.03 KB, 4 trang )

BÀI TẬP THỦY PHÂN PEPTIT BỞI ENZIM

5

Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit.
A. 1
B. 2
C.3
D. 4
Câu 2: Peptit X có công thức cấu tạo sau: Gly-Ala-Val-Gly-Ala. Hãy cho biết khi thủy phân peptit X có thể thu được bao
nhiêu đipeptit?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở thu được alanine, glyxin và glutamic theo tỷ lệ mol 2:1:1. Mặt khác, thủy
phân không hoàn toàn X thu được 3 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và Ala-Gly. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. Ala-Glu-Ala-Gly
B. Ala-Ala-Glu-Gly
C. Ala-Gly-Ala-Glu
D. Glu-Ala-Gly-Ala
Câu 4: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptit.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 5: Thủy phân một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp 2 đipeptit là Ala-Lys và Gly-Ala. Vậy aminoaxit đầu N và đầu
C là:
A. Gly và Lys
B. Ala và Lys
C. Gly và Ala


D. Ala và Gly
Câu 6: Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2NCH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C2H4COOH)-CONH-CH2-COOH.
Hãy cho biết khi thuỷ phân X, không thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Gly-Ala
B. Glu-Gly
C. Ala-Glu
D. Gly-Glu
Câu 7: Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461 gam/mol thủy phân (xt enzim) thu được hỗn hợp các α- aminoaxit
có tổng khối lượng là 533 gam/mol. Hãy cho biết X thuộc loại:
A. Hexapeptit
B. Tetrapeptit
C. Pentapeptit
D. Tripeptit
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanine, 1 mol glyxin và 1 mol valin. X có bao nhiêu
công thức cấu tạo:
A. 6
B. 24
C. 8
D. 12
Câu 9: Thủy phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của
peptit X là:
A. Ala-Gly-Ala-Glu-Gly
B. Ala-Ala-Gly-Glu-Gly
C.Ala-Ala-Glu-Gly-Gly D. Glu-Gly-Ala-Gly-Ala
Câu 10:Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: Glyxin, alanine và
phenylalanin
A. 6
B.9
C. 4
D. 3

Câu 11: Thủy phân tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanine và glyxin có tỷ lệ mol 1:2. X có bao nhiêu công thức
cấu tạo?
A.5
B.4
C.2
D. 3
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanine, 1 mol valin và 1 mol phenylalanine.
Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly.
Chất X có công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val
B. Gly-Ala-Val-Val-Phe C.Gly-Ala-Val-Phe-Gly
D.Val-Phe-Gly-Ala-Gly
Câu 13:Thủy phân hợp chất: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2CO-NH-CH2CH2CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì
thu được nhiều nhất bao nhiêu α- aminoaxit
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 14: Thủy phân peptit X có công thức cấu tạo sau:
H2N-CH2CONH-CH(CH2COOH)-CONH-CH(CH2-C6H5)-CONH-CH2-COOH
Thu được bao nhiêu đipeptit?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanine; 1 mol glyxin; 1 mol Valin. Mặt khác, khi thủy
phân không hoàn toàn X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly; Val-Ala và Ala-Ala. Công thức cấu tạo của X là:
A.Ala-Gly-Val-Ala
B.Ala-Ala-Gly-Val
C.Val-Ala-Ala-Gly

D. Gly-Ala-Ala-Val
1


Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol Val; 1 mol Gly; 2 mol Ala và 1 mol Leu. Mặt
khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm chứa Ala-Val-Ala. Số công thức cấu tạo phù hơp của X là:
A. 7
B. 9
C. 6
D. 8
Câu 17: Số tripeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp các α- aminoaxit : Glyxin; Alanin; Phenylalanin và Valin mà mỗi
phân tử đều chứa 3 gốc aminoaxit khác nhau là:
A. 6
B. 18
C. 24
D.12
Câu 18: Tripeptit X có công thức phân tử là C8H15O4N3. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 8
B. 9
C. 12
D. 6
Câu 19: Một heptapeptit có công thức Lys-Pro-Gly-Ala-Phe-Ser-Phe-Pro. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này thu
được tối đa bao nhiêu peptit có aminoaxit đầu N là phenylalanine (Phe)
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu dược 1 mol Glyxin; 2 mol Alanin và 2 mol Valin. Mặt khác,
nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X:
A. 6

B. 8
C. 4
D.2
Câu 21: Cho nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(3) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr-Gly có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.
(4) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
(5) Liên kết giữa các phân tử aminoaxit ở trạng thái rắn là liên kết hidro.
Số nhận xét đúng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 22: Cho 13,32 gam peptit X có n gốc alanine tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam
alanin duy nhất. X thuộc loại:
A. Tripeptit
B. Tetrapeptit
C. Hexapeptit
D.Đipeptit
Câu 23: Đun nóng alanine thu được một số peptit trong đó có peptit A có phần trăm khối lượng nitơ là 18,54%. Khối lượng
phân tử của A là:
A.231
B. 160
C. 373
D.302.
Câu 24: Thủy phân một tripeptit A người ta thu được 2,25 gam α- aminoaxit X (M X=75) và 1,335 gam α- aminoaxit Y
(MY=89). Công thức phân tử của X là:
A. Gli2.Ala
B. Gli.Ala2

C. Gli2.Glu
D. Gli.Glu2
Câu 25: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanine (amino axit duy nhất). X là:
A. Tripeptit
B. Tetrapeptit
C.Pentapeptit
D. Đipeptit
Câu 26: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanine và 56,25 gam Glyxin. X là:
A. Hexapeptit
B. Tetrapeptit
C. Pentapeptit
D. Đipeptit
Câu 27:Thủy phân hoàn toàn 500 gam oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α- aminoaxit) thu được 178 gam aminoaxit Y và
412 gam aminoaxit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là:
A. 103
B. 75
C. 117
D. 147
Câu 28: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y(chúng có cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO-NH- trong 2
phân tử là 5) với tỉ lệ số mol n X:nY=1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glixin và 42,72 gam alanine. m
có giá trị là:
A. 104,28 gam
B. 109,5 gam
C.116,28 gam
D. 110,28 gam
Câu 29: X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Amino axit A, trong phân tử A có 1 nhóm(-NH2), 1 nhóm (-COOH) ,no, mạch
hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g)
đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là?.
A. 184,5.
B.258,3.

C. 405,9
D. 202,95.
Câu 30: Thuỷ phân hết m g tetrapeptit Ala-Ala-Ala thu đc hỗn hợp gồm 28,48g Ala, 32g Ala-Ala, 27,72 g Ala-Ala-Ala . Tính
m:
2


A. 66,44
B. 111,74
C. 81,54
D. 90,6
Câu 31: Cho biết X là một tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ một amino axit (A) no, mạch hở (phân tử có 1 nhóm –COOH;
1 nhóm –NH2). Biết rằng trong A chứa 15,73% N về khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58
gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là
A. 149 gam.
B. 161 gam.
C. 143,45 gam.
D. 159 gam.
Câu 32: A là một hexapeptit mạch hở được tạo thành bởi từ một α-aminoaxit X no, mạch hở, phân tử X chứa 1 nhóm NH 2 và
1 nhóm COOH. Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X chiếm 42,667%. Khi thủy phân m gam A thu đc hỗn hợp sản
phẩm gồm 90,9 g pentapeptit, 147,6 g tetrapeptit , 37,8 g tripeptit, 39,6 g đipeptit,45 g X. Giá trị của m là:
A.342 gam

B. 409,5 gam

C. 360,9 gam

D. 427,5 gam

Câu 33: Thủy phân m gam pentapeptit A tạo bởi phân tử amino axit (Glyxin) thu được 0,3 gam Glyxin; 0,792 gam Gly-Gly;

1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly và 0,303 gam A. Giá trị của m là:
A.4,545 gam
B.3,636 gam
C. 3,843 gam
D.3,672 gam
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm NH 2 và 1 nhóm
COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn 25,83 gam X thu được 11,34
gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y. Giá trị của m là:
A. 2,64 gam
B. 6,6 gam
C. 3,3 gam
D. 10,5 gam
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 8,6 g peptit X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 g Glyxin; 3,56 g alanin và 2,34 g Valin.
Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala-Val-Gly và đipeptit Gly-Ala, không thu được đipeptit Ala-Gly. Công
thức cấu tạo của X là:
A.Gly-Ala-Gly-Val-Gly-Ala
B.Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala
C.Ala-Val-Gly-Ala-Ala-Gly D.Gly-Ala-Val-Gly-Ala-Gly
Câu 36: Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam Gly; 0,792 gam
Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
A. 5,8345 gam
B. 6,672 gam
C. 5,8176 gam
D. 8,5450 gam
Câu 37:Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ Caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: Đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn gọi là bột ngọt hay mì chính.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 loại đipeptit là đồng phân của nhau.

(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa abumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2,3,4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(8) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sorbitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số nhận xét đúng là:
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala;
37,5 gam Gly; 35,1 gam Val. Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 99,3 và 30,9
B. 84,9 và 26,7
C. 90,3 và 30,9
D. 92,1 và 26,7.
Câu 39: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoaxit X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm
khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M,Q(có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường
Axit thu được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X.Giá trị của m?
A. 4,1945(g).
B. 8,389(g).
C. 12,58(g).
D. 25,167(g).
Câu 40: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoacid H2N-CnH2n-COOH(Y). Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là
61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) pentapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m
là?
A. 69 gam.
B. 84 gam.
C. 100 gam.
D. 78 gam.
3



Câu 41: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoaxit no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và
1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và
H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?
A. 2,8(mol).
B. 1,8(mol).
C. 1,875(mol).
D. 3,375 (mol)
Câu 42: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được
dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1
nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:
A. 10
B. 9
C. 5
D. 4
Câu 43: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong X thì khối
lượng Nitơ và Oxi chiếm 55,28 %. Thủy phân 116,85 gam X trong môi trường axit thu được 34,02 gam tripeptit; m gam
đipeptit và 78 gam A. Giá trị của m là:
A.184,4.
B. 105,6.
C. 92,4
D. 52,8.
Câu 44: Thủy phân hết m gam Tetrapeptit X (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 2,67 gam Ala, 7,3 gam Gly-Ala, 6,75 gam
Glyxin và 13,02 gam Gly-Ala-Ala. Giá trị của m là:
A. 29,20.
B. 27,40.
C. 29,74.
D. 37,24
Câu 45:Cho 20,3 gam Gly-Al-Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu
được m gam muối chất rắn. Giá trị của m là:

A.11,2.
B.48,3.
C.35,3.
D.46,5.
Câu 46: X là tetrapeptit có công thức Gly-Ala-Val-Gly. Y là tripeptit có công thức Gly-Val-Ala. Đun nóng A gồm X và Y có
tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36
gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A.167,38.
B.150,88.
C.212,12.
D.155,44.
Câu 47: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol
của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung
dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A.68,1.
B.17,025.
C.19,455.
D.78,4
Câu 48: Hỗn hợp X gồm một số aminoaxit no (chỉ có chứa nhóm chức –COOH và –NH 2, không có nhóm chức khác) có tỉ lệ
khối lượng mO : mN = 48 : 19. Để tác dụng vừa đủ với 39,9 gam hỗn hợp X cần 380ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy
39,9 gam hỗn hợp X cần 41,776 lit O2 (đktc) thu được m gam CO2. Giá trị m là
A. 66.
B. 59,84.
C. 61,60.
D. 63,36.
Câu 48: Thủy phân 14 gam polipeptit X với hiệu suất 80% thì thu được 14,04 gam một α- aminoaxit. Xác định công thức cấu
tạo của Y:
A.H2N(CH2)2COOH
B. H2NCH(CH3)COOH
C. H2NCH2COOH

D.H2NCH(C2H5)COOH
Câu 49: Thủy phân 445,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6
gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X 1. Giá trị của m là:
A. 77,400
B. 4,050
C. 58,050
D. 22,059
Câu 50: Thủy phân hết lượng pentapeptit trong môi trường axit thu được 32,88 g Ala-Gly-Ala-Gly: 10,85 g Ala-Gly-Ala:
16,24 g Ala-Gly-Gly : 26,28 g Ala-Gly; 8,9 g Ala còn lại là Gly-Gly và Gly.tỉ lệ số mol Gly-Gly: Gly là 10:1 ,tổng khối lượng
Gly-Gly và Gly trong hỗn hợp sản phẩm là
A. 27,9
B. 29,7
C. 13,95
D. 28,8
Câu 51: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm 2 α- amino axit X1, X2 (đều no, mạch
hở, phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hh X trên cần dùng vừa đủ 2,268 l O 2 (đktc), chỉ thu
được H2O, N2 và 1,792 l CO2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 2,295
B. 1,935
C. 2,806
D. 1,806.
Câu 52: Cho hỗn hợp X gồm các tripeptit Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu và Gly-Val-Ala. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu
được 4 amino axit, trong đó có 4,875 gam Glyxin và 8,01 gam alanine. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn m gam x rồi
cho toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 118,2 gam
B. 60,0 gam
C. 98,5 gam
D. 137,9 gam
4




×