Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá dịch vụ bốc xếp tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.08 KB, 59 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực kinh doanh yếu tố đem lại lợi nhuận và vị thế trên thương trường
của một doanh nghiệp thể hiện ở các mặt chất lượng, tiết kiệm, giá thành. Để kết hợp
hài hồ những yếu tố kể trên địi hỏi doanh nghiệp phải có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa
học, hiệu quả trong khâu sản xuất cũng như trong khâu tiêu thụ. Và đặc biệt là hiện nay,
nền kinh tế nước ta trên con đường hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế
giới. Vì vậy mỗi doanh nghiệp nhất thiết cần phải tìm cho mình một chỗ đứng trên thị
trường, nếu không sẽ bị đào thải theo quy luật cạnh tranh. Và công ty TNHH MTV
Cảng Đà Nẵng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Chi phí sản xuất rất quan trọng
đối với doanh nghiệp, nó là một trong những yếu tố quyết định thành quả kinh doanh.
Chi phí càng thấp thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao, chính vì vậy việc phấn đấu
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm là yếu tố quan trọng, góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu cho doanh
nghiệp, mở rộng thị trường tạo đà phát triển quy mô sản xuất. Để đạt được điều này địi
hỏi doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý thích hợp, cơng tác kế tốn hạch tốn
phải khoa học, đảm bảo về độ chính xác, đầy đủ, tin cậy trong việc tính giá thành sản
phẩm. Chính vì điều này cho ta thấy cùng với các công cụ quản lý khác, hạch tốn kế
tốn là cơng cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp ghi chép, cập nhật, tổng hợp toàn bộ hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp, xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ những thực tế đó, Cảng Đà Nẵng là một doanh nghiệp kinh doanh
tự trang trải theo cơ chế thị trường. Vì thế, việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tiết
kiệm, giảm chi phí,hạ giá thành và nâng cao chất lượng phục vụ là một vấn đề có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Bởi có như vậy Cảng Đà Nẵng mới đảm bảo khả năng phát
triển, tự trang trãi chi phí và đem lại lợi cao trong kinh doanh..
Nhận thức được tầm quan trọng đó, đồng thời với mong muốn nâng cao hiểu biết
của bản thân và với hy vọng góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, để giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định nhằm làm tăng giá trị


doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Hạch
tốn chi phí sản xuất và tính giá dịch vụ bốc xếp” tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ
NẴNG làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung đề tài gồm 3 phần :
Phần I :Cơ sở lý luận về hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
dịch vụ trong doanh nghiệp .
Phần II :Thực tế về hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bốc xếp
tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG.
Phần III :Nhận xét, đánh giá về cơng tác hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá
thành dịch vụ bốc xếp tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG
Đề tài được hoàn thiện với sự cố gắng của bản than, tuy nhiên do thời gian thực
tập có hạn đồng thời trong thực tế phát sinh nhiều điều mới mẻ so với sách vở vàhiểu
biết chưa thực sự sâu sắc nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn cũng như ban lãnh đạo
công ty, các cơ chú, anh chị trong phịng kế tốn để em có thể hồn thành tốt đề tài này.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Toàn đã hướng dẫn tận tình, chu đáo
để em hồn thành chun đề một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo cũng như các cô,
chú, anh, chị tại phịng Tài chính – Kế tốn của cơng ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng
trong thời gian thực tập

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thi Thanh Thảo

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
DỊCH VỤ.
1. Khái niệm, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch
vụ.
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ
* Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là tồn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa được
biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất
định (tháng ,năm ,quý ).
Thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu
tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm ,lao vụ ,dịch vụ ).
Đặc điểm của chi phí sản xuất :
- Mang tính vận động liên tục khơng ngừng và mang tính chất khách quan.
- Mang tính đa dạng và phong phú .

- Tiết kiệm chi phí là một quy luật khách quan .
* Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất
nhất định .Như vậy ,giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định ,biểu hiện mối liên hệ
tương quan giữa hai đại lượng chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt
được .Tuy nhiên ,cần lưu ý khơng phải có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay
được giá thành ,mà cần nhận thấy rằng giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả
sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn xác định Giá thành sản phẩm dịch vụ là
thể hiện bằng tiền hao phí lao động sống cần thiết và lao động vật hóa tạo ra sản phẩm
dịch vụ đã tiêu thụ (tức là những dịch vụ đã hoàn thành cho khách hàng và thu được tiền
hoặc được quyền thu tiền).
Đặc điểm của giá thành sản phẩm :
- Mang tính chất giới hạn hạn và xác định .
- Vừa mang tính chất khách quan ,vừa mang tính chất chủ quan
1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ
Về thực chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá
trình sản xuất .Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất ,còn giá thành sản phẩm
phản ánh mặt kết quả sản xuất .Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ
,kỳ trước chuyển sang )đến khối lượng dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ
tiêu giá thành.Nói cách khác ,giá thành là biểu hiện bằng tiền tồn bộ các khoản chi phí

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn


mà doanh nghiệp đã bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng cơng
việc ,sản phẩm đã hồn thành trong kỳ .
Tuy nhiên ,giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm có mối quan hệ với
nhau .Xét về mặt bản chất kinh tế chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động
sống và lao động vật hoá đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất ,nhưng chúng khác nhau ở
mức độ hao phí.Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành.
Chi phí sản xuất gắn liền với những thời kỳ đã phát sinh chi phí, cịn giá thành dịch
vụ đã hồn thành khơng phân biệt là chi phí đó phát sinh kỳ trước hay kỳ này.
Công thức thể hiện mối quan hệ giữa chi phí và giá thành:
Tổng giá thành sản
phẩm

=

CPSX dở dang đầu
kỳ

+

CPSX phát sinh
trong kỳ

-

CPSX dở
dang cuối kỳ

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang )đầu kỳ và cuối kỳ bằng
nhau hoặc các ngành sản xuất khơng có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm
bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ .

2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ
Phân loại chi phí là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ
cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành dịch vụ hồn
thành và kiểm sốt chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh
2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở các DN bao gồm nhiều loại,nhiều khoản khác nhau về nội
dung ,tính chất ,cơng dụng ,vai trị ,vị trí trong q trình kinh doanh .Vì vậy để quản lý
chi phí sản xuất được tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch tốn kế tốn ,chi
phí sản xuất cần phải được phân loại theo những tiêu thức khác nhau .Các cách phân
loại chi phí phổ biến trong kế tốn tài chính:
a. Phân loại theo tính chất yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí)
Theo cách phân loại này ,chi phí sản xuất được phân chia căn cứ vào nội dung và
tính chất kinh tế của chi phí .Những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế sẽ được
xếp chung vào một yếu tố chi phí, khơng kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng
vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh.
Cách phân loại này giúp thể hiện các thành phần ban đầu của chi phí bỏ vào sản
xuất kinh doanh, tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng số, làm cơ sở cho việc kiểm tra
tình hình thực hiện dự tốn chi phí, lập kế hoạch chi phí, xác định nhu cầu vốn của
DN…Đồng thời phục vụ việc lập các cân đối chung về lao động, vật tư, tiền…và xác
định được hao phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cách phân
loại này khơng cho biết được chi phí sản xuất là bao nhiêu trong tổng chi phí của DN.
Theo quy định hiện nay, chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm chí phí nguyên liệu, vật liệu phát sinh
trong doanh nghiêp để thực hiện cung cấp dịch vụ

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 4



Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Tồn

- Chi phí nhân công: bao gồm lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo
lương của cơng nhân viên thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và của lao động
thuê ngồi theo từng loại cơng việc (nếu có)
- Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm chi phí khấu hao TSCĐ thuộc doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngồi: gồ7m chi phí như chi phí sửa chữa TSCĐ th
ngồi, chi phí điện, nước, điện thoại…mua ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại
doanh nghiệp.
- Chi phí bằng tiền khác: gồm chi phí tiếp khách, hội nghị… phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
b. Phân loại theo khoản mục (cơng dụng của chi phí)
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục
nhất định có cơng dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Theo quy định hiện nay thì chi phí sản
xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại
nguyên vật liệu chính, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện dịch vụ.
- Chi phí nhân cơng trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động
trực tiếp thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động
th ngồi theo từng loại cơng việc, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các
khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN)
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí liên quan đến việc phục vụ quá
trình thực hiện dịch vụ phát sinh trong phạm vi phân xưởng như lương và các khoản
trích theo lương của nhân viên phân xưởng, bộ phận; chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất,
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền khác.
c. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chi
phí.

- Chi phí trực tiếp: chi phí phát sinh liên quan đến một đối tượng tâp hợp chi phí
cụ thể và được hạch toán trực tiếp đối tượng tập hợp chi phí đó.
- Chi phí gián tiếp: chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi
phí và phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
d. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng dịch vụ thực hiện trong kỳ
- Chi phí cố định: là những chi phí khơng có sự thay đổi khi khối lượng dịch vụ
thực hiện trong kỳ thay đổi như chi phí khấu hao TSCĐ….
- Chi phí biến đổi: là những chi phí có sự thay đổi tỉ lệ với sự thay đổi của khối
lượng dịch vụ thực hiện trong kỳ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp…
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm dịch vụ
a. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại:

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính tốn xuất phát từ những điều kiện cụ
thể của doanh nghiệp, giá thành này được xác định trên cơ sở biện pháp sản xuất, các
định mức bình qn tiên tiến và khơng biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức về chi
phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được
xem là căn cứ để kiểm sốt tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất
khác nhau phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ.
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực

tế trong kỳ để thực hiện quá trình cung cấp dịch vụ. Giá thành thực tế được xác định sau
khi đã xác định được kết quả cung cấp dịch vụ trong kỳ.
b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia thành 2 loại:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi
phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện dịch vụ trong phạm vi phân xưởng .
- Giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi
phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Giá thành toàn
bộ bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ cộng thêm chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm dịch vụ đó.
3. Nhiệm vụ của kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Kế tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
- Lựa chọn phương pháp kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành thích hợp.
- Xây dựng trình tự hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành hợp lý.
- Tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất theo đúng đối tượng của nó.
- Xác định chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự tốn chi
phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí khơng đúng kế
hoạch, sai mục đích.
- Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ; tham gia
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chị phí
hạ giá thành.
II. Kế tốn các khoản mục chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp hạch tốn chi phí:
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Cơng việc đầu tiên của hạch tốn chi phí sản xuất là xác định đúng đắn đối tượng
hạch tốn chi phí .Đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất là giới hạn về mặt phạm vi mà
chi phí cần để hạch tốn chi phí nhằm đáp ứng u cầu kiểm sốt chi phí và tính giá
thành sản phẩm .Thực chất của việc xác định đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất là xác

định nơi phát sinh chi phí nà nơi chịu chi phí làm cơ sở cho việc hạch tốn chi phí sản

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

xuất ,để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành ,yêu cầu phân tích ,kiểm tra chi phí và xác
định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ .
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi
phí sản xuất làm cơ sở cho việc tính giá của sản phẩm dịch vụ. Phạm vi đó có thể là
từng tổ(đội)thực hiện dịch vụ,từng loại hình dịch vụ hoặc nhóm dịch vụ…
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế tốn phải căn cứ vào đặc điểm
cung cấp dịch vụ, cơ cấu tổ chức cung cấp dịch vụ, loại hình dịch vụ, đặc điểm dịch vụ,
yêu cầu quản lý, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp, trình độ và phương
tiện của kế tốn.
Trong cơng tác kế tốn, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để xây
dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ kế tốn chi
tiết về chi phí sản xuất.
1.2. Phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất
Hạch tốn chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của q trình hạch tốn chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm .Nhằm nhận dạng mối liên hệ giữa chi phí sản xuất với đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất để phân tích ,phân bổ ,ghi nhận chi phí sản xuất theo
từng đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất .Tuỳ theo đối tượng hạch tốn chi phí sản
xuất đã được xác định mà có thể sử dụng các phương pháp thích hợp sau:Phương pháp
hạch tốn chi phí sản xuất theo từng sản phẩm ,theo đơn đặt hàng ,theo giai đoạn công

nghệ ,theo từng phân xưởng sản xuất …
Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được áp dụng:
- Phương pháp trực tiếp:Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp
đến từng đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất được hạch toán trực tiếp vào từng đối
tượng chịu chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu ,chi phí nhân cơng trực tiếp …
Hằng ngày kế tốn tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí từ đó tập
hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng chịu chi phí đó và ghi trực tiếp vào
TK cấp I ,cấp II chi tiết theo từng đối tượng .
- Phương pháp gián tiếp:Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan có liên
quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí ,khơng thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo
từng đối tượng chịu chi phí cụ thể được .Do đó kế tốn tập hợp số liệu từ chứng từ kế
toán phản ánh các chi phí có liên quan dến nhiều đối tượng chịu chi phí theo địa điểm
phát sinh chi phí hoặc nội dung chi phí ,sau đó lựa chọn tiêu thức thích hợp để tính tốn
phân bổ chi phí đã tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí.Tính chính xác ,độ tin cậy
của thơng tin về chi phí sản xuất được tập hợp theo phương pháp này phụ thuộc vào
việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí .
Nội dung cơ bản của phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất là căn cứ vào đối
tượng hạch tốn chi phí để mở sổ kế tốn chi phí để ghi chép ,phản ánh các chi phí sản
xuất phát sinh vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan có phân tích theo yếu tố và
theo khoản mục chi phí .Sổ cố thể mở riêng cho từng đối tượng và có thể mở chung cho
nhiều đối tượng chi phí ,căn cứ ghi là các chứng từ gốc về chi phí ,các bảng kê ,bảng
phân bổ ,các bảng kê chi phí theo dự tốn.
2. Kế tốn chi phí ngun liệu,vật liệu trực tiếp
2.1 Nội dung chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 7



Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Tồn

Chi phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được sử dụng trực tiếp để thực hiện dịch vụ trong kỳ
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của khoản mục chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp đối với từng hoạt động kinh doanh dich vụ cụ thể có thể rất khác nhau.
2.2 Ngun tắc kế tốn chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Đối với chi phí vật liệu xuất dùng liên quan đến một loại sản phẩm dịch vụ thì căn
cứ vào chứng từ gốc tập hợp trực tiếp cho dịch vụ đó; trường hợp khơng hạch tốn trực
tiếp được thì phải phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí theo một tiêu chuẩn thích
hợp.
Tiêu chuẩn thường sử dụng để phân bổ như sau:
- Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính phân bổ theo: định mức, hệ số quy
định.
- Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phân bổ theo: chi phí vật liệu chính,
định mức, số giờ máy chạy,....
Muốn xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu sử dụng thực tế trong kỳ thì cuối kỳ
phải kiểm kê xác định vật liệu chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi:
Trị giá thực tế
NL,VL sử dụng
trong kỳ

=

Trị giá NL,VL đưa
vào sản xuất trong kỳ

-


Trị giá NL, VL
còn lại cuối kỳ

-

Trị giá phế
liệu thu hồi

Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường khơng được
tính vào giá thành dịch vụ mà phải kết chuyển vào TK632- Giá vốn hàng bán.
2.3 Tài khoản sử dụng
Để hạch tốn chi phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp kế tốn sử dụng TK621- Chi
phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp. TK này dùng để phản ảnh các chi phí nguyên liệu, vật
liệu được sử dụng trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ. Và tài khoản này được mở chi
tiêt cho từng loại hoạt động theo từng đơn vị hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621
Nợ

TK 621

- Tập hợp chi phí ngun vật liệu
trực tiếp



- Trị giá ngun vật liệu sử dụng khơng hết
trả lại kho,
- Kết chuyển chi phí NVL TT vượt mức
- Giá trị phế liệu thu hồi

- Phân bổ và kết chuyển chi phí NVL TT

TK 621 khơng có số dư
2.4 Phương pháp ghi sổ kế tốn chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho nguyên liệu,vật liệu, hóa đơn mua hàng(nếu
nguyên liệu được mua và chuyển thẳng đi vào sản xuất),phiếu báo vật liệu còn lại cuối
kỳ…

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 8


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Tồn

b. Trình tự kế tốn
SƠ ĐỒ HẠCH TỐN CHI PHÍ NGUN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Sơ đồ hạch tốn chi phí NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 621

TK 152

TK 152

Xuất kho NVL dùng
thực hiện dịch vụ

NVL sử dụng không

hết nhập lại kho

TK 1111,112,331...

Mua NVL dùng ngay vào
thực hiên dịch vụ
TK 133

TK 632

Chi phí NVL vượt
trên mức bình thường

Thuế GTGT
được khấu trừ

TK 154

TK 141

Quyết tốn tạm ứng về
chi phí NVL trực tiếp

Cuối kỳ kết chuyển hoặc
phân bổ

3. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
3.1 Nội dung chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí nhân cơng trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh tốn cho
cơng nhân trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ, có tính chất bù đắp hao phí lao động của

cơng nhân và các khoản trích theo tỷ lệ mà chế độ quy định. Chi phí nhân công trực tiếp
bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp độc hại, phụ cấp
khu vực…), các khoản đóng góp quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ do DN chịu.
3.2 Ngun tắc kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí nhân cơng trực tiếp được tính trực tiếp cho từng loại dịch vụ, nhóm dịch vụ
chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp.
Trường hợp chi phí này có liên quan đến nhiều loại dịch vụ mà không thể tính trực
tiếp được cho từng loại dịch vụ thì mới áp dụng phương pháp phân bổ. Phương pháp
phân bổ thường sử dụng là phân bổ theo tiền lương định mức của từng loại dịch vụ hoặc
phân bổ theo tỉ lệ với khối lượng sản phẩm dịch vụ.
Khơng hạch tốn vào TK này những khoản phải trả về tiền lương, tiền cơng và các
khoản phụ cấp, trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân
viên bán hàng.
Phần chi phí nhân cơng trực tiếp vượt trên mức bình thường khơng được tính vào
giá thành dịch vụ mà phải kết chuyển vào TK632- Giá vốn hàng bán.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

3.3 Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp, kế tốn sử dụng TK622- Chi
phí nhân công trực tiếp và tài khoản này được mở chi tiêt cho từng loại hoạt động theo
từng đơn vị hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Nợ

TK622

- CP NC TT phát sinh trong kỳ,bao
gồm: lương, các khoản trích theo
lương tính vào chi phí, thưởng, trích
trước tiền lương…



- Kết chuyển CP NC TT để
tính giá thành sản phẩm, dịch
vụ

- TK này khơng có SDCK

TK 622 khơng có số dư
3.4 Phương pháp ghi sổ kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
a. Chứng từ sử dụng: phiếu trả lương, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ
lương…
b. Trình tự kế tốn
SƠ ĐỒ HẠCH TỐN CHI PHÍ NHÂN CƠNG TRỰC TIẾP:
Sơ đồ hạch tốn chi phí NC TT theo phương pháp Kê khai thường xuyên
TK 632

TK 622

TK 334
Tính tiền lương phải trả cho nhân cơng

trực tiếp thực hiện dịch vụ

Phần chi phí NC vượt trên
mức bình thường

TK 335
T.lương CN nghỉ
phép phải trả

Trích trước tiền lương
cơng nhân nghỉ phép

TK 338
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ cho cơng nhân
thực hiện dịch vụ

TK 154
Cuối kỳ kết chuyển chi
phí nhân cơng trực tiếp

4. Kế tốn chi phí sản xuất chung
4.1. Nội dung chi phí sản xuất chung
Nội dung chi phí SXC của DN bao gồm các khoản:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả
cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý ở bộ phận sản xuất, các khoản BHYT,
BHXH, KPCĐ trích theo lương của những nhân viên này.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 10



Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Tồn

- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí NVL xuất dùng cho phân xưởng.
- Chi phí cơng cụ, dụng cụ: Phản ánh giá trị CCDC xuất dùng cho phân xưởng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh khấu hao của các TSCĐ dùng cho hoạt động
sản xuất và phân xưởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngồi: Như chi phí điện, nước, điện thoại… dùng cho hoạt
động sản xuất và phân xưởng.
- Chi phí khác bằng tiền
4.2 Ngun tắc kế tốn chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều dịch vụ nên cuối kỳ thường tiến
hành phân bổ cho các dịch vụ theo một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
- Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK627 phải được hạch toán chi tiết theo
2 loại: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp,
thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ,như
chi phí nguyên vật liệu gián tiếp ,chi phí nhân cơng gián tiếp …Chi phí sản xuất chung
biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến .
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp ,thường
không thay đổi trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ,như chi phí bảo dưởng máy
móc thiết bị sản xuất ,nhà xưởng … và chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng .Chi
phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
dựa trên cơng suất bình thường của máy móc sản xuất .Cơng suất bình thường là số
lượng sản phẩm đạt ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường .
- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được kết chuyển hoặc phân bổ hết để
tính giá thành.

- Đối với chi phí sản xuất chung cố định cuối kỳ phân bổ và kết chuyển cho mỗi
đơn vị sản phẩm dịch vụ theo mức cơng suất bình thường.Trường hợp mức sản phẩm
dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ thấp hơn công suất bình thường thì kế tốn phải tính
và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm dịch vụ
theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ
được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
* Tiêu thức phân bổ Chi phí Sản xuất chung:
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ CP SXC hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân bổ chính xác CP SXC, qua đó xác định chính xác giá thành sản phẩm của DN. Các
tiêu thức thường sử dụng là:
- Phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất hoặc theo chi phí nhân cơng.
- Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Phân bổ theo chi phí trực tiếp (gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân cơng trực tiếp )
- Phân bổ theo giờ máy hoạt động
- Phân bổ theo số lượng sản phẩm …
4.3 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế tốn sử dụng TK627- Chi phí sản xuất
chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh và được

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 11


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Tồn

phân tích thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, có kêt

cấu:
Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí SXC. Tài khoản này được chia thành các TK
cấp 2 sau:
TK 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6271 Chi phí vật liệu
TK 6273 Chi phí cơng cụ, dụng cụ
TK 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6278 Chi phí khác bằng tiền
TK 6277 Chi phí dịch vụ mua ngồi
Kết cấu tài khoản Chi phí sản xuất chung
Nợ

TK 627



- Tập hợp CP SXC phát sinh trong - Các khoản ghi giảm CP SXC.
kỳ.
- Kết chuyển CP SXC để tính giá
- TK này khơng có SDCK.
thành.

TK 627 khơng có số dư
4.4 Phương pháp ghi sổ kế tốn chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, phiếu tính lương, bảng thanh tốn lương,
bảng phân bổ khấu hao, hóa đơn…
b. Trình tự kế tốn

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A


Trang: 12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

SƠ ĐỒ HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Sơ đồ hạch tốn chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 627

TK334,338
Chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên phân xưởng
TK 152

TK 11X,138
Các khoản ghi
giảm chi phí SXC

Xuất vật liệu dùng sửa chữa, bảo
dưỡng ở phân xưởng

TK 632

TK 214
Trích chi phí khấu hao TSCĐ
TK 153
Xuất CCDC phân bổ một
lần dùng cho phân xưởng


Chi phí SXC cố
định không phân bổ

TK 142,242
Xuất CCDC phân
bổ nhiều lần
TK 11X,331

Phân bổ từng
lần vào CP SXC
TK 154

Chi phí dịch vụ mua ngồi và chi
phí bằng tiền khác
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
TK 241,11X

Cuối kỳ kết chuyển hoặc
phân bổ chi phí sản xuất
chung vào giá thành dịch
vụ

Chi phí sữa chữa TSCĐ dùng
cho hoạt động thực hiện dịch vụ
III. Kế tốn tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dịch vụ dỡ dang và
tính giá thành sản phẩm dịch vụ
1. Kế tốn tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xun
1.1 Tài khoản sử dụng

Tồn bộ những chi phí sản xuất đã tập hợp trên TK621,TK622, TK627 liên quan
đến giá thành sản phẩm dịch vụ, cuối kỳ kế toán được tổng hợp và kết chuyển vào bên
Nợ TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Tài khoản này được mở chi tiêt cho
từng loại hoạt động theo từng đơn vị hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 154
Nợ

TK 154

- Chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng
và chi phí sản xuất chung kết
chuyển cuối kỳ.



- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sp hỏng
không sửa chữa được.
- Trị giá vật liệu, hàng hóa gia cơng xong
nhập lại kho
- Phản ánh CP NVL, NC, SXC cố định

không phân bổ không được tính vào trị
giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá
vốn hàng bán
- Giá thực tế của sản phẩm đã nhập kho
hoặc chuyển bán và chi phí thực tế của
lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp
cho khách hàng.

SD:CPSX KD cịn DD
1.2 Trình tự kế tốn:
SƠ ĐỒ HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
Sơ đồ hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo phương pháp kê khai
thường xuyên
TK 621

TK 154

TK 111

CPSXDD đầu kỳ

Giá trị phế liệu thu

Kết chuyển chi phí

hồi bán thu tiền

vật liệu trực tiếp
TK 622


TK 152
Kết chuyển chi phí
nhân cơng trực tiếp

Giá trị phế liệu thu hồi
nhập kho

TK 627

TK 632
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung

Khối lượng dịch vụ hồn
thành cung cấp cho
khách hàng

CPSXDD cuối kỳ

2. Đánh giá sản phẩm dịch vụ dỡ dang cuối kỳ

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn


Đánh giá dịch vụ dỡ dang cuối kỳ là công việc cần phải thực hiện trước khi xác
định giá thành dịch vụ. Chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến cả dịch vụ hoàn thành và
dịch vụ đang làm dỡ.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thì quá trình thực hiện dịch vụ cũng chính là
q trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Trong trường hợp thực hiện một hợp đồng dịch vụ
qua nhiều kỳ kế toán và chỉ được thanh tốn cho tồn bộ hợp đồng thì giá thành dịch vụ
được tính khi kết thúc hợp đồng và như vậy cuối mỗi kỳ kế toán (khi chưa kết thúc hợp
đồng) chi phí đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng (tính tới thời điểm đó) chính là chi phí
dịch vụ dỡ dang. Cịn nếu được thanh tốn theo từng phần của hợp đồng thì sẽ khơng có
chi phí dỡ dang cuối kỳ.
Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản xuất liên quan đến dịch vụ đang làm dỡ
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm dịch vụ. Tùy
theo đặc điểm tổ chức thực hiện dịch vụ và cách ghi nhận doanh thu của từng doanh
nghiệp mà có sản phẩm dịch vụ dỡ dang cuối kỳ hay không.
- Nếu việc ghi nhận doanh thu, giá vốn theo từng lần cung cấp, thực hiện dịch vụ
hồn thành thì khi đó vào cuối kỳ khi chưa hồn thành dịch vụ cho khách hàng thì sản
phẩm dịch vụ dõ dang chính là tồn bộ chi phí phát sinh cho tới thời điểm cuối kỳ.
- Nếu trường hợp cuối kỳ doanh thu, giá vốn được ghi nhận theo khối lượng dịch
vụ đã hồn thành thì lúc đó sẽ khơng có sản phẩm dịch vụ dỡ dang cuối kỳ, tồn bộ chi
phí phát sinh trong kỳ được phản ánh vào giá vốn.
3. Tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Tính giá thành sản phẩm dịch vụ là xác định chi phí trong dịch vụ đã cung cấp. Chi
phí được tính vào giá thành là chi phí có liên quan đến quá trình thực hiện cung cấp dịch
vụ.
Nếu doanh thu được ghi nhận theo khối lượng dịch vụ đã hồn thành trong kỳ thì
lúc đó khơng có chi phí dỡ dang cuối kỳ nên giá thành là toàn bộ chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ.
Nếu doanh thu được ghi nhận theo từng lần cung cấp dịch vụ hoàn thành thì giá
thành là tồn bộ chi phí sản xuất kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hồn thành.
3.1. Đối tượng tính giá thành

Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được
bù đắp cũng như tính tốn được kết quả kinh doanh .
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất ,đặc điểm sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có
thể là sản phẩm cuối cùng ,sản phẩm trên dây chuyền công nghệ sản xuất (bán thành
phẩm ),công việc ,lao vụ nhất định cần tính giá thành một đơn vị
Tính giá thành tức là xác định chi phí sản xuất thực tế cho một đơn vị sản phẩm
,của bán thành phẩm ,của công việc hay của lao vụ ,dịch vụ ,một cơng việc …đã hồn
thành hoặc đã bàn giao cho khách hàng .
3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
a. Tính giá thành sản phẩm dịch vụ theo phương pháp giản đơn:
Theo phương pháp này, tổng giá thành sản phẩm dịch vụ được tính bằng Cthức:

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 15


Chuyên đề tốt nghiệp
Tổng giá thành
sản phẩm dịch vụ

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Giá trị sản phẩm dịch
= vụ dỡ dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất
+ phát sinh trong kỳ


Giá trị sản phẩm dịch
- vụ dỡ dang cuối kỳ

b. Tính giá thành sản phẩm dịch vụ theo phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo
đơn đặt hàng của khách hàng. Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất và cũng là đối tượng tính giá thành.
Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực
hiện cho đến lúc hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

PHẦN II

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

THỰC TRẠNG HẠCH TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
DỊCH VỤ BỐC XẾP TẠI CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của CTy TNHH MTV Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng đã có từ năm 1924 khi người Pháp xây dựng Cảng Sông Hàn với
mục đích phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của họ. Đến năm 1966, Mỹ xây
dựng cầu cảng Tiên Sa để phục vụ chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.
Ngày 29/3/1975, Đà Nẵng hồn tồn giải phóng , ban giao thông liên khu V tiếp
quản Cảng Đà Nẵng

Ngày 19/01/1976 Bộ Giao thơng Vận tải có quyết định số 222/QĐ-TC về việc
thành lập Cảng Đà Nẵng trực thuộc Tổng cục đường biển.
Ngày 15/6/1993 Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định số 1163/QĐ-TCLĐ thành
lập lại doanh nghiệp Nhà nước Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam. Đến
ngày 08/05/1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 91/1998/QĐ-TTg chuyển cảng
Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam.
Đến ngày 01/04/2008 Cảng Đà Nẵng được chuyển từ Công ty thành viên hạch tốn
độc lập thuộc Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty TNHH MTV Cảng
- Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng
- Tên giao dich quốc tế : DA NANG PORT
- Trụ sở : Số 26 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
- Website : www.danangportvn.com
Cảng Đà Nẵng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của khu vực
miền Trung, là Cảng biển lớn thứ ba ở Việt Nam, sau Cảng Sài Gòn và Cảng Hải
Phòng. Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, Cảng
Đà Nẵng được xác định là một thương cảng lớn của khu vực.
2 Vai trị, vị trí và chức năng của công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng bao gồm các khu vực : Tiên Sa, Sông Hàn, Liên Chiểu, Mỹ Khê
nằm ở khoảng giữa các tuyến giao thông đường thuỷ, đường sắt, đường bộ cũng như
đường hàng không nối liền hai miền Nam, Bắc đất nước. Cảng Đà Nẵng nằm trên tuyến
hàng hải quốc tế đi qua khu vực biển đơng, từ Cảng Đà Nẵng có thể đến các Cảng chính
trong khu vực như HồngKơng, Yokohama, Singapore, ... Với vị trí thuận lợi nói trên, có
thể xem Cảng Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng của vận tải biển, là đầu mối giao lưu hàng
hoá xuất nhập khẩu của khu vực và hứa hẹn nhiều tiềm năng trở thành Cảng trung
chuyển quốc tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bên cạnh chức năng vận tải,
Cảng Đà Nẵng cịn đóng góp vào việc phát triển ngoại thương, công nghiệp, nông lâm
ngư nghiệp, phát triển du lịch, dịch vụ .... Là một Cảng vừa có chức năng vận tải thương
mại và cả chức năng vận tải công nghiệp
Cảng Đà Nẵng đã giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng và cả kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên

3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng
Sản xuất dịch vụ của Cảng mang tính chất phi vật chất.Q trình sản xuất đồng
thời cũng là quá trình tiêu thụ do vậy khơng có sản phẩm dỡ dang.
Cơ cấu tổ chức sản xuất ở Cảng được chia thành 4 xí nghiệp thành viên. Các xí
nghiệp này được chia thành các khối như sau:

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

- Khối kinh doanh cơ bản (sản xuất chính) gồm: XN Cảng Tiên Sa, XN Cảng
Sông Hàn và XN vận tải Thủy bộ.Các hợp đồng kinh tế do Cảng liên hệ và ký hợp kết
rồi lập kế hoạch sản xuất, sau đó chuyển cho lãnh đạo XN bố trí lực lượng sản xuất.
- Khối kinh doanh ngoài cơ bản của các XN và phụ trợ của xí nghiệp Cơng
Trình. Được phân cấp quản lý ở mức độ cao hơn. Các hợp đồng kinh tế được lãnh đạo
Xí nghiệp trực tiếp ký với khách hàng, có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Cảng.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng
4.1. Đặc điểm chung
Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch tốn độc lập, có
tư cách pháp nhân đầy đủ. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận
khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được giao những trách nhiệm, quyền
hạn nhất định và được bố trí theo mơ hình và cấp quản lý: Cấp quản lý Cảng, Cấp xí
nghiệp thành phần, Cấp đội trưởng.
Cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng bao
gồm hai hệ thống chính:Hệ thống trực tuyến có 05 xí nghiệp thành viên và Hệ thống

chức năng có 09 phịng ban
4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Cty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG

Ghi chú: - Quan hệ trực tuyến

:

- Quan hệ giám sát

:

- Quan hệ chức năng

:

- Quan hệ đầu tư vốn

:

+ Hội đồng thành viên: theo ủy quyền của Chủ sở hữu Nhà nước, có quyền nhân
danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty,
chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu Nhà nước.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 18


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên (Kiêm Tổng giám đốc): do Chủ sở hữu Nhà nước tuyển
chọn quyết định bổ nhiệm có thời hạn, tối đa là 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại nhưng tối
đa không quá 02 nhiệm kỳ. Là người chỉ huy cao nhất, toàn quyền điều hành quản lý, chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên.
+ Kiểm soát viên: Do Chủ sở hữu Nhà nước tuyển chọn, bổ nhiệm có thời hạn là 03
năm, miễn nhiệm. Cơng ty có 03 kiểm sốt viên. Kiểm sốt viên có thể kiêm nhiệm
cơng tác chun mơn tại cơng ty, trừ một số các chức danh như: thành viên Hội đồng
thành viên, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ, Kế tốn trưởng, Thủ quỹ, nhân viên kế tốn của
cơng ty và của các đơn vị trực thuộc….Kiểm sốt viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ
tài liệu nào của công ty.
♦ Ban Giám đốc gồm :
+ Phó Tổng Giám đốc Khai thác:chịu trách nhiệm cá nhân trước Cục Hàng Hải Việt
Nam và trước Tổng Giám đốc. Được ủy quyền điều hành Phịng Khai thác.
+ Phó Giám đốc kinh doanh:chịu trách nhiệm cá nhân trước Cục Hàng Hải VN và
Tổng Giám đốc.Được ủy quyền điều hành P.Kinh doanh và P.Hành chính Tổng hợp
+ Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật:chịu trách nhiệm cá nhân trước Cục Hàng Hải Việt
Nam và Tổng Giám đốc. Được ủy quyền điều hành Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ và
Phịng Kỹ thuật Cơng trình.
♦ Các phịng chức năng :
+ Phòng Khai thác: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cơng tác: Điều động, bố trí
cầu tàu cho các tàu ra vào Cảng, lập kế hoạch khai thác tổng thể và theo dõi hỗ trợ các
đơn vị xếp dỡ thực hiện tốt các kế hoạch khai thác.
+ Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các mặt công tác kinh
doanh. Đề xuất ký kết, theo dõi thực hiện và thanh lý các hợp đồng thương vụ trong lĩnh
vực bốc xếp, giao nhận, bảo quản hàng hóa.
+ Phịng hành chính tổng hợp: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác văn thư
lưu trữ, thi đua tuyên truyền và cơng tác hành chính khác.

+ Ban quản lý dự án Cảng Sơn Trà: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác:
Quản lý, giám sát việc đầu tư xây dựng khu Cảng Sơn Trà.
+ Phịng Tài chính kế tốn: Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về công tác quản lý
kinh tế tài chính của doanh nghiệp .
+ Phịng Tổ chức tiền lương: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các mặt công tác
Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo và tuyển dụng CBCNV,
thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức quản lý lao động, phân phối tiền lương,
thưởng đảm bảo tính hợp lý, đúng pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ
quốc phịng an ninh, cơng tác phịng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động. Phổ biến triển
khai thực hiện chính sách của Nhà nước và của Cảng đối với CBCNV. Tổ chức cơng tác
phịng chữa bệnh, theo dõi kiểm tra cơng tác vệ sinh trong Cảng.
+ Phịng Kế hoạch đầu tư: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các mặt công tác Xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cảng và giao kế hoạch cho các đơn vị trong
Cảng.Tìm đối tác xây dựng và trình duyệt hợp đồng kinh tế về lĩnh vực đầu tư sửa chữa.
Kiểm tra, lập phương án thanh lý tài sản. Tổ chức cơng tác thống kê, tổng kết, đánh giá,
phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Mua sắm, quản lý, cấp phát, bảo quản vật tư và
số vật tư còn tồn đọng tại Cảng. Tổ chức mạng vi tính tồn Cảng.
+ Phịng Kỹ thuật cơng nghệ: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cơng tác Kỹ thuật
cơ khí và cơng nghệ xếp dỡ, giúp cho công tác quản lý kỹ thuật các phương tiện thiết bị,
công cụ xếp dỡ, hệ thống điện hiện có tại Cảng đúng kỹ thuật.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 19


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Tồn


+ Phịng Kỹ thuật cơng trình: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cơng tác quản lý
đầu tư, xây dựng các cơng trình xây dựng cơ bản và các cơng trình đầu tư, cơng tác kỹ
thuật cơng trình giúp cho cơng tác quản lý kỹ thuật các cơng trình xây dựng.
♦ Các XN thành phần
4.3. Quy định về phân cấp quản lý tài chính tại cơng ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng
* Tại XN cơng trình:
- Về ký kết hợp đồng kinh tế: xí nghiệp ký kết hợp đồng phải có giấy uỷ quyền
của giám đốc. Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế cũng như lúc thanh lý hợp đồng phải gửi
về cảng một bảng để tiện việc kiểm tra giúp đỡ thực hiện hợp đồng.
- Hạch toán độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo về quản lý tài chính của cảng ĐN
* Tại các XN xếp dỡ :
 Xí nghiệp Cảng Tiên Sa
- Cảng Đà Nẵng giao khốn một số chi phí của XN phát sinh khi sản xuất
- Cảng Đà Nẵng khơng giao khốn các khoản chi phí như: KHTSCĐ, BHXH,
BHYT, KPCĐ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, các cấp sữa chữa đối với các
hạng mục sữa chữa công trình,cầu cảng và nạo vét,02QCC và 02RTG
- Cảng giao khốn 41% doanh thu cho xí nghiệp tự cân đối thu chi trong phần
được nhận khốn. XN được trích tiền lương tối đa 24% trên doanh thu giao khốn.
 Xí nghiệp Cảng Sơng Hàn:
- Được chủ động khai thác và kí kết hợp đồng kinh tế trên cơ sở ủy quyền của
Tổng giám đốc Cảng.
- Hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh trong q trình sản xuất kinh doanh.
Nhận từ Cảng ĐN 62% doanh thu giao khoán để trang trải chi phí, tự cân đối thu chi trừ
các khoản chi phí: khấu hao TSCĐ, BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
con người, chi phí sữa chữa thường xuyên và sữa chữa lớn cầu cảng.
 XN Vận tải thủy bộ: Tỉ lệ nhận khốn tại xí nghiệp từ ngày 01/09/2008 là:
- Đối với sản xuất kinh doanh chính tỉ lệ nhận khoán là 51% doanh thu
- Đối với dịch vụ tàu lai tại Quy Nhơn là 69% doanh thu
- Đối với dịch vụ kinh doanh ngoài là 81% trên doanh thu
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Cty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng.

5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại CTy TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng
Tổ chức bộ máy kế toán tại Cty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng theo mơ hình bao gồm:
+ Kế tốn trưởng: Tổ chức cơng tác kế tốn tại công ty, chỉ đạo trực tiếp, giám sát
hoạt động của các cán bộ kế tốn tại văn phịng kế tốn ở Cảng, tham mưu cho giám đốc
về tình hình tài chính.Chỉ đạo trực tiếp kinh doanh và phân tích hoạt động KD.
+ Phó phịng kế tốn: phụ trách bộ phận kế toán vật tư và tài sản cố định, kế toán
tổng hợp và lập báo cáo kế toán, giải quyết mọi cơng việc khi kế tốn trưởng đi vắng.
+ Kế tốn thanh tốn: Theo dõi tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt và TGNH.
+ Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành, kiểm tra số liệu, xác
định chi phí doanh thu, tính giá thành, xác định kết quả tiêu thụ, lập bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Kế toán công nợ nội bộ và phải trả: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả bao
gồm cả xí nghiệp trực thuộc.
+ Kế tốn thu cước: Theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện giá cước, đơn đốc khách
hàng thanh tốn tiền, theo dõi chi tiết từng khách hàng, chứng từ thu chi ngoại tệ.
+ Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, tổ chức theo
dõi số dư, thẻ kho giúp thủ kho kiểm tra số lượng vật tư còn ứ đọng trong kho.

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

+ Thủ quỹ: kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của các chứng từ trước khi chi, thu,
thanh toán tiền mặt hằng ngày . Quản lý tiền mặt trong két sắt…
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG


♦ Ghi chú : - Quan hệ trực tuyến
:
- Quan hệ chức năng :
5.2. Hình thức kế tốn áp dụng tại CTY TNHH MTV CẢNG ĐÀ NẴNG
Hình thức kế tốn cơng ty áp dụng hiện nay là chứng từ ghi sổ
SƠ ĐỒ HẠCH TỐN KẾ TỐN TẠI CƠNG TY

♦ Ghi chú:

+ Ghi cuối ngày
:
+ Ghi cuối tháng
:
+ Đối chiếu số liệu :
Trình tự ghi sổ kế tốn:
+ Hằng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành tập hợp chứng từ gốc
(CTG) rồi căn cứ vào CTG do các bộ phận gởi lên để lập chứng từ ghi sổ (CTGS).

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

+ Riêng một số phần hành có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều như thu chi tiền mặt,
công nợ cần phải lập bảng tổng hợp chứng từ gốc bằng cách căn cứ vào CTG sau khi đã

kiểm tra với mục đích là tổng hợp số liệu trước khi lập CTGS. Cuối tháng kế toán căn
cứ vào CTG hay bảng tổng hợp CTG để lập CTGS. Sau khi lập CTGS xong, kế toán các
phần hành chuyển CTGS cùng CTG có liên quan đến kế tốn trưởng để kiểm tra ký
duyệt. Sau đó tồn bộ chứng từ được chuyển đến kế toán tổng hợp để đăng ký CTGS
vào sổ đăng ký CTGS. Sau khi đăng ký được dùng để ghi sổ cái.
+ Đối với các tài khoản cần theo dõi chi tiết thì cùng với việc ghi vào CTGS, kế tốn
cịn ghi vào các sổ chi tiết liên quan. Cuối tháng, căn cứ số liệu ở các sổ chi tiết kế toán
lập bảng tổng hợp chi tiết
+ Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh (SPS). Quan hệ đối chiếu kiểm tra
phải đảm bảo tổng SPS Nợ và tổng SPS Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối
SPS bằng nhau và bằng tổng SPS trên sổ đăng ký CTGS.
+ Sau khi đối chiếu so sánh khớp số liệu, tiến hành lấy số liệu trên sổ cái và bảng
tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
6. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức kế tốn tại xí nghiệp xếp dỡ
6.1. Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại xí nghiệp xếp dỡ
Sản xuất dịch vụ tại xí nghiệp mang tính chất phi vật chất, hoạt động tại xí nghiệp
khơng tạo ra sản phẩm mà chỉ làm tăng giá trị hàng hóa, giá trị này là một phần giá trị
sức lao động của công nhân và các phương tiện thiết bị chuyển hàng hóa vào khi tiến
hành hoạt động sản xuất. Quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng của thời tiết.
QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT XẾP DỠ HÀNG HÓA
Chủ
hàng

Ký HĐ

Hợp đồng

P.Kinh
doanh


P. Khai
thác

Yêu cầu
bố trí
cầu bến

Chủ
tàu,
Đại lý

Yêu cầu
cung cấp
tàu lai

XN
Vận tải
thủy

Bố trí cầu bến
Lập KH tổng thể

Hợp đồng

Xí nghiệp
Cảng

Đăng ký kế
hoạch làm hàng
Giám sát

kế hoạch

Lập kế hoạch
sản xuất ca

Trực ban
XNXD

Bố trí

Phương tiện
Thiết bị
Cơng cụ XD
Lao động

Chỉ đạo
Phục vụ

Q trình xếp dỡ hàng hóa

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Lai dắt tàu
cập, rời bến

Trang: 22


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

6.2 Đặc điểm tổ chức kế tốn tại xí nghiệp
6.2.1 Tổ chức kế tốn tại xí nghiệp Cảng Tiên Sa
Sơ đồ tổ chức kế tốn
TRƯỞNG BAN KẾ TỐN

KẾ TỐN CHI PHÍ

KẾ TỐN THANH TỐN

THỦ QUỸ

Hình thức kế tốn được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
6.2.2 Tổ chức kế toán tại xí nghiệp Cảng Sơng Hàn
Sơ đồ tổ chức kế tốn
TRƯỞNG BAN KẾ TỐN

KẾ TỐN DOANH THU

THỦ QUỸ

Hình thức kế tốn được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
6.3 Phân cấp về kế toán đối với XN Cảng Tiên Sa và xí nghiệp Cảng Sơng Hàn
6.3.1 Phân cấp về kế tốn đối với xí nghiệp Cảng Tiên Sa
Kế tốn tại xí nghiệp ghi nhận vào chi phí của xí nghiệp những khoản chi phí đã
được Cảng giao khốn. Đối với những khoản chi phí khơng được giao khốn thì sẽ do
kế tốn tại văn phịng Cảng hạch tốn.
Xí nghiệp được hạch tốn vào doanh thu của xí nghiệp đối với hoạt động kinh
doanh ngồi. Cịn đối với doanh thu của các hoạt động kinh doanh chính xí nghiệp chỉ

theo dõi thu hộ cho Cảng.
Hàng tháng, kế tốn xí nghiệp phải gởi báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh
lên văn phịng Cảng để kế tốn tại văn phịng Cảng thực hiện tổng hợp lập báo cáo cho
toàn Cảng.
6.3.2 Phân cấp về kế tốn đối với xí nghiệp Cảng Sơng Hàn
Xí nghiệp Cảng Sơng Hàn được xác định kết quả kinh doanh riêng và gởi báo
cáo về cho văn phòng cảng để kiểm tra, quản lý. Nhưng đối với những khoản khơng
được giao khốn như: các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ…thì do kế
tốn tại xí nghiệp được hạch tốn vào chi phí và phải nộp lại cho Cảng (phản ánh là một
khoản phải trả nội bộ)
II. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH DỊCH VỤ BỐC XẾP TẠI CTY TNHHMTV CẢNG ĐÀ NẴNG
Cơng tác kế tốn tại cơng ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng được tổ chức thực hiện
thường xuyên, liên tục. Sau đây là tình hình kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành dịch vụ bốc xếp tại công ty TNHHMTV Cảng Đà Nẵng vào tháng 03/2010.
1. KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP CẢNG TIÊN SA
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp Cảng Tiên Sa
Chi phí sản xuất ở xí nghiệp được tính cho các lĩnh vực: bốc xếp, kho hàng và kinh
doanh ngoài. Đối tượng tập hợp chi phí ở XN Cảng Tiên Sa được tập hợp theo các lĩnh

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

vực trên. Ở đây, trong phạm vi đề tài này em chỉ tập hợp chi phí cho lĩnh vực bốc xếp.

Hệ thống tài khoản chi phí tại xí nghiệp Tiên Sa được tổ chức như sau:
+ Đối với TK 621và TK 622 được chi tiết cho hoạt động sản xuất chính và kinh
doanh ngoài. Trong hoạt động SXC chitiết cho từng hoạt động bốc xếp và kho hàng.
+ Đối với TK 627 được chi tiết cho từng loại chi phí như: chi phí nhân viên phân
xưởng, vật liệu, dụng cụ, khấu hao, dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác. Và trong
mỗi loại chi phí được chi tiết cho hoạt động sản xuất chính và KDN.
(Minh họa hệ thống tài khoản chi phí sản xuất của xí nghiệp Tiên sa – Phụ lục 1)
1.2 Kế tốn các khoản mục chi phí sản xuất tại XN Cảng Tiên Sa
1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại XN Cảng Tiên Sa
a. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại XN Cảng Tiên Sa.
Nhiên vật liệu dùng cho sản xuất chính và hậu cần phục vụ sản xuất Cảng cấp
phát cho Xí nghiệp theo yêu cầu xin lĩnh vật tư. Hàng tháng đơn vị có báo cáo sử
dụng nhiên liệu, quyết toán theo định mức của Cảng gửi về phịng kế hoạch đầu tư
và phịng kế tốn. Ngun vật liệu trực tiếp bao gồm các loại: vật liệu phụ, nhiên liệu
chiếm tỷ lệ cao trong giá thành. Trong đó:
- Vật liệu phụ bao gồm: thép trịn, thép tấm, dầu BP, Shell Rimula, dây cáp…
- Nhiên liệu : xăng A92, xăngA95, dầu Gasoil, dầu phụ ...
Theo dõi vật tư xuất và tồn kho cuối kỳ, đơn vị sử dụng phương pháp nhập trước,
xuất trước. Và việc theo dõi vật tư chi tiết được thực hiện bởi kế toán chi phí.
b. Trình tự tập hợp chi phí ngun vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Cảng Tiên Sa
Khi xuất kho nguyên vật liệu, tổ tổng hợp lập phiếu xuất kho thành 3 liên: một
liên gốc lưu, một liên người nhận vật tư giữ, một liên chuyển cho thủ kho. Thủ kho sau
khi nhận phiếu xuất kho sẽ vào thẻ kho ,nhưng ở đây tổ tổng hợp của xí nghiệp lập thẻ
kho. Sau khi cho xuất kho, thủ kho sẽ chuyển phiếu xuất kho về phịng kế tốn, kế tốn
căn cứ vào phiếu xuất kho phân loại, định khoản cho từng đối tượng chịu chi phí và vào
sổ liên quan.
Đơn vị: XN Cảng Tiên Sa
Bộ phận: Tổ Cơ giới

PHIẾU XUẤT KHO

Số: XD 0024
Ngày 01 tháng 03 năm 2010

Nợ TK :62111
Có TK :15221

Họ và tên người nhận:
Địa chỉ(Bộ phận): Tổ Cơ giới Tiên Sa
Lí do xuất kho
: Bốc xếp
Xuất tại kho
: Kho Ô Giáo
A

Tên,nhãn hiêu,
quy cách,phẩm chất…
B

1
2


Kalmar 1
Kalmar 2


STT

Tên nhiên liệu
C


Dầu valor HD40
Dầu valor HD40
…..
Cộng


số
D

ĐVT
E

lít
lít

X

Số lượng
Yêu cầu Thực xuât
1
2

X

Đơn
giá
3

Thành

tiền
4

5
7
….
86

Tổng số tiền:
Số chứng từ gôc kèm theo:
Người lập

Người nhận hàng

Thủ kho

Ngày 01 tháng 03 năm 2010
Kế toán trưởng
Giám đốc

Trên cơ sở của PXK kế tốn chi phí sẽ tính giá trị xuất kho trên sổ chi tiết nguyên
vật liệu và sau đó lên bảng chi tiết phát sinh đối ứng. Giá trị nguyên vật liệu thực tế
xuất ra trong kỳ đối với từng hoạt động sẽ được theo dõi trên bảng chi tiết phát sinh

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

Trang: 24


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Toàn

đối ứng đồng thời với quá trình theo dõi trên sổ chi tiết tương ứng với từng loại
nguyên vật liệu.
CÔNG TY TNHHMTV CẢNG ĐÀ NẴNG
XÍ NGHIỆP CẢNG TIÊN SA
BẢNG CHI TIẾT PHÁT SINH ĐỐI ỨNG
THÁNG 03 NĂM 2010
TK ghi Nợ 62111: Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp- SXC- Bốc xếp
TK ghi Có 15221: Nhiên liệu
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Loại chứng từ
Diễn giải
XD0024
01/03/2010 Xuất kho
Dầu Valor HD40
XD0025
02/03/2010 Xuất kho
Dầu Canopus 32 dầu ben




Cộng
Người lập

Kế toán trưởng


Số tiền
3,772,098,
21,860,419

54,972,170

Thủ trưởng đơn vị

Căn cứ vào bảng chi tiết phát sinh đối ứng kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ. Chứng
từ ghi sổ được lập vào cuối tháng cho cả hoạt động sản xuất chính và kinh doanh ngoài
sau khi đã tổng hợp các loại chi phí nguyên vật phát sinh cho từng hoạt động.
Xí nghiệp Cảng Tiên Sa
Kèm theo

CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số hiệu TK
Trích yếu
Nợ

Dầu phụ xuất cho SXC 03/10
62111 15221
Nhiên liệu xuất dùng cho SXC T03/10
62111
1523
Vật liệu phụ xuất dùng cho SXC tháng 03/10
62721 15222
Phụ tùng xuất dùng cho SXC T03/10
62721
1524
Công cụ dụng cụ xuất cho SXC tháng 03/10

62731 15311
Cộng
Người lập

Số: 19
Số tiền

chứng từ gốc

Nợ

54,972,170
54,972,170
603,530,920
603,530,920
8,840,000
8,840,000
121,361,804
121,361,804
75,954,501
75,954,501
864,659,395
864,659,395
Kế tốn trưởng

Bên cạnh đó, căn cứ vào chứng từ gốc, kế tốn chi phí sẽ lên sổ chi tiêt TK621 để
theo dõi chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp
CƠNG TY TNHHMTV CẢNG ĐÀ NẴNG
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
XÍ NGHIỆP CẢNG TIÊN SA

Tháng 03 năm 2010
TK621- Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp

XD0024

1/3/10
1/3/10

Xuất kho

XD0025


2/3/10


Xuất kho


KCCPSX

31/3/10

CT chung
Cộng
Số dư cuối kỳ
Người lập

Số dư đầu kỳ
Dầu Valor HD 40

Dầu Canopus 32 dầu
ben

K/c chi phí SXC tháng
3

62111
62111

62111

Kế tốn trưởng

SVHT: Nguyễn Thị Thanh Thảo – Lớp 35H09K6.1A

15221

3,772,098

15221 21,860,419
… …
336850
4
658,503,090

658,503,090
658,503,090

Thủ trưởng đơn vị


Trang: 25


×