Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Báo cáo kiểm thử phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO

Kiểm thử phần mềm
ĐỀ TÀI:
KIỂM THỬ CHỨC NĂNG WEBSITE VỚI SELENIUM
WEBDRIVER

Lớp: ĐH KTPM3-K9
Nhóm: 02
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM
ĐỀ TÀI:
KIỂM THỬ CHỨC NĂNG WEBSITE VỚI SELENIUM
WEBDRIVER

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Hoàng Tấn Phát

Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2016


2


Lời Nói Đầu
1.

Tên đề tài
KIỂM THỬ CHỨC NĂNG WEBSITE VỚI SELENIUM WEBDRIVER

2.

Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển nhanh chóng,
mạnh mẽ và được ứng dụng ở hầu hết các mặt của đời sống, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Công nghệ thông tin phát triển cũng đồng nghĩa với nó là ngành
công nghệ phần mềm cũng phát triển. Việc xây dựng các ứng dụng web
ngày càng phổ biến và nó ngày càng trở nên thân thiết với con người qua
các hoạt động giới thiệu, quảng cáo, mua bán, quản lý... trên mạng. Cuộc
sống càng lên cao nhu cầu về chất lượng của một sản phẩm cũng tăng lên.
Một sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc thân thiện dễ sử dụng mà nó còn
phải luôn chính xác, kịp thời và đảm bảo tính bảo mật tốt. Lỗi của một
phần mềm nói chung hay một ứng dụng web nói riêng có thể gây ra những
hậu quả nghiêm trọng. Do đó, hoạt động đảm bảo chất lượng phần mềm là
rất quan trọng. Trong khi đó hoạt động này lại tiêu tốn và chiếm tỉ trọng khá
lớn công sức và thời gian trong một dự án. Chính vì lí do đó, việc đưa vào
quy trình kiểm thử là vô cùng cần thiết.
Vì những vấn đề cấp thiết đó , nhóm em đã quyết định chọn đề tài trên để
nâng cao kĩ năng “ kiểm thử phần mềm ” để hướng đến những sản phẩm
tốt nhất cho những người sử dụng.


Em xin chân thành cảm ơn !

3


Mục Lục

Phần 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
I.Tổng quan về kiểm thử phần mềm
4


1.Khái niệm kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi một hệ thống phần mềm để xác
định xem phần mềm có đúng với đặc tả không và thực hiện trong môi
trường như mong đợi hay không.
Mục đích của kiểm thử phần mềm là để kiểm tra xem phần mềm có đáp
ứng với nhu cầu của khách hang và phù hợp với đặc tả yêu cầu, đảm bảo
chất lượng và tính chính xác của ứng dụng
2.Các cấp độ kiểm thử phần mềm
2.1 Kiểm thử đơn vị
Một đơn vị (Unit) là một thành phần phần mềm nhỏ nhất mà ta có thể
kiểm thử được, ví dụ: các hàm (Function), thủ tục (Procedure), lớp (Class),
hoặc các phương thức (Method).
Unit testing đề cập đến các kiểm thử để chứng thực (xác minh - verify)
chức năng của một phần riêng biệt của code, thường ở mức hàm (function
level). Trong một môi trường hướng đối tượng (object-oriented
environment), kiểm thử đơn vị thường được sử dụng ở mức lớp (class) và
kiểm thử các đơn vị nhỏ nhất bao gồm các hàm constructor và destructor.
Kiểm thử đơn vị thường do lập trình viên thực hiện. Công đoạn này

cần được thực hiện càng sớm càng tốt trong giai đoạn viết code và xuyên
suốt chu kỳ phát triển phần mềm. Một hàm có thể có nhiều kiểm thử, để bắt
được các trường hợp hoặc các nhánh trong code.
Cũng như các mức kiểm thử khác, kiểm thử đơn vị cũng đòi hỏi phải
chuẩn bị trước các ca kiểm thử (hay trường hợp kiểm thử) (test case) hoặc
kịch bản (test script), trong đó chỉ định rõ dữ liệu vào, các bước thực hiện
và dữ liệu mong muốn sẽ xuất ra. Các test case và test script được giữ lại để
sử dụng sau này.
2.2 Kiểm thử tích hợp
Integration test kết hợp các thành phần của một ứng dụng và kiểm thử
như một ứng dụng đã hoàn thành. Trong khi Unit Test kiểm tra các thành
phần và Unit riêng lẻ thì Intgration Test kết hợp chúng lại với nhau và kiểm
tra sự giao tiếp giữa chúng.



Integration Test có 2 mục tiêu chính:
• Phát hiện lỗi giao tiếp xảy ra giữa các Unit.
5




• Tích hợp các Unit đơn lẻ thành các hệ thống nhỏ (subsystem) và cuối cùng
là nguyên hệ thống hoàn chỉnh (system) chuẩn bị cho kiểm thử ở mức hệ
thống (System Test).
Có 4 loại kiểm thử trong Integration Test:
• Kiểm thử cấu trúc (Structure Test): Tương tự White Box Test (kiểm thử
nhằm bảo đảm các thành phần bên trong của một chương trình chạy đúng),
chú trọng đến hoạt động của các thành phần cấu trúc nội tại của chương

trình chẳng hạn các lệnh và nhánh bên trong.
• Kiểm thử chức năng (Functional Test): Tương tự Black Box Test (kiểm
thử chỉ chú trọng đến chức năng của chương trình, không quan tâm đến cấu
trúc bên trong), chỉ khảo sát chức năng của chương trình theo yêu cầu kỹ
thuật.
• Kiểm thử hiệu năng (Performance Test): kiểm thử việc vận hành của hệ
thống.
• Kiểm thử khả năng chịu tải (Stress Test): kiểm thử các giới hạn của hệ
thống.





2.3 Kiểm thử hệ thống
Kiểm thử hệ thống (ST) bao gồm một loạt những kiểm nghiệm
nhằm xác minh toàn bộ các thành phần của hệ thống được tích hợp một
cách đúng đắn. Mục đích của ST là đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động
như khách hàng mong muốn.
System Test bắt đầu khi tất cả các bộ phận của PM đã được tích hợp
thành công. Thông thường loại kiểm tra này tốn rất nhiều công sức và thời
gian. Trong nhiều trường hợp, việc kiểm tra đòi hỏi một số thiết bị phụ trợ,
phần mềm hoặc phần cứng đặc thù, đặc biệt là các ứng dụng thời gian thực,
hệ thống phân bố, hoặc hệ thống nhúng. Ở mức độ hệ thống, người kiểm tra
cũng tìm kiếm các lỗi, nhưng trọng tâm là đánh giá về hoạt động, thao tác,
sự tin cậy và các yêu cầu khác liên quan đến chất lượng của toàn hệ thống.
Điểm khác nhau then chốt giữa Integration Test và System Test là
System Test chú trọng các hành vi và lỗi trên toàn hệ thống, còn Integration
Test chú trọng sự giao tiếp giữa các đơn thể hoặc đối tượng khi chúng làm
việc cùng nhau. Thông thường ta phải thực hiện Unit Test và Integration

Test để bảo đảm mọi Unit và sự tương tác giữa chúng hoạt động chính xác
trước khi thực hiện System Test.
Kiểm thử hệ thống thường có các loại kiểm thử sau:
Kiểm tra chức năng (Functional Test): bảo đảm các hành vi của hệ thống
thỏa mãn đúng yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra khả năng vận hành (Performance Test): bảo đảm tối ưu việc phân
bổ tài nguyên hệ thống (ví dụ bộ nhớ) nhằm đạt các chỉ tiêu như thời gian
xử lý hay đáp ứng câu truy vấn…
6








Kiểm tra khả năng chịu tải (Stress Test hay Load Test): bảo đảm hệ thống
vận hành đúng dưới áp lực cao (ví dụ nhiều người truy xuất cùng lúc).
Stress Test tập trung vào các trạng thái tới hạn, các “điểm chết”, các tình
huống bất thường…
Kiểm tra cấu hình (Configuration Test)
Kiểm tra khả năng bảo mật (Security Test): bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
của dữ liệu và của hệ thống.
Kiểm tra khả năng phục hồi (Recovery Test): bảo đảm hệ thống có khả năng
khôi phục trạng thái ổn định trước đó trong tình huống mất tài nguyên hoặc
dữ liệu; đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống giao dịch như ngân hàng
trực tuyến
2.4 Kiểm thử chấp nhận
Sau giai đoạn ST là AT, đây là giai đoạn kiểm tra được khách hàng thực

hiện. Mục đích của AT là để chứng minh phần mềm thỏa mãn tất cả yêu cầu
của khách hàng và khách hàng chấp nhận sản phẩm và trả tiền thanh toán
hợp đồng.
AT có ý nghĩa hết sức quan trọng, mặc dù trong hầu hết mọi trường
hợp, các phép kiểm tra của ST và AT gần như tương tự, nhưng bản chất và
cách thức thực hiện lại rất khác biệt.
Trên thực tế, nếu khách hàng không quan tâm và không tham gia vào
quá trình phát triển phần mềm thì thường kết quả AT sẽ sai lệch rất lớn, mặc
dù PM đã trải qua tất cả các kiểm tra trước đó. Sự sai lệch này liên quan đến
việc hiểu sai yêu cầu cũng như sự mong chờ của khách hàng. Ví dụ đôi khi
một PM xuất sắc vượt qua các phép kiểm tra về chức năng thực hiện bởi
nhóm thực hiện dự án, nhưng khách hàng khi kiểm tra sau cùng vẫn thất
vọng vì bố cục màn hình nghèo nàn, thao tác không tự nhiên, không theo
tập quán sử dụng của khách hàng…

Có 2 phương pháp kiểm thử chấp nhận:



Kiểm thử alpha: được thực hiện tại nơi tổ chức phát triển nhưng không phải
do nhóm phát triển test mà do khách hàng thực hiện test.
Kiểm thử beta: được thực hiện bởi khách hàng hoặc các khách hàng tiềm
năng tại nơi của họ (khách hàng download bản beta và cài vào máy mình rồi
sử dụng).[5]
3.Các kỹ thuật kiểm thử
Một sản phẩm đều có thể được kiểm thử theo 2 cách:
• Hiểu rõ một chức năng cụ thể của một hàm hay một module. Các
trường hợp kiểm thử có thể xây dựng để kiểm thử tất cả các thao tác đó.
• Hiểu rõ cách hoạt động của một hàm/module hay sản phẩm. Các
trường hợp kiểm thử có thể được xây dựng để đảm bảo tất cả các thành

phần con khớp với nhau. Đó là tất cả các thao tác nội bộ của hàm dựa vào
7


các mô tả và tất cả các thành phần nội bộ đã được kiểm thủ một cách thoả
đáng.
Cách tiếp cận đầu tiên được gọi là kiểm thử hộp đen (Black-box testing)
và cách tiếp cận thứ hai là gọi là kiểm thử hộp trắng (White-box testing).
3.1 Kiểm thử hộp đen (Black Box Test)
Kiểm thử hộp đen hay còn gọi là kiểm tra chức năng và thử nghiệm
hành vi. Xem chương trình như là một “hộp đen”, hoàn toàn không quan
tâm về cách cư xử và cấu trúc bên trong của chương trình. Thay vào đó, Tập
trung vào tìm các trường hợp mà chương trình không thực hiện theo các đặc
tả của nó. [2]











Phương pháp kiểm thử hộp đen bao gồm:
Phân vùng tương đương - Equivalence partitioning
Phân tích giá trị biên – Boundary value analysis
Kiểm thử mọi cặp – All-pairs testing.
Kiểm thử fuzz – Fuzz testing.

Kiểm thử dựa trên mô hình – Model-based testing.
Ma trận dấu vết – Traceability matrix.
Kiểm thử thăm dò – Exploratory testing
Đồ thị nguyên nhân-kết quả - Cause Effect Graphing
Kiểm thử dựa trên đặc tả – Specification-base testing
3.1.1 Phân vùng tương đương - Equivalence partitioning
Phân vùng tương đương (Equivalence Class): là một kỹ thuật kiểm
thử phần mềm có liên quan đến phân chia các giá trị đầu vào thành các phân
vùng hợp lệ và không hợp lệ, sau đó chúng ta sẽ viết ra các kịch bản kiểm
thử cho từng phần, chọn giá trị đại diện từ mỗi phân vùng làm dữ liệu thử
nghiệm.[2]









-

Phân vùng tương đương: là kỹ thuật thực hiện test theo từng class đồng giá
trị (tập hợp điều kiện cùng một thao tác).
Tập hợp giá trị input có cùng một kết quả xử lý, tập hợp thời gian có cùng
một kết quả xử lý, tập hợp kết quả export được xử lý cùng một giá trị nhập.
Mục đích : Giảm đáng kể số lượng test case cần phải thiết kế vì với mỗi lớp
tương đương ta chỉ cần test trên các phần tử đại diện.
Chọn tối thiểu một giá trị đại diện từ các class đồng giá trị để tiến hành test.
Thiết kế ca kiểm thử cho phân vùng tương đương dựa trên sự đánh giá về

các vùng tương đương với một điều kiện vào. Vùng tương đương biểu thị
một tập cho các trạng thái hợp lệ hay không hợp lệ đối với điều kiện vào
Thiết kế test case bằng phân vùng tương đương tiến hành theo hai bước:
Xác định các lớp tương đương
Xác định các ca kiểm thử
8


-

-> Nếu có lỗi xảy ra thì các giá trị khác trong class đồng giá trị cũng sẽ có
lỗi giống nhau.
3.1.2 Phân tích giá trị biên – Boundary Value Analysis
Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis): là một kỹ thuật kiểm
thử phần mềm có liên quan đến việc xác định biên (ranh giới) của điều kiện
mô tả cho các giá trị đầu vào và chọn giá trị ở biên và bên cạnh giá trị biên
làm dữ liệu kiểm thử. Phương pháp phân tích giá trị biên sẽ đưa ra các giá
trị đặc biệt, bao gồm loại dữ liệu, giá trị lỗi, bên trong, bên ngoài biên giá
trị, lớn nhất và nhỏ nhất.










-









Test giá trị biên được thực hiện theo trình tự dưới đây:
Tìm ra đường biên
Quyết định giá trị biên
Quyết định giá trị để test
Giá trị biên.
Dưới giá trị biên. (Nếu là class đồng giá trị)
Trên 1 giá trị biên. (Nếu là class đồng giá trị)
Boundary values:
Min – 1
Min
Max
Max + 1 [11]
3.1.2 Sử dụng bảng quyết định – Decision Table
Làm giảm số lượng tets casse không cần thiết so với 2 kỹ thuật trên vì nó
loại trừ các phép kết hợp không cần thiết giữa các giá trị biến đầu vào.
Liệt kê nguyên nhân (cause) – kết quả (result) trong một ma trận. Mỗi cột
ma trận đại diện cho 1 phép kết hợp giữa các cause trong trong việc tạo ra 1
result.
Các bước để tạo bảng quyết định
Liệt kê các nguyên nhân trong bảng quyết định
Tính tổng số lượng kết hợp giữa các cause
Điền vào các cột với tất cả các kết hợp có thể có

Rút bớt số lượng các phép kết hợp dư thừa
Kiểm tra các phép kết hợp có bao phủ hết mọi trường hợp hay không
Bổ sung kết quả vào bảng quyết định [11]
3.1.3 Đồ thị nguyên nhân - kết quả
Là một kỹ thuật thiết kế kiểm thử phần mềm liên quan đến việc xác định
các trường hợp (điều kiện đầu vào) và các hiệu ứng (điều kiện đầu ra). Vì
các hệ thống hiện nay đều được phát triển trên nền tảng OOP, do đó, chúng
9


ta có thể có được một đồ thị các đối tượng mà hệ thống định nghĩa và kết
nối. Từ đồ thị này, chúng ta dễ dàng biết các mối quan hệ của những đối
tượng mà hệ thống xử lý, từ đó sẽ cho chúng ta các kịch bản kiểm thử phù
hợp.

3.2. Kiểm thử hộp trắng
Kiểm thử hộp trắng (White box testing) là một kỹ thuật xác minh giúp các
kỹ sư phần mềm có thể sử dụng để kiểm tra mã code của họ hoạt động như
dự kiến.
Có các loại white box testing đang tồn tại như sau:
* API testing (application programming interface) – Kiểm thử ứng dụng
bằng cách sử dụng các hàm API public và private
* Code coverage – Là việc tạo các trường hợp test để thỏa mãn một số
điều kiện bao phủ code - code coverage (ví dụ như, người thiết kế test có
thể tạo ra các trường hợp test sao cho tất cả các câu lệnh của chương trình
đều được thực thi ít nhất 1 lần)
* Fault injection methods – cải tiến bao phủ một trường hợp bằng cách
đưa một số lỗi vào để test các đường dẫn code.
* Mutation testing methods
* Static testing - White box testing bao gồm tất cả các phương pháp kiểm

thử tĩnh (ví dụ review code).
Kiểm thử độ bao phủ
Phương pháp kiểm thử white box cũng có thể được sử dụng để ước
lượng tính trọn vẹn đầy đủ của các tập hợp kiểm thử (test suit) đã được tạo
ra bằng phương pháp kiểm thử black box. Điều này cho phép nhóm sản xuất
phần mềm xem xét lại các phần của hệ thống ít được test nhất và để chắc
chắn rằng các chức năng quan trọng nhất đã được tập trung test kỹ.

Hai hình thức chung của kiểm thử độ bao phủ code:
* Bao phủ chức năng - Function coverage, dựa trên việc thực thi các chức
năng.
* Bao phủ câu lệnh - Statement coverage, dựa trên số lượng các dòng lệnh
đã được thực thi để hoàn thành kiểm thử.
10


Phần 2 : Nội dung
Chương I. Tổng quan về Selenium
1. Giới thiệu chung về Selenium
Trong lĩnh vực kiểm thử tự động hiện có khá nhiều test tool thương mại
nổi tiếng, phổ biến như Selenium, QuickTest Professional, WinRunner,
Rational Robot, SilkTest, JTest,... Trong số đó, Selenium bao gồm nhiều
chức năng điển hình của một công cụ kiểm thử tự động.
Selenium (thường được viết tắt là SE) là một trong những công cụ
kiểm thử phần mềm tự động mã nguồn mở (open source test automation
tool) mạnh mẽ nhất hiện nay cho việc kiểm thử ứng dụng Web.
Selenium là một công cụ kiểm thử phần mềm tự động, được phát triển
bởi ThoughtWorks từ năm 2004 với tên ban đầu là JavaScriptTestRunner.
Đến năm 2007, tác giả Jason Huggins rời ThoughtWorks và gia nhập
Selenium team, một phần của Google và phát triển thành Selenium như hiện

nay.
Selenium là một tập hợp mạnh mẽ của các công cụ hỗ trợ phát triển
nhanh chóng của các thử nghiệm tự động hóa cho các ứng dụng dựa trên
web.Selenium cung cấp một tập phong phú của các thử nghiệm chức năng
đặc biệt hướng đến các nhu cầu của các thử nghiệm của một ứng dụng web.
Các hoạt động này là rất linh hoạt, cho phép nhiều tùy chọn cho vị trí các
thành phần UI và so sánh kết quả thử nghiệm dự kiến sẽ chống lại hành vi
ứng dụng thực tế.
Lợi ích của Selenium :







Hỗ trợ các trường hợp mà việc execute test lặp đi lặp lại
Hỗ trợ các trường hợp execute test một ma trận thử nghiệm lớn
Có thể thực hiện execute test song song
Có thể thực hiện execute test mà không cần người giám sát
Cải thiện độ chính xác, giảm tối đa các lỗi do con người tạo ra
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Các đặc điểm của Selenium
11















Mã nguồn mở. Phải nói điểm này là điểm mạnh nhất của Selenium khi so
sánh với các test tool khác. Vì là mã nguồn mở nên chúng ta có thể sử dụng
mà không phải lo lắng về phí bản quyền hay thời hạn sử dụng.
Cộng đồng hỗ trợ. Vì là mã nguồn mở nên Selenium có một cộng đồng hỗ
trợ khá mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Google là nơi phát triển Selenium nên
chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về sự hổ trợ miễn phí khi có vấn đề về
Selenium. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm yếu của Selenium. Cơ bản vì là
hàng miễn phí, cộng đồng lại đông nên một vấn đề có thể nhiều giải pháp,
và có thể một số giải pháp là không hữu ích. Mặc khác, chúng ta không thể
hối thúc hay ra deadline cho sự hỗ trợ.
Selenium hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình C#, Java, Python, PHP và
Selenium còn có thể kết hợp với một số công cụ kiểm thử khác như Junit,
Bromien, Nunit..
Selenium hỗ trợ chạy trên nhiều OS khác nhau với mức độ chỉnh sửa script
hầu như là không có. Thực sự thì điều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng
viết script của chúng ta.
Chạy test case ở backround. Khi chúng ta thực thi một test scrpit, chúng ta
hoàn toàn có thể làm việc khác trên cùng một PC. Điều này hỗ trợ chúng ta
không cần tốn quá nhiều tài nguyên máy móc khi chạy test script.
Không hỗ trợ Win app. Selenium thực sự chỉ hỗ trợ chúng ta tương tác với
Browser mà không hỗ trợ chúng ta làm việc với các Win app, kể cả Win
dialog như Download/Upload – ngoại trừ Browser Alarm. Vậy nên, để xử lý

các trường hợp cần tương tác với hệ thống hay một app thứ ba, chúng ta cần
một hay nhiều thư viện khác như AutoIt hay Coded UI.
2. Các thành phần của Selenium
Selenium gồm 4 thành phần chính , mỗi thành phần đều đóng một vai
trò cụ thể trong việc hỗ trợ kiểm thử Web :

12


Hình 1.1.1 Các Thành phần của Selenium

2.1 Selenium IDE
Selen-IDE là môi trường phát triển tích hợp cho việc xây dựng trường
hợp thử nghiệm Selenium. Nó hoạt động như một trình duyệt Firefox addon và cung cấp một giao diện dễ sử dụng để phát triển và chạy trường hợp
kiểm thử cá nhân, bộ kiểm tra toàn bộ. Selenium-IDE có một tính năng ghi
lại, sẽ giữ tài khoản của người sử dụng khi chúng được thực hiện và lưu trữ
chúng như là một kịch bản tái sử dụng để phát sử dụng. Nó cũng có một
menu ngữ cảnh (nhấn chuột phải) tích hợp với trình duyệt Firefox, cho phép
người dùng chọn từ một danh sách xác nhận và xác minh cho các vị trí đã
chọn. Selenium-IDE cũng cung cấp chỉnh sửa đầy đủ các trường hợp thử
nghiệm cho chính xác hơn và kiểm soát.
Mặc dù Selen-IDE chỉ là một Firefox add-on, các kiểm thử tạo ra
trong nó cũng có thể được chạy cho các trình duyệt khác bằng cách sử dụng
Selenium-RC và chỉ định tên của bộ ứng dụng thử nghiệm trên dòng lệnh.
2.2 Selenium Webdriver
WebDriver là một công cụ để kiểm thử tự động các ứng dụng web.
Nó thường được gọi là Selenium 2.0. WebDriver sử dụng một framework cơ
bản khác biệt trong khi Selenium RC sử dụng Javacript Selenium-Core
nhúng vào trong trình duyệt. WebDriver tương tác trực tiếp với các trình
duyệt và không cần bất kỳ trung gian nào, không giống như Selenium RC

phụ thuộc vào một máy chủ. WebDriver được sử dụng trong ngữ cảnh sau:




Kiểm thử đa trình duyệt, bao gồm cải thiện chức năng cho trình duyệt
mà không được hỗ trợ tốt bởi Selenium RC (Selenium 1.0).
Điều khiển nhiều frame, nhiều cửa sổ trình duyệt, nhiều popup và alert.
13






Điều hướng trang phức hợp.
Điều hướng người dùng nâng cao như kéo-thả (drag-and-drop)
AJAX-based UI elements.
2.3 Selenium RC ( Remote Control )
Selenium RC là dự án Selenium chính trong một thời gian dài trước
khi Selenium WebDriver (Selenium 2.0) ra đời. Giờ đây Selenium RC hầu
như không được sử dụng vì WebDriver cung cấp nhiều tính tăng mạnh mẽ
hơn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tiếp tục phát triển các script sử dụng RC.
Selenium RC cho phép các nhà phát triển tự động hóa kiểm tra sử
dụng một ngôn ngữ lập trình cho tính linh hoạt tối đa và mở rộng trong việc
phát triển logic thử nghiệm. Ví dụ, nếu trình ứng dụng trả về một tập kết
quả của việc kiểm tra, và nếu chương trình thử nghiệm tự động cần chạy thử
nghiệm trên mỗi phần tử trong tập hợp kết quả, hỗ trợ lặp đi lặp lại các ngôn
ngữ lập trình có thể được sử dụng để chuyển đổi thông qua việc tập hợp kết
quả, kêu gọi Selenium lệnh chạy thử nghiệm trên mỗi mục.

Khả năng sử dụng Selen-RC với một ngôn ngữ lập trình bậc cao để phát
triển các trường hợp thử nghiệm cũng cho phép thử nghiệm tự động được
tích hợp với một dự án xây dựng môi trường tự động.
Selenium RC cho phép chúng ta viết các kiểm thử giao diện của ứng
dụng Web tự động với sự giúp đỡ của các ngôn ngữ lập trình như Java, C#,
Perl, Python, PHP để tạo ra các ca kiểm thử phức tạp hơn như đọc và viết
các tập tin, truy vấn cơ sở dữ liệu và gửi mail kết quả kiểm thử. Khả năng
sử dụng Selen-RC với một ngôn ngữ lập trình bậc cao để phát triển các
trường hợp thử nghiệm cũng cho phép thử nghiệm tự động được tích hợp
với một dự án xây dựng môi trường tự động.
2.4 Selenium Grid
Selenium Grid cho phép người dùng thực thi kiểm thử song song trên
nhiều máy tính khác nhau với nhiều trình duyệt khác nhau.
Selenium Grid cho phép thực thi kiểm thử với chế độ phân tán, sử
dụng chung một code base. Do đó, hard code không cần thiết phải có mặt
trên tất cả các máy được sử dụng để thực thi kiểm thử.
Selenium Grid bao gồm 2 thành phần chính là Hub và Nodes:





Hub: có thể hiểu là máy chủ server, chứa hard code và là nơi gửi lệnh
điều khiển các máy khác trong mô hình thực thi kiểm thử. Hub chỉ có thể
được set up duy nhất trên một máy tính.
Nodes: là các Selenium instances được kết nối vào Hub để thực thi
các kịch bản kiểm thử. Có thể có nhiều Nodes trong một mô hình Grid. Các
14



Nodes có thể được set up trên nhiều máy tính với nhiều trình duyệt khác
nhau.
3. Cài đặt Selenium Webdriver
Bước 1. Download và cài đặt Java Development Kit (JDK)



Link download :
/>Cài đặt bình thường, click Next, Install cho đến khi hoàn tất.
Bước 2. Download và cài đặt Eclipse IDE



Link download: tùy vào hệ thống
của bạn phiên bản 32/64bit để lựa chọn cho phù hợp. Ở đây mình tải
bản Eclipse IDE for Java Developer đã đáp ứng đủ nhu cầu công việc.
Bước 3. Download Selenium Java Client Driver



Link download: />Giải nén và đặt vào 1 thư mục cố định. Nên đặt khác vị trí ổ C để sau
này cài đặt lại hệ thống có thể tái sử dụng lại ngay hoặc đặt trực tiếp vào
trong Project (cài lại máy hoặc di chuyển qua hệ thống khác vẫn chạy Ok).
Bước 4. Tạo Project
Chạy eclipse.exe từ bước 2 đã tải về
Set workspace (nơi lưu trữ dự án của bạn) vào bất kì thư mục nào khác ổ
C. Mục đích để nếu cài đặt lại hệ thống eclipse sẽ tự động load lại các dự án
bạn đang làm việc từ workspace. Ví dụ: D:\Workspace 64BIT (Đổi lại
đường dẫn workspace trong eclipse: File -> Switch Workspace)
Tạo mới Project: File -> New -> Java Project -> [Đặt tên Project] ->

Finish
Tạo mới Package: Right click vào Project ->New -> Package -> [Đặt
tên Package] ->Finish
Tạo mới Class: Right click vào Package -> New -> Class -> [Đặt tên
Class] -> Finish
Bước 5.Thêm Selenium Java Client Driver (.jar) vào trong Project
Right click vào tên Project -> Properties -> Java Build Path
-> Libraries -> Add External JARs
Chọn tất cả những file có định dạng là .jar trong thư mục [seleniumjava-2.47.1] -> OK
Bước 6. Thêm TestNG plugin vào Eclipse
Chọn Help -> Install New Software
Nhập TestNG vào textbox Name và vào
textbox Location -> click OK
Click vào TestNG và nhấn Next button


















15








Click “I accept the terms of the license agreement” và
nhần Finish button
Nếu hiện ra 1 pop up thong báo về Security Warning , nhấn OK để tiếp tục.
Hoàn thành, click Yes để khởi động lại Eclipse
Sau khi khởi động xong, cần kiểm tra TestNG đã được cài đặt thành
công: Window -> Preferences
TestNG plugin đã được tích hợp thành công vào Eclipse

Tích hợp thành công testNG plugin vào Eclip

16


CHƯƠNG 2:
I

TÀI LIỆU KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG.
1. Khảo sát hiện trạng
Ngày nay thương mại điện tử vô cùng phát triển .Nó là tất cả các phương
pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các

kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức
được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông
tin được coi là điều kiện tiên quyết.
Lợi ích lớn nhất mà Thương mại điện tử mang lại đó chính là tiết kiệm được
chi phí lớn tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện
điện tử nhanh hơn là giao dịch bằng truyền thông, ví dụ gửi fax hay thư điện
tử thì nội dung thông tin sẽ đến người nhận nhanh hơn là gửi thư. Các giao
dịch qua internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị,
chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một
khách hàng. Với Thương mại điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi
ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước khác
hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho
phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi
mua bán. Với người tiêu dùng họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm
nhiều loại hàng hóa dịch vụ thật nhanh chóng.
Với các website thương mại điện tử cụ thể là các website bán hàng thì :
Người chủ cửa hàng là người có chức quyền cao nhất: có thể xem thông
tin về tình hình thu nhập cũng như mọi thay đổi trên website bán hang
Nếu chủ cửa hang cũng là người quản trị website thì mọi thông tin trên
web là do chủ cửa hàng đưa lên, nếu thuê nhân viên quản trị thì chủ cửa
hàng cung cấp thông tin hoặc cấp quyền hạn cho người quản trị.

17


Nhân viên chỉ là người giao dịch: tức là xem trong ngày, trong tuần có bao
nhiêu đơn đặt hàng và đã giải quyết được bao nhiêu, đểc ó thể báo cáo bất
cứl úc nào cho chủ cửa hàng.
Người chức cao nhất thì xem được tất cả các thông tin, còn nhân viên và
khách hàng chỉ được xem những thông tin mà người cấp trên cho phép.

2. Giới thiệu website:

. Giao diện website
Website bán sách online là website sử dụng công nghệ PHP-MySQL .
Cho phép khách hàng truy cập vào ứng dụng để xem, lựa chọn và mua hàng
trực tuyến. Web cho phép người dùng mua sách onile, xem tin tức ..vv

Menu ngang

18


Menu dọc

19


Giỏ hang và thanh toán

3. Đối tượng sử dụng và chức năng của website





Đối tượng sử dụng:
Khách hàng
Admin
Chức năng hệ thống:
20





-

Khách hàng:
Đăng kí thành viên
Tìm kiếm sản phẩm
Đặt mua sản phẩm
Xem tin tức
Liên hệ
Admin: ngoài những chức năng như khách hàng còn thêm
Quản lý thành viên
Quản lý loại sản phẩm
Quản lý sản phẩm
Quản lý tin tức
4. Phân tích thiết kế hệ thống:
4.1 Cơ sở dữ liệu
Bảng tbl_customer
Tên trường
Cus _id
Cus_user
Cus_password
Cus_fullname
Cus_date
Cus_phone
Cus_address
Cus_email
Bảng tbl_user

Tên trường
User_id
User_name
User_passwor
d
User_fullname
User_address
User_phone
User_email
User_avatar

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Int(11)
varchar(20)
Varchar(50)
Nvarchar(100
)
Varchar(15)
Int(15)
Varchar(200)
Varchar(100)

Mã khách hàng
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Họ tên khách hàng
Ngày sinh

Số điện thoại
Địa chỉ
Địa chỉ email

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Int(11)
Varchar(20)
Varchar(50)

Mã người dùng
Tên đăng nhập
Mật khẩu

Varchar(100)
Varchar(200)
Varchar(12)
Varchar(100)
Varchar(1000)

Họ tên người dùng
Địa chỉ
Số điện thoại
Địa chỉ email người dùng

21



Bảng tbl_listbook
Tên trường
Listbook_id
Listbook_name

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Int(11)
Nvarchar(200
)

Mã danh mục sách
Tên danh mục sách

Bảng tbl_book
Tên trường

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Book_id
Listbook_id
Book_name
Book_image
Book_author
Book_price
Book_advertise

Book_introduct

Int(11)
Int(11)
Nvarchar(200)
Varchar(1000)
Nvarchar(200)
Int(11)
Varchar(500)
Varchar(5000)

Mã Sách
Mã Danh Mục Sách
Tên sách
Đường dẫn ảnh sách
Tên tác giả
Giá bán
Quảng cáo
Giới thiệu

Bảng tbl_order
Tên trường

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Order_id
Cus_id
Order_date

Order_name
Order_note
Order_phone
Order_address
Order_email

Int(11)
Int(11)
Nvarchar(15)
Nvarchar(100)
Nvarchar(1000)
Int(15)
Varchar(500)
varchar(1000)

Mã hóa đơn
Mã khách hàng
Ngày tháng
Tên hóa đơn
Ghi chú
Số điện thoại
Địa chỉ
Địa chỉ email

Bảng tbl_detail_order
Tên trường

Kiểu dữ liệu

Ghi chú


Detail_id
Order_id
Book_id
Detail_image
Detail_name

Int(11)
Int(11)
Int(11)
Varchar(500)
Varchar(100)

Mã chi tiết hóa đơn
Mã hóa đơn
Mã Sách
Đường dẫn ảnh
Tên hóa đơn
22


Detail_author
Detail_price
Detail_number
Detail_sumprice

Varchar(100)
Int(200)
Int(10)
Int(20)


Tác giả
Giá bán
Số lượng
Tổng giá

Bảng tbl_product
Tên trường

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Pro_id
Pro1
Pro2
Pro3

Int(11)
Nvarchar(2000)
Nvarchar(2000)
Nvarchar(2000)

Mã sản phẩm
Sản phẩm 1
Sản phẩm 2
Sản phẩm 3

Bảng tbl_news
Tên trường


Kiểu dữ liệu

Ghi chú

News_id
News_image
News_name
News_date
News_author
News_advertise
News_introduct

Int(11)
Varchar(500)
Varchar(200)
Varchar(30)
Varchar(100)
Varchar(1000)
Varchar(5000)

Mã tin
Đường dẫn ảnh
Tên tin
Ngày tháng
Tác giả
Quảng cáo
Giới thiệu

Bảng tbl_help

Tên trường

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Help_id
Help_name
H1
H2
H3

Int(11)
Varchar(500)
Varchar(2000)
Varchar(2000)
Varchar(2000)

Mã danh mục hỗ trợ
Tên danh mục hỗ trợ

Bảng tbl_linkweb
Tên trường

Kiểu dữ liệu

Ghi chú

Web_id
Web _name

Web_link

Int(11)
Varchar(500)
Varchar(1000)

Mã trang web liên kết
Tên trang web liên kết
Địa chỉ web liên kết

23


4.2 Một số mô hình thực thể quan hệ riêng

4.3 Mô hình thực thể liên kết

24


CHƯƠNG 3: KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG WEBSITE
I. Kế hoạch kiểm thử
Nhiệm vụ

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Thực hiện
25



×