Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện quận tân phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.61 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG THỊ MAI HUYỀN

MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG THỊ MAI HUYỀN

MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Quản trị lĩnh vực sức khỏe)
Mã số:

60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tại nhà của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú”
này là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Trƣơng Thị Mai Huyền


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
1.3.1 Phạm vi lấy mẫu .........................................................................................3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................4
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................4
1.3.4. Cấu trúc luận văn .......................................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................5
2.1. Lƣợc khảo lý thuyết ..........................................................................................5
2.1.1. Mô hình Grossman ....................................................................................5
2.1.2. Lý thuyết đo lƣờng phúc lợi ......................................................................9
2.2. Một số nghiên cứu liên quan ..........................................................................11
2.2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................11
2.2.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc .....................................................................17
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................19
3.1. Khung phân tích .............................................................................................19
3.2. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên .................................................................20
3.2.1. Nội dung của Phƣơng pháp .....................................................................20
3.2.2. Các bƣớc thực hiện CVM ........................................................................22


DANH MỤC VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BSGĐ

Bác sĩ gia đình

BVQTP


Bệnh viện quận Tân Phú

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKTN

Chăm sóc sức khỏe tại nhà

CVM

Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phòng

vnđ

đồng (đơn vị tiền Việt Nam)

WTA

Mức giá sẵn lòng chấp thuận

WTP

Mức giá sẵn lòng trả



3.2.3. Phƣơng pháp hỏi giá sẵn lòng trả (WTP) ................................................25
3.3. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................26
3.3.1. Xác định cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu ......................................................26
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................................................28
3.4. Các biến số/chỉ số nghiên cứu ........................................................................29
3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu...........................................................................33
Quản lý dữ liệu ..................................................................................................34
Xử lý và phân tích dữ liệu: ................................................................................34
Trình bày kết quả: ..............................................................................................35
3.6. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................35
3.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ............................................................................35
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ .........................................................................................36
4.1. Tổng quan dịch vụ khám chữa bệnh...............................................................36
4.2 Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................40
4.3. Nhu cầu của ngƣời bệnh về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ....................45
4.4. Mức giá sẵn lòng trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ...............................46
4.5. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời
bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú ..................................................50
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................53
5.1. Kết luận ..........................................................................................................53
5.2. Hàm ý chính sách ...........................................................................................54
5.3. Điểm hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.......................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát
Kết quả phân tích



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Đặc điểm xã hội của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại BVQTP ....................40
Bảng 4.2 Đặc điểm kinh tế của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại BVQTP ...................42
Bảng 4.3 Đặc điểm y tế của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại BVQTP ........................43
Bảng 4.4 Điểm số hài lòng của ngƣời bệnh hoặc ngƣời nhà ngƣời bệnh về dịch vụ y
tế tại bệnh viện ..........................................................................................................44
Bảng 4.5 Sự hài lòng của ngƣời bệnh hoặc ngƣời nhà ngƣời bệnh tại các khoa ......45
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhu cầu của ngƣời bệnh hoặc ngƣời nhà ngƣời bệnh về dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà .........................................................................................45
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà theo khoa ................46
Bảng 4.8 Tỷ lệ mức giá ngƣời bệnh sẵn lòng trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
do bác sỹ thực hiện ....................................................................................................46
Bảng 4.9 Tỷ lệ mức giá ngƣời bệnh sẵn lòng trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
do điều dƣỡng thực hiện ............................................................................................47
Bảng 4.10 Mức giá WTP trung bình ngƣời bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do
bác sỹ thực hiện theo phƣơng pháp tham số .............................................................47
Bảng 4.11 Mức giá WTP trung bình ngƣời bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do
điều dƣỡng thực hiện theo phƣơng pháp tham số .....................................................48
Bảng 4.12 Mức giá WTP trung bình ngƣời bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do
bác sỹ thực hiện theo phƣơng pháp phi tham số .......................................................48
Bảng 4.13 Mức giá WTP trung bình ngƣời bệnh sẵn lòng trả dịch vụ CSSKTN do
điều dƣỡng thực hiện theo phƣơng pháp phi tham số ...............................................49
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy đa biến các biến số độc lập với nhu cầu chăm sóc sức
khỏe tại nhà do bác sỹ thực hiện ...............................................................................51
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy đa biến các biến số độc lập với nhu cầu chăm sóc sức
khỏe tại nhà do điều dƣỡng thực hiện .......................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ ƣớc lƣợng WTP cho dịch vụ CSSKTN do bác sỹ thực hiện theo

phƣơng pháp phi tham số ..........................................................................................49
Hình 4.2 Biểu đồ ƣớc lƣợng WTP cho dịch vụ CSSKTN do điều dƣỡng thực hiện
theo phƣơng pháp phi tham số ..................................................................................50


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời gian qua quá tải bệnh viện không chỉ là vấn đề riêng của ngành y tế mà
đã trở thành vấn đề của cả xã hội. Quá tải bệnh viện xảy ra không chỉ ở khu vực
phòng khám mà cả ở các khoa điều trị nội trú (Lê Quang Cƣờng et al., 2007). Bộ Y
tế và các bộ, ban, ngành đã phối hợp triển khai một số chƣơng trình giảm quá tải
bệnh viện nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Chính phủ
Việt Nam, 2013). Một trong những mục tiêu cụ thể cần đạt là giảm thời gian và lƣu
lƣợng ngƣời chờ khám bệnh, chữa bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện. Bên
cạnh việc đầu tƣ mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng
cƣờng công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lƣợng bệnh viện, thì vấn đề cải
tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình đang đƣợc Bộ Y tế đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây (Bộ Y tế, 2012).
Theo số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2014, Việt Nam có hơn 90,728 triệu
dân, tuổi thọ dân số trung bình là 73,2 tuổi, tỷ số giới tính của dân số là 97,4
nam/100 nữ, tỷ suất sinh thô là 17,2‰, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số là 10,3‰
(Tổng cục thống kê, 2014). Số liệu trên cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh
sản, nhi khoa và lão khoa cao. Theo số liệu về cơ cấu số lƣợt khám chữa bệnh tại
các cơ sở y tế nhà nƣớc trong Niên giám thống kê năm 2010, xu hƣớng tỷ trọng các
bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao. Tỷ trọng này năm 1986 là 39%
thì năm 1996 tăng lên 50%, năm 2006 là 62%, và chỉ sau 05 năm đến năm 2010, tỷ
trọng này đã tăng lên 10 điểm phần trăm, lên mức 72% (Bộ Y tế, 2012). Điều này
cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng.

Trên thực tế trong thời gian qua, các cấp quản lý nhà nƣớc đã triển khai nhiều hoạt
động giảm quá tải bệnh viện nhƣng đến nay tình trạng này vẫn chƣa giảm mà ngày
càng trầm trọng. Tiếp tục triển khai đề án giảm quá tải bệnh viện, năm 2016, Bộ Y
tế phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình
trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn


2

diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cƣờng chất lƣợng
chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện (Bộ Y tế, 2016).
Trƣớc đây, cơ cấu hoạt động, tổ chức, quản lý loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại nhà chƣa có cơ sở pháp lý. Với Quyết định phê duyệt kế hoạch nhân rộng và
phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2020
(Bộ Y tế, 2016), dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm: thực hiện tƣ vấn sức
khỏe, sàng lọc, tầm soát phát hiện bệnh sớm; các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm
sóc cuối đời; các dịch vụ kỹ thuật bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh
thông thƣờng; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu
nƣớc tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch; phục hồi chức năng và nâng
cao sức khỏe.
Triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà giúp:
Ngƣời bệnh hài lòng hơn, an toàn hơn và giảm một phần chi phí điều trị gián tiếp,
chi phí cơ hội do ngƣời bệnh và đôi khi cả ngƣời nhà ngƣời bệnh phải nghỉ làm để
đƣa ngƣời bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh. Ngƣời bệnh chủ động trong việc chọn
giờ khám bệnh, có thể thu xếp việc cá nhân thuận tiện, không mất thời gian chờ đợi
khám bệnh, thời gian di chuyển đến bệnh viện.
Bệnh viện giải quyết tình trạng quá tải, chủ động trong công tác tổ chức hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh, tăng doanh thu dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của ngƣời bệnh.
Nhân viên y tế hài lòng hơn với công việc, chăm sóc ngƣời bệnh tốt hơn, an toàn

hơn, làm việc hiệu quả hơn và tăng thêm thu nhập.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp bằng chứng thực nghiệm
cho Ban Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú về nhu cầu và mức giá sẵn lòng trả cho
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời bệnh điều trị nội trú, từ đó khuyến
nghị bệnh viện triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà để góp phần cải tiến
nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh, giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện


3

và đạt đƣợc lợi ích 03 bên nêu trên, đồng thời xây dựng mô hình kiểu mẫu nâng cao
chất lƣợng bệnh viện tuyến quận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá nhu cầu và khảo sát mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại nhà của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời bệnh
điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
Khảo sát mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời
bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời
bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú năm 2016.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi lấy mẫu
Ngƣời bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú.
Tiêu chuẩn chọn vào:
Ngƣời bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện quận Tân Phú đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Ngƣời bệnh từ 16 tuổi trở lên đủ năng lực hành vi dân sự, đồng ý trả lời phiếu khảo
sát, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Nếu ngƣời bệnh là trẻ em dƣới 16 tuổi hoặc những ngƣời bệnh gặp khó khăn trong
vận động, giao tiếp hoặc bệnh nặng thì khảo sát ngƣời nhà trực tiếp chăm sóc và chi
trả viện phí cho ngƣời bệnh.
Tiêu chí loại ra: Ngƣời bệnh đang trong tình trạng rất nặng, đang trong tình trạng
cấp cứu hoặc đang đƣợc điều trị hồi sức tích cực.


4

Ngƣời bệnh điều trị nội trú có chỉ định chuyển viện đến bệnh viện tuyến trên tiếp
tục điều trị.
Ngƣời bệnh chƣa kết thúc đợt điều trị nội trú nhƣng xin ra viện hoặc trốn viện (bỏ
về không trở lại điều trị tiếp).
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2016 đến tháng 4/2017.
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Các khoa nội trú: Nội, Ngoại tổng hợp, Sản, Nhi của Bệnh viện quận Tân Phú.
1.3.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc chia thành 05 chƣơng:
Chƣơng 1 - Giới thiệu: Lý do hình thành đề tài và ý nghĩa thực tiễn, mục tiêu
nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2 - Cơ sở lý luận: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu
liên quan.
Chƣơng 3 - Phƣơng pháp nghiên cứu: Chƣơng này gồm ba phần chính trình bày về
mô hình nghiên cứu đề nghị, phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên, thiết kế
và thực hiện nghiên cứu.
Chƣơng 4 - Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả thống kê mô tả, mức giá sẵn
lòng trả và phân tích hồi quy tuyến tính.
Chƣơng 5 - Kết luận và hàm ý chính sách: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu,
những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.



5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết về cầu chăm sóc sức khỏe theo mô hình
Grossman, lý thuyết đo lƣờng phúc lợi, mô hình WTP của cá nhân và các nghiên
cứu liên quan về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện, chăm sóc sức khỏe tại
nhà ở Việt Nam và trên thế giới.
2.1. Lƣợc khảo lý thuyết
2.1.1. Mô hình Grossman
Xét một cá nhân với một kế hoạch gồm hai giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, anh ta
hoặc cô ta phải trải qua một lƣợng thời gian đau ốm ts, nếu vốn sức khỏe càng lớn
thì khoảng thời gian này càng ít đi. Nói cách khác, thời gian khỏe mạnh chính là
những lợi ích (không trao đổi đƣợc) của vốn sức khỏe. Cá nhân đó nhận đƣợc mức
thỏa dụng dƣơng từ những hàng hóa tiêu dùng X và những mức thỏa dụng âm từ
thời gian đau ốm ts (H). Hàm thỏa dụng dựa trên những điều kiện này đƣợc giả định
là không phụ thuộc vào thời gian (tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian đau ốm và tiêu
dùng không thay đổi theo thời gian). Mức thỏa dụng trong tƣơng lai đƣợc chiết
khấu bằng một yếu tố giả định β ≤ 1. Nhờ đó, cá nhân này tối đa hóa mức thỏa dụng
đã chiết khấu µ,
µ = U (ts (H0), X0) + βU (ts (H1), X1)

əU

ə2U
< 0,

əts


əU
> 0,

ə(t2) 2

ə2U
> 0,

əX

(1)

ət2
< 0,

əx2

<0.

əH

Thành phần quan trọng của mô hình Grossman là phƣơng trình thể hiện sự thay đổi
lƣợng vốn sức khỏe qua thời gian. Một mặt, vốn sức khỏe hao mòn với tỷ lệ δ,
khiến cho sức khỏe giảm xuống theo thời gian. Tỷ lệ hao mòn này không cố định
theo thời gian. Mặt khác, cá nhân này có thể tăng vốn sức khỏe bằng cáchđầu tƣ I.


6

Mức đầu tƣ này bao gồm việc tiêu dùng cho dịch vụ y tế và khoảng thời gian t I dành

cho những nổ lực phòng bệnh. Gộp lại ta có,
H1 = H0 (1 – δ) + I (M0, tI)

əI

ə2I
> 0,

əM

əI
< 0,

əM2

(2)

ə2I
> 0,

ətI

<0

ə(tI)2

Phƣơng trình trên tạo nên một ràng buộc trong vấn đề tối ƣu hóa của cá nhân. Tuy
vậy, không chỉ sức khỏe thay đổi theo thời gian mà ngoài ra còn tài sản (sự sung
túc) và kiến thức (kỹ năng chẳng hạn) cũng thay đổi. Cụ thể, mức tiết kiệm S 0 có
đƣợc trong giai đoạn đầu có thể đƣợc tiêu dùng trong giai đoạn thứ hai. Tiết kiệm

cho mức lãi suất r và trở thành RS0 với R = 1 + r. Với phƣơng trình trên, việc đầu tƣ
vào sức khỏe chỉ diễn ra trong suốt giai đoạn đầu.
Từ vấn đề bảo hiểm sức khỏe, điều này có nghĩa là những chi tiêu cho chăm sóc sức
khỏe (pM) phải đƣợc tài trợ bởi thu nhập lao động hay một mức tài sản ban đầu A 0
với w0 là mức lƣơng trong giai đoạn đầu và p là giá cả của dịch vụ y tế. Ngƣợc lại,
tiêu dùng (ở mức giá c ) phải dƣơng ở cả hai giai đoạn. Quy ƣớc tổng thời gian là 1.
Gộp những thứ đó lại với nhau, ta có ràng buộc về ngân sách sau khi chiết khấu nhƣ
sau:
w1 (1 - ts1 (H1))
A0 + w0 (1- ts (H) - tI ) +

cX1
= pM + cX0 +

R

(3)

R

Để giải bài toán tối ƣu này, ta viết hàm Lagrange nhƣ sau:
L (H1, tI, M, X0, X1) = U (ts (H0), X0) + U (ts (H1), X1) + µ (H0 (1 – δ) + I (M, tI) –
H1) + λ (A0 + w0 (1- ts (H) - tI ) + w1 (1 - ts1 (H1)) – pM – cX0 – cX1
R

R

(4)



7

Số nhân Lagrange µ, λ > 0 thể hiện mức độ mà sự nới lỏng các ràng buộc sẽ cải
thiện mục tiêu chung của bài toán tối ƣu, đƣợc đo bằng mức thỏa dụng đã chiết
khấu. Ta tìm các điều kiện bậc nhất cho một phƣơng án của bài toán tối ƣu này bằng
các lấy đạo hàm bậc nhất đối với từng biểu quyết định và cho đạo hàm này bằng
không.
Điều kiện trên đòi hỏi mức thỏa dụng biên của một sự đầu tƣ vào sức khỏe phải
bằng với mức chi phí biên của nó.
Điều kiện tiên quyết là sự hiệu quả. Để cho việc đầu tƣ vào sức khỏe có đƣợc mức
sinh lợi dƣơng, nó phải giúp giảm thời gian đau ốm, tức là mức thỏa dụng biên phải
dƣơng.
Coi sức khỏe nhƣ hàng hóa tiêu dùng. Sử giảm xuống trong khoảng thời gian đau
ốm (cũng là lợi ích sức khỏe tăng lên) khiến làm tăng mức thỏa dụng trực tiếp.
Coi sức khỏe nhƣ hàng hóa đầu tƣ. Sự giảm xuống trong thời gian đau ốm có tác
động ngay lập tức lên sự sung túc của một cá nhân và mức lƣơng thực tế. Giá trị này
phụ thuộc vào mức thỏa dụng biên của việc tiêu dùng một hàng hóa tăng thêm. Vậy
ngay cả khi thời gian đau ốm không bị từ chối vì bản thân sự khó chịu mà nó gây ra
thì việc đầu tƣ vào sức khỏe cũng đem lại lợi ích trong việc tăng thêm thu nhập lao
động và mức độ sung túc.
Mức thỏa dụng biên thể hiện những gì mất đi từ việc bỏ qua một phần tiêu dùng để
đầu tƣ cho sức khỏe.
Tuy vậy, tổn thất này đƣợc giảm xuống một mức đáng kể nếu việc tiêu dùng các
dịch vụ y tế là hiệu quả.
Cuối cùng, năng suất này cần đƣợc điều chỉnh bởi giá của sự chăm sóc y tế p vì việc
đầu tƣ vào sức khỏe có lợi nhƣng không nhiều nếu p cao. Tƣơng tự, mức thỏa dụng
thực sự mất đi từ việc từ bỏ một sự tiêu dùng nhất định cần phải đƣợc điều chỉnh
bởi mức giá c của hàng tiêu dùng vì nếu c cao, chỉ một vài đơn vị của X0 bị từ bỏ.



8

Kết luận: Trong mô hình Grossman, sức khỏe và sự sung túc là hai tài sản tƣơng
quan với nhau. Giá trị của chúng đƣợc quản lý tối ƣu qua thời gian bởi các cá nhân.
Trong trƣờng hợp sức khỏe, mức thỏa dụng biên của việc có thêm một đơn vị vốn
sức khỏe gồm một phần tiêu dùng và một phần đầu tƣ. Tổng của chúng phải bằng
với chi phí biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức khỏe.
Hàm cầu cho dịch vụ y tế chỉ ra mức cầu để có chi phí thấp nhất đối với các dịch
vụ y tế cho một vốn sức khỏe (không nhất thiết phải tối ƣu) cho trƣớc H 1. Để có
dạng hàm cụ thể, ta cần cụ thể hóa dạng hàm của hàm đầu tƣ sức khỏe I (M, tI). Ta
giả định hàm đầu tƣ này có dạng Cobb-Douglas nhƣ sau:
I = MM (tI) 1 - M e EE, 0 < M < 1; E > 0
Yếu tố giáo dục E làm tăng tác dụng của dịch vụ y tế M và thời gian dành cho chăm
sóc sức khỏe tI. Mức hiệu quả của nó đƣợc đo bằng αE > 0.αM và (1 – αM) là độ co
giãn đối với đầu vào. Với hàm đầu tƣ, hành vi tối thiểu hóa chi phí sẽ tạo ra hàm
cầu cho dịch vụ y tế ở dạng lô ga rít:
lnM= const. + lnH1 – (1 – αM)lnw0 - αEE

(5)

Hàm này chỉ ra rằng mức vốn sức khỏe cao hơn sẽ dẫn tới nhu cầu cao hơn đối với
các dịch vụ y tế dƣới dạng một yếu tố sản xuất. Tác động của các biến ngoại sinh p
và w0 có thể đƣợc giải thích nhƣ sau (với biến nội sinh H1 không đổi).
Sự tăng lên trong mức giá p của dịch vụ y tế làm giảm lƣợng cầu. Vì chỉ có hai yếu
tố sản xuất, sự giảm xuống của M sẽ đƣợc thay thế bởi một sự tăng lên trong thời
gian dành cho chăm sóc sức khỏe tI. Mức lƣơng ban đầu w0 cao sẽ khiến nhu cầu
đối với dịch vụ y tế cao (với một mức giáo dục E cho trƣớc). Rõ ràng, khi chi phí cơ
hội của thời gian tăng cao, tI đƣợc thay thế bởi M.
Một mức giáo dục cao hơn tạo ra một tác động âm lên nhu cầu dịch vụ y tế trong
hàm cầu. Vì giáo dục làm tăng mức hiệu quả của dịch vụ y tế nên để duy trì một

lƣợng vốn sức khỏe nhất định, cần ít dịch vụ y tế hơn.


9

2.1.2. Lý thuyết đo lƣờng phúc lợi
Theo lý thuyết kinh tế, hàm hữu dụng gián tiếp thƣờng dùng để mô tả mức hữu
dụng tối đa của cá nhân sẽ đạt đƣợc do phải chi một phần thu nhập (Y), cho sự cung
ứng của một sản phẩm nào đó từ mức độ hiện nay (H0) đến mức trong tƣơng lai
(H1), và ứng với giá cả hàng hóa nhất định (P). Trong trƣờng hợp nghiên cứu này,
hàng hóa là chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà và hiện tại nó chƣa có
trên thị trƣờng tại Bệnh viện quận Tân Phú. Ngoài ra, mức hữu dụng của cá nhân
còn đƣợc giả định là phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế và xã hội khác (S) đại diện
cho sự ƣa thích của cá nhân. Với những giả định nêu trên, hàm hữu dụng gián tiếp
của cá nhân có thể viết dƣới dạng tổng quát nhƣ sau (Bateman và cộng sự, 2002;
Hanemann, 1994):
U (Y, P, S, H, Ԑi)

(4)

Ԑi: là sai số đại diện cho những yếu tố khác của mức hữu dụng mà cá nhân biết,
nhƣng nhà nghiên cứu không thể biết (quan sát).
Trong những trƣờng hợp phổ biến thì mức hữu dụng của cá nhân đƣợc kỳ vọng là
sẽ đạt đƣợc mức cao hơn khi thu nhập tăng và khi giá hàng hóa giảm.
Trong nghiên cứu này, khi gia tăng cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn sẽ mang lại sự cải
thiện sức khỏe tốt hơn. Khi đó, với chất lƣợng dịch vụ y tế là (H 1), cá nhân sẽ có
mức hữu dụng (U1) cao hơn so với chất lƣợng dịch vụ y tế ban đầu (H0) là (U0)
U0 (Y, P, S, H0, Ԑi) < U1 (Y, P, S, H1, Ԑi)

(5)


Trong nghiên cứu CVM, câu hỏi về giá sẵn lòng trả cho biết số tiền đối đa mà cá
nhân sẽ sẵn lòng trả để đƣợc thụ hƣởng một mức độ thay đổi về chất lƣợng dịch vụ
y tế tốt hơn.
Trong mô hình mức hữu dụng của nghiên cứu này, cá nhân đƣợc giả định là họ sẽ
so sánh mức hữu dụng hiện tại khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
với mức hữu dụng sẽ có đƣợc sau khi họ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
nhà. Vì cá nhân sẽ có mức hữu dụng cao hơn (U1) với chất lƣợng dịch vụ y tế (H1),


10

lý thuyết kinh tế giả định rằng cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền nào đó để có
đƣợc chất lƣợng dịch vụ y tế (H1). Nói cách khác WTP đƣợc mô tả là số tiền tối đa
mà cá nhân sẽ chi trả để bảo đảm là mức hữu dụng của mình tại mức chất lƣợng
dịch vụ y tế cao ngang bằng (tƣơng tự) với mức hữu dụng của mình tại mức chất
lƣợng dịch vụ y tế thấp trƣớc đây.
U0 (Y, P, S, H0, Ԑi) = U1 (Y – WTP, P, S, H1, Ԑi)

(6)

WTP = U0 (Y, P, S, H0, Ԑi) – U1 (Y, P, S, H1, Ԑi)

(7)

WTP trong phƣơng trình (6 và 7) là giá trị thay đổi đền bù Hicksian dùng để đo
lƣờng sự thay đổi trong phúc lợi (Bateman và cộng sự, 2002; Hanemann, 1994).
Dựa theo phƣơng trình (7), WTP là một hàm số của các biến trong mô hình, và
đƣợc viết dƣới dạng tổng quát nhƣ sau:
WTP = WTP (H0, H1, Y, P, S, Ԑi)


(8)

Trong đó, H0, H1 là chất lƣợng dịch vụ y tế trƣớc và sau khi cải thiện; Y là thu
nhập của cá nhân; P là giá của dịch vụ; và S là véc tơ các biến số kinh tế – xã hội.
Theo lý thuyết kinh tế, có một điểm khác cần lƣu ý là mức WTP cao nhất trong
phƣơng trình (8) mà cá nhân có thể chi trả bị giới hạn bởi khả năng chi trả của họ –
thu nhập. Biến số thu nhập thích hợp nhất trong trƣờng hợp nghiên cứu WTP là thu
nhập còn lại của cá nhân (Y1) sau khi chi tiêu cho các khoản cần thiết khác (ăn,
mặc, ở, đi lại, giải trí). Nói cách khác là WTP của cá nhân chỉ có thể bằng hoặc thấp
hơn thu nhập còn lại của họ, và phải lớn hơn hoặc bằng zero. Đối với các hàng hóa
dịch vụ y tế giá trị WTP âm là vô nghĩa, vì nếu hàng hóa đó không mang lại thêm gì
cho mức hữu dụng của cá nhân thì không cần phải cung cấp.
0 ≤ WTP (H0, H1, Y, P, S, Ԑi) = H (WTP) + Ԑi ≤ Y

(8)

Ký hiệu H trong phƣơng trình (8) là giá trị kỳ vọng của WTP. Mô hình (8) là mô
hình lý thuyết cơ bản để nghiên cứu về WTP của cá nhân trong các nghiên cứu về
CVM, đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này.


11

2.2. Một số nghiên cứu liên quan
2.2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện đƣợc thực hiện khá
nhiều tại Việt Nam, chủ yếu tập trung đánh giá tình trạng quá tải bệnh viện, lý do
ngƣời bệnh chọn bệnh viện (Lê Quang Cƣờng và cộng sự, 2007) hay phân loại bệnh
nhân đến bệnh viện (Trƣơng Đức Tuấn và cộng sự, 2015). Tuy vậy, có rất ít nghiên

cứu thực sự phân tích sâu về sở thích, nhu cầu của ngƣời bệnh đối với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại bệnh viện.
Lê Quang Cƣờng và cộng sự (2007) đánh giá tình hình quá tải tại một số bệnh viện
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở 05 bệnh viện
tuyến trung ƣơng thuộc hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gồm 02
bệnh viện đại diện cho khối bệnh viện đa khoa (Bạch Mai, Chợ Rẫy) và 03 bệnh
viện đại diện cho nhóm bệnh viện chuyên khoa (Nhi Trung ƣơng, Phụ sản Trung
ƣơng, Phụ sản Từ Dũ). Tất cả các bệnh viện đƣợc điều tra đều hoạt động vƣợt công
suất thiết kế: công suất sử dụng giƣờng bệnh luôn từ 165 đến 200%; số giƣờng bệnh
thực kê vƣợt so với số giƣờng chỉ tiêu đến 200%; Số ngày sử dụng thực tế trung
bình 1 giƣờng bệnh/năm dao động từ 390 –774 ngày/giƣờng bệnh/năm (bình thƣờng
280 ngày/giƣờng/năm). Tình trạng quá tải xảy ra ở cả khu vực điều trị nội trú và
khám bệnh ngoại trú. Đối với bệnh viện đa khoa, tình trạng quá tải trong điều trị nội
trú chủ yếu chỉ xảy ra ở các khoa điều trị các bệnh mạn tính, khó chữa. Bệnh nhân
BHYT có xu hƣớng đi khám chữa bệnh đúng tuyến cao gấp ba lần bệnh nhân không
có BHYT (46% so với 15%, khác biệt có ý nghĩa thống kê). Ngƣời bệnh có xu
hƣớng đến thẳng bệnh viện tuyến TW để điều trị, kể cả ngƣời có và không có điều
kiện kinh tế: 73.7% bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai đến thẳng bệnh viện mà chƣa
từng đi đâu để khám chữa bệnh. Tỷ lệ này ở bệnh viện Phụ sản TW và Từ Dũ thậm
chí còn cao hơn, lên đến 89% và 97%. Lý do lựa chọn bệnh viện do tin tƣởng chiếm
khoảng 80% bệnh nhân (trình độ chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở vật chất …)


12

Trƣơng Đức Tuấn và cộng sự (2015) khảo sát nhu cầu khám chữa bệnh tại Khoa
Khám bệnh ở Bệnh viện 19-8 trong trong 03 năm (2013-2015) cho thấy số lƣợng
bệnh nhân đến ngày càng tăng, đối tƣợng chủ yếu là BHYT, nhân dân và cán bộ
chiến sỹ trong ngành. Tuổi thƣờng gặp là tuổi trƣởng thành và ngƣời cao tuổi.
Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là Đông y, Tim mạch, Truyền nhiễm, Sản khoa,

Chấn thƣơng, Tiết niệu, Ung bƣớu, Hồi sức cấp cứu số lƣợng bệnh nhân đến khám
tăng 3%/ 1 năm, đối tƣợng chủ yếu là BHYT (44,2%), nhân dân (33,5%) và cán bộ
chiến sỹ trong ngành (22,3%). Tuổi thƣờng gặp là tuổi trƣởng thành và ngƣời cao
tuổi (98%). Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là Đông y, Tim mạch, Truyền
nhiễm, Sản khoa, Chấn thƣơng, Tiết niệu, Ung bƣớu.
Các nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời dân, ngƣời
bệnh điều trị ngoại trú đã đƣợc thực hiện khá nhiều ở một số tỉnh/thành phố miền
Bắc và miền Trung (Phạm Nhật An Cơ, 2009, Bùi Thùy Dƣơng, 2010, Trần Thanh
Long, 2010, Đặng Thị Lan Phƣơng, 2009, Nguyễn Văn Sỹ, 2009, Nguyễn Huyền
Trang, 2012) và ở đối tƣợng ngƣời cao tuổi (Trần Thị Hạnh, 2008, Hoàng Trung
Kiên, 2013). Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu thật sự phân tích sâu về nhu cầu chăm
sóc sức khỏe tại nhà của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại các tỉnh/thành phố miền
Nam.
Phạm Nhật An Cơ (2009) đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia
đình, đề xuất giải pháp phát triển mạng lƣới y học gia đình. Kết quả cho thấy phụ
nữ sau đẻ đƣợc cán bộ có chuyên chăm sóc tại nhà ở các tỉnh/ thành phố phía Bắc
có tỉ lệ khá cao (66,7% - 80,0%) so với các địa phƣơng khác (29,7% - 40%). Ninh
Thuận có tỉ lệ này thấp nhất (29,7%). Ngƣời bệnh mạn tính có cán bộ chuyên môn
tới hỗ trợ tại nhà chiếm từ 3,7% - 21,4%. Có tới gần nửa số dân chƣa bao giờ đi
kiểm tra hay khám sức khỏe (28,2%- 45,0%). Tỉ lệ mức nhu cầu 50% của kiến thức
về chính sách bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng và kế hoạch hóa gia đình từ
82,9% - 95,50%. Tỉ lệ này đối với tiêu chuẩn nƣớc sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh
>90%, với sơ cứu bỏng và điện giật tại nhà > 85,3%; với chế độ ăn, uống, làm việc,
vệ sinh và khám thai của phụ nữ có thai cũng nhƣ nuôi dƣỡng trẻ nhỏ 4 tháng đầu


13

sau sinh từ 85,3% đến 91,4%. Tỉ lệ nhu cầu mức 50% về thực hành giảm thiểu các
tác nhân hay nguy cơ không tốt cho sức khỏe tại nhà của ngƣời dân (ruồi, muỗi,

nƣớc sinh hoạt chƣa vệ sinh) <20%. Nhu cầu này đối với ngƣời nghèo, phụ nữ, trẻ
em nhóm tàn tật và mạn tính cao hơn.
Bùi Thùy Dƣơng (2010) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ngoài giờ và tại nhà của bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân tại bệnh viện Đại
học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy hầu hết tất cả các bệnh nhân đều cho rằng nên
triển khai các dịch vụ y tế CSSK ngoài giờ và tại nhà, đặc biệt là khám vào ngày thứ
7 và chủ nhật lên đến 93.75% khách hàng ủng hộ, sau đó là đến khám ngoài giờ
ngày thƣờng chiếm 83.02% ý kiến khách hàng, rồi đến khám buổi chiều ngày
thƣờng là 77.59% và khám tại nhà 69.44%. Khách hàng chấp nhận chi phí gia tăng
20% khi khám bệnh, và 2% - 5% khi làm xét nghiệm so với mức giá bình thƣờng
trong giờ hành chính của bệnh viện. Các chuyên khoa đƣợc đối tƣợng nghiên cứu
lựa chọn khi sử dụng dịch vụ CSSK ngoài giờ là các chuyên khoa phổ biến
nhƣ nội (22.9% - 26.7% ), nhi (17.1% - 35.6%), ngoại, tai mũi họng, sản khoa …
Nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố liên quan đến nhu cầu CSSKTN nhƣ đối
tƣợng trình độ học vấn cao, họ thƣờng có nhận thức và hiểu biết đầy đủ hơn về
chăm sóc sức khỏe cho bản thân và ngƣời nhà nên thƣờng có nhu cầu sử dụng
dịch vụ CSSK ngoài giờ cao hơn. Yếu tố thời gian làm việc bao gồm: làm việc
theo giờ hành chính và làm ca cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này cao hơn
so với nhóm làm việc tự do. Nhóm khách hàng ở gần bệnh viện cũng có nhu cầu
cao hơn so với nhóm ở xa bệnh viện. Đối tƣợng có khả năng chi trả hoặc là có thu
nhập cao, hoặc là chấp nhận mức giá trên dù không có khả năng chi trả nhƣng
vì sức khỏe họ chấp nhân chi phí thì sử dụng dịch vụ cao hơn là nhóm không có
khả năng chi trả.
Trần Thị Hạnh (2008) đánh giá mối quan hệ giữa nhu cầu CSSK và thực trạng
CSSKTN của ngƣời cao tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 91% ngƣời cao tuổi
hoàn toàn tự lực trong sinh họat hàng ngày, 51% tự chăm sóc khi họ bị bệnh, vai trò
cán bộ y tế cơ sở mờ nhạt trong trong chăm sóc sức khỏe tại nhà cho ngƣời cao tuổi,


14


84% ngƣời cao tuổi bị bệnh mãn tính, 57% bỏ qua những dấu hiệu nhẹ của bệnh,
16% chƣa nhận đƣợc sự hổ trợ hợp lý của gia đình và cộng đồng. Đề tài phát hiện
bệnh mãn tính liên quan đến địa bàn sinh sống; tình trạng sức khỏe phụ thuộc vào
tuổi, trình độ học vấn, tình trạng làm việc và điều kiện nhà ở của họ; tuổi tác, tình
trạng làm việc, nhu cầu sức khỏe liên quan đến việc tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi.
Khi ngƣời cao tuổi bị bệnh, hơn ½ hoàn toàn tự lực khi CSSK cho mình, thậm chí
có gần 7% không quan tâm (bỏ qua). Có 22% hoạt động chăm sóc cho ngƣời cao
tuổi khi họ bị bệnh đƣợc gia đình thực hiện hoàn toàn. Vai trò của cán bộ y tế mờ
nhạt trong CSSKTN cho ngƣời cao tuổi. Tuổi tác, tình trạng làm việc là những yếu
tố liên quan đến khả năng tự chăm sóc của họ. Ngoài ra, tự chăm sóc cũng liên quan
đến nhu cầu chăm sóc.
Hoàng Trung Kiên và cộng sự (2013) với nghiên cứu khảo sát sức khỏe và
nhu cầu CSSK của ngƣời cao tuổi tại bốn xã huyện Đông Anh, Hà Nội. Kết quả
nghiên cứu cho thấy trong các nguyện vọng về chăm sóc sức khỏe, ngƣời cao tuổi
mong muốn đƣợc KCB tại nhà với chi phí phải chăng chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%),
tiếp đến là cung cấp thông tin về phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tổ chức luyện tập
dƣỡng sinh và thể dục thể thao (82,7%). Có 75,3% ngƣời cao tuổi muốn đƣợc khám
sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã và 18,8% ngƣời cao tuổi có những mong muốn
khác. Có khoảng 77,9% ngƣời cao tuổi không đi khám sức khỏe định kì. Tỷ lệ này ở
xã Liên Hà là 82,3% là cao hơn so với xã Uy Nỗ là 80,9%. Đa phần những ngƣời
cao tuổi không đi khám sức khỏe định kì vì lý do không thuận tiện, mất thời gian
(40,1%) và cảm thấy không cần thiết (31,8%). Trong số những ngƣời cao tuổi bị ốm
trong 3 tháng trƣớc điều tra có 4,6% ngƣời cao tuổi không điều trị gì. Cách xử trí
đầu tiên khi ốm là đi khám chữa bệnh (76,2%). Tỷ lệ này ở nam là 75,4% thấp hơn
so với nữ (76,8%). Số ngƣời cao tuổi tự điều trị chiếm tỷ lệ khá cao, ở nữ là 14,6%
trong khi ở nam là 17,5%. Phần lớn ngƣời cao tuổi khi bị ốm lựa chọn bệnh viện,
phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế để khám chữa bệnh ban đầu (54,0% và
32,2%). Tỷ lệ ngƣời cao tuổi đến khám chữa bệnh tại y tế tƣ nhân là 10,6%, trong
đó chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ ngƣời cao tuổi tìm đến Lƣơng y (3,2%). Ngƣời cao tuổi



15

nam đến bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực để khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ
cao hơn ngƣời cao tuổi nữ (58,9% so với 51,5%). Trong khi đó tỷ lệ ngƣời cao tuổi
nữ đến trạm y tế và y tế tƣ nhân lại cao hơn ngƣời cao tuổi nam (33,5% so với
30,0% và 12,2% so với 8,0%). Trong các lý do ngƣời cao tuổi sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại trạm y tế, chủ yếu là do thái độ phục vụ tận tình, chu đáo
(33,0%), thuận tiện và gần nhà (32,1%), tiếp đến là tốn ít tiền (29,4%), không phải
chờ lâu (26,1%) và sẵn thuốc (24,2%). Một tỷ lệ nhỏ ngƣời cao tuổi cho rằng là do
chuyên môn giỏi (9,7%). Lý do ngƣời cao tuổi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại
bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực chủ yếu là do có thẻ bảo hiểm y tế
(51,9%), tiếp theo là chuyên môn giỏi (49,2%), sẵn thuốc (40,3%), muốn khám cận
lâm sàng (31,6%). Số ngƣời cao tuổi cho rằng là do bệnh nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất
(26,4%).
Trần Thanh Long (2010) tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của ngƣời sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội năm 2010 và kết quả cho thấy rằng hầu hết các đối tƣợng đến
khám bệnh đều có nhu cầu với các dịch vụ khám buổi chiều ngày thƣờng, khám
ngoài giờ ngày thƣờng, khám ngày thứ 7 và chủ nhật và khám tại nhà với tỉ lệ lần
lƣợt là 55,3%, 62,5%, 64,3% và 64,3%. Nghiên cứu này cũng đã đƣa ra đƣợc rằng
hầu hết ngƣời sử dụng dịch vụ đều có khả năng chi trả các dịch vụ y tế CSSK ngoài
giờ và tại nhà, đặc biệt là khám ngoài giờ ngày thƣờng. Đối với dịch vụ khám ngoài
giờ ngày thƣờng, tỷ lệ ngƣời sử dụng có nhu cầu về dịch vụ này đều đạt trên 70%.
Đặng Thị Lan Phƣơng (2009) nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CSSK hộ
gia đình tại tỉnh KonTum cho thấy phần lớn mọi ngƣời đều muốn có bác sĩ, cán bộ
y tế khám và CSSK tại nhà. Khám, chăm sóc, tƣ vấn hƣớng dẫn ngƣời bệnh mãn
tính tại nhà đạt tỷ lệ cao có 53,8%, đƣợc tƣ vấn huấn luyện điều trị là 15,4 %,
số ngƣời không đƣợc tƣ vấn huấn luyện điều trị là 69,2%, có thể nhận thấy ngƣời

dân có nhu cầu chăm sóc nhƣng sự đáp ứng các dịch vụ y tế còn chƣa đầy đủ.


16

Nguyễn Văn Sỹ (2009) nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CSSK hộ gia đình tại
tỉnh Yên Bái cho thấy tại đây ngƣời dân chỉ đi khám sức khỏe khi có vấn đề về bệnh
tật chiếm 42,7%, khi có ốm đau họ tự chữa ở nhà với tỉ lệ 21,9% sau đó mới đến các
cơ sở y tế khác của nhà nƣớc vì họ cho rằng đến cơ sở y tế nhất là không phải tuyến
y tế cơ sở thì rất phiền hà và tốn kém. Khi chăm sóc ngƣời nhà mắc bệnh mãn tính
họ tự tìm hiểu cách chăm sóc cho ngƣời nhà mình vì do thiếu nhân lực cán bộ y tế
đến tƣ vấn hỗ trợ chỉ có ở mức 35,7%.
Nguyễn Huyền Trang (2012) thực hiện nghiên cứu đƣa ra các kết luận thống kê về

tình hình chăm sóc sức khỏe ở Hải Dƣơng. Kết quả thống kê cho thấy những
ngƣời đã bị ốm và đã từng đi khám ở các cơ sở khám chữa bệnh tại bệnh viện
huyện, cơ sở y tế tƣ nhân, trạm y tế xã hoặc từng khám tại nhà đều có nguyện vọng
đƣợc sử dụng dịch vụ khám tại nhà cao hơn các đối tƣợng chƣa sử dụng các dịch vụ
khám bệnh kể trên cao gấp 3,87; 16,15; 1,70; 2,18 lần. Những ngƣời làm cán bộ

có nhu cầu khám tại nhà thấp hơn, chƣa bằng 50%, so với nhu cầu khám tại
nhà của nhóm chứng (nhóm nông dân). Những ngƣời có thu nhập bình quân
gia đình thấp và thu nhập bình quân gia đình trung bình có nhu cầu khám tại
nhà gần nhƣ nhau. So với những ngƣời có bình quân thu nhập gia đình trung
bình, những ngƣời có thu nhập khá có nhu cầu khám sức khỏe tại nhà cao
hơn gấp 2,25 lần. Phần đông ngƣời dân trong khu vực nội thành làm việc
trong giờ hành chính nên việc bố trí thời gian đi khám bệnh tại các cơ sở y tế
công lập gặp một số khó khăn, họ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám bệnh
tại nhà. Những ngƣời lao động tự do có nhu cầu khám chữa bệnh tại nhà thấp
hơn, chỉ bằng khoảng 32%, so với nhu cầu của nông dân. Những hộ gia đình

có ngƣời già có nhu cầu điều trị bệnh tại nhà bằng 50,87% so với những gia
đình không có ngƣời già. Nhu cầu điều trị tại nhà của ngƣời thành phố cao
hơn gấp 5,45 lần so với nhu cầu điều trị tại nhà của ngƣời sống ở khu vực
nông thôn. Tỷ lệ trẻ em dƣới 16 tuổi có nhu cầu khám bệnh tại nhà là
36,47%, cao hơn so với nhu cầu khám bệnh tại nhà của đối tựong ngƣời


17

trong độ tuổi lao động. Nhu cầu khám bệnh tại nhà của trẻ em đã từng khám
bệnh trong vòng 06 tháng trƣớc khi điều tra chỉ bằng 21,06% so với trẻ chƣa
từng khám bệnh trong vòng 06 tháng. Trẻ đã từng dùng dịch vụ khám tại nhà
và khám bệnh viện huyện có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám tại nhà cao gấp
10,76 lần và 14,17 lần so với những trẻ chƣa từng sử dụng các dịch vụ y tế.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà của gia đình trẻ em thành phố cao
hơn gấp hơn 11 lần so với nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà của gia
đình trẻ em nông thôn.
2.2.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà đã đƣợc thực hiện nhiều ở một
số nƣớc trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy thể chất, tình trạng sức khỏe, thu
nhập, tình trạng bảo hiểm, phƣơng tiện đi lại, khoảng cách từ nhà đến bệnh viện, chi
phí dịch vụ khám bệnh tại nhà có mối liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại nhà.
Shipman C. & Dale J. (1999) nghiên cứu về sự đánh giá của bác sỹ đối với nhu cầu
khám chữa bệnh ngoài giờ theo các nhu cầu về thể chất, tâm sinh lý
(psychological/emotional) và xã hội ở một vùng của Vƣơng quốc Anh. 66% các yêu
cầu khám bệnh ngoài giờ có liên quan đến các yêu cầu về thể chất, tâm sinh lý
(psychological/emotional) và xã hội và 10.7% các trƣờng hợp là không xác định
đƣợc mối liên quan (Shipman and Dale, 1999).
Salisbury (2002) xem xét các nghiên cứu nhu cầu về dịch vụ khám bệnh ngoài giờ

của bác sỹ ở nƣớc Anh cho biết, tất cả các dịch vụ khám bệnh ngoài giờ đều tính chi
phí gia tăng (night visit fee). Chi phí này khác nhau giữa các vùng, trình độ và các
bác sỹ khác nhau (Salisbury, 2002).
Kajal (2003) tiến hành nghiên cứu phân tích nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ngoại viện của các cựu chiến binh đƣợc hỗ trợ bởi Medicare phát hiện rằng số tiền
chênh sau khi đƣợc Medicare hỗ trợ và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện làm giảm


×