Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bài giảng tạo mẫu thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 55 trang )

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG
1.1. Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển Công nghiệp Thời trang
1.1.1. Sự ra đời và phát triển ngành công nghiệp Thời trang
Bức tranh hang động kỳ đồ đá cũ được tìm thấy ở Lascaux- Pháp cho thấy 50.000
năm TCN, những con người tiền sử đầu tiên Cromagnon đã biết cách tìm lá cây, vỏ cây
để tồn tại trong khí hậu lạnh.
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên,
người xưa đã biết tìm kiếm những tấm phủ, những mảnh da, mảnh vỏ cây để che cơ thể.
Những kiểu trang phục ban đầu là các mảnh da thú, các tấm lá,… che vai, che ngực,…
sau này phát triển thành các kiểu áo; các mảnh che mông, đùi,…sau này phát triển thành
các kiểu váy, quần,….
26.000- 20.000 năm TCN một bộ xương nam giới ở Bắc Nga mặc quần áo đính
cườm trang trí cao, điều này cho thấy con người ở thời đại đó đã rất quan tâm đến quần
áo thời trang và các kỹ năng để tạo ra các công cụ xương dùng để may đồ trang trí và da.
3.500- 27 năm TCN, Lưỡng Hà nơi sinh ra nền văn minh phương Tây. Những
khám phá từ các nền văn minh cổ đại cho rằng Akkadian, Assyria, Babylon, người
Sumer (3.500- 612 TCN), và Ba Tư (550- 330 TCN) các dân tộc đã dệt vải lanh, len.
Trong cùng thời gian, người Ai Cập cổ đại (3200- 1070 TCN) đã sử dụng vải lanh và sau
đó là bông từ Ấn Độ để tạo ra sản phẩm may mặc.
Các dân đảo Crete và Mycenaean (2800- 1100 TCN) được biết đến nhiều nhất về
các loại vải nhuộm và kỹ năng trong việc tạo ra các sản phẩm may mặc mà sau này trở
thành tiền thân của cắt và may truyền thống như chúng ta biết ngày nay.
Người Etruscan (750- 200 TCN) đã góp cho ngành Công nghiệp Thời trang với
nghề thủ công chuyên môn tiêu chuẩn chất lượng cao trong da giầy và quần áo, Toga của
người La Mã (509- 27 TCN) ban đầu được tạo ra bởi người Etruscan.
Người Trung Quốc đã trở thành bậc thầy có niên đại từ thời đồ đồng với tay nghề
cao về dệt, nhuộm, thêu trên gai, bông và lụa.

Bức họa trên vách hang của dãy núi Pyrênê
Trước đây, quyền lực, sự giàu có và vị thế của 1 giai cấp nào đó được phản ánh
qua trang phục. Các yếu tố về phong tục tập quán và đạo đức quan trọng hơn quần áo.


Mãi cho đến thế kỷ 19, giai cấp quí tộc và tư sản mới xác định 1 phong cách thời trang.


Ở thời kỳ cổ đại và trung cổ, các kiểu quần áo hầu như không thay đổi trong cả 1
thời kỳ dài. Thời trang bắt đầu biến đổi nhanh chóng ở thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14, 15,
16). Khi nền văn minh châu Âu phát hiện ra các nền văn hóa, phong tục và các trang
phục mới. Khi các chất liệu và ý tưởng trở nên phong phú, con người khao khát nhiều
điều mới mẻ hơn. Tốc độ thay đổi của thời trang bắt đầu tăng nhanh.
- Xuất hiện ngành dệt: sự xuất hiện tầng lớp trung lưu có điều kiện mặc sang
trọng hơn.
- Xuất hiện trang phục đặc trưng của nam giới
- Phát minh máy khâu
- Sản xuất hàng may sẵn
- Xuất hiện tạp chí thời trang
1.1.2. Quá trình hình thành và phát tri ển ngành Thời trang
Trong suốt thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 14- 15) đặc biệt là trong 60 năm đầu tiên
của thế kỷ 14, Burgundy và Italia được coi là trung tâm lớn của thời trang.Tầng lớp quý
tộc ở Anh, Pháp, Đức đã tạo ra phong cách thời trang. Xu hướng thời trang di chuyển từ
nước này sang nước khác chủ yếu bằng du lịch..
Năm 1600 các nước Châu Âu như Anh, Pháp và Italia thay nhau thống trị làng
thời trang; Tuy nhiên, sau khi Christopher Columbus hạ cánh ở Mỹ vào năm 1492, thời
trang Tây Ban Nha chiếm ưu thế. Khi những người Thanh giáo từ Anh đến Mỹ vào năm
1620, họ đã chọn phong cách trang trí ít công phu hơn. Khi số lượng các thuộc địa sản
xuất bông trên thế giới tăng lên, sản xuất hàng dệt vải có giá cả phải chăng hơn. Thương
mại giữa các nước phát triển mạnh mẽ tạo ra nhu cầu về quần áo thời trang. Các bản vẽ
của thời trang mới nhất và việc sử dụng những con búp bê bằng sáp với các kích cỡ mặc
quần áo được lưu thông và đã thúc đẩy khái niệm thời trang trên khắp Châu Âu
Tạp chí thời trang đầu tiên của Pháp có tên là Mercure Galant xuất bản năm 1672
đã giúp thúc đẩy thời trang Pháp khắp Châu Âu và thế giới mới. Trong khi thời trang của
Mỹ vào thời điểm đó đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Châu Âu.

Năm 1700 của thế kỷ 18 được coi là thời gian của sự giác ngộ. Nghệ thuật là công
cụ đặc biệt trong việc quảng bá thời trang và dệt may của Pháp. Ở Anh các ngành công
nghiệp tiểu thủ ngày càng nhiều, các nhà tư thương mua hàng dệt may và quần áo. Tiến
bộ công nghệ của Anh tăng tốc sản xuất và thay đổi bộ mặt của sản xuất thời trang. Mối
quan hệ của Anh với Hoa Kỳ và các nguồn tài nguyên phong phú đã đặt nó ở vị trí quyền
lực thế giới. Đến cuối thế kỷ này nước Anh đã trở thành nhà lãnh đạo cho thời trang nam
trên khắp Châu Âu. Pháp tiếp tục thống trị với mặt hàng dành cho phụ nữ.
Năm 1764, thợ dệt James Hargreaves đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con
gái mình là Jenny đặt cho máy. Khác với xa quay tay kéo sợi, người thợ chỉ dùng được 1
cọc suốt, máy Jenny đã sử dụng 16-18 cọc suốt và chỉ cần 1 công nhân điều khiển.
Đến năm 1769, Thomas Arkwright chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. 2
năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông ở
Manchester. Máy Jenny kéo được sợi nhỏ nhưng không bền, trong khi máy của
Arkwright sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô.
Năm 1770 tạp chí The Lady xuất bản ấn phẩm thời trang đầu tiên của mình tại
Anh.
Năm 1774, Marie Antoinette đã được trao vương miện Nữ hoàng của Pháp và
cùng với chồng là vua Louis 16 tích cực thúc đẩy Dệt may và thời trang của Pháp. Rose


Bertin, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng đầu tiên của Pháp được thiết kế quần áo cho các
Hoàng hậu và nhiều phụ nữ cao quý khác.
Năm 1779, Cromton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại
chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền. Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong
ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều.
Năm 1785 phát minh quan trọng giúp ngành dệt có bước nhảy vọt là máy dệt chạy
bằng sức nước của linh mục Edmund Cartwright. Máy dệt này có năng suất tăng gần 40
lần so với dệt tay.
Năm 1793 Eli Whitney đã phát minh ra máy tỉa bông thay thế cho công đoạn làm
bằng tay tăng gấp 3 lần năng suất quá trình sản xuất bông.

Năm 1823 Charles Macintosh được cấp bằng sáng chế, chế tạo ra các loại vải
chống thấm nước (vải áo đi mưa).
Năm 1830 máy may cơ khí đầu tiên hoạt động được là do Barthelemy
Thimonnier, một thợ may người Pháp sáng chế.
 1789-1890: Cơ khí hoá các ngành kéo sợi, dệt và may
Trải qua hàng ngàn năm, những ngành này luôn cần nhiều lao động. Chỉ từ
khoảng năm 1700, bắt đầu xuất hiện xu hướng cơ khí hóa.
- 1773: phát minh máy dệt dùng con thoi
- 1764: phát minh máy kéo sợi
- 1769: phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước
- 1846: phát minh máy khâu
Mở đầu là các thuộc địa của Mỹ chưa có công nghệ dệt và do đó công nghiệp
Thời trang cũng không phát triển. Hầu hết các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài:
lụa từ Italia, Pháp, Ấn Độ; len, vải in hoa và Cashmeres được nhập từ Anh.
Công nghiệp dệt hiện đại cho phép nhiều vải vóc sản xuất trong khoảng thời gian
ngắn hơn, bắt đầu ở Anh với sự phát triển dệt thoi vào năm 1733 của John Kay, phát
minh máy quay tơ năm 1764 của Janu Hargreaves, khung nước của Aichard Arkwright
năm 1769 và máy dệt chạy điện của Edmund Cart Wright năm 1785.
Để bảo vệ ngành công nghiệp của mình Anh đã thông qua những điều luật khắc
nghiệt để ngăn không cho máy dệt, máy in hoa, công cụ, các nhà phát minh và thậm chí
các thợ máy ra khỏi quốc gia. Tuy nhiên, Samuel Slater đã nhớ mọi chi tiết khung nước
của Arkwright cũng như các máy móc khác và đã bí mật dời nước Anh.
Trong vòng hai năm đến New England ông đã cho xây một nhà máy mới và đưa
vào hoạt động. Các nhà máy dệt bắt đầu sản xuất quần áo ở Mỹ và New England đã trở
thành trung tâm ngành dệt đầu tiên của Mỹ. Năm 1814, Francis Cabot Lowell ở Boston
đã cho xây một nhà máy. Nhà máy này là nhà máy đầu tiên sản xuất sợi cotton, dệt vải
và may trang phục.
Năm 1847 người Mỹ làm việc trong ngành dệt nhiều hơn trong các ngành công
nghiệp khác.
Sau nội chiến công nghiệp dệt của Mỹ bắt đầu chuyển về phía Nam nơi sản xuất

hàng cotton. Các bang phía nam của Mỹ đã cung cấp các ưu thế khác chẳng hạn như lao
động rẻ hơn. Cuối cùng miền Nam trở thành trung tâm sản xuất hàng dệt của Mỹ.
1.1.3. Sự hình thành và phát triển ngành may công nghiệp
 1890- 1950: Phát triển công nghiệp hàng may sẵn


- Hàng may sẵn cho nam giới được phát triển trước từ khoảng giữa thế kỷ XIX,
hàng may sẵn của nữ phát triển sau vào khoảng cuối thế kỷ XIX.
- Khoảng đầu thế kỷ XX váy và áo sơ mi chiết eo dành cho những phụ nữ trẻ làm
việc ở thành phố được bày bán đã tạo nền móng cho công nghiệp hàng may sẵn của nữ
giới.
- Khoảng đầu thế kỷ XX, đa số hàng may sẵn được sản xuất từ nguyên liệu len và
cotton, sau đó sử dụng một số loại sợi tổng hợp.
+ 1910 nhà máy sản xuất rayon (lụa nhân tạo, làm từ gỗ) đầu tiên được thành lập Khởi đầu cho việc sử dụng nguyên liệu nhân tạo cho ngành may.
+ Kéo theo đó là sự ra đời của các nhà máy nhuộm và hoàn tất vải vào khoảng
đầu thế kỷ XX.
+ Một số loại phụ liệu khác cũng được phát minh: khóa kéo.
- Tạp chí thời trang: Vogue (1892), Daily trade record (1892), giới thiệu về thời
trang nam, Women’s wear daily (1910).
- Kết quả của chiến tranh và việc may hàng loạt quân phục.
- Những năm 1920, thịnh hành kiểu trang phục không bó sát, rất thuận lợi cho
việc sản xuất hàng may sẵn. Tuy nhiên những nhà máy dệt thì không hứng thú với kiểu
dáng này. Đồng thời với sự mở rộng của công nghiệp hàng may sẵn, thông tin thời trang
những năm 1920 cũng rất phát triển: Xuất hiện thêm một số tạp chí mới.
- Những năm 1930, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, ngành công
nghiệp may chững lại và chỉ bắt đầu phát triển lại từ chiến tranh thế giới thứ II.
 Hàng may sẵn (ready - to - wear):
Như tên gọi của nó, hàng may sẵn là hàng hoá đã được hoàn tất và sẵn sàng để
mặc (trừ một số khâu chi tiết hoàn thành sau như may gấu tại các hiệu may) tại thời điểm
nó được mua về.

Ở Anh, hàng may sẵn được gọi là off the peg, ở Pháp là prêt à porter và ở Italia là
moda pronto.
Các công ty may thường sản xuất dòng (line) hoặc bộ sưu tập (collection) hàng
may sẵn. Dòng hay bộ sưu tập là những mẫu thiết kế dành cho một mùa thời trang nhất
định.
Sự khác nhau cơ bản giữa một dòng và một bộ sưu tập là về chi phí của sản phẩm.
Thuật ngữ “bộ sưu tập” thường chỉ những sản phẩm đắt tiền hơn mà chỉ những nhà thiết
kế danh tiếng mới tạo ra được, còn các công ty may khác chỉ cung cấp ra thị trờng những
dòng sản phẩm
Mỗi công ty may hàng năm thường cho ra thị trường 4 đến 6 bộ sưu tập hoặc
dòng sản phẩm theo các mùa thời trang.
Những mùa thời trang này được xác định theo thời gian thích hợp nhất mà người
tiêu dùng sẽ mua và sử dụng sản phẩm, chứ không phải thời gian mà công ty sản xuất
hoặc phân phối sản phẩm.
 1950- 1980: Đa dạng hoá và chuyên môn hoá
- Những năm 1950, nhu cầu hàng may mặc của khách hàng tăng lên nhanh chóng
cả về số lượng và chủng loại


- Giữa năm 1947 và 1961, lượng bán buôn hàng thể thao và hàng mặc thông
thường tăng 160%, hàng comple giảm 40%.
- Sản phẩm thời trang dành cho thanh thiếu niên cũng rất phát triển, đạt đến đỉnh
điểm vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20 do sự bùng nổ dân số là thanh niên,
- 1965, một nửa dân số Mỹ là dưới 25 tuổi, và họ đã tiêu 3,5 triệu đô la hàng năm
cho may mặc.
- Năm 1950, ngành dệt cũng phát triển rất mạnh do nhu cầu hàng quân phục tăng,
kéo theo sự phát minh ra các loại sợi tổng hợp mới:
- Sợi tổng hợp giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hơn khi sử dụng sản phẩm
không rách, không nhăn, nhẹ và giá thành hợp lý.
+1940: acrylic và polyester ra đời, có mặt tại nước Mỹ vào những năm 1950

+1954: Triacetate chịu nhiệt tốt hơn thay thế cho acetate
+1952: Tất quần nylon co giãn được giới thiệu
+ Thập kỷ 60, sợi nhân tạo đã vợt sợi thiên nhiên về số lượng sử dụng
+ 1950 - 1960 là sự ra đời của hàng loạt các công ty lớn.
Do người dân Mỹ chuyển sang sinh sống tại các vùng ngoại ô và muốn được mua
sắm gần nhà, một loạt các nhà bán lẻ xuất hiện với các chiến lược phí hạ và đã rất thành
công: Kmart, Wal-Mart, Target…
Sự tăng chi phí trong hoạt động sản xuất hàng may mặc đã ảnh hưởng tới người
tiêu dùng.
Sự phát triển khoa học công nghệ tạo nên những phát minh mới về nhuộm và in
hoa trong ngành dệt, kèm theo sự xuất hiện của tin học trong ngành dệt may.
Tuy nhiên nước Mỹ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ bên ngoài và lượng
nhập khẩu hàng dệt đã tăng 581% từ năm 1961 đến năm 1976
1.2. Một số nhà thiết kế Thời trang tiêu biểu
1.2.1. Nhà thiết kế Thời trang trên thế giới
 Charles Frederick Worth (13/10/1825)
Charles Frederick Worth là nhà thiết kế thời trang
đầu tiên, là người đặt nền móng và là vị cha đẻ của thời
trang hiện đại.
Ông sinh ra tại Anh, xuất thân trong một gia đình
nghèo khó.
Trong 7 năm tròn, ông làm việc ở cửa hàng Swan và
Edgar tại quê hương, tại đây, ông đã học hỏi rất nhiều cách
đánh giá các loại vải, đặc tính các loại thích hợp cho kiểu
dáng nào, thị hiếu của khách hàng, mối quan tâm của tầng
lớp thượng lưu lúc bấy giờ. Cuối cùng, ông chọn Paris để
làm
nên
sự
nghiệp

của
mình.
Năm 20 tuổi, Ông sang Paris với một số tiền ít ỏi và
vốn tiếng pháp khiêm tốn, ông làm việc tại một cửa hàng tạp phẩm.
Năm 1847, ông chuyển sang làm tại cửa hàng vải lụa Gagelin và Opigez có tiếng
nhất Paris, sau đó ông đã trở thành thợ may và bắt đầu con đường tìm tòi cải tiến cách
may đo lúc bấy giờ và ông đã được nhiều giải thưởng giá trị tại London và Paris.


Năm 1858, Charles đã mở nhà may riêng tại
Paris mang tên mình, và thực sự thu hút sự chú ý của
giới thượng lưu lúc bấy giờ, và cửa hàng của ông trở
thành nhà may cho hoàng cung. Một thời gian sau, cửa
hàng của ông đã trở thành "nhà độc tài "của giới thời
trang lúc bấy giờ.
Charles là người đầu tiên dám đặt quan điểm
may mặc của ông lên khách hàng, và xã hội bắt đầu có
quan điểm về Brand name (hàng xịn).
Charles chính là cha đẻ của thời trang hiện đại,
chỉ sau ông, couture mới đúng ý nghĩa như hiện nay
của nó, đó ko còn là cửa hàng may mặc nữa, mà là nơi
sản xuất quần áo, tư vấn cho khách hàng, chọn lựa và
thỏamãn nhu cầu thời trang của họ.

Những thiết kế mang phong cách hiện đại
Cùng thời đó, sau ông còn có Paquin, Jacques Doucet cũng là một trong những
người dẫn đầu và khai sinh ra thời trang hiện đại. Đặt nền tảng cho nghành công nghiệp
thời trang hiện nay.
 Paul Pionet
Người đã sáng tạo ra chiếc váy hình ống góp phần giải phóng người phụ nữ khỏi

áo nịt, là nhà thiết kế thời trang cao cấp đầu tiên ở Paris của thế kỷ bấy giờ và là người
lăng xê mốt.
 Gabrielle Chalnel (1883 - 1971)
Còn được biết đến với cái tên Coco Chanel, là một nhà tạo mẫu người Pháp. Bà là
người nổi tiếng nhất trong giới thời trang Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Chanel
đã quảng bá phong cách “Garcon” (Garsohn’) hay còn gọi là phong cách trẻ em với áo
dài tay và các loại quần áo len dài tay và các loại quần áo len Jecxi, Gabrielle Chalnel là
nhà thiết kế đầu tiên sáng tạo ra quần thời trang cao cấp cho phụ nữ.
Ngành công nghiệp may sẵn bắt đầu hưng thịnh khi các nhà thiết kế như: Poiret,
Vionnet và Chanel đã đơn giản các kiểu cách. Từ đó các phong cách thời trang cao cấp
được sao chép bởi các nhà sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở bất
kỳ mức giá nào.Do đặc điểm cơ thế của tứng cá nhân không phải quá quan trọng với các
kiểu dáng suôn thẳng nên việc sản xuất hàng loạt có ý nghĩa và đáp ứng nhu cầu thực tế.
Mặc dù quần áo may đo vẫn giữ vai trò quan trọng, các kiểu quần áo may sẵn hợp thời
trang đã xác định một vị trí vững trắc vào những năm 1920.


Bên cạnh đó tình hình chính trị luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời trang. Ví dụ
trong chiến tranh thế giới thứ II, do khủng hoảng kinh tế mà phụ nữ lúc đó phải mặc
quần của chồng mình. Sau khi chiến tranh kết thúc, do nhu cầu về một phong cách hiện
đại, tiện dụng, thoải mái khiến các kiểu quần dành cho phụ nữ hiện đại trở nên thịnh
hành và hợp mốt.

 Karl Lagerfeld
Karl Otto Lagerfeldt là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ người
Đức. Ông là nhà thiết kế chính của nhiều hãng thời trang danh tiếng như Chanel, Fendi
hay hãng thời trang do ông đứng tên sản xuất.

 Giorgio Armani (Italy)
Giorgio Armani thành lập Armani từ năm 1975. Với tài sản hiện tại là 8,5 tỷ USD, và lợi

nhuận thường niên đạt 1,6 tỷ USD, Armani được xem là nhà thiết kế thành công nhất tại
Ý. Nổi tiếng bởi các mẫu thiết kế dành cho các quý ông, mạng lưới bán lẻ của Armani đã
phủ rộng khắp 37 nước trên thế giới.

 Yves Saint Laurent (Pháp)
Yves Saint Laurent hay còn gọi là YSL được thành lập bởi nhà thiết kế Yves Saint
Laurent và Pierre Bergé. Ngay từ khi ra mắt, thương hiệu thời trang này đã có những
bước đi táo bạo khi cho phụ nữ mặc áo vest và choàng dài. Tuy nhiên, sự cách điệu trong
từng ý tưởng của nhà thiết kế này đã giúp nhãn hiệu đến từ Pháp được giới quý tộc yêu
thích.


 Christian Dior (Pháp)
Dior là nhà sáng lập của một trong những nhãn hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Trong
Thế chiến Thứ 2, ông làm việc trong một nhãn hiệu thời trang dành cho các bà vợ của
Đức Quốc xã. Được hậu thuẫn bởi một người có quyền lực trong làng thời trang, Dior
thành lập nên nhãn hiệu Christian Dior vào năm 1946.
Bộ sưu tập đầu tiên của Dior có tên là “Corelle” ngay lập tức bị phụ nữ lên tiếng phản
đối bởi những chiếc váy này che phủ hết cả đôi chân của họ. Hơn thế nữa nhiều người
phản đối bởi Dior đã sử dụng quá nhiều vải cho một chiếc váy trong thời buổi khó khăn
bởi chiến tranh. Nhưng rồi thời khó khăn cũng qua, mọi sự phản đối cũng kết thúc. Các
bộ sưu tập với chiếc váy bồng bềnh tôn vinh vóc dáng phụ nữ đã tạo nên một cuộc cách
mạng, biến Paris một lần nữa trở thành trung tâm của thế giới thời trang.

 Ralph Lauren (Mỹ)
Lauren đã sáng lập nên thương hiệu thời trang hàng triệu đô Ralph Lauren Corporation
từ năm 1967. Ông từng học chuyên ngành kinh doanh nhưng sau đó đã bước vào quân
ngũ rồi từ đó ông chập chững bước vào nghề thiết kế thời trang với ý tưởng tạo ra chiếc
cà vạt theo phong cách châu Âu. Ý tưởng này của ông lúc đầu bị từ chối thương mại hoá
nhưng sau đó nhờ sức hút trên thị trường đã giúp ông tìm kiếm được nhiều sự hậu thuẫn

về tài chính.

 Pierre Cardin (Pháp)
Cardin nổi tiếng bởi khả năng thiết kế thời trang dành cho cả 2 giới nam và nữ. Người
đàn ông tài hoa này đã tiên phong đưa mẫu thiết kế vượt không gian Space Age. Thiết kế
của Cardin luôn mang tính thử nghiệm và đôi khi không thực tế.
Khởi nghiệp, Cardin học việc làm thợ may quần áo, nơi ông đã được học những kiến
thức cơ bản về thời trang. Sau khi thiết kế thời trang nữ trong một thời gian, Cardin làm
việc cho Elsa Schiaparelli và đến năm 1947, ông trở thành giám đốc thiết kế của nhãn
thời trang Christian Dior.


 John Galliano
Juan Carlos Antonio Galliano-Guillénlà một nhà thiết kế thời trang người Anh, ông là
giám đốc sáng tạo của nhãn hiệu thời trang Christian Dior từ năm 1997 đến ngày 1 tháng
3 năm 2011

 Tom Ford (Mỹ)
Thomas Carlyle Tom Ford, chỉ trong vòng 2 năm đảm trách ở vị trí giám đốc sáng tạo
của nhãn thời trang xa xỉ Gucci, đã giúp công ty này tăng doanh số lên 90%. Đến năm
2006, ông tách ra để tạo dựng danh tiếng của nhãn hiệu mang tên mình - Tom Ford.
Ford đã từng nghỉ dang dở 2 lần trong trường đại học trước khi tập trung vào nghiệp diễn
đóng phim quảng cáo trên truyền hình. Từ một người đắt sô trong các thước phim quảng
cáo. Thời trang đã hút hồn ông từ lúc nào không biết. Và tên tuổi của Tom Ford đã lừng
danh khắp thế giới, trong đó kính của nhãn hàng này luôn được các ngôi sao Hollywood
yêu thích và săn đón.

 Marc Jacobs
Marc Jacobs là một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng người Mỹ. Ông là trưởng ban thiết
kế của nhãn hiệu Marc Jacobs, cũng như của dòng sản phẩm Marc by Marc Jacobs.



 Calvin Klein (Mỹ)
Ông Calvin Richard Klein đã sáng lập nên nhà mẫu Calvin Klein từ năm 1968. Klein
học tại trường Nghệ thuật và thiết kế thuộc Viện thời trang công nghệ New York. Dù
không tốt nghiệp nhưng ông được nhận bằng Tiến sỹ danh dự vào năm 2003. Các mẫu
quần jean bó sát người của ông ra đời từ năm 1974 và chỉ trong 1 tuần ra mắt đã giúp
ông thu về tận 200.000 USD. Cũng trong năm đó, Calvin Klein trở thành nhà thiết kế
đầu tiên nhận giải thưởng CFDA danh giá vì thiết kế ấn tượng dành cho cả đàn ông và
phụ nữ.

 Donna Karan (Mỹ)
Là người sáng lập hai thương hiệu Donna Karan và DKNY, bà Karan luôn khẳng định
các mẫu thời trang của bà thiết kế có thể dành cho tất cả mọi người, và dòng thời trang
“Essenstials” đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Hướng đến đối tượng là những
người phụ nữ trẻ, dòng thời trang “Essentials” có giá thành rẻ hơn, và chính nhờ đóng
góp của bà với làng thời trang thế giới nên bà đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng,
như Coty American Fashion Critics’ Award năm 1977 và 1982, cùng giải thưởng CFDA
đặc biệt vào các năm: 1985, 1986 và 1987. Bên cạnh đó bà còn giành được Giải thưởng
cống hiến suốt đời Lifetime Achievement Award năm 2004.

 Gianni Versace
Gianni Versace là một nhà thiết kế thời trang danh tiếng người Ý, người đã sáng lập ra
nhãn hiệu thời trang cùng tên năm 1978

 Donatella Versace (Ý)
Giữa những năm 1970, Donatella tham gia vào công ty của người anh trai lừng danh
Giovanni trong làng mẫu thế giới với vai trò làm người PR nhưng bà đã nhanh chóng
được ghi nhận bởi thiên tài trong cả vai trò nhà thiết kế và kinh doanh. Sau cái chết bất
ngờ của người anh Giovanni, kinh tế gia đình rơi vào cảnh tù túng bởi tất cả đều đau

buồn. Donatella bừng tỉnh và bộ sưu tập đầu tiên của người đàn bà tài năng biểu diễn tại


khách sạn Hôtel Ritz Paris đã làm rúng động cả làng thời trang thế giới. Các buổi tiệc
của Donatella Versace luôn có sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng như, Catherine
Zeta-Jones, Sir Elton John, Kate Moss, Liz Hurley và thậm chí cả Thái tử Charles.

 Michael Kors
Michael Kors là nhà thiết kế thời trang cao cấp người Mỹ, đi lên từ thiết kế thời trang thể
thao

 Oscar de la Renta
Óscar Arístides Renta Fiallo, được biết tới dưới nghệ danh Oscar de la Renta, là nhà thiết
kế thời trang người Mỹ gốc Dominica

 Tommy Hilfiger
Tommy Hilfiger là một nhà thiết kế thời trang người Mỹ và là người sáng lập ra nhãn
hiệu thời trang cùng tên "Tommy Hilfiger" và "Tommy".

 Anna-sui
Anna Sui là một nữ thiết kế người Mỹ gốc Trung Hoa. Nhãn hiệu của bà có mặt trên
toàn cầu ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á, và Trung Đông.Wikipedia


1.2.2. Nhà thiết kế Thời trang trong nƣớc
* Nhà thiết kế Minh Hạnh
Sinh ra ở Pleiku trong một gia đình gốc Huế, sau đó chuyển đến Đà Nẵng rồi Sài
Gòn sống, ngày ra đi, hành trang duy nhất nhà thiết kế Minh Hạnh mang theo là chiếc
máy may bởi đó là món đồ cô yêu thích nhất. Niềm đam mê may vá đã đến với nhà thiết
kế dạn dày kinh nghiệm ngay từ khi còn nhỏ. Lần đầu tiên cô may cho mình bộ quần áo

là năm 10 tuổi và năm 12 tuổi, cô tự may chiếc áo dài đi học
Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định, Minh Hạnh xin về làm ở tòa báo dù không
bước ra từ trường dạy thiết kế báo. Sau đó, cô được gợi ý làm trang báo thời trang. Lúc
bấy giờ, vải có được là vải bao cấp, người mẫu là nhân viên báo. Cô tự cắt may, làm bản
vẽ kỹ thuật và chụp hình đưa lên báo. Năm 1990, cô được nhận học bổng của khóa thiết
kế đồ lót tại Indonesia. Năm 1992, công ty Legamex mời cô về làm giám đốc, triển khai
trung tâm thời trang Việt Nam đầu tiên. Năm 1994, Viện mẫu thời trang ra đời, cô được
mời về làm việc tại đây

Sống tại Sài Gòn, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề và sở hữu ê-kíp làm
việc tới trăm người, Minh Hạnh được coi là một bậc thầy trong ngành thời trang Việt
Nam. Cô được hầu hết mọi người, đặc biệt là các nhà thiết kế, yêu mến và tôn trọng vì
những cống hiến cho thời trang. Trước khi xây dựng Vietnam Designers House, cô đã
"thiết kế "chương trình Fashion Week, Vietnam Collection cùng nhiều chương trình thời
trang khác
Dù đã trở thành một giảng viên và thường xuyên đứng ra tổ chức các show diễn
thời trang lớn - nhỏ trong nước nhưng Minh Hạnh vẫn không ngừng cho ra các mẫu thiết
kế ấn tượng, Minh Hạnh là nhà thiết kế Việt Nam duy nhất được mời tham dự Lễ hội
quốc tế dệt may đặc biệt ở triển lãm Les Métamorphoses tại Bảo tàng Bargoin, Pháp
* Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cƣờng
NTK Đỗ Mạnh Cường là một cái tên "hot" trong làng thiết kế tại TP HCM bởi tài
năng và sức sáng tạo. Tốt nghiệp PTTH, mơ ước làm nhà báo anh thi vào đại học nhưng
không đỗ. Sau đó, anh đăng ký thi và đỗ vào ngành Mỹ thuật. Năm 2003, khi phong trào
du học nở rộ, anh quyết định sang Pháp - kinh đô của thời trang thế giới, học tại Viện
Nghiệp đoàn Thời trang cao cấp Paris. Trong thời gian học ở Pháp, Cường không chỉ
tham gia chương trình biểu diễn bộ sưu tập ở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, mà còn
tham dự cuộc thi Viet Nam Collection Grand Prix ở quê nhà năm 2005 và 2006.


Anh từng tham gia nhiều show diễn thời trang lớn trong nước như: Elle Show

2010, Đẹp Fashion Show, đêm Thời trang Pháp - Việt, Fashion Boulevard... và gần đây
nhất là show The Muse - chương trình kỷ niệm chặng đường 5 năm của nhà thiết kế trẻ
với những dấu ấn khó quên trong nghề. Ngoài ra, anh đảm nhận vai trò là giám khảo của
cuộc thi Vietnam's Next Top Model trong mùa vừa qua
* Nhà thiết kế Công Trí
Anh là một nhà thiết kế thời trang khá nổi tiếng và theo một phong cách riêng của
Việt Nam.
Nhà thiết kế Công Trí là một kiểu nhà thiết kế luôn luôn tìm hướng đi mới trong
trang phục cũng như ý tưởng cho các bộ ảnh. Giới mộ điệu trong nước không thể quên
được những câu chuyện thời trang kì lạ anh đã mang lại cho toàn cảnh nền công nghiệp
thời trang. Tên tuổi của anh đã chu du đến tận nước Pháp và được nhiều người yêu thích.
Trí đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắn với tôi về quan niệm của mình trong nghề
nghiệp và cuộc sống.

* Nhà thiết kế Trƣơng Thanh Hải
Nhà thiết kế Thanh Hải sinh năm 1980, tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trung Đại học
khoa học xã hội & nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Ra trường, làm nhiếp ảnh. Sau đó,
chuyển sang làm thời trang. Năm 2004, sang Pháp học về chuyên ngành Kỹ thuật cắt
may và nghiên cứu về nhiếp ảnh của Pháp. Từng tham gia Vietnam Fashion Week,
Đẹp Fashion Show, gần đây là Malaysia International Fashion Week


* Nhà thiết kế Hoàng Hải
Là nhà thiết kế nổi tiếng trong nước nhưng để tìm được thông tin sâu về Nhà thiết
kế Hoàng Hải là một việc rất khó khăn dù các mẫu váy của anh thu hút sự quan tâm của
rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cùng công chúng bởi vẻ gợi cảm và lộng lẫy.
Nhà thiết kế Hoàng Hải sinh ra trong một gia đình 6 anh em trai có truyền thống
làm việc trong ngành bưu điện nhưng anh lại không mấy hứng thú với ngành này. Một
lần tình cờ vào miền nam chơi, anh bén duyên với thời trang và tự tìm tòi học hỏi. Sở
trường của anh là những kiểu đính cườm, đính đá thủ công và những mẫu trang phục

hoành tráng trên sàn diễn

Nhà thiết kế Hoàng Hải từng đưa các mẫu váy, áo của mình "vươn ra ngoài thế
giới" khi thiết kế trang phục cho các diễn viên Việt Nam tham dự Liên hoan phim
Cannes 2012 diễn ra tại Pháp; thiết kế váy cho Á hậu Việt Nam 2012 - Hoàng Anh tranh
tài tại Hoa hậu Trái đất năm 2012... Hay tham gia những show diễn ở nước ngoài như: J
Summer Fashion Show tại Pháp hay trên sàn diễn thời trang ở London...
* Nhà thiết kế Cao Minh Tiến
Mỗi năm ra hàng loạt những bộ sưu tập lớn - nhỏ và tham dự nhiều show diễn
khác nhau, 10 năm lao động trong nghề thời trang, cái tên Cao Minh Tiến được không ít
người biết tới. Nhà thiết kế này còn từng đoạt giải nhất thiết kế thời trang do tạp chí Mốt
và Cuộc sống tổ chức năm 2003 và lọt vào Chung kết Vietnam collection grand prix
2003.

Chia sẻ về phong cách thiết kế thời trang của mình, nhà thiết kế Cao Minh
Tiến cho biết anh hướng tới sự trẻ trung, hiện đại, giàu tính ứng dụng. Ngoài ra, trang
phục còn mang hơi hướng lưỡng tính, sử dụng chất liệu phong phú. Trong sự yếu đuối
có nét mạnh mẽ, giữa trang phục hiện đại có âm hưởng cổ điển, trong nét Á đông có sự
phá cách. Nét riêng trong mỗi thiết kế của anh chính là sự đơn giản, điểm nhấn nhẹ
nhàng, phom dáng và chất liệu sử dụng phù hợp với người tiêu dùng.


Với những trang phục ấn tượng, mang tính nghệ thuật cao, nhà thiết kế Cao Minh
Tiến lấy cảm hứng từ những điều hiện hữu ngay trong cuộc sống của mình như: nắng, cỏ
cây hoa lá, mặt nạ tuồng... hay mọi thứ thuộc về cảm xúc bất chơt xuất hiện.
1.3. Đặc thù và xu hƣớng phát triển công nghiệp Thời trang
1.3.1. Đặc thù của công nghiệp Thời trang
- Là ngành công nghiệp luôn thu hút nhân công lao động
- Ngành công nghiệp của sự sáng tạo: Sáng tạo về màu sắc, chất liệu, loại sợi, dệt,
ngoại quan, cảm giác ....

- Ngành công nghiệp của khoa học dự báo thị hiếu thế giới tiêu dùng. Chu kỳ dự
báo vượt trước thời gian 1 năm và hơn, các chu kỳ đều có xu hướng rút ngắn lại
- Trung tâm thời trang thế giới thuộc về Pari, New York, Milan, Italya có xu
hướng chuyển dần sang các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.....
- Cung ứng nguyên phụ liệu thuộc về các trung tâm sản xuất (các nước sản xuất)
- Hệ thống bán lẻ là dao diện quan trọng nhất để kết nối và xử lý mọi nhu cầu của
thế giới
- Toàn cầu hóa sẽ quyết định sự phân công hóa các doanh nghiệp Dệt may theo
hướng chuyên môn hóa sâu hơn và vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.
1.3.2. Xu hƣớng phát triển công nghiệp Thời trang
Thời trang là một khái niệm trừu tượng, nó không chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi
một loại vải nhất định, mà còn là kiểu dáng, chất liệu mang đến cảm giác mới lạ, hấp dẫn
cho người mặc. Nhu cầu về sản phẩm thời trang là nhu cầu thứ yếu của con người, nó
chỉ được quan tâm đến khi các nhu cầu thiết yếu đã được đáp ứng. Vì vậy nhu cầu về sản
phẩm thời trang có thể thay đổi khi có những biến động xảy ra về kinh tế, chính trị, quân
sự, xã hội.
Trong thời kỳ thịnh hành, thời trang vẫn luôn có những cải cách vì theo kịp thời
đại là lý do khiến mọi người luôn mua quần áo mới.
Công nghiệp thời trang bao gồm 4 nhóm kinh doanh:
- Nhóm cơ sở (nhóm I): Gồm các đơn vị sản xuất tơ, sợi, vải vóc
- Nhóm sản xuất chính (nhóm II): Các đơn vị sử dụng sản phẩm của nhóm I tạo ra
các sản phẩm may hoàn chỉnh.
- Nhóm bán lẻ (nhóm III): Phân phối sản phẩm do nhóm 2 sản xuất tới tay người
tiêu dùng.
- Nhóm hỗ trợ (nhóm IV): Gồm các dịch vụ nghiên cứu, cung cấp thông tin về
thời trang cũng như các dịch vụ khác cho 3 nhóm trên.
Kinh doanh thời trang có thể tiến hành trên phạm vi rất rộng. Một doanh nghiệp
có thể thu thập thông tin về xu hướng thời trang từ các sàn diễn ở Pari, tìm nguồn vải ở
Ấn Độ, phụ liệu ở Hồng Kông, sản xuất ở Việt Nam và bán sản phẩm trên toàn thế giới.
Công nghiệp thời trang phát triển theo các hướng khác nhau ở các lĩnh vực khác

nhau. Một nhóm quốc gia (thường là các nước phát triển) theo xu thế thiết kế và phân
phối sản phẩm. Các đơn vị kinh doanh theo ngành này thường ở nhóm 3 và 4. Nhóm
quốc gia khác (đang phát triển) với lợi thế về nguồn nhân công thường thực hiện việc
sản xuất rất có hiệu quả. VD: Châu Á.
Công nghiệp thời trang đòi hỏi trình độ công nghệ mới, đặc biệt là yêu cầu rất cao
về sự sáng tạo. Chúng ta đã thấy sự thay đổi là yếu tố hấp dẫn quan trọng nhất của thời
trang. Vì vậy sáng tạo là phẩm chất quyết định sự thành công của ngành công nghiệp


thời trang. Nhóm I sản xuất nguyên liệu, nếu có đổi mới sẽ hấp dẫn khách hàng. Nguyên
lý rất đơn giản này lặp lại hoàn toàn với các đơn vị kinh doanh thuộc nhóm II, III, IV.
Sản phẩm may không như các sản phẩm khác, có giá trị sử dụng phụ thuộc phần lớn vào
ý thích của khách hàng. Vì vậy sản phẩm phải m ới lạ và hấp dẫn mới có thể được chấp
nhận.
1.4. Quy luật dịch chuyển của Dệt may toàn cầu
- Công nghiệp Dệt may xuất hiện sớm ở Anh từ giữa thế kỷ 18 và đó cũng là nơi
khởi đầu cho ngành Công nghiệp Dệt may phát triển ra các Châu lục khác.
- Từ Anh, Công nghiệp Dệt may lan toả ra toàn châu Âu và phát triển cho đến
những năm 50 – 60, khi mà chi phí lao động ở đây tăng cao.
- Châu Âu chuyển sang nghiên cứu công nghệ; chế tạo thiết bị; hoá dệt và phát
triển thời trang cao cấp.
- Từ châu Âu, dệt may dịch chuyển sang Nhật Bản, nơi có chi phí lao động rẻ và
đang khởi đầu công cuộc công nghiệp hoá.
- Nhật Bản phát triển dệt may cho đến những năm 60 – 70, khi mà chi phí lao
động ở đây cũng tăng cao; Bớc tiếp theo, Nhật Bản cũng phát triển tương tự như Châu
Âu: công nghệ – thiết bị – hoá dệt – thời trang.
- Từ Nhật Bản, dệt may chuyển dịch sang Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan từ
những năm 70 – 80 và phát triển đến những năm 90.
- Và theo đúng qui luật, từ những năm 90, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính Châu Á, dệt may bắt đầu dịch chuyển từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Việt

Nam, Trung Quốc, Bangladesh, v.v…
- Mặt khác, hầu hết các nước phát triển khởi đầu công cuộc công nghiệp hoá đều
phát triển dệt may trong khoảng thời gian 15 – 20 năm. Sau đó chuyển sang phát triển
các ngành công nghệ cao khác. Riêng dệt may, họ chuyển sang: công nghệ cao – thiết bị
– hoá dệt – Thời trang.
- Như vậy, Việt Nam, dù muốn hay không muốn, đang tiếp nhận dòng dịch
chuyển dệt may từ các nước phát triển chuyển tới. Và câu hỏi được đặt ra:
- Việt Nam tiếp nhận dệt may như thế nào ?
- Việt Nam phát triển dệt may đến lúc nào ?
- Việt Nam sẽ chuyển dệt may cho ai sau đó ?
- Việt Nam sẽ phát triển dệt may tiếp theo ra sao ?
1.5. Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển ngành Dệt may Thời trang Việt Nam
1.5.1. Hiện trạng ngành Dệt may Thời trang Việt Nam
1.5.1.1. Vị trí của ngành trong nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày
càng hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những nguyên
liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày càng phổ
biến. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh
vực công nghiệp đ. giúp cho ngành dệt may có sự phát triển vượt bậc. Quá tr.nh phát
triển của ngành dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công
nghiệp. Do đó, các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành dệt
may nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước đang phát triển. Cùng
với đó, dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm khi đàm phán và giải quyết các
tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia.


Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển
khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân
công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể
đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao
động.
1.5.1.2. Điểm mạnh của ngành Dệt may Thời trang Việt Nam
- Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù chịu khó
- Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp;
- Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập khẩu
đánhh giá cao;
- Kim ngạch xuất khẩu của ngànhh Dệt may Việt Nam ngày công tăng và thị
trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng;
- Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng
lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm giảm lãng phí
về nguyên vật liệu.
1.5.1.3. Điểm yếu của ngành Dệt may Thời trang Việt Nam
- Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc hậu;
- Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó
mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các
doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.
- Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị
gia tăng của ngành may còn thấp.
- Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị
trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ,
- Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến
giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao.
- Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa;
- Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía
nước ngooài để xuất khẩu.
1.5.1.4. Cơ hội của ngành Dệt may Thời trang Việt Nam
- Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc Việt
Nam.
- Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu

đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao
cấp.
- Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước
nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng
hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu.
- Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế
suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác.
- Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến khích
phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.


1.5.1.5. Thách thức của ngành Dệt may Thời trang Việt Nam
- Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất
lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.
- Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán
phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập
khẩu.
- Để thu được lợi nhuận cao thì Việt Nam cần phải đầu tư các sản phẩm thiết kế
thời trang để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như để xuất khẩu.
- Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm
tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt
Nam tăng lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang
những nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa,
do đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu
dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên
thế giới.
1.5.2. Định hƣớng phát triển của Dệt may Thời trang Việt Nam
1.5.2.1. Vấn đề xây dựng thƣơng hiệu
Đưa thương hiệu Dệt may “Made In Vietnam” vào tầm thức người tiêu dùng.

Những năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã khá thành công trong việc xây
dựng thương hiệu, phát triển nhãn hiệu có tính bền vững, và đã đi được vào tâm thức
người tiêu dùng trong và ngoài nước. Có đơn vị có nhiều loại nhãn hiệu đều XK được ra
thị trường nước ngoài. Chẳng hạn Việt Tiến đã xuất khẩu sang Pakistan, Campuchia,
Lào. Tại Campuchia, khi Việt Tiến mới mở tổng đại lý được một tháng thì đã có hàng
chục cơ sở kinh doanh Campuchia đến xin làm đại lý. Việt Tiến đã mở đại lý tại Thái
lan, Malaysia, Indonesia và Singapore cùng với công tác xây dựng và quảng bá thương
hiệu.
Qua nghiên cứu thị trường, để từng bước chinh phục người tiêu dùng, các
doanh nghiệp dệt may đang tập trung đầu tư vào công tác xây dựng thương hiệu, thiết
kế mẫu mã, tổ chức mạng lưới bán lẻ và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Nếu như trước
đây, hệ thống cửa hàng, đại lý của các doanh nghiệp dệt may chỉ có mặt ở các trung
tâm thương mại hay các vị trí đắc địa tại các thành phố lớn thì bây giờ, người tiêu
dùng đã dễ dàng tìm thấy hệ thống bán lẻ hàng may mặc Việt Nam ở khắp các tỉnh,
thành trên cả nước. Tập đoàn Dệt May Việt Namcòn có riêng một hệ thống siêu thị
Vinatex Mart của Công ty kinh doanh hàng thời trang với 57 điểm bán hàng.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cổ phần May 10 đã mở riêng một hệ thống gồm 3
siêu thị mang tên M10 Mart ở Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hóa. Riêng Việt Tiến, hệ
thống cửa hàng, đại lý đã phủ khắp vùng sâu, vùng xa. Ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng
Giám đốc Tổng Công ty cổ phần may Việt Tiến cho biết: "Vấn đề cốt lõi để khai thác
tối đa thị trường nội địa, ngoài đầu tư cho thương hiệu và sản phẩm là đầu tư vào hệ
thống phân phối. Chúng tôi đã có trên 1.300 đại lý cửa hàng khắp 64 tỉnh thành, mỗi
thương hiệu có hệ thống nhận dạng riêng. Kể cả vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo
như Phú Quốc cũng có cửa hàng. Như thế, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm Việt
Tiến ở bất kỳ đâu" .


Đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu, có thể kể đến các công ty hàng đầu
của ngành Dệt May như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… Bên cạnh dòng sản phẩm cao
cấp, năm qua, Việt Tiến đã rất thành công khi đưa ra thị trường sản phẩm dành cho

người lao động có thu nhập trung bình thấp mang thương hiệu Việt Long. Sản phẩm ra
đời đúng vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội có chất lượng tốt, giá thành
hợp lý đã thỏa mãn được nhu cầu mặc đẹp của tầng lớp bình dân. Bên cạnh những dòng
sản phẩm thông dụng đã có từ trước, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn đều đầu
tư cho những thương hiệu mới thuộc dòng thời trang cao cấp như Mattana, De Celco của
Nhà Bè, Eternery Gruz của May 10. Liệu có mạo hiểm khi đưa ra thị trường những sản
phẩm thời trang cao cấp có giá lên tới cả triệu đồng một sản phẩm trong bối cảnh nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn
Vinatex cũng đã xây dựng các phòng nghiên cứu thông số chuẩn về vóc dáng
người Việt Nam, từ đó sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đây
là cách làm được nhiều nước có nền dệt may tiên tiến áp dụng và rất thành công.
Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng đã tổ chức các cuộc thi thiết kế thời trang trong
sinh viên nhằm phát hiện tài năng trẻ thiết kế thời trang, tạo động lực khuyến khích các
nhà thiết kế thời trang Việt sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng,
từ đó động viên các tầng lớp người tiêu dùng hướng về hàng nội.
1.5.2.2. Vấn đề xuất nhập khẩu
Năm 2010 được coi là một năm thành công đối với lĩnh vực dệt may Việt Nam
với doanh thu xuất khẩu hơn 11,2 tỷ USD, trở thành ngành kinh tế trọng điểm của quốc
gia. Đã vượt mục tiêu đặt ra năm 2010: Xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD .
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, ngành dệt may đã khắc phục khó khăn
và khởi sắc vào năm 2010 với xuất khẩu đạt 11,2 tỉ USD tăng hơn 23% so với năm 2009.
Năm 2011 đặt ra của ngành là đạt 12,5 tỉ USD đến 13 tỉ USD
Căn cứ vào kết quả trên, mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là muốn trở thành
ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước với doanh thu xuất khẩu từ 18-20 tỷ USD vào
năm 2015.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã nói rằng trong năm 2010, tập đoàn đã
duy trì tăng trưởng xuất khẩu cao (tăng 23% so với năm trước) và mục tiêu doanh thu
xuất khẩu đạt được 11,2 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu của quốc
gia và vẫn giữ đuợc trong top 10 nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may của thế giới.
Trong đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt được 6 tỷ USD

(tăng 22% so với năm 2009), đưa thị phần ngành dệt may của quốc gia từ 4,6% lên 5,1%
ở thị trường Mỹ và tiếp tục nằm trong top 5 nhà xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây là tin
tốt cho xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam do thị phần xuất khẩu của một số
quốc gia khác vào thị trường Mỹ đã sụt giảm.
Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 20%), chiếm 55% thị phần của
thị trường này.
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU đã tăng trưởng
20%, đạt khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 14% so với năm trước và chiếm 2,02% thị phần trong
thị trường này.
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng
tăng khoảng 20%, đạt 1,2 tỷ USD.


Với lợi thế về hiệp định thương mại đã được ký kết, Việt Nam đã mở rộng thị
trường xuất khẩu cho các sản phẩm may mặc đến nhiều thị trường tiềm năng khác. Ở thị
trường lớn như Mỹ và Nhật Bản, ngành dệt may của Việt Nam đã tiếp tục là nước xuất
khẩu lớn thứ hai đối với mặt hàng này và chiếm khoảng 2,5% thị phần của thị phần toàn
cầu.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã khẳng định rằng mục tiêu kim ngạch xuất
khẩu khoảng 13 tỷ USD năm 2011 sẽ là khả thi.
Giai đoạn 2011-2015, ngành dệt may Việt Nam chủ trương tăng cường XK, xác
định lại chiến lược về thị trường nhằm thiết lập thị trường XK ổn định. Đặc biệt, trong
giai đoạn mới, ngành dệt may không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, về giá cả mà
phải cạnh tranh ngay từ khâu đấu giá trên mạng. Bây giờ, kiểu đặt hàng mang mẫu đến
rồi bảo anh làm cho tôi mẫu mã như thế này, giá cả thế kia… đã quá lạc hậu, mà phải
đấu giá trực tiếp trên mạng. Chẳng hạn một công ty thời trang ở Pháp ra một mẫu thiết
kế mới, mời đấu giá ngay trên mạng internet. Hàng loạt đối thủ từ các nước có thế mạnh
trong làng dệt may trên thế giới cùng đấu giá. Do vậy, phải có nguồn nhân lực đáp ứng
được những yêu cầu này. Phải có những chuyên gia tính toán được ngay trong thời gian
ngắn, với mẫu mã như vậy thì cần những nguyên phụ liệu gì, thời gian thực hiện bao lâu

và đưa ra giá hợp lý, có như vậy mới có thể giành được những hợp đồng may giá trị cao.
Do vậy, khâu quan trọng nhất đối với ngành dệt may trong thời gian tới vẫn là tạo được
nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.5.2.3. Vấn đề nguyên phụ liệu
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), để phát triển nguồn nguyên liệu vải
phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, Vinatex và các doanh nghiệp cần đầu
tư khoảng 6.500 tỷ đồng để trồng cây bông vải và sản xuất xơ sợi tổng hợp.
Theo đó, kế hoạch phát triển bông tập trung có nước tưới dự kiến sẽ được triển
khai tại các tỉnh duyên hải miền Trung và một phần Tây Nguyên. Để có diện tích 40.000
ha trồng bông có nước tưới vào năm 2015, cần có tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng
cho đền bù đất, hệ thống thủy lợi, sản xuất giống. Ngoài ra, Vinatex phối hợp cùng Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste đầu tiên ở Việt
Nam, với công suất 400 tấn xơ thông thường, 50 tấn xơ đặc biệt và 50 tấn hạt chip/ngày,
với tổng mức đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2011 sẽ đi vào sản xuất, đến
năm 2020 đáp ứng 40% nhu cầu trong nước về
xơ sợi tổng hợp.
Việc đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu dệt may trong nước sẽ từng bước
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa từ mức 30% hiện nay lên 50% vào năm 2010 và 60% vào năm
2015; hướng đến mục tiêu đạt 12 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2010 và 18 tỷ USD trong
năm 2015. Năm 2007, trị giá nhập khẩu bông, sợi, vải gần 5 tỷ USD. Trong khi đó, kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 7,8 tỷ USD.
Ông Vũ Đức Giang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã đưa ra
3 giải pháp để vượt qua khó khăn và đạt được các mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt
may giai đoạn 2011- 2020 về sản xuất từ 12 đến 14%; về xuất khẩu hơn 15%; đến năm
2020 đạt 25 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tỷ lệ nội địa hóa hơn 70%, trong 5 năm tới.
Trong đó, ông Vũ Đức Giang cũng nhấn mạnh đến việc triển khai hiệu quả ba chương
trình chiến lược về cây nguyên liệu, vải và nguồn nhân lực.


Ông Giang cũng cho biết thêm, trong chương trình nâng cao giá trị gia tăng của

hàng dệt may Việt Nam, Vinatex đã đầu tư vào sản xuất nguyên liệu bông, xơ tổng hợp,
kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, sản xuất quần áo và các lĩnh vực phụ trợ khác với tổng
số vốn hơn 15.297 tỷ đồng. Qua đó, nâng tỷ lệ nội địa hóa từ gần 25% năm 1995 lên
47% năm 2009, và sẽ sớm đạt hơn 50% vào năm 2011.
Như vậy, Dệt may sẽ trở thành mặt hàng có sức cạnh tranh cao trong cơ cấu
hàng xuất khẩu của Việt Nam, đem lại nguồn ngoại tệ quý giá cho đất nước khi sự phát
triển của ngành dựa trên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm
1.6. Trung tâm thƣơng mại, hội trợ quốc tế - Các hãng Thời trang tiêu biểu
1.6.1. Trung tâm thƣơng mại
New York là trung tâm dệt may của Mỹ. Người mua từ khắp nơi thường về New
York một đến 2 lần trong năm để xem và mua sản phẩm cần thiết cho cửa hàng của họ.
Đại diện bán hàng của các công ty cũng thường mời những nhà bán lẻ địa phương tới
xem mẫu được trưng bày tại các khách sạn hoặc mang mẫu trực tiếp giới thiệu tại các
cửa hàng bán lẻ. Nhưng từ những năm 1950, với sự mở rộng của hoạt động sản xuất và
hoạt động phân phối hàng may mặc, thị trường may mặc tại các địa phương cũng phát
triển mạnh mẽ. Hiện nay, bất cứ thành phố nào nơi sản phẩm may được bày bán đều có
thể trở thành thị trường phân phối của các dòng sản phẩm may. Thuật ngữ thị trường
thời trang được dùng để chỉ các thành phố có cả nghành sản xuất và phân phối sản phẩm
may. Ví dụ: New York, Los Angeles, Dallas, Atlanta, Chicago.
Mart (trung tâm buôn bán)
New York nơi có các phòng trưng bày và đại diện bán hàng trưng bày sản phẩm
cho các nhà bán lẻ, có các buổi triển lãm được sử dụng cho việc tổ chức các tuần lễ thời
trang.
Quan hệ bán hàng
Những trung tâm lớn có thể mở cửa hàng thường xuyên (trong cả năm) 5
ngày/tuần và 52 tuần/năm, khiến cho những nhà bán lẻ có thể mua hàng tại mọi thời
điểm chứ không nhất thiết phải mua vào thời điểm diễn ra tuần lễ thời trang.
Các trung tâm hiện nay đều có các chương trình bồi dưỡng quan hệ bán hàng,
bao gồm việc tổ chức các dịch vụ trợ giúp công việc của các nhà bán lẻ ví dụ như: tổ
chức các hội thảo giáo dục (về cách thức trưng bày sản phẩm, về các đặc tính chất lượng

của sản phẩm mới), tổ chức trình diễn thời trang, thực hiện các biện pháp hỗ chợ tài
chính, khấu trừ chi phí đi lại, cung cấp các dịch vụ giải trí (các buổi hoà nhạc, dịch vụ ăn
uống…)
Những năm gần đây, một số trung tâm có tổ chức các seminar về thời trang quốc
tế. Những nội dung chính của các seminar này có thể là: Làm thế nào để kinh doanh ở
Mêxicô, những yêu cầu mới về nhãn hiệu hàng hoá cho hàng xuất khẩu, các vấn đề khác
liên quan đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm…
Mặc dù các trung tâm này được tổ chức ở các thành phố thuộc các bang khác
nhau nhưng phạm vi bán hàng thì không hạn chế, có thể bán hàng sang các vùng lân cận.
Ngoài ra còn có các trung tâm thời trang lớn khác như London, Milan, Tokyo......
1.6.2. Tuần lễ Thời trang và hội chợ thƣơng mại
Tuần lễ thời trang là khoảng thời gian mà các nhà bán lẻ tới phòng trưng bày hoặc
hội chợ thương mại để tìm hiểu xu hướng và xem xét các dòng sản phẩm mới được đưa
ra. Trong tuần lễ này, các nhà bán lẻ sắp đặt các cuộc gặp với đại diện bán hàng của các


nhà sản xuất, xem xét dòng sản phẩm mới, dự các buổi trình diễn thời trang, mua sản
phẩm. Mart thường tại trợ cho các tuần lễ thời trang trong năm, mỗi lần tổ chức sẽ tập
trung vào một số nội dung nhất định. Những nội dung đó có thể là sản phẩm (nam, nữ,
trẻ em, cưới, đồ bơi…) hoặc có thể là các mùa thời trang (thu, nghỉ lễ, nghỉ mát, xuân,
hè…). Thời gian tổ chức các tuần lễ thời trang được ấn định trước hàng năm tại hội đồng
mart ở New york. Nói chung các tuần lễ thời trang cho mùa thu thường diễn ra vào tháng
3 hoặc tháng 4 còn tuần lễ thời trang xuân hè thường được tổ chức vào tháng 10 hoặc
tháng 11.
Tuần lễ này được tổ chức là yếu tố thuận lợi cho cả các nhà sản xuất và nhà bán
lẻ. Với các nha sản xuất thì có thể quảng cáo về sản phẩm mới của mình cho nhiều nhà
bán lẻ trong thời gian rất ngắn, nhận những ý kiến phản hồi và đưa ra các điều chỉnh cần
thiết trước giai đoạn sản xuất. Với các nhà bán lẻ: có thể xem xét những dòng sản phẩm
mới được tập trung và có thể thu thập được thêm nhiều kiến thức về thời trang qua việc
tham dự các seminar, được giới thiệu về sản phẩm mới mà họ định mua cho các cửa

hàng bán lẻ. Như vậy hoạt động tổ chức các tuần lễ thời trang là một trong các hoạt động
rất quan trọng đối với quá trình phát triển dòng sản phẩm mới.
Bên cạnh các tuần lễ thời trang còn diễn ra các hội chợ thương mại. Các hội chợ
này thường do các hiệp hội tổ chức nhằm giới thiệu về thời trang, thị trường… được tổ
chức tại các khách sạn lớn, có thể kéo dài từ 3 – 8 tuần lễ.
1.6.3. Các hãng Thời trang tiêu biểu
1.6.3.1. Trên thế giới
 Nike
Biểu tượng của hãng thời trang Nike rất nổi tiếng bởi sự có
mặt của nó trên cánh của twowgn thần chiến thắng của thần thoại
Hi Lạp. Logo này được tạo ra năm 1971 bởi Carolyn Davidson, một
sinh viên khoa thiết kế đồ họa của trường đại học Portland State. Và
thù lao cho chàng sinh viên này chỉ là…35 (khoảng gần 700.000
vnđ).
 Adidas
Nhãn hiệu thời trang Adidas được thành lập vào năm 1948
bởi Adolf Dassler sau khi tách ra khỏi công ty của cha. Thoạt đầu,
công ty có tên là Addas, là chữ viết tắt của Adolf Dassler. Tuy
nhiên, một vài tháng sau đó, Addas đã được đổi lại thành Adidas
Adolf thường được bạn bè gọi với cái tên Adi). Và 3 đường sọc đặc trưng của hãng được
mua từ công ty Karhu Sports trong những năm 50. Nó cũng thể hiện sự phát triển của
hãng thời trang Adidas trên 3 châu lục.
 Puma
Theo đó, anh trai của Adolf Dassler là Rudolf Dassler
đã thành lập nên nhãn hiệu Puma mà thoạt đầu có tên là Ruda.
Logo ban đầu của hãng thời trang này rất khác với logo hiện
tại. Người ta nói rằng chính Rudolf là người đã tạo ra logo này,
Và chỉ đến năm 1960, logo này mới được thiết kế lại và được lưu giữ cho đến ngày hôm
nay



 Gucci
Công ty Gucci được thành lập bởi Guccio Gucci năm 1921 tại
Florence. Năm 1933, một trong 6 người con của ông đã thiết kế nên
biểu tượng Gucci, đó là hình ành 2 chữ G lồng vào nhau. Tuy nhiên,
đó không đơn thuần chỉ là 2 chữ G mà còn tượng trưng cho 2 chiếc
bàn đạp ngựa thể hiện cho xuất xứ của thương hiệu boeir Guccio
Gucci đã từng bán phụ tùng
cho ngựa
 Levi’s
Levi Strauss & Co được sáng lập vào năm 1853 khi Levi Straus
chuyển đến San Francisco sinh sống và mở thêm một chi nhánh
bán đồ khô cho cửa hàng của anh trai tại New York. Nhưng đến
năm 1870 họ bắt đầu bán thêm cả đồ yếm bò. Cho đến năm 1920,
mới bắt đầu snar xuất quần jean. Logo đầu tiên của công ty xuất
hiện năm 1886. Đó là hình ảnh 2chus ngựa chạy về 2 hướng đang
cố xe một chiếc quần jean thành 2 mảnh.
 Louis Vuiton
Hãng thời trang Louis Vuiton được sáng lập năm 1854 và cho tới nay
nó vẫn rất nổi tiếng với những sản phẩm thời trang cao cấp. Logo của
công ty là một bông hoa cách điệu, lấy cảm hứng từ motif Nhật Bản, thể
hiện những chữ cái đầu của tên công ty

1.6.3.2. Tại Việt Nam
Các hãng thời trang trong tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Việt Tiến, May
10, Nhà Bè…..
Các hãng thời trang tư nhân: Nem, Trali, Kico, Nefertiti, Chic-land…….

Cty May
Việt Tiến


Cty Đức
Giang

Nem

Trali

Nefertiti

Kico


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ SÁNG TÁC MẪU THỜI TRANG
2.1. Khái quát chung về Thời trang
2.1.1. Các thuật ngữ về Thời trang
2.1.1.1. Khái niệm Thời trang
Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ
biến trong cách mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng
thời gian, không gian nhất định.
Bản chất sâu xa của Thời trang là ở chỗ thời đại nào có kiểu cách ăn mặc riêng của
thời đại đó. Trang phục là tấm gương phản ánh đời sống xã hội.
VD: Thời trang của Châu Âu đầu thế kỷ XIX là váy đầm có lồng đỡ và bộ phận
nâng ngực (trang phục nữ), áo vest đuôi tôm dài (trang phục nam).

Thời trang của Việt Nam vào thời kỳ này, ở miền Bắc đối với nữ là áo tứ thân, nón
quai thao, nam có áo the dài cài vạt lệch, khăn xếp.

Có nhà ngiên cứu đã nói “Một cái nhìn thoáng qua áo quần cũng có thể giúp cho
chúng ta khám phá ra cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối’’.

2.1.1.2. Các thuật ngữ về Thời trang
Thế giới Thời trang luôn luôn chuyển động với rất nhiều xu hướng, phong cách
được cập nhật theo mùa, thậm chí là hàng tháng. Đi cùng với nó là rất nhiều khái niệm,
định nghĩa ra đời theo sự biến đổi của Thời trang, theo những xu hướng, văn hóa của làng
Thời trang thế giới.
* Tuần lễ Thời trang- Fashion week
- Đây là khoảng thời gian các hãng Thời trang, nhà thiết kế giới thiệu những bộ
sưu tập mới nhất của mình.


- Một năm có 2 tuần lễ Thời trang chính: xuân-hè và thu-đông, tuần lễ Thời trang
xuân- hè thường diễn ra vào trung tuần tháng 2, tuần lễ Thời trang thu- đông tổ chức vào
giữa tháng 9.
- Tuần lễ Thời trang lần lượt được diễn ra qua 4 trung tâm Thời trang chính của thế
giới là New York, London, Milan và Paris.
- “Fashion week” khi viết không thường mặc định cho Thời trang nữ giới, tuần lễ
Thời trang nam giới được ghi rõ “Men/Menswear fashion week” và diễn ra trước Thời
trang nữ giới độ 2 tháng.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2016, tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam tổ chức
định kỳ 2 lần trong năm đó là vào khoảng tháng 4 (tại TP HCM) dành cho Thời trang
Xuân Hè, và khoảng tháng 10 (Tại thủ đô Hà Nội) dành cho Thời trang Thu Đông
* Thời trang xuân hè (S/S = Spring Summer)
Khi tuần lễ Thời trang xuân hè diễn ra vào tháng 9 hàng năm, thì các BST được
mặc vào mùa xuân hè năm sau, ví dụ: BST xuân hè năm 2011được diễn ra từ tháng
9/2010.
* Thời trang thu đông (F/W = Fall Winter)
Tuần lễ Thời trang thu đông tổ chức vào tháng 2 hàng năm, và các BST được mặc
vào mùa thu đông cùng năm đó.
* Thời trang đẳng cấp cao - High-fashion
Là cụm từ chung để nói về Thời trang hàng hiệu do các nhà mốt danh tiếng nhất

thực hiện, nhằm phân biệt với dòng Thời trang bình dân hay sản xuất hàng loạt.
* Thời trang ứng dụng (RTW = Ready-to-wear)
Chính là loại trang phục và các thiết kế được giới thiệu tại các tuần lễ Thời trang,
mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao, dễ mặc và mặc được ở mọi lúc mọi nơi, nhưng vẫn
đảm bảo sự sâu sắc và vẻ đẹp đỉnh cao của may mặc.
* Thời trang cao cấp (HC= Haute Couture)
- Gốc tiếng Pháp: Haute Couture là những trang phục Thời trang được đặt may
riêng do các hãng nổi tiếng thực hiện
- Thông thường nó được thiết kế cho một khách hàng cụ thể. Chất liệu làm nên bộ
trang phục này rất tốn kém chủ yếu là vải rất đắt tiền được may khâu bằng tay, từ công
đoạn đầu tiên đến cuối cùng được may một cách tỉ mỉ với sự chú ý cực kỳ đến từng chi
tiết và thường tốn nhiều thời gian. Được thực hiện bởi những người thợ may giàu kinh
nghiệm và năng lực nhất.
- Trong một năm có hai tuần lễ Thời trang HC, tách biệt hẳn khỏi RTW, HC xuân
hè tổ chức vào tháng 3, còn HC thu đông tổ chức vào tháng 7 cùng năm và trong cùng
mùa.
2.1.2. Các thuộc tính của Thời trang
2.1.2.1. Tính văn hoá- xã hội
- Tính xã hội của Thời trang thể hiện ở chỗ mọi người đều có xu hướng tiến tới
một hình thức quần áo chung. Bởi vì không một ai có thể sống tách rời khỏi cộng đồng và
dấu hiệu hình thức đầu tiên cho biết sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng là trang phục.
- Động lực cho sự phát triển của Thời trang là mâu thuẫn giữa cái chung và cái
riêng, giữa cá nhân và xã hội.
Ví dụ nhìn vào cách ăn mặc chung của mọi người chúng ta thấy hầu như mọi
người đều có một kiểu dáng chung là: quần, áo hoặc váy; nhưng nếu chúng ta nhìn ngắm
kỹ sẽ thấy dù là kiểu dáng chung có giống nhau nhưng mỗi người đều mặc theo cách


×