Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ tiếng việt liên quan đến giới tính (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.42 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------  --------

PHẠM THỊ HUẾ

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA
NHÓM THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn Ngữ

HÀ NỘI, 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------  --------

PHẠM THỊ HUẾ

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA
NHÓM THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH
Mã số:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn Ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng


HÀ NỘI, 2016


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới cô giáo
hƣớng dẫn TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em
hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ
văn, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận.
Do khả năng còn có hạn chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Huế

i


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là
kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của các
thầy cô giáo, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng. Những nội dung trong
này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi
hoàn thành chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Phạm Thị Huế

ii


Mục lục
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Lời cam đoan .................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Mở đầu ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5
3.1. Mục đích .................................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
5. Đóng góp ...................................................................................................... 6
6. Bố cục ........................................................................................................... 6
Nội dung .............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................... 7
1.1. Khái quát về thành ngữ .............................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 7
1.1.3. Phân loại ................................................................................................ 8
1.1.3.1. Thành ngữ đối.................................................................................... 10

1.1.3.2. Thành ngữ so sánh ............................................................................... 9

iii


1.1.4. Nhận diện thành ngữ (trong sự so sánh với từ ghép, quán ngữ, tục ngữ)
Error! Bookmark not defined.
1.1.4.1. Khái quát ............................................Error! Bookmark not defined.
1.1.4.2. Phân biệt thành ngữ với từ ghép ....................................................... 11
1.14.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ ..................................................... 12
1.1.4.4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ....................................................... 13
1.1.5. Quan niệm về giới trong xã hội Việt Nam truyền thống ....................... 13
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. MIÊU TẢ NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM THÀNH NGỮ LIÊN
QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT................. 17
2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 17
2.1.1. Tiêu chí thống kê .................................................................................. 17
2.1.2. Kết quả thống kê phân loại ................................................................... 17
2.1.3. Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê ........................................................... 18
2.2. Miêu tả ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính 18
2.2.1. Thành ngữ miêu tả ngoại hình của mỗi giới ........................................ 18
2.2.2. Thành ngữ miêu tả đặc điểm tính cách, phẩm chất của mỗi giới......... 36
2.2.3. Thành ngữ miêu tả vai trò xã hội, sự nghiệp, công việc của mỗi giới . 26
2.2.4. Thành ngữ miêu tả vai trò của mỗi giới trong gia đình ....................... 31
2.2.5. Thành ngữ miêu tả thói hư tật xấu của mỗi giới .................................. 41
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 45
Kết luận ......................................................................................................... 46
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 47

iv



Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là một trong những đơn vị có giá trị về ngôn ngữ - văn hóa
của mỗi dân tộc. Hầu hết, các thành ngữ đều do nhân dân sáng tác đƣợc
truyền từ đời này sang đời khác nên mang đậm tính chất dân gian và tính bình
dị đời thƣờng. Thành ngữ chứa đựng đầy đủ những đặc tính sáng tạo của lối
nói dân gian. Đó là lối so sánh, ví von mang tính hình tƣợng, cụ thể, gợi cảm,
lối nói khoa trƣơng trào lộng, dí dỏm và tế nhị, lối nói linh hoạt và nhạc điệu
đồng thời cũng rất giàu hình ảnh, sinh động, cô đọng, hàm súc theo lối cấu
trúc đơn giản nên rất dễ nhớ, dễ thuộc. Do đó, thành ngữ đƣợc vận dụng rất
nhiều trong cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên.
Trong tiếng Việt thành ngữ có một khối lƣợng lớn rất đa dạng và phong
phú. Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần dần đƣợc nhân dân
sử dụng nhƣ một công cụ giao tiếp chung. Phát triển thành ngữ là một trong
những cách tốt nhất để bổ sung cho vốn từ của một ngôn ngữ. Xét về mặt tu
từ, thành ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt về nhiều phƣơng
diện.
Thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ có một vị trí rất đặc biệt. Nó là một bộ
phận quan trọng của từ vựng , thành ngữ là nơi thể hiện rất rõ các đặc trƣng
văn hóa, dân tộc. Có ý kiến cho rằng: “Nếu coi ngôn ngữ dân tộc là tinh thần
của dân tộc thì có thể nói thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca… là các cách
thức biểu hiện khác nhau của bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thành ngữ,
chúng ta có thể tìm thấy những đặc điểm riêng của tƣ duy dân tộc, quan điểm
thẩm mĩ, đạo lí làm ngƣời, đối nhân xử thế giữa ngƣời với ngƣời, lối sống,
cách cảm, cách nghĩ cũng nhƣ thái độ đối với cái thiện và cái ác, cái cao cả và
cái thấp hèn”. Về mặt văn hóa, thành ngữ chính là nơi thể hiện sâu sắc nhất

1



vốn văn hóa của một dân tộc. Cách nói năng, cách suy nghĩ, tƣ duy của một
dân tộc biểu hiện rõ nhất trong vốn từ ngữ của họ mà đặc biệt là trong các
thành ngữ chính vì điều này mà khi nghiên cứu thành ngữ, tức là chúng ta
cũng đã nghiên cứu đƣợc một phần rất lớn của ngôn ngữ. Do đó, việc nhận
diện đúng và hiểu đúng thành ngữ có vai trò rất quan trọng giúp mọi ngƣời
tiếp nhận các thành ngữ dân tộc.
Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt, nhóm thành ngữ liên quan đến giới tính
chiếm một số lƣợng lớn. Tìm hiểu nhóm thành ngữ này giúp chúng ta hiểu rõ
hơn đặc điểm riêng của mỗi giới, đồng thời cũng thấy đƣợc quan niệm về giới
của ngƣời Việt.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ
liên quan đến giới tính làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Về thành ngữ tiếng Việt đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dƣới các
dạng khác nhau. Tuy nhiên, với những điều kiện khác nhau, mục đích khác
nhau thành ngữ đƣợc xem xét, luận giải các phƣơng thức và mức độ khác
nhau. Các công trình về thành ngữ có thể phân chia thành một số dạng nhƣ
sau:
Hƣớng thứ nhất: nghiên cứu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa. Đối với
thành ngữ tiếng Việt, Giáo sƣ Hoàng Văn Hành vẫn một quan điểm xuyên
suốt trong tiếp cận vốn từ tiếng Việt, ông coi thành ngữ thuộc loại tổ hợp từ
cố định nhƣng có đặc điểm bền vững về hình thái cấu trúc và hoàn chỉnh,
bóng bẩy về nghĩa. Tính bền vững về hình thái cấu trúc thể hiện ở sự ổn định
ở thành phần từ vựng (nhiều khi chặt chẽ đến mức loại bỏ khả năng thay thế
từ đồng nghĩa, ví dụ chỉ có thể là nói toạc móng heo chứ không thể là nói toạc
móng lợn) và sự bền vững về hình thái cấu trúc (đó là hệ quả của quá trình bị
mờ nhạt, hay bị lãng quên đi những mối quan hệ về ngữ pháp và ngữ nghĩa).


2


Tuy nhiên, ông lƣu ý rằng, tính bền vững của thành ngữ trong hệ thống chuẩn
và tính uyển chuyển của thành ngữ trong sử dụng là hai mặt không hề mâu
thuẫn, không hề loại trừ nhau. Tính hoàn chỉnh về nghĩa của thành ngữ đƣợc
ông lý giải từ góc độ nghĩa định danh. “Song, khác với các đơn vị định danh
bình thƣờng, thành ngữ là loại các đơn vị định danh bậc hai”. Với cách nhìn
này, ông cho rằng thành ngữ là đơn vị từ vựng có lƣợng nghĩa đôi và hai
nghĩa này gần nhƣ song song tồn tại: nghĩa đen là cơ sở, là gốc; nghĩa bóng
hay nghĩa phái sinh là nghĩa đƣợc sử dụng trong hành chức, là nghĩa hình
thành qua quá trình biểu trƣng hóa. Biểu trƣng hóa về nghĩa của thành ngữ,
theo ông, thể hiện dƣới hai hình thức: hình thức so sánh (ẩn dụ hóa) và hình
thức ẩn dụ (so sánh ngầm).
Hƣớng thứ hai, để nhận diện thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học
còn đặt khái niệm thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị nhƣ cụm từ tự
do, từ ghép/từ phức, quan ngữ và tục ngữ. Mặc dù vậy, các tác giả có quan
điểm khác nhau về những khái niệm này khiến cho việc phân biệt cũng không
hề đơn giản. nhìn chung, khi đƣa ra các khái niệm nói treenhoj đều dựa vào
hai tiêu chí quan trọng là cấu trúc và ngữ nghĩa. Song, do tính phức tạp của
chúng, nhiều tác giả đã phải sử dụng thêm các tiêu chí khác để làn rõ hơn
(chẳng hạn tiêu chí số lƣợng âm tiết, tiêu chí chức năng, tính độc lập/không
độc lập của một đơn vị ngôn ngữ, tính biểu trƣng ). Bản thân những tiêu chí
nhƣ vậy cũng vẫn chƣa có đƣợc sự thống nhất trong quan điểm giƣa các nhà
nghiên cứu. Nhƣng dù sao, việc bổ sung thêm tiêu chí càng góp phần làm rõ
và khu biệt khái niệm thành ngữ với cái khái niệm có liên quan.
Nhìn trên tổng thể mà nói, về cơ bản, các nhà Việt ngữ học đã vạch đủ các
ranh giới cần thiết để nhận diện thành ngữ. Song không phải lúc nào việc áp
dụng các tiêu chí trên cũng mang lại kết quả nhƣ mong đợi. Chẳng han, sự
phân biệt giữa khái niệm thành ngữ với tục ngữ dƣờng nhƣ vẫn còn rất dễ

nhầm lẫn. Các đơn vị nhƣ Con giun xéo mãi cũng quằn, Cây ngay không sợ
chết đứng… thƣờng có sự lẫn lộn khi nhận diện chúng là thành ngữ hay tục
ngữ. Ví dụ trong một số ngữ cảnh, Con giun xéo mãi cũng quằn nhằm chỉ ra
một tình huống. Đó là tình huống bị áp bức thì sẽ có đấu tranh. Trong trƣờng

3


hợp này, nó có thể đƣợc coi là thành ngữ. Nhƣng trong một số tƣờng hợp
khác, nó có thể đƣợc coi là tục ngữ vì đã nêu ra một phán đoán rằng nếu bị áp
bức nhiều quá thì sẽ có đấu tranh, cho nên có thể hàm ý đƣa ra một lời khuyên
trong cách ứng xử.
Chúng tôi đồng ý với một vài ngƣời đi trƣớc cho rằng, việc phân biệt thành
ngữ và tục ngữ cần phải có căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, vì thành ngữ
vừa là một đơn vị ngôn nữ, vừa là một đơn vị văn hóa. Ngoài thành ngữ thì
tục ngữ cũng nhƣ vậy, cho nên, nếu chỉ xét đơn thuần ở mặt ngôn ngữ học thì
dù cố gắng đến đâu cũng không thể mình định đƣợcranh giới giữa thành ngữ
và phân biệt nó với tục ngữ. Bản thân thành ngữ và tục ngữ do những nhân tố
ngoài ngôn ngữ quy định, do đó, các tiêu chí ngôn ngữ dù sát thực đến đâu
cũng không bù đƣợc những sự đắp đổi những nhân tố ngoài ngôn ngữ đƣa lại.
Nhân tố ngoài ngôn ngữ chính là các đặc điểm văn hóa xã hội ở dân gian. Có
sự xâm lấn của những nhân tố văn hóa xã hội ở dân gian. Có sự xâm lấn của
những nhân tố văn hóa xã hội thì hẳn sẽ có tính dị bản và có nhiều cách hiểu
khác nhau.
Hƣớng thứ ba là nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn
ngữ và có quan tâm đến nội dung văn hóa ở thành ngữ. Trƣơng Đông San,
một trong những nhà nghiên cứu thành ngữ đầu tiên của Việt Nam trên cứ
liệu tiếng Nga, đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga trong cách nhìn của ngƣời
Việt và đƣa ra một số cách chuyển dịch sang tiếng Việt dựa trên các phƣơng
thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nga. Tuy nhiên. Ông mới chỉ chú

trọng làm thế nào để dịch thành ngữ từ tiếng này sang thứ tiếng khác mà
chƣa chú trọng nhiều đến đặc điểm văn hóa dân tộc trong thành ngữ. Sau này,
các luận án khác đã chú ý đến những đặc trƣng văn hóa dân tộc trong thành
ngữ nhƣ Phùng Trọng Toàn (1995), Nguyễn Xuân Hòa (1996), Trần Thị Lan
(2002), Ngô Minh Thúy (2006), Phạm Minh Tiến (2008), Nguyễn Tô Chung
(2010)…
Chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa- xã hội trong thành
ngữ, Nguyễn Công Đức cho rằng: “ Ngoài những đặc điểm của một đơn vị

4


ngôn ngữ, thành ngữ còn có những dấu ấn của một đơn vị văn hóa, còn
tiềm ẩn, trầm tích những đặc điểm văn hóa dân tộc cho nên, cũng có thể
xem thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa”. Tuy nhiên, ở tác giả
này cũng mới chỉ là sự “chú ý đến” mà thôi.
Mặc dù không chuyên nghiên cứu về thành ngữ, nhƣng trong “Ngôn ngữ
và văn hóa: Tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nƣớc ngoài”, Kim Ngọc
(1999) lại có đề cấp đến thành tố văn hóa dân tộc trong thành ngữ.
Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng chƣa có một đề tài nào nghiên
cứu về thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính trong thành ngữ Tiếng
Việt. Vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi đi vào tiến hành nghiên cứu một
mảng đề tài mà những khóa luận trƣớc chƣa đề cập đến.
Nhƣ vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu thành ngữ nói chung và
thành ngữ tiếng Việt nói chung rất phong phú và đã đạt đƣợc nhiều kết quả.
Tuy nhiên, các vấn đề về giới tính hay quan niệm về giới của ngƣời Việt đƣợc
phản ánh thì chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Kế thừa những
thành tựu nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, đề tài của chúng tôi tập trung
tìm hiểu vấn đề giới và quan niệm về giới của ngƣời Việt Nam trong thành
ngữ tiếng Việt.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo sát, tập hợp các thành ngữ có liên quan đến giới tính,
khóa luận nhằm chỉ ra đặc điếm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ này. Từ đó,
thấy đƣợc quan niệm về giới của ngƣời Việt thông qua thành ngữ tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ mà chúng tôi đƣa ra trong luận văn này là:

5


- Tồng hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu.
- Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ liên quan đến giới tính
trong tiếng Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc trƣng ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ tiếng Việt liên quan đến giới
tính
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngữ liệu đƣợc khảo sát trong cuốn Từ điển Thành ngữ tiếng Việt của
Nguyễn Lực – Lƣơng Văn Đang
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp thống kê, phân loại
 Phƣơng pháp phân tích
 Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu
 Phƣơng pháp tổng hợp
5. Đóng góp
6. Bố cục
Khóa luận của chúng tôi gồm 2 chƣơng và phần phụ lục nhƣ sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Miêu tả ngữ nghĩa nhóm thành ngữ liên quan đến giới tính
trong thành ngữ tiếng Việt

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái quát về thành ngữ
1.1.1. Khái niệm
Thành ngữ là đối tƣợng đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và
đƣa ra những khái niệm khác nhau, theo những hƣớng nhìn và khía cạnh khác
nhau.
Hoàng Văn Hành cho rằng: “ Theo cách hiểu thông thường nhất thì
thành ngữ là một loại từ cố định bền vững về hình thái, cấu trúc, hoàn chỉnh,
bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày đặc biệt
trong khẩu ngữ”.
Ví dụ: Lẩn như chạch, Nằm gai nếm mật, Tham vàng bỏ ngãi, Đầu cua
tai ngheo
Sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu chủ yếu thể hiện ở điểm nhấn trong
từng quan niệm về cấu trúc hình thức, đặc tính ngữ nghĩa hoặc chức năng
của thành ngữ. Không tham vọng xây dựng một khái niệm mới về thành
ngữ, khóa luận này chúng tôi chỉ muốn thể hiện một hƣớng nghiên cứu về
thành ngữ xuất phát từ ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên chúng. Chính vì
vậy, chúng tôi chọn một cách hiểu thông thƣờng rút ra từ quan niệm của các
nhà Việt ngữ học, cụ thể chúng tôi coi: “ Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố
định bền vững về hình thái cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, thành
ngữ là đơn vị có sẵn và đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng với từ trong giao tiếp

ngôn ngữ”.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Đặc điểm kết cấu

7


Thành ngữ là cụm từ có tính cố định, chặt chẽ. Chính nhờ có tính chất
chặt chẽ, cố định mà thành ngữ đƣợc dùng tƣơng đƣơng nhƣ từ. Tuy nhiên,
tính cố định, ổn định và bền vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ không
phải là bất biến, bất di bất dịch. Nghĩa là trong hoạt động giao tiếp, ngƣời ta
vẫn chấp nhận việc sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt. Hai đặc
tính trên của thành ngữ không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau mà có tác dụng bổ
sung cho nhau. Chính điều này khiến cho kho tàng thành ngữ ngày càng đƣợc
mở rộng, phong phú hơn do xuát hiện nhiều biến thể của một thành ngữ. Thí
dụ, thƣờng nói cứng đầu cứng cổ, chứ không nói hoặc rất ít nói cứng cố cứng
đầu, hoặc tai to mặt lớn, không nói hoặc ít nói mặt lớn tai to
1.1.2.2. Điểm điểm ngữ nghĩa
Đặc trƣng nối bật về nghĩa của thành ngữ là tính hoàn chỉnh, bóng bẩy
và tính gợi cảm cao. Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen của các
yếu tố cấu thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối. Nghĩa này đƣợc
suy ra từ nghĩa của các yếu tố cấu thành.
Chẳng hạn thành ngữ Kén cá chọn canh không có nghĩa là kén chọn cá
ngon, canh ngọt trong ăn uống mà dùng để chỉ ngƣời phụ nữ kén chọn chồng
quá kĩ do cầu kỳ hoặc khó tính.
1.1.3. Phân loại
Khi phân loại thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học thƣờng dựa
vào những tiêu chí sau: chức năng, ngữ nghĩa, hình thức.
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi lựa chọn cách phân loại dựa vào
kết quả phân loại của Hoàng Văn Hành. Theo ông, thành ngữ đƣợc chia ra

làm 2 loại lớn:
+ Thành ngữ so sánh
+ Thành ngữ đối
Nếu căn cứ vào đặc điểm “có hay không tính đối xứng trong cấu trúc,
lại có thể chia thành ngữ ra làm hai tiểu loại là:
+ Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

8


+ Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng
1.1.3.1. Thành ngữ so sánh
Thành ngữ so sánh là một cụm từ bền vững, đƣợc hình thành từ phép so
sánh và thƣờng có nghĩa biểu trƣng. Ví dụ: Ăn ở như bát nước đầy, Chắc như
cua gạch, Dai như đỉa đói, Gắt như mắm tôm, Len lét như rắn mồng năm,
Khép nép như dâu mới về nhà chồng, Lừ đừ như ông từ vào đền
Trong phép so sánh thông thƣờng thì việc so sánh một sự vật này với
sự vật kia chỉ thực hiện đƣợc khi giữa hai sự vật này phải có một đặc điểm,
thuộc tính nào đó đƣợc coi là tƣơng đồng. Nếu trong phép so sánh hai sự vật
đƣợc đem ra so sánh bao giờ cũng phải thuộc cùng một phạm trù (chẳng hạn,
Nam cao bằng Hải, Ngôi nhà này đẹp hơn ngôi nhà kia), thì trong phép so
sánh nghệ thuật, các sự vật, hiện tƣợng đƣợc đem ra so sánh lại không cùng
một phạm trù. Các đặc điểm, thuộc tính đƣợc dùng làm căn cứ so sánh giữa
các sự vật hiện tƣợng... chỉ có tính chất tƣơng đối, lâm thời. Chính “đặc điểm
này cho phép so sánh trong nghệ thuật có tính bất ngờ và tính hình tƣợng”.
Theo lí giải của Hoàng Văn Hành, cấu trúc lôgic của phép so sánh
là: At1 nhƣ Bt2, trong đó t1 là thuộc tính của A, t2 là thuộc tính của B. Cấu
trúc lôgic này làm cơ sở cho cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh. Theo ông,
giữa hai cấu trúc này không có tƣơng ứng hoàn toàn về thành tố. Trong cấu
trúc ngôn ngữ của phép so sánh, t2 không bao giờ xuất hiện dƣới dạng hiển

ngôn. Do đó, mẫu tổng quát của cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh là At
nhƣ B với 4 dạng cụ thể nhƣ sau:
– At nhƣ B
– A nhƣ B
– t nhƣ B
– Nhƣ B
"Trong thành ngữ so sánh, thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái
so sánh [có thể gọi là cấu trúc so sánh (như B)] là bộ phận bắt buộc và ổn định
trên cấu trúc bề mặt cũng nhƣ cấu trúc sâu. Nếu phá vỡ cấu trúc so sánh thì sẽ
không còn thành ngữ so sánh nữa". Do tính chất bắt buộc và ổn định nhƣ vậy

9


nên việc lựa chọn từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh, theo ý kiến
của Hoàng Văn Hành, là "mang tính dân tộc sâu sắc". Trong tiếng Việt, các từ
ngữ biểu thị quan hệ so sánh khá đa dạng: như, như thế, như thể là, tày, tựa,
tựa như, bằng, là, như là, hơn..., nhƣng trong thành ngữ so sánh
thì như và tày đƣợc dùng nhiều hơn cả
1.1.3.2. Thành ngữ đối
 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng
Thành ngữ đối là bộ phận quan trọng trong vốn thành ngữ của bất kỳ
một ngôn ngữ nào đó. Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đối là
tính chất đối ứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ.
Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ Hoàng Văn Hành đã khái
quát đặc điểm cơ bản của thành ngữ đối đƣợc xây dựng qua hai bậc – bậc đối
ý và bậc đối lời. Đối ý là bậc đối ứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về
mặt ý.
Ví dụ: Thành ngữ Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Thành ngữ gồm
hai vế có quan hệ đối ứng (đời cha đối với đời con, ăn mặn đối với khát

nƣớc). Ý nghĩa của thành ngữ này là: đời cha đã hƣởng nhiều, hƣởng hết,
hƣởng quá phần đƣợc hƣởng thì đời con phải chịu nhiều thiếu thốn, chịu
nhiều thiệt thòi. Nhƣ vậy, nghĩa của thành ngữ đối đƣợc xác lập chính là nhờ
vào bậc đối ý này.
Đối lời là quan hệ đối xứng giữa các yếu tố then cài trong hai vế của
thành ngữ. Trong thành ngữ Mẹ tròn con vuông, sở dĩ ta nhận thấy quan hệ
đối ý (sau khi sinh) mẹ khỏe khoắn, vẹn toàn, con lành lặn kháu khỉnh là nhờ
có quan hệ đối ứng giữa các yếu tố mẹ với con, tròn với vuông.
Các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại, tức
có cùng một thuộc tính ngữ pháp.

10


Nếu xét một cách tổng hòa đặc trƣng ngữ pháp ngữ nghĩa thì thấy giữa
hai vế của các thành ngữ có hai kiểu quan hệ khác nhau, đó là quan hệ đẳng
kết và quan hệ phi đẳng kết.
 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng
Về mặt cấu trúc, chúng không có tính đối xứng, do đƣợc cấu tạo giống
hệt nhƣ những cấu trúc ngữ pháp bình thƣờng (nên còn gọi là thành ngữ
thƣờng). Hai là, chúng đƣợc tạo nghĩa chủ yếu bằng con đƣờng ẩn dụ hóa.
Nếu đi sâu hơn nữa về mặt cấu trúc, thì trên đại thể có thể thấy những thành
ngữ đang xét đƣợc cấu tạo theo hai kiểu kết cấu phổ biến:
 Những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm
 Những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm
Nói đến những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm chính là nói đến
những kết cấu danh ngữ, đồng ngữ và tính ngữ, còn kết cấu ngữ pháp có hai
trung tâm chính là những kết cấu chủ - vị.
1.1.4. Nhận diện thành ngữ (trong sự so sánh với từ ghép, quán ngữ, tục
ngữ)

1.1.4.1. Phân biệt thành ngữ với từ ghép
Về điểm giống nhau: cả thành ngữ và từ ghép đều là những đơn vị
ngôn ngữ để tạo câu.
Về điểm khác nhau:
Thành ngữ là những cụm từ mang ý ngĩa cố định về hình thái – cấu
trúc còn từ ghép là các từ mà các tổ từ đều có nghĩa.
Thành ngữ, có chức năng định danh tuy nhiên thành ngữ và từ ghép
đƣợc phân biệt bởi phạm vi rộng hẹp và mức độ nông sâu trong nội dung ý
nghĩa của chúng. Các từ ghép chỉ nêu lên khái niệm chung về sự vật, hoạt

11


động, tính chất hoặc trạng thái (nhà cửa, áo dài) thì thành ngữ lại hàm chứa
một nội dung lớn hơn và sâu sắc hơn bởi thành ngữ nêu rõ những sự vật và
những hoạt động ấy nhƣ thế nào, những tính chất hoặc những trạng thái ấy
đến mức nào : Treo đầu dê bán thịt chó (chỉ những kẻ làm ăn giả dối, bề
ngoài thì giới thiệu, đƣa ra cái thật, cái tốt, cái ngon (dê) nhƣng khi trao
bán thì cho ngƣời ta thì bên trong đã đánh tráo thay bằng những thứ kém
giá trị không còn giống nhƣ lúc giới thiệu (chó) để nhằm mục đích kiếm lợi
cho bản thân).
Chức năng định danh của từ ghép là chức năng đơn giản, còn thành ngữ
là chức năng phức hợp. Điều đó dẫn đến mức độ phức tạp trong mối quan hệ
ngữ pháp giữa các thành tố tạo nên các đơn vị của thành ngữ cao hơn so với
từ ghép và mức độ nhận biết giữa từ ghép và thành ngữ không mấy khó khăn.
1.1.4.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Quán ngữ là những cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn
từ thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đƣa đẩy, rào đón
để nhấn mạnh hoặc liên kết trong diễn từ và nghĩa của chúng là nghĩa suy trực
tiếp từ ý nghĩa của các từ vị tạo ra nó.

Ví dụ: Nói thật mất lòng, Khí không phải, Nói tóm lại,...
Về mặt cấu trúc, quán ngữ không đƣợc ổn định nhƣ thành ngữ vì thật
ra, quán ngữ thiên về cụm từ tự do, chẳng qua do nội dung biểu thị của
chúng đƣợc ngƣời ta thƣờng xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc
của chúng cũng tự nhiên ổn định và rồi lâu dần trở thành một đơn vị có sẵn
mà thôi. Vì vậy nghĩa của chúng hoàn toàn hiểu theo nghĩa thực của những
đơn vị cấu tạo nên quán ngữ. Còn thành ngữ là những cụm từ cố định có
nghĩa hình tƣợng tổng quát không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các đơn vị
tạo ra nó. Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tƣợng chung,
trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen và những đơn vị mang

12


nghĩa hình tƣợng bộ phận có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ
nghĩa đen nhƣ Treo đầu dê bán thịt chó, Trắng như trứng gà bóc,...
1.1.4.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ tuy có một số nét tƣơng đồng có thể chuyển hóa
lẫn nhau, nhƣng về bản chất là khác nhau, xét về cả hình thái cấu trúc cũng
nhƣ về mặt ngữ nghĩa, nội dung biểu đạt và chức năng của chúng trong giao
tiếp xã hội. Những điểm đồng nhất và dị biệt ấy có thể tóm tắt bằng lƣợc đồ
sau đây:
Những đặc trƣng dùng
làm tiêu chí nhận diện

Thành ngữ

Tục ngữ

1. Đặc trƣng về hình thái

cấu trúc, có vần điệu, có
đối điệp

Tổ hợp từ cố định

Câu (phát ngôn) cố
định (cả đơn và phức),
quan hệ cú pháp

(hoặc kết cấu chủ vị),
quan hệ hình thái

2. Chức năng biểu hiện
nghĩa định danh

Định danh sự vật, hiện
tƣợng, quá trình…

Định danh sự tình, sự
kiện, trạng huống)

3. Chức năng biểu hiện
hình thái nhận thức

Biểu thị khái niệm bằng
hình ảnh biểu trƣng

Biểu thị phán đoán
bằng hình tƣợng biểu
trƣng


4. Đặc trƣng ngữ nghĩa

Hai tầng ý nghĩa đƣợc
tạo ra bằng phƣơng thức
so sánh và ẩn dụ hóa

Hai tầng ý nghĩa đƣợc
tạo ra bằng phƣơng
thức so sánh và ẩn dụ
hóa

1.1.5. Quan niệm về giới trong xã hội Việt Nam truyền thống
Năm tháng đi qua hằn in trên từng trang sách là những chiến công lịch
sử những vết tích của chiến tranh thế hệ ngƣời Việt Nam. Ngƣời ra chiến
trƣờng ngƣời, ngƣời đảm nhận việc trong nhà làm chỗ dựa vững chắc cho
ngƣời ra đi. Mỗi giới đều gánh trên vai trách nhiệm của mình, không ai là

13


không phấn đấu vì một sự nghiệp nào đó. Có khi họ cùng giống nhau ở mục
đích nhƣng thời xƣa cũng nhƣ thời nay có những quan niệm khác nhau về
giới.
Từ xƣa tới nay, trong truyền thống phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và
đang luôn chứng minh sự hiện diện của phụ nữ trong các vai trò quan trọng
trong xã hội. Lịch sử và dân tộc đã ghi nhận vai trò tích cực khả năng và cống
hiến to lớn của ngƣời phụ nữ cổ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ
nƣớc trên mọi lĩnh vực. Song ách thống trị về mặt giai cấp của các thế lực

phong kiến kéo dài hàng nghìn năm chất nặng lên đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân Việt Nam, của ngƣời phụ nữ Việt Nam.
Chế độ phong kiến tập trung quyền hành vào ông Vua để thống trị nhân
dân, và trong gia đình thì quyền hành tập trung vào ngƣời đàn ông gia trƣởng
đề áp bức phụ nữ. Trong sách Bình Hồ gia huấn có câu: “Gái trong cửa kín
như bưng, Khác nào chim chích vào rừng biết chi”
Từ Luật Hồng Đức đến Luật Gia Long là quá trình phát triển ngày càng
phản động của chế độ phong kiến đối với phụ nữ. Những cực hình, chỉ áp
dụng riêng đối với phu nữ: thả bè trôi sông, gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voi
giày...
Đến tuổi lấy chồng, ngƣời con gái không có quyền đƣợc lựa chọn
ngƣời chồng. Với tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và với lệ thách cƣới
ngƣời con gái trở thành một vật trao đổi mua bán.
Một khi việc “gả bán” đã xong, ngƣời con gái rời nhà cha mẹ, sống
cuộc đời “xuất giá tòng phu”, ngƣời vợ không còn giữ đƣợc địa vị tƣơng xứng
với vai trò của mình trong gia đình, trái lại còn bị ngƣợc đãi đủ điều.
Suốt đời họ phải chịu những hậu quả tai hại về thể xác và tinh thần. Và,
với quan niệm “ trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”,

14


những ngƣời phụ nữ nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ).
suốt đời chìm đấm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau nhiều khi
chỉ vì những chuyện rất vụn vặt.
Ngƣời phụ nữ chỉ quẩn quanh với công việc trong nhà. Khi ngƣời
chồng chết, ngƣời phụ nữ mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng
ngƣời con trai..
Phần lớn, phụ nữ Việt Nam thời xƣa không đƣợc coi trọng, không có
đƣợc địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất

công, tƣ tƣởng Trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, Nam ngoại nữ nội).
Ngƣời phụ nữ không có đƣợc một cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển
của xã hội
Đối với nam giới, quan niệm truyền thống của ngƣời Việt xƣa, họ phải
có một địa vị nhất định trong xã hội, có công danh sự nghiệp để lãnh đạo xã
hội. Con đƣờng mà họ lựa chọn là học hành thi cử và đỗ đạt để khắc tên mình
vào Bia đá bảng vàng, ghi tên mình vào trong sử sách. Trong lịch sử loài
ngƣời, trải qua chế độ mẫu hệ, hầu hết các nền văn hóa theo chế độ phụ hệ,
với sự đề cao các quyền lợi của nam giới. Theo đó, nam giới luôn là những
ngƣời lãnh đạo bộ tộc, bộ lạc, quốc gia và mọi của cải đều truyền cho con trai
với ý nghĩa Quyền huynh thế phụ. Quan niệm thời xƣa cũng nhấn mạnh thêm
vai trò thống trị tuyệt đối của nam giới Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
Trong gia đình họ còn là những ngƣời trụ cột để sao cho xứng đáng là ngƣời
chồng, ngƣời cha có trách nhiệm.
Tiểu kết
Nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng. Nó vừa là đơn vị ngôn ngữ vừa là đơn vị văn hóa. Thành ngữ
là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, ổn định, cố định và có nghĩa
bóng bẩy, nghĩa biểu trƣng.

15


Thành ngữ do ngƣời Việt tự sáng tạo phản ánh đời sống văn hóa, tinh
thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của ngƣời Việt. Tính
chất của thành ngữ thể hiện ở các phƣơng diện ngữ âm, ngữ nghĩa, màu sắc
phong cách và cấu trúc.

16



CHƢƠNG 2
MIÊU TẢ NGỮ NGHĨA NHÓM THÀNH NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI
TÍNH TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
2.1. Kết quả thống kê
2.1.1. Tiêu chí thống kê
Chúng tôi lấy những đặc điểm sau làm tiêu chí thống kê nhóm thành
ngữ này:
 Thành ngữ miêu tả đặc điểm hình thức của mỗi giới bao gồm: trang
phục, ngoại hình
 Thành ngữ miêu tả vai trò xã hội, sự nghiệp, công việc của mỗi giới
 Thành ngữ miêu tả vai trò của mỗi giới trong gia đình
 Thành ngữ miêu tả đặc điểm tính cách, phẩm chất của mỗi giới
 Thành ngữ miêu tả thói hƣ của mỗi giới.
2.1.2. Kết quả thống kê phân loại
Tổng số thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính trong thành ngữ
Tiếng Việt mà chúng tôi thống kê đƣợc là 368 thành ngữ
Số lƣợng

Nghĩa biểu trƣng
Nam

Nữ

Chung cho cả 2 giới

Miêu tả hình thức của mỗi giới

47


33

11

Miêu tả đặc điểm tính cách, phẩm
chất

16

42

13

Miêu tả vai trò xã hội, sự nghiệp,
công việc của mỗi giới

26

13

2

Miêu tả vai trò của mỗi giới trong gia

45

25

1


17


đình
Miêu tả thói hƣ tật xấu của mỗi giới

18

55

21

Tỏng cộng

152

168

48

2.1.3. Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê
Theo kết quả thống kê trên, tổng số lƣợng thành ngữ liên quan tới sự
phân chia giới tính chiếm khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt và tổng số là
368 thành ngữ. Có những dấu hiệu riêng để nhận ra thành ngữ nào dùng cho
nam giới và thành ngữ nào chỉ nữ giới. Đó là những từ ngữ nhƣ ông, bà, trai
gái, nam, nữ, thầy, chú, thằng, con…
Qua đó ta thấy đƣợc quan niệm về giới của ngƣời Việt Nam, mỗi giới
lại có những đặc điểm riêng, có những vai trò riêng của mình để có thể tồn tại
và hòa nhập vào với xã hội. Cũng thông qua nhóm thành ngữ này mà ta có thể
nhìn nhận con ngƣời trong xã hội đƣợc đánh giá nhƣ thế nào và liệu có “sự kì

thị giới tính” hay không? Điển hình nhƣ thành ngữ Trọng nam khinh nữ.
Và trên tất cả, thành ngữ tiếng Việt đã thể hiện tƣ duy của ngƣời Việt so
với các dân tộc khác. Đó là giá trị văn hóa dân tộc đặc trƣng đƣợc cộng đồng giữ
gìn cho tới muôn đời sau.
2.2. Miêu tả ngữ nghĩa nhóm thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính
2.2.1. Thành ngữ miêu tả hình ngoại hình của mỗi giới
Tổng số thành ngữ miêu tả đặc điểm hình ngoại hình của mỗi giới là
91 thành ngữ.
Trang phục là dấu hiệu để nhận diện giới. Mỗi giới có kiểu trang phục
riêng, phản ánh đặc thù của giới mình.
Đối với nam, những ngƣời có cuộc sống dƣ giả lại có những bộ trang
phục riêng và để khái quát có thành ngữ Quần là áo lƣợt. Để hiểu thành ngữ

18


Quần là áo lượt, trƣớc hết phải phát hiện ra quan hệ đối ý trong thành ngữ
này quần là là quần bằng là, áo lượt là áo bằng lƣợt. Từ đó suy ra ý toàn
thành ngữ nghĩa chỉ quần áo chỉnh tề, sang trọng cách ăn mặc, tả cảnh giàu
sang của các thanh niên thời xƣa.
Người giàu má đỏ, mày xanh
Quần là áo lượt đua tranh trên đường
Trang phục nghi lễ, lễ hội cũng mang một màu sắc riêng tiêu biểu:
Khăn đóng áo dài, Áo the khăn xếp. Khăn xếp hay khăn đóng là loại khăn đội
đầu của đàn ông thời trƣớc, thƣờng màu đen đƣợc đóng sẵn thành nếp, xếp
vòng tròn, không che kín đỉnh đầu. Còn áo dài là loại trang phục truyền thống
của ngƣời Việt Nam che thân từ cổ đến quá đầu gối. Trƣớc đây, áo dài thƣờng
đƣợc mặc chung với nón quai thao, nón lá đối với nữ hay khăn đóng đối với
nam. Nghĩa của thành ngữ này chỉ sự ăn mặc chỉnh tề chững trạc, trang trọng
các nghi lễ toát lên nét đẹp hình thức của cộng đồng ngƣời Việt.

Trang phục ở từng vùng miền cũng có sự khác nhau nhƣng trang phục
của ngƣời Việt trƣớc đây nói chung là giản dị và kín đáo. Đàn ông Việt mặc
áo cánh nâu, quần trắng, đầu vấn khăn, chân đi guốc mộc hoặc guốc sơn. Bộ
lễ phục có thêm áo dài đen bằng vải hoặc bằng the, đầu đội khăn xếp. Đó là
bộ “quốc phục” của ngƣời nam giới Việt, những trang phục này còn đƣợc giữ
gìn cho tới ngày hôm nay. Ai cũng biết quốc phục là nét văn hóa biểu trƣng
mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc, dẫu dƣới con mắt của mỗi ngƣời có thể
đẹp hay chƣa đẹp nhƣng đối với dân tộc đó nó nhất định là đẹp, vì là biểu
trƣng cao quý của dân tộc mình. Riêng bộ áo dài và chiếc khăn đóng, đàn ông
nƣớc ta rất coi trọng và coi là quốc phục. Cách thức trang phục của ngƣời
Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân tố chính của môi trƣờng tự
nhiên hoặc có nguồn gốc từ môi trƣờng tự nhiên đó là khí hậu nóng bức của
vùng nhiệt đới và công việc lao động nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Trang phục

19


×