Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Những biến đổi trong văn hóa vật chất của người Mường ở xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy Tỉnh Thanh Hóa trong xu thế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 95 trang )

LỜI CẢM ƠN
quyền địa phương nơi em làm đề tài nghiên cứu cùng với những người
dân
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ quan chính quyền, nhân dân
xã Cẩm Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc nghiên cứu tại cơ sở
được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÂN
TỘC MƢỜNG XÃ CẨM CHÂU HUYỆN CẨM THỦY TỈNH
THANH HÓA ........................................................................................................ 9
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm. ........................................................................ 9
1.1.1. Văn hóa. ........................................................................................................ 9
1.1.2. Định nghĩa vật chất và văn hóa vật chất. ...................................................... 13
1.1.3. Biến đổi văn hóa............................................................................................ 13
1.2. Khái quát về địa bàn cư trú và dân tộc Mường ở xã Cẩm Châu huyện
Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa. ..................................................................................... 15
1.2.1. Địa bàn cư trú. .............................................................................................. 15
1.2.2. Khái quát về cộng đồng dân tộc Mường xã Cẩm Châu huyện
Cẩm Thủy. ............................................................................................................... 18
Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở XÃ
CẨM CHÂU HUYỆN CẨM THỦY TỈNH THANH HÓA............................... 26
2.1. Nhà ở truyền thống. .......................................................................................... 26
2.1.1. Quy trình tạo ra ngôi nhà sàn truyền thống. ....................................................... 27
2.1.2. Một số nghi thức cầu cúng và kiêng kỵ khi làm nhà. .................................... 33


2.2. Trang phục truyền thống. ................................................................................. 35
2.2.1. Quy trình làm trang phục. ............................................................................. 35
2.2.2. Trang phục phụ nữ. ....................................................................................... 37
2.2.3. Trang phục nam giới. .................................................................................... 41
2.2.4. Trang phục trẻ em. ........................................................................................ 43
2.2.5. Trang phục thầy mo. ..................................................................................... 43
2.3. Ẩm thực Mường. .............................................................................................. 44
2.3.1 Đồ ăn. ............................................................................................................. 44
2.3.2. Đồ uống. ........................................................................................................ 49
2.3.3. Đồ hút. ........................................................................................................... 50
2.4. Phương tiện vận chuyển và các công cụ lao động. .......................................... 51

2


2.4.1. Phương tiện vân chuyển. ............................................................................... 51
2.4.2. Các công cụ lao động.................................................................................... 51
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 52
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƢỜI MƢỜNG XÃ CẨM CHÂU .................................................................... 53
3.1. Những biến đổi trong văn hóa vật chất của người Mường hiện nay. .......................53
3.1.1. Nhà cửa. ....................................................................................................... 54
3.1.2. Trang phục. ................................................................................................... 58
3.1.3. Ẩm thực ......................................................................................................... 61
3.1.4. Phương tiện vận chuyển và các công cụ lao động. ....................................... 64
3.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong văn hóa vật chất của người
Mường hiện nay. ..................................................................................................... 66
3.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của nhà cửa. ................................... 67
3.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong trang phục truyền thống...............71

3.2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi văn hóa ẩm thực. ............................. 76
3.2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến phương tiện vận chuyển và công cụ lao
động. ........................................................................................................................ 77
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật chất
truyền thống của người Mường xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh
Hóa. ......................................................................................................................... 78
3.3.1. Đối với nhà sàn truyền thống. ....................................................................... 79
3.3.2. Đối với trang phục. ....................................................................................... 80
3.3.3. Ẩm thực ......................................................................................................... 82
3.3.4. phương tiện vận chuyển và công cụ lao động. .............................................. 83
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 86
DANH SÁCH NGƢỜI CUNG CẤP THÔNGT IN ........................................... 88
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 86

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Văn hóa là một trong những thành tố quan trọng giúp ta hiểu và phân
biệt được giữa dân tộc này với dân tộc khác, các dân tộc có thể sử dụng cùng
ngôn ngữ, có thể có chung một hình thái xã hội cũng có thể có chung các
hoạt động hình thức phát triển kinh tế nhưng họ sẽ có sự khác nhau về văn
hóa. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng mà khi nhìn vào đó ta có thể
phân biệt được đây là dân tộc nào.
Khi nghiên cứu về văn hóa của một dân tộc người ta thường chia văn
hóa dân tộc đó thành hai yếu tố: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn
hóa tinh thần bao gồm các yếu tố như ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo tín

ngưỡng, ca dao dân ca, các nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người như đám
cưới, tang ma…văn hóa vật chất gồm có nhà cửa, trang phục, ẩm thực,
phương tiện đi lại và công cụ lao động.
Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội trong nước và
khu vực cũng như trên thế giới cùng với quá trình hội nhập mở rộng giao lưu
về kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền trong nước, với các nước trong khu
vực và thế giới đang tác động mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống của tất cả
các dân tộc sinh sống ở nước ta cùng với các yếu tố chủ quan đã và đang làm
cho văn hóa truyền thống bị biến đổi nhanh chóng, dần dần mai một. Đặc biệt
là các yếu tố trong văn hóa vật chất.
Trên địa bàn xã Cẩm Châu có tất cả 4 dân tộc cùng chung sống xen lẫn
vào nhau, điều đó tạo ra sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc diễn ra
dễ ràng và nhanh chóng hơn. Trước bối cảnh đó văn hóa của cộng đồng dân
tộc Mường trên địa bàn xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy đang bị tác động
mạnh mẽ cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Đặc biệt là sự biến đổi
nhanh chóng của đời sống văn hóa vật chất của người Mường nơi đây. Do khả

4


năng còn nhiều hạn chế cùng với việc chưa có một đề tài nào viết về biến đổi
về trong văn hóa vật chất của dân tộc Mường tại địa bàn xã Cẩm Châu, em
quyết định chọn vấn đề: “Những biến đổi trong văn hóa vật chất của người
Mường ở xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy – Tỉnh Thanh Hóa trong xu thế
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu bảo vệ khóa luận tốt nghiệp năm thứ 4 của
mình với mong muốn thông qua việc nghiên cứu em có thể làm bật được vấn
đề biến đổi về văn hóa vật chất của người Mường giữa cái truyền thống và cái
hiện đại như thế nào, tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi để đưa ra một số giải
pháp với mong muốn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của cộng đồng dân tộc Mường trong giai đoạn hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Liên quan đến văn hóa Mường hiện nay ở nước ta có rất nhiều sách
nghiên cứu như:
+ Đẻ đất đẻ nước – sử thi dân gian Mường, NXB văn hóa dân tộc,
Hà Nội, 1976.
+ Nguyễn Hải, Tản mạn văn hóa Mường, NXB thông tin và truyền
thông, 2012.
+ Vũ Ngọc Khánh, Văn hóa bản Mường Việt Nam, NXB Đà Nẵng,
thang 10 – 2011.
+ Bùi Thiện, Văn hóa dân gian Mường, NXB văn hóa dân tộc, 2010.
+ Bùi Huy Vọng, Tang lễ cổ truyền người Mường, NXB đại hộc quốc
gia Hà Nội, 2010.
+ Giáo sư Nguyễn Từ Chi, Hoa văn Mường, NXB văn hóa dân tộc, 1978.

+ Vương Anh, Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa, trong sách Kỷ
yếu Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân
tộc Hòa Bình xuất bản, 1995…vv.

5


Nhìn chung tất cả cuốn sách nêu trên đều chứa đựng những nội dung
liên quan đến đời sống văn hóa của dân tộc Mường, trong đó đề cập đến các
vấn đề cơ bản như:
- Khái quát về nguồn gốc, tên gọi, địa bàn cư trú của dân tộc Mường.
- Đề cập đến đời sống văn hóa vật chất cũng như đời sống văn hóa tinh
thần của dân tộc Mường.
- Có những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về một hoặc một số lĩnh
vực trong văn hóa Mường như: Trong tang ma, ẩm thực, nghệ thuật dân gian
Mường, trang phục Mường, nhà ở…vv, từ đó khẳng định giá trị, vai trò, vị trí

của văn hóa Mường trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu khoa học về văn hóa
Mường:
+ Hà Văn Linh, Tổ chức xã hội cổ truyền và những biến đổi của nó ở
người Mường Thanh Sơn – Phú Thọ, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, viện
dân tộc học, Hà Nội, 2005.
+ Mai Văn Tùng, Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài
nguyên thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thành huyện Cẩm Thủy
tỉnh Thanh Hóa, luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2005.
+ Nam Phong, giữ gìn nét văn hóa Mường, tháng 3/ 2013.

+ Mai Thị Hồng Hải, Người Mường ở Thanh Hóa và mối quan hệ
Việt – Mường, tạp chí khoa học đại học quốc gia Hà Nội, khoa học xã hội và
nhân văn.
Những bài nghiên cứu hay những bài viết kể trên đều nghiên cứu ở một
khía cạnh nào đó về dân tộc Mường trong một không gian và địa điểm riêng.
Ngoài việc nêu khái quát chung nhất về nguồn gốc, tên gọi, hình thái xã hội,
các hoạt động kinh tế…vv, những bài viết trên còn đề cập đến vấn đề biến

6


đổi trong đời sống văn hóa, xã hội của dân tộc Mường hiện nay, đề cập đến
vấn đề tài nguyên, vấn đề gìn giữu văn hóa truyền thống của dân tộc
Mường…vv. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một bài viết hay bài nghiên
cứu nào viết về biến đổi văn hóa vật chất của dân tộc Mường trong xu thế
hiện nay trên địa bàn xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vì thế
em xin chọn nội dung này làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục Đích Và Nhiệm Vụ Nghiên Cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu về văn hóa vật chất truyền thống và văn hóa vật chất trong xu
hướng phát triển hiện nay của người Mường tại xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy
tỉnh Thanh Hóa để từ đó thấy được sự biến đổi trong văn hóa vật chất, cũng
thoong qua đó đề tài sẽ nêu lên một số giải pháp nhằm bảo tồn phát huy những
giá trị văn hóa vật chất của người Mường tại xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Để đạt được mục đích trên đề tai cần làm rõ các vấn đề sau:
- Khái niệm văn hóa và khái niệm văn hóa vật chất.
- Văn hóa vật chất truyền thống của người Mường tại xã Cẩm Châu
huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.
- Khái niệm về sự biến đổi.
- Sự biến đổi trong văn hóa vật chất của người Mường trong xu thế
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những biến đổi văn hóa vật chất
của người Mường trong giai đoạn hiện nay.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Văn hóa vật chất của cộng đồng dân tộc Mường tại xã Cẩm Châu
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể:
+ Phương pháp điền dã dân tộc học.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp thống kê mô tả.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được kết cấu
thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung và khái quát về dân tộc Mường xã Cẩm
Châu, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Chƣơng 2: : Văn hóa vật chất của người Mường xã Cẩm Châu huyện Cẩm
Thủy tỉnh Thanh Hóa
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa
vật chất truyền thống của người Mường xã Cẩm Châu.

8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ
DÂN TỘC MƢỜNG XÃ CẨM CHÂU HUYỆN CẨM THỦY
TỈNH THANH HÓA
1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm.
1.1.1. Văn hóa.
1.1.1.1. Thuật ngữ văn hóa trên thế giới.
Khái niệm văn hóa đầu tiên xuất hiện do F.B – Taylor (1871) nhà nhân
loại học đầu tiên của Anh đưa ra: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và cả những năng lực
thói quen mà con người đạt được trong xã hội.
Trên thê giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa như quan
điểm của các xã hội phương Tây, quan điểm của các xã hội phương Đông, triế
học Mácxít, quan điểm văn hóa của Unesco…vv.
+ Quan điểm của các xã hội Phương Tây: Ở phương tây từ “ văn hóa”
bắt nguồn từ động từ tiếng Latin “Colo” sau chuyển thành “Cultura” có nghĩa

là cày cấy và vun trồng sau này Cultura chuyển từ nghĩa đen là trồng trọt, làm
đất sang nghĩa bóng là vun trồng tinh thần, trí tuệ, cải thiện và nâng cao tập
quán, hành vi con người. Quan điểm của các nhà nghiên cứu phương tây nhấn
mạnh ba khía cạnh của văn hóa:
- Văn hóa với tư cách là sự phát triển của cá nhân trong xã hội.
- Văn hóa là cái đặc thù của mỗi xã hội với môi trường xã hội nhất định.
- Văn hóa là cái có thể hòa hợp, đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa các
môi trường văn hóa khác nhau, giữa các vùng, các quốc gia khác nhau trên
quy mô khu vực và trên thế giới.
+ Quan điểm của các xã hội Phương Đông: Ở phương đông từ văn hóa
được tách thành hai khái niệm riêng biệt đó là „văn” và “hóa”. “ văn” là màu
sắc, đường nét giao nhau, là lễ nghĩa, là sự giáo dục bằng đạo đức, là những
9


cái tốt đẹp tốt đẹp trong cuộc sống đã được đúc kết lại ở dạng ký hiệu biểu
tượng. “hóa” là sự cải biến hóa sinh, là quy luật của tạo hóa sinh sôi nảy nở,
là sự giao thác của hai sự vật dẫn tới một hoặc cả hai sự vật biến đổi, là đem
những điều đã đúc kết được hóa thân trở lại cuộc sống.
+ Văn hoá trong quan niệm triết học Mácxít, là kết quả của quá trình
biến đổi bản thân con người, với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của
con người. Văn hoá theo đó xuất hiện từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ
thực tiễn biến đổi các quan hệ qua lại giữa con người và thế giới. Văn hoá là
một quá trình cải biến con người thành chủ thể của sự vận động lịch sử, thành
một cá nhân toàn vẹn.
+ Trong Tuyên ngôn của “Hội nghị quốc tế về chính sách văn hoá” do
UNESCO tổ chức vào tháng 8 năm 1982 tại Mêhicô, văn hoá được xác định:
là tổng thể các dấu hiệu tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc biệt, xác
định tính cách của một xã hội xã hội hay một nhóm xã hội. Nó bao hàm
không chỉ cuộc sống nghệ thuật và khoa học, mà còn cả lối sống, các quyền

cơ bản của sự tồn tại nhân sinh, những hệ thống giá trị, các truyền thống và
các quan niệm…. Năm 1988, UNESCO phát động Thập kỷ thế giới phát triển
văn hoá (1988-1997), ông Federico Mayor (nguyên Tổng Giám đốc
UNESCO) đã đưa ra khái niệm: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt
động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại.
Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị,
các truyền thống, thị hiếu - đặc trưng riêng của mỗi dân tộc”.
Theo cách hiểu này, văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát,
sinh động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống, thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Đặc trưng của văn
10


hoá là mang tính nhân sinh, tính lịch sử, tính hệ thống (các kết quả sáng tạo)
và tính giá trị iên xã hội.
1.1.1.2. Một số quan điểm văn hóa ở Việt Nam.
Ở Việt Nam từ văn hóa hay khái niệm văn hóa xuất hiện khá muộn vào
khoảng đầu thế kỷ XX, trong tác phẩm “ Việt Nam văn hóa sử cương” – Đào
Duy Anh. ( Trước đó Nguyễn Trải sử dụng văn hiến để chỉ văn hóa).
+ Quan điểm của GS. Đào Duy Anh về văn hóa như sau: “ Người ta
thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân
thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt, thực ra không phải như
vậy – học thuật tư tưởng cố nhiên là trong phạm vi của văn hóa, nhưng sự
sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán
tầm thường lại là không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao?. Hai tiếng văn
hóa chẳng qua là chỉ chung cho tất cả các phương diện sinh hoạt của loài
người cho nên ta có thể nói rằng “ văn hóa tức là sinh hoạt”.
+ Quan điểm văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua định

nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày
về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa”. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Văn hóa theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là toàn bộ những
gì do con người sáng tạo ra, là “thiên nhiên thứ hai”, ở đâu có con người,
quan hệ giữa con người với con người thì ở đó có văn hoá. Bản chất của văn
hoá là có tính người và tính xã hội. Văn hoá là một thực thể sống của con
người. Người ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy và cảm thấy bằng những

11


cách khác nhau của một nền văn hoá, một thời đại văn hoá, một giá trị văn
hoá do con người tạo ra. Dù là văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần cũng
đều là sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp của con người, do con người sáng tạo
ra vì mục đích của cuộc sống.
+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng
và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra đinh nghĩa về văn
hóa như sau:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên.
+ Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần
Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và

tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình. Định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm cho phép bao quát cách tiếp
cận văn hóa, đồng thời nhận diện văn hóa trong một loạt các vấn đề có liên
quan.
Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khái niệm và cách hiểu khác
nhau về văn hóa, có thể đứng ở nhiều góc độ, phương diện để đưa ra
quan điểm về văn hóa. Mỗi xã hội đều có những quan điểm riêng chính vì
thế trải qua các thời kỳ lịch sử thuật ngữ văn hóa lại được bổ sung thêm
những nội dung mới để phù hợp với sự phát triển của nó và xã hội.

12


1.1.2. Định nghĩa vật chất và văn hóa vật chất.
1.1.2.1. Định nghĩa vật chất của Lê Nin.
“ Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
1.1.2.2. Định nghĩa về văn hóa vật chất ( vật thể).
Văn hóa vật chất: “Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu
chuẩn,... nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con
người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao
ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị...đều là đồ tạo tác”.
(định nghĩa văn hóa vật chất trong Bách khoa toàn thư).
Định nghĩa văn hóa vật chất của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong
“Khái luận về văn hóa” như sau:
“Văn hóa vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản
xuất vật chất của con người tạo ra: Đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại”.

Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại thẻ hiện đời sống
tinh thần của con người dưới hình thức vật chất. Là kết quả của sự sáng tạo
biến những vật và chất liệu thành những đồ vật có giá trị sử dụng và tính thẫm
mỹ nhằm phục vụ cuộc sống của con người.
Thông qua các định nghĩa ta có thể khẳng định các yếu tố nhà cửa,
trang phục, phương tiện đi lại, ẩm thực, công cụ lao động tồn tại trong cuộc
sống của chúng ta đều là các giá trị thuộc văn hóa vật chất.
1.1.3. Biến đổi văn hóa
1.1.3.1. Điều kiện cần và đủ để biến đổi văn hóa.
Một nền văn hóa muốn biến đổi trước tiên nó phải có điều kiện cần.

13


+ Điều kiện cần trong biến đổi văn hóa đó là môi trường sinh sống mới
và sự tiếp xúc với những nền văn hóa khác đó sẽ là những điều kiện cần yếu
dẫn đến sự biến đổi văn hóa.
+ Điều kiện đủ: Điều kiện đủ để đưa đến vay mượn và thích nghi văn
hóa là sự có mặt của những yếu tố sau đây:
+ Tinh thần khai phóng của người vay mượn.
+ Sự tự do chấp nhận cái mới lạ của người vay mượn.
+ Sự lợi ích của những gì được vay mượn học hỏi.
Văn hóa không biến đổi nếu các thành phần trong nền văn hóa đó
không có tinh thần cởi mở, không chấp nhận những cái mới lạ của nền văn
hóa khác. Mặc khác dù các thành phần chấp nhận những cái mới lạ của văn
hóa nhưng không được tự do để học hỏi, thực hiện thì văn hóa cũng không có
cơ hội thay đổi.
1.1.3.2. Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm
người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau

tạo nên sự biến đổi văn hóa của một hoặc cả hai nhóm.
Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp, tích hợp văn hóa ở
các cộng đồng dân tộc.
1.1.3.3. Biến đổi văn hóa.
Biến đổi văn hóa là sự tiếp biến văn hóa, trong đó nền văn hóa gốc (văn
hóa truyền thống) được giao lưu và tiếp thu nền văn hóa mới từ bên ngoài tác
động vào, sự tiếp nhận đó làm cho nền văn hóa gốc( truyền thống) bị biến đổi
không còn giữ nguyên được bản chất. sự biến đổi đó có thể ở một thành tố văn
hóa cũng có thể ở tất cả các thành tố văn hóa, có thể làm thay đổi hoàn toàn bản
chất của nền văn hóa truyền thống cũng có thể là ở một góc độ nào đó.

14


Biến đổi văn hóa sẽ là tất yếu nếu nó mang đầy đủ điều kiện cần và đủ.
Đặt trong xu thế phát triển hiện nay sự hòa nhập, giao lưu, học hỏi văn hóa giữa
các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ từ đó sẽ dẫn tới hai hệ quả: Một là giao lưu
học hỏi sẽ làm cho nền văn hóa trở nên phong phú, đa dạng. Hai là giao lưu học
hỏi dẫn tới việc đồng hóa về văn hóa, giữa các dân tộc sẽ không có bản sắc riêng
về văn hóa của dân tộc mình như thế văn hóa sẽ trở nên nghèo túng.
Văn hóa của cộng đồng dân tộc Mường tại xã Cẩm Châu - huyện Cẩm
Thủy – tỉnh Thanh Hóa hiện nay đang trong bối cảnh hòa nhập, giao lưu
mạnh mẽ với văn hóa của các dân tộc khác cùng sinh sống như các dân tộc:
Dao Thái, Kinh… đây là những dân tộc có nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu.
Trong quá trình giao lưu, học hỏi đang làm cho các yếu tố văn hóa
truyền thống của cộng đồng dân tộc Mường ở đây có sự biến đổi mạnh mẽ.
Đặc biệt là các thành tố trong văn hóa vật chất.
1.2. Khái quát về địa bàn cƣ trú và dân tộc Mƣờng ở xã Cẩm Châu
huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.
1.2.1. Địa bàn cư trú.

a) Đặc điểm tự nhiên.
* Vị trí địa lý: Cẩm Châu là xã thuộc Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh
Hóa. Xã Cẩm Châu nằm ở phía nam của Huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm
huyện Cẩm Thủy là 8 km2 và cách thành phố Thanh Hóa là 68km2. Cẩm Châu
có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp các xã Cẩm Thạch, Cẩm Bình và xã Cẩm Sơn huyện
Cẩm Thủy.
- Phía Đông giáp xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Nam giáp xã Cẩm Tâm huyện Cẩm Thủy và xã Đồng Thịnh,
huyện Ngọc Lặc.
- Phía Tây giáp các xã Quang Trung và Thạch Lập huyện Ngọc Lặc.

15


*Địa hình: Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc –Đông Nam, độ cao
trung bình từ 200 – 400 m, địa hình đồi núi chiếm chủ yếu.
* Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, không quá nóng, lượng mưa vừa
phải, mùa đông lạnh, tương đối khô, biên độ tương đối lớn. Nhiệt độ trung
bình tháng giêng là 15,5 - 16,0oC, tháng Bảy là 28 - 29 oC. Nhiệt độ tối thấp
tuyệt đối có thể xuống tới 2oC, tối cao tuyệt đối có thể tới 38 - 40oC. Hàng
năm có 10-15 ngày có gió Tây khô nóng. Sương muối chỉ xảy ra trung bình
vào 1 – 3 ngày trong mùa đông.
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Cẩm Châu là Tổng
diện tích tự nhiên là: 3783,34 ha. Trong đó có 2 loại đất chính là đất xám feralít
(ký hiệu AC fa). Đất hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhưng chủ yếu
là đá magma trung tính. Địa hình phổ biến là các dạng đồi thấp, đồi bát úp, tầng
dầy đất phần lớn trên 1m, độ dốc phần lớn dưới 80 và đất phù sa bão hoà bazơ
điển hình (ký hiệu Fle- h). đất được chia làm các loại sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 1348,53 ha

- Đất lâm nghiệp: 2146,65 ha.
- Đất ao hồ: 7,69 ha
- Đất phi nông nghiệp: 271,32 ha.
- Đất khác : 9,15 ha
Xã Cẩm Châu được thành lập năm 1964 trên cơ sở chia tách từ xã Cẩm
Tâm và một phần xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc.
Diện tích đất Nông trường Thống Nhất thuộc địa giới hành chính của
xã Cẩm Châu là 58,34 ha.
b) Điều kiện kinh tế xã hội.
Thành phần dân tộc: Xã Cẩm Châu có tất cả có 4 dân tộc anh em
cùng chung sống làm ăn gồm: Mường, Dao, Kinh, Hoa. Với tổng số hộ là:
1215 hộ và 5144 nhân khẩu. Trong đó: Dân tộc Mường chiếm: 59,7%;

16


Dân tộc Dao chiếm: 28,8%; Dân tộc Kinh chiếm: 11,2% ; Dân tộc Hoa
chiếm: 0,3%.
Tổng số người Mường đang sinh sống tại xã Cẩm Châu là 1831 người
(2009), chiếm số đông trong tổng số dân cư của xã là 4530 người (2009).
Cùng chung sống với cộng đồng người Mường là cộng đồng người Kinh,
người Mán và người Dao. Người Mường ở đây họ sinh sống thành từng xóm
nhỏ cùng các dân tộc khác trong làng và phân bố 9/9 thôn của xã Cẩm Châu,
tuy phân bố rộng trong toàn xã nhưng cộng đông Mường vẫn tựu thành từng
xóm để sinh sống.
Điều kiện kinh tế: Xã Cẩm Châu là vùng có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế đặc biệt là phát triển nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp:
1348,53 ha, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực như ngô, sắn, cây công
nghiệp như mía đường, cây keo, cây luồng….diện tích đất rừng 2146,65 ha
cũng là điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế rừng. Bên cạnh đó kết hợp

trồng xen canh cây lương thực để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, với
phương châm: "Lấy ngắn nuôi dài".
Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện từ cấp thôn đến xã, có tỉnh
lộ 519 và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua đây là tiềm năng lợi thế của địa
phương trong việc phát triển Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ và giao thương
với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Xã Cẩm Châu có 35,88 ha đất dành cho xây dựng công nghiệp. Trong
những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn xã có 01 Nhà
máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu, đã và đang hoạt động hiệu quả, ổn định. Đây
là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển ngành trồng rừng.

17


Xã Cẩm Châu có đội ngũ cán bộ, công chức đang từng bước được
chuẩn hoá, có tinh thần đoàn kết nội bộ cao. Tình hình trật tự an toàn xã hội
luôn được giữ vững ổn định. Các tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu đang từng
bước được loại bỏ. Đây là một nhân tố quan trọng để đưa xã Cẩm Châu phát
triển đi lên đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay.
Ngoài ra vùng còn có các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đó là
các núi đá vôi.
1.2.2. Khái quát về cộng đồng dân tộc Mường xã Cẩm Châu huyện
Cẩm Thủy.
1.2.2.1. Lịch sử hình thành cộng đồng Mường tại xã Cẩm Châu huyện
Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Cộng đồng người Mường ở Cẩm Châu có nguồn gốc từ nhánh Mường
trong(theo quan niệm của đồng bào là Mường gốc), được xuất xứ từ Mường
Ống , huyện Bá Thước ngày nay. Theo truyện kể của những người già trong
xã thì người Mường bắt đầu di cư đến đây sau nạn đói khủng khiếp mọi người

buộc phải bỏ làng để đi tìm cái ăn và dòng họ Bùi là dòng họ đầu tiên đặt
chân tới đây, thấy đất đai ở đây cây cối tươi tốt đồi núi thì rộng lớn nên họ
Bùi đã quyết định dừng lại đây dựng nhà phát rẫy làm nương họ Bùi sống tập
trung thành một làng cuộc sống của họ dần dần no đủ vì thế họ đặt tên làng
là Làng Ấm ( mong cuộc sống luôn ấm no, dư dã không phải đói rét). Tiếp đó
là cuộc di cư của dòng họ Chương, dòng họ này đến sau nên họ tập trung ở
vùng sâu hơn nay là Làng Bái. Ngoài ra còn có dòng họ Lê Xuân cùng một số
dòng họ khác, người Mường vẫn tập trung đông nhất là ở hai làng làng Ấm và
làng Bái và dòng họ Chương chiếm số đông trong cộng đồng người Mường.
1.2.2.2. Hoạt động kinh tế Mường ở Xã Cẩm Châu.
Đặc điểm kinh tế: Công việc trồng lúa là công việc chính và có từ lâu
đời của người Mường. Trong đó lúa nước là cây lương thực chủ yếu.Trước

18


đây người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn
hàng ngày. Công cụ làm đất chủ yếu là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn
nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi đem về
nhà phơi khô xếp để trên gác. Trong canh tác ruộng nước người Mường có
những kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Ngoài ruộng nước người Mường còn
làm nương rẫy, chăn nuôi nhỏ, săn bắn , hái lượm, đánh bắt cá. Nguồn kinh tế
phụ đáng kể của người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc
nhỉ…vv. Ngày nay hoạt động kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước
và nương rẫy cùng với chăn nuôi đại gia súc(chủ yếu là trâu).
Nông nghiệp làm nương rẫy với phương thức canh tác khá đơn giản, họ
không cày hay bừa cho tơi đất mà tiến hành phát cỏ sau đó đốt cỏ làm phân,
khi đất đã sạch cỏ họ bắt đầu trồng cây. Cây trồng chủ yếu của người Mường
hiện nay là cây ngô, mỗi năm có 2 vụ gieo trồng vào tháng 2 âm lịch và tháng
7 âm lịch, ngô được trồng khá đơn giản họ chỉ chọc một lỗ nhỏ sau đó ném

hạt ngô xuống và lấy chân gạt đất lấp lại có thể nói hình thức này đơn giản
hơn rất nhiều so với thao tác trồng ngô của người Kinh. Họ đặc biệt không
dùng bất kỳ loại phân nào khi trồng ngô, chỉ sau khi ngô được 3 – 4 lá mới
tiến hành bón phân một lần, đến lúc thu hoạch ngô chỉ bón thêm một lần phân
cho ngô nữa đó là vào lần ngô bắt đầu trổ. Ngoài cây ngô người Mường còn
trồng đậu và sắn nhưng do hiệu quả kinh tế kém hơn nên diện tích trồng đậu
và sắn rất ít. Người Mường cũng trồng một số cây khác: Cây công nghiệp như
cây mía, cây luồng, cây keo, cây lát. Cây ăn quả như: vải, nhãn, cam....
Những loại cây này năng suất kinh tế tuy cao hơn nhưng đòi hỏi phải có nhiều
vốn để đầu tư và nó lại lâu được thu hoạch nên ít được trồng.
Chăn nuôi của người Mường ở Xã Cẩm Châu chủ yếu là chăn nuôi trâu
với số lượng không lớn. Trung bình mỗi gia đình có một đến hai con. Người
Mường nuôi trâu chủ yếu phục vụ mục đích lấy sức cày kéo, chưa có mục

19


đích nuôi để bán lấy thịt. Điều kiện đồi núi rất thuận tiện cho việc chăn thả
trâu, tuy nhiên do nguồn vốn có hạn nên họ chỉ nuôi với quy mô nhỏ.
Ngoài ra họ có nuôi gà để cung cấp thực phẩm cải thiện bữa ăn và còn tăng
thêm nguồn thu nhập nhưng gà được nuôi cũng chỉ dưới quy mô nhỏ. Lợn
cũng được nuôi nhưng số lượng rất ít do ở đây rất hay bị dịch bệnh. Ngày nay
với sự hỗ trợ vốn của nhà nước các hộ gia đình đang có xu hướng phát triển
kinh tế theo mô hình VAC đang từng bước đạt hiệu quả cao và có xu hướng
mở rộng xu hướng phát triển này.
1.2.2.3. Tổ chức cộng đồng.
Hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo. các
dòng họ lang đạo ( Bùi, Lê xuân, Chương) thay nhau cai quản. Đứng đầu mỗi
Mường là các Lang Cun, dưới Lang Cun có các Lang xóm, cai quản một xóm.
Ngày nay trong mỗi làng thì có trưởng xóm và trưởng làng. Trưởng

xóm có nhiệm vụ và quyền hạn là cai quản trât tự an ninh xóm, tổ chức các
hoạt động cộng đồng, trưởng xóm được trả lương do tiền dân trong xóm đóng
góp. Trên xóm là làng, đứng đầu làng là trưởng làng. Trưởng làng có vai trò
quan trọng đối với quyền lợi của dân trong làng, chức trưởng xóm do dân
xóm bầu còn chức trưởng làng do dân trong thôn bầu. Bên trên làng là bộ máy
chính quyền xã. Các chức vụ và quyền hạn bộ máy hoạt động chịu sự quản lý
của nhà nước.
Quan hệ xã hội: Quan hệ trong làng, xóm với nhau chủ yếu là qua hệ
láng giềng. Gia đình 2 đến 3 thế hệ phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha,
quyền con trai trưởng được coi trọng, những người con trai trong gia đình thì
được hưởng thừa kế tài sản.
1.2.2.4. Hôn nhân gia đình.
Tục cưới của người Mường gần giống như người kinh (tìm hiểu, dạm
ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu). Trước khi đi đến hôn nhân, đôi trai gái phải

20


trải qua một khoảng thời gian tìm hiểu và tự do yêu đương. Không chỉ tìm
hiểu tính cách của đối phương mà họ còn tìm hiểu xem xét gia đình của cả hai
bên, quan tâm trong gia đình đó là người mẹ, xem nhân phẩm đạo đức của
người mẹ đó như thế nào. Khi đã ưng thuận hai bên gia đình mới bàn tính đến
chuyện cưới hỏi.
Lễ dạm ngõ Người Mường trước khi cưới có hai lần dạm ngõ, lần một
là thăm lời (thoóng thiểng) và lần hai là trả lời (phoong thiểng). lần một thăm
lời: gia đình nhà trai trước khi đến đã thông báo trước cho nhà gái biết để nhà
gái có khâu chuẩn bị, dù thuận hay không thuận nhà gái cũng phải đón tiếp
chu đáo. Nhà trai chọn ngày tốt để tiến hành đi thăm lời cùng một số đồ vật
làm lễ như rượu trắng, chè thuốc, bánh, nội dung của buổi thăm lời này là nhà
trai bày tỏ ý định xin cưới, nều nhà gái đồng ý thì họ sẽ lấy chai rượu của nhà

trai mang sang để uống , nếu không đồng ý thì nhà gái sẽ trả lại cả trai rượu.
Tuy nhiên đây đây chưa phải lần quyết định đi đến lễ cưới nên dù trả rượu
hay uống, nhà trai vẫn tiến hành sang nhà gái lần nữa. Sau khi thăm lời được
3 – 5 ngày nhà trai lại cử đại diện và ông mối qua để nhà gái trả lời, lần này
dù đồng ý hay không đồng ý nhà gái cũng sẽ trả lời để nhà trai được biết. Nếu
đồng ý thì họ sẽ quyết định ngày cưới đã chọn sẵn. Nhà trai phải chuẩn bị các
lễ vật để đem sang nhà gái.
Tổ chức lễ cưới có thể to nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng
gia đình. Đám cưới thường được tổ chức trong bốn ngày. Ngàythứ nhất mời
Cụ Mộng (bên ngoại), ngày thứ hai mời các đầu thông gia và khách xa, ngày
thứ ba mời trong làng xóm, anh em bạn bè thân thiết và một ngày đi đón dâu.
Trong bốn ngày này tùy thuộc vào số lượng khách, kinh tế của chủ nhà để làm
cỗ bàn. Sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu và chú dể phải thực hiện một số
nghi lễ, sau những nghi lễ này họ mới chính thức trở thành vợ chồng. Khi kết

21


thúc đám cưới gia đình nhà trai làm bữa cơm đơn giản mời bà mối, phù dâu,
phù dể đến để cảm ơn họ, kèm theo một khoản tiền.
Sau đám cưới khoảng 3 ngày thì cô dâu cùng chú dể được phép về nhà
bố mẹ đẻ của cô dâu, họ sẽ ở lại 3 ngày, sau 3 ngày này cô dâu và chú dể xin
phép về nhà của chú dể. Ngày nay đám cưới người Mường nơi đây đã có
nhiều thay đổi về nghi thức cũng như trang phục của cô dâu và chú dể cũng
có sự biến đổi.
1.2.2.5. Tang ma của người Mường Cẩm Châu.
Khi trong gia đinh có người chết gia đình sẽ phải báo cho trưởng làng
biết sau đó trưởng làng sẽ đánh ba tiếng cồng để báo cho làng biết trong làng
có người chết. Sau tiếng cồng thì con cháu người thân mới được khóc và bắt
đầu phát tang, nếu trong gia đình có người chết mà không báo trưởng thôn và

không được đánh ba tiếng cồng thì người trong xóm trong làng sẽ không
không tham gia vào đám tang. Họ quan niệm người nào chết mà bị như thế
hồn sẽ bị đuổi ra khỏi làng không bao giờ quay về được.
Khi gia đình đã phát tang thì hàng xóm và người trong làng bắt buộc
phải có mặt tham gia vào công việc cùng với gia đình nhà có tang, họ cũng
phải chích khăn tang cho tới khi về nhà mới tháo bỏ. Trong gia đình có bố
hoặc mẹ chết thì những người con trai phải đội mũ rơm, chống gậy tre.
Trưởng họ là người chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề trong đám
tang, thầy mo có vai trò quan trọng trong đám tang đó. Thầy mo phải cúng từ
đêm hôm người chết tới khi chôn cất người chết song.
Những người có vai trò quan trọng trong đám tang gồm có trưởng làng,
trưởng dòng họ, thầy mo, phải mua mỗi người một tấm vải đỏ để lót vào quan
tài cho người chết nằm lên, ngoài những người trên không ai được lót vải cho
người chết. khi ăn cơm thầy mo, trưởng làng, trưởng dòng họ phải ngồi bên
cạnh quan tài người chết để ăn.

22


Trong lúc đưa tang người con trai cả đứng đầu cầm gậy tre vừa đi phảỉ
vừa khóc, còn những người con trai khác đều phải đi sau quan tài làm động
tác như kéo lại, cũng phải khóc để thể hiện sự đau xót và nỗi bất hạnh khi mất
cha hoặc mẹ. Trong buổi đưa tang người con gái ruột không được đưa tang.
Trước khi đưa quan tài của bố hoặc mẹ xuống đất thì các người con trai
phải nhảy xuống hố chôn quan tài và nằm xuống sau đó đỡ quan tài xuống,
việc nhảy xuống hố chôn quan tài và nằm xuống có ý nghĩa sưởi ấm cho
người chết, họ cho rằng người chết nhiệt độ trong cơ thể sẽ rất lạnh khi họ tắt
thở hơi ấm sẽ mất dần phải có người nằm xuống trước để giảm bớt sự lạnh
lẽo, việc nằm xuống mộ và đỡ quan tài còn thể hiện sự quyến luyến, biết ơn
của con cái với bố mẹ, việc này chỉ có những người con trai ruột của người

chết mới được làm. Sau khi đã đặt quan tài xuống người con dâu cả phải bỏ
nắm đất trước rồi tới những người trong gia đình sau đó mới tới những người
trong làng xóm.
Trong đám tang người con gái nếu đã đi lấy chồng thì phải mang một
con lợn không quy định nhỏ hay to để cúng. Sau đám tang người con trai cả
mang rượu gạo nếp, gà đến nhà chồng của chị hoặc em gái để làm vía giải hạn
tang cho gia đình họ.
Trong đám tang người Mường Cẩm Châu không thể thiếu món canh
loóng. Món canh loóng gồm có lá đắng, lòng lợn, thịt lợn và cây chuối rừng.
món canh loóng có ý nghĩa chia tay với người chết, đám ma nào cũng phải có
và người nào tham gia vào đám ma cũng phải ăn món này. Trong đồ cúng của
người Mường Cẩm Châu không thể thiếu rượu, xôi, món lòng lợn và món
xườn nướng, mòn lòng lợn bắt buộc phải có nó thể hiện tấm lòng của người
sống đối với người chết.
Người Mường Cẩm Châu cũng làm 3 ngày cho người chết. Khi người
chết được 3 ngày gia đình có người chết phải làm xôi, gà và rượu cúng người
chết đồng thời họ phải đắp lại mộ vì hôm đưa tang họ chỉ lấp lớp đất mỏng,
23


sau lấp đất họ dùng tre đóng cọc rào khung mộ xung quanh, ở mộ nếu là con
gái thì đặt 9 ống nước, 9 bó củi, 9 bó nứa, con trai thì 7 ống nứa, 7 ống nước
và 7 bó củi cùng với một ít gạo.
Người Mường ở Cẩm Châu có tổ chức làm 49 ngày cho người chết
nhưng không tổ chức làm giỗ cho người chết, họ chôn cất một lần và sau
khoảng một năm họ làm lễ đoạn tang.
1.2.2.6. Tín ngưỡng.
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên người Mường còn có tục thờ thần Suối, thờ
thần Đồi ( thần nương rẫy), mỗi năm cứ vào khoảng đầu tháng 2 người
Mường tổ chức cùng nhau lên nương đồi để đốt rẫy sau đó mỗi nhà đều tổ

chức làm lễ cúng thần đất, lễ vật đơn giản gồm: một con gà luộc, một đĩa xôi
và một chai rượu.
Nước ở suối và đất đồi là hai nguồn tài nguyên quý giá của người Mường,
suối cung cấp nước tưới và các loại thủy sản. Đất đồi là nguồn tài nguyên duy trì
đời sống của họ, họ thờ cúng với mục đích cầu con suối nước mãi xanh và luôn
chảy xiết, cầu thần đất giúp họ trồng cây tốt hơn, năng suất cao hơn. Ngoài ra
việc thờ cúng thần thiên nhiên còn có ý nghĩa cầu an. Họ làm lễ để mong thần
đất thần sông đừng dâng lũ, đừng sạt đất xuống gia đình họ.
Bên cạnh việc thờ cúng các vị thần siêu nhiên cộng đồng Mường xã
Cẩm Châu còn tổ chức các lễ hội đầu năm với mục đích cảm tạ và cầu an, cầu
tài lộc, lễ hội thường kéo dài từ mùng 6 – mùng 8 tháng giêng âm lịch.

24


Tiểu kết chƣơng 1.
Chương 1 là chương có tính chất làm nền tảng cho các chương còn lại
vì thế trong chương 1 của bài nghiên cứu tôi đề cập đến các vấn đề có tính
chất là cơ sở chưa chuyên sâu đến vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề được đề
cập trong chương 1 gồm có hai phần chính. Phần một là cơ sở lý luận và phần
hai là khái quát chung về dân tộc Mường tại xã Cẩm Châu.
Nội dung của phần 1 cơ sở lý luận chung tôi đã đưa ra một số thuật ngữ
có liên quan đến nội dung của bài nghiên cứu đó là thuật ngữ “văn hóa”, thuật
ngữ “văn hóa vật chất”, thuật ngữ “tiếp biến văn hóa”, thuật ngữ “ biến đổi
văn hóa” khi đưa ra các thuật ngữ này tôi đã sử dụng một số quan điểm, định
nghĩa để giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ nêu trên, đây sẽ là những thuật
ngữ chuyên dùng trong bài nghiên cứu.
Nội dung phần hai là khái quát về người Mường ở xã Cẩm Châu huyện
Cẩm Thủy. Trong phần này tôi đã nêu một cách khái quát nhất các vấn đề :
Điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Cẩm Châu gồm có vị trí địa lý, đặc điểm về

địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội thành
phần dân tộc…tiếp đến là khái quát về dân tộc Mường ở xã Cẩm Châu, trong
phần khái quát này tôi đưa ra vấn đề giải thích về nguồn gốc của dân tộc
Mường ở đây, giới thiệu sơ lược về các hoạt động kinh tế, hình thái xã hội,
các hoạt động văn hóa tang ma, đám cưới, tín ngưỡng…vv.
Thông qua chương 1 chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát nhất về dân tộc
Mường sinh sống tại xã Cẩm Châu, các diều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên
thiên nhiên sẽ có vai trò tác động và hình thành nên bản sắc văn hóa của dân
tộc Mường nơi đây.
Với những nội dung trên, chương 1 sẽ là cơ sở, là nền tảng để chương 2
và chương 3 nghiên cứu vấn đề một cách chuyên sâu.

25


×