Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích sách Phải Trái Đúng Sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.68 KB, 5 trang )

Đại học Hoa Sen
Môn học: Triết học trong cuộc sống thứ 2, ca 2
Trịnh Tuyết Nhi 2150649
Bài làm
Cuộc sống muôn hình vạn trạng đòi hỏi con người phải đ ưa ra
những quyết định, mỗi quyết định ảnh hưởng. Nhưng làm cách
nào để đưa ra được những quyết định đúng và như thế nào được
gọi là quyết định đúng? Đó là câu hỏi mà tôi nghĩ là thắc mắc
không chỉ của riêng tôi. Tôi tìm đến cuốn Phải trái đúng sai của
Michael Sandel xuất bản năm 2009 với hi vọng tìm được câu trả
lời cho riêng mình.
Cuốn Phải trái đúng sai này gồm mười chương và mỗi chương là
những câu chuyện thực tiễn xảy ra ở Mỹ và cũng là bài giảng của
ông tại Đại học Harvard. Chương một: làm việc đúng; ch ương
hai: nguyên tắc hạnh phúc cực đại- thuyết vị l ợi; ch ương 3:
chúng ta có sở hữu chính mình không? Chủ nghĩa tự do cá nhân;
chương 4: thuế trợ giúp- thị trường và đạo đức; ch ương năm:
động cơ mới quan trọng-Immanuel Kant; chương sáu: lý lẽ bình
đẳng- John Rawls; chương bảy: tranh cãi về chính sách ch ống kỳ
thị; chương tám: ai xứng đáng với thứ gì- Aristotles; chương chín:
chúng ta nợ người khác những gì- lòng trung thành khó x ử và
chương mười cũng là chương cuối cùng: công lý và l ợi ích chung.
Như đã đề cập, nội dung của cuốn sách này là bài giảng của giáo
sư Michael Sandel và ông đã khéo léo trong việc đưa ra nh ững
“case study” bằng những câu chuyện trong đời sống th ường ngày
1


ở nước Mỹ. Từ đó tôi nghĩ mình cần phải tìm hiểu những điều
thiết yếu của một bài giảng có hiệu quả gồm những gì. Trong
quá trình tìm hiểu thì có lẽ đây là câu trả l ời chính xác mà tôi đã


tìm kiếm: “Bài giảng là kết quả của hoạt động tư duy, của sự suy
nghĩ cá nhân, là đóng góp riêng của giảng viên; ch ứ không ch ỉ là
kết quả của một sự tóm lược hay giới thiệu các tác giả khác.
Giảng viên biến đối tượng suy tư của mình thành ra đối tượng
suy tư của sinh viên, đưa họ tới việc nhận th ức xã hội của họ, và
tự nhận thức về chính họ, tự xem xét các suy nghĩ của h ọ”. Quả
thực đây là một cuốn sách khó đọc, và những vấn đề được đề
cập đến khá xa lạ với tôi. Và các bạn biết đấy, tôi không gi ỏi bàn
luận về những vấn đề mình chưa từng trải hay không thuộc về
chuyên môn của mình cho nên tôi sẽ chọn cho mình vấn đ ề d ễ
cảm thông nhất: Chương bảy - Chính sách chống kỳ thị. Chương
này xoay quanh câu chuyện một nữ sinh tên là Cheryl Hopwood
cảm thấy sự bất bình đẳng trong việc xét tuy ển mà cụ th ể là
“một số thí sinh có điểm trung bình điểm thi th ấp h ơn cô nh ưng
vẫn trúng tuyển chỉ vì học là người Mỹ gốc phi hay gốc Mexico.
Nhà trường có chính sách chống kỳ thị, ưu tiên cho các thí sinh
nhóm thiểu số. Trên thực tế các thí sinh nhóm thiểu số có đi ểm
thi xấp xỉ điểm thi của Hopwood đều trúng tuy ển”. Đáp trả
Hopwood bên phía trường đại học cho rằng sứ mệnh của h ọ là
đa dạng hóa chủng tộc và dân tộc trong ngành luật. Thay vì đ ưa
ra các quan điểm của mình giáo sư đưa ra hai câu h ỏi. “Liệu chính
sách chống kỳ thị trong tuyển dụng và tuyển sinh có vi ph ạm
điều khoản bảo vệ quyền bình đẳng của hiến pháp Hoa Kì hay
không?” ; “Có bất công không khi đưa yếu tố chủng tộc và dân tộc
2


vào quá trình tuyển dụng và tuyển sinh?”. Để giúp người đọc trả
lời những câu hỏi này giáo sư đưa ra những lập luận là v ấn đề
liên quan cũng như những vấn đề dẫn đến “cảm giác thiên vị”.

Đầu tiên là khắc phục sự thiên vị trong các bài kiểm tra.
Điểm kiểm tra ở một vài khu vực, tầng lớp có sự chênh lệch rõ
ràng nhưng sau khi hiệu chỉnh các bài kiểm tra cho phù h ợp v ới
giai tầng kinh tế cũng không có sự thay đổi là mấy. “ Việc xét
điểm thi cùng vơi nền tảng chủng tộc, dân tộc và kinh tế c ủa sinh
viên không thách thức quan niệm trường cao đẳng và đại h ọc
nên nhận những sinh viên hứa hẹn nhất về mặt học thuật; đ ơn
giản đây chỉ là một cố gắng xác định tiềm năng học thuật của các
cá nhân chính xác hơn”. Bù đắp những sai lầm trong quá khứ là
vấn đề liên quan tiếp theo. “Lập luận này coi trúng tuyển như
một lợi ích cho người nhận và tìm cách phân phối lợi ích này sao
cho có thể bù đắp được sự bất công trong quá kh ứ và nh ững dai
dẳng của nó”. Cách lập luận này bị các nhà phê bình ph ản bác vì
họ cho rằng để được bình đẳng nên chú trọng v ấn đ ề t ầng l ớp
thay vì chủng tộc và thật không công bằng khi nh ững ng ười nh ư
Cheryl Hopwood chẳng liên quan gì đến sự bất công trong quá
khứ lại chịu ảnh hưởng bởi sự bù đắp bằng cách ưu tiên nh ững
người thuộc nhóm chủng tộc. “Tại sao một sinh viên người Mỹ
gốc Phi sống ở khu ngoại ô giàu có Houston lại được ưu đãi h ơn
cô gái Hopwood, người có lẽ thật sự khó khăn hơn v ề kinh t ế?”.
Thứ ba : thúc đẩy sự đa dạng. “ Trúng tuyển không được coi
như một phần thưởng cho người nhận mà là phương tiện nhằm
đạt tới mục đính xứng đáng về mặt xã hội”. Cơ s ở về s ự đa d ạng
không còn được gom lại như lợi ích của riêng một cá nhân hay
3


tập thể mà nó mở rộng và trở thành lợi ích chung c ủa chính
trường học hay xã hội. Về trường học, mọi trường dường nh ư
đều mong muốn có được một cộng đồng sinh viên đa dạng, đa

văn hóa. Từ đó các sinh viên trao đổi lẫn nhau, học hỏi đ ược
nhiều hơn so với các sinh viên có cùng nền tảng. “ Một cậu nông
dân từ Idaho có thể mang tới Harvard điều gì đó mà m ột ng ười
Boston không thể đem đến. Tương tự, một sinh viên da đen có
thể mang đến một điều gì đó mà sinh viên da trắng không th ể
mang đến.” Đó chính là ba lập luận tiêu biểu của tác gi ả mà đã
gợi ra trong tôi những thắc mắc nhất. Độ hè năm 2014, th ế h ệ
chúng tôi bước vào kì thi tuyển quốc gia, với nh ững kh ả năng và
kiến thức bản thân lĩnh ngộ được tôi nghĩ số điểm mà tôi có hoàn
toàn xứng đáng. Nhưng số điểm “tạm ổn” đó cũng chẳng thể đưa
tôi đến với các trường đại học quốc gia, vì điểm tôi bị tụt h ạng so
với các bạn đáng lẽ cùng kết quả với mình. Lý do duy nh ất đ ể
chuyện đáng tiếc này xảy ra là vì Chế độ ưu đãi tuy ển sinh, tôi
nghĩ mình hiểu được cảm giác bất công đó của Hopwood và càng
không thể trách cô ấy khi thưa kiện chỉ vì rớt đại học. Giáo sư
Michael Sandel viết: “ Ràng buộc cuộc tranh luận về công lý v ới
các lý lẽ về tôn vinh, giá trị và ý nghĩa của nh ững m ục tiêu t ốt đ ẹp
có vẻ là một công thức dẫn đến sự bất đồng vô vọng. Mọi người
có quan điểm khác nhau về tôn vinh và giá trị. Sứ mệnh đúng đắn
của các tổ chức xã hội - cho dù là trường đại h ọc, tập đoàn, quân
đội, ngành nghề, hoặc cộng đồng chính trị nói chung - còn gây
tranh cãi và khổ sở. Vì vậy thật hấp dẫn cho công lý và quy ền
không dính dáng với những tranh cãi đó”. Tôi hoàn toàn đồng ý
với quan điểm đó của ông. Theo quan điểm của tôi, đối xử không
4


bất công là đối xử bình đẳng, mà ở đó bình đẳng là m ọi người
đều được đối xử như nhau (không phân biệt chủng tộc, gia tầng,
giới tính,v.v.) Chúng ta không cần phải cãi nhau hay ph ản đ ối

người khác vì mỗi người có môi trường sống khác nhau, và có th ể
được giáo dục bằng những cách khác nhau tuy nhiên bằng cách
nào đó chúng ta tiếp thu nó theo chiều hướng khác biệt, chúng ta
chọn lọc nó cho phù hợp với cá thể chính bản thân mình cũng
như câu “ chín người, mười ý” vậy. Do đó đối v ới tôi, m ột xã h ội
dân chủ có nhiều những tiếng nói, những bình luận mang tính
đóng góp, xây dựng có thể không là một xã hội giàu nh ưng là m ột
xã hội mạnh, đa dạng và sôi động. Và tôi cảm th ấy may mắn khi
là một sinh viên Hoa Sen, là một thành viên trong cộng đ ồng Hoa
Sen. Một cộng đồng mà ở đó mọi người được quyền tự do phát
biểu ngôn luận, bảo vệ chính kiến, được ủng hộ, được sẻ chia và
được tiếp sức.
Publisher Weekly nói về Phải trái đúng sai: “Quyết liệt, dễ hi ểu
và đầy tính nhân văn, cuốn sách này thực sự là một cuốn sách
làm thay đổi người đọc”. Những điều tác giả gởi gắm trong cuốn
sách quả thực là chìa khóa dẫn ta đến ranh giới của phải trái,
đúng sai còn sự lựa chọn là nằm ở chính bản thân mỗi ng ười
chúng ta.

5



×