Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyển Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.78 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THANH TÙNG

C¸I NH×N NGHÖ THUËT VÒ THÕ GIíI Vµ CON
NG¦êI
TRONG MéT Sè T¸C PHÈM TI£U BIÓU CñA
NGUYÔN KH¶I

Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN ĐĂNG XUYỀN


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là
trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công
trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Đăng
Xuyền, người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiểu biểu của nền văn xuôi hiện
đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông thuộc số ít những nhà
văn sớm định hình cho mình một phong cách nghệ thuật riêng với những quan niệm
độc đáo về văn chương và đời sống. Ông luôn bám sát từng bước đi của đời sống
với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào “cái hôm nay” để nghiên cứu, phân tích, đối
thoại. Do đó, sáng tác của nhà văn vừa nóng hổi tính thời sự, vừa có tầm khái quát
về nhiều vấn đề lớn lao đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời. Đặc biệt

sau năm 1975, bằng những tìm tòi, thể nghiệm, trăn trở với “tinh thần dân chủ và
nhân bản” trong nhiều tác phẩm của mình, Nguyễn Khải luôn được các nhà nghiên
cứu đánh giá như một trong những cây bút “mở đường” tiên phong cho công cuộc
đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.2. Nguyễn Khải tự nhận mình là “giọt nắng nhạt” nhưng trang viết của ông
luôn đậm nồng hơi thở cuộc sống, kịp thời đem đến cho người đọc nhiều lí giải
đúng đắn và khêu gợi suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang đặt ra trong cuộc sống.
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Khải là một nhà văn lớn, sớm
định hình nên một lối viết đón bắt những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay,
của cái ngày mai rất gần. Ông cũng có quan niệm nghệ thuật rõ ràng “nghệ thuật là
khoa học thể hiện lòng người”. Bởi vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu phê bình,
Nguyễn Khải là một nhà văn lớn, có tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu khảo sát để làm rõ những đặc điểm phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Khải, các yếu tố định hình nên phong cách của nhà văn. Trong
các yếu tố đó, có những yếu tố ổn định, nhất quán nhưng cũng có những yếu tố phải
thay đổi, điều chỉnh theo từng giai đoạn sáng tác. Việc xác định được yếu tố hạt
nhân, có tính ổn định, xuyên suốt các giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải sẽ góp
phần nhận diện được phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.3. Một trong những yếu tố chủ yếu của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải
chính là cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn. Nhà văn Marcel

1


Proust (Pháp) đã từng nói: “Phong cách nghệ thuật đối với nhà văn cũng như sắc
màu đối với họa sĩ, không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn” (Hồng
Sâm dịch). Ý kiến của Proust coi nhẹ những yếu tố kĩ thuật như lối viết, các biện
pháp nghệ thuật trong việc tạo dựng phong cách nhà văn nhưng đã nhấn mạnh đến
vấn đề “cái nhìn” như một yếu tố quyết định làm nên phong cách nghệ thuật. Do đó,
việc nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tác phẩm

tiêu biểu của Nguyễn Khải sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt lí luận. Mục đích của đề
tài là đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và khoa học khi tìm hiểu nội dung và
hình thức thể hiện cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải. Từ đó, chúng tôi mong
muốn góp phần đưa ra một hệ thống các kiến thức công cụ và phương pháp khoa
học để nhận diện, phân tích và lí giải cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn hiện đại.
1.4. Cuối cùng, Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được
đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Trong chương trình sách giáo khoa
trước đây, có tác phẩm Mùa lạc, còn chương trình sách giáo khoa hiện hành là
truyện ngắn Một người Hà Nội. Do đó, về mặt sư phạm, việc nghiên cứu cái nhìn
nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông có ý nghĩa thiết thực cho hoạt
động dạy và học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của Nguyễn Khải từ trước đến
nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu quan trọng. Chúng ta có thể kể một số
nhà nghiên cứu và phê bình quen thuộc như: Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan
Cự Đệ, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Nga, Trần Thị
Bình, Đào Thuỷ Nguyên, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Bích Thu,… Ở đây,
chúng tôi chỉ xin đề cập đến những bài viết có liên quan đến cái nhìn nghệ thuật về
thế giới và con người trong sáng tác của Nguyễn Khải.
Năm 1964, tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn
Khải đã chỉ ra cái nhìn đặc trưng của nhà văn: “Nhà văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu
suốt vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống” [53,
tr.53]. Thống nhất với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong bài

2


viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải đã khẳng định: “Với con mắt sắc
sảo của mình, nhìn vào ngõ ngách nào của đời sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất
nhanh nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp” [53, tr.65].

Năm 1983, trong cuốn Nhà văn hiện đại 1945-1975 - tập 2, nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ chỉ ra: “Truyện ngắn và truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khải
vẫn tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và
ý nghĩa lâu dài của các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lí sâu sắc và chi tiết
sự việc sống động”[7, tr.51]. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong hệ thống
chi tiết đã được Phan Cự Đệ khẳng định như một dấu hiệu tạo nên sự hấp dẫn của
truyện ngắn Nguyễn Khải.
Trong cuộc luận bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: vì sao sáng tác của Nguyễn
Khải gây được sự chú ý của độc giả. Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc thích
Nguyễn Khải ở “chất văn xuôi”, nghĩa là tính hiện thực của tác phẩm khi viết về
“những con người, những sự việc những vấn đề của hôm nay”, “đề tài nhằm thẳng
vào cuộc sống hiện tại”. Còn Trần Đình Sử thì lại nhấn mạnh đến cái “cảm hứng
nghiên cứu” và “sự phân tích tâm lý” đã làm cho tác phẩm của nhà văn không rơi
vào minh họa đơn giản, một chiều. Điểu đó giúp sáng tác của Nguyễn Khải tránh
khỏi rơi vào sự quên lãng mau chóng.
Các bài viết và công trình nghiên cứu sau này của nhiều tác giả cũng bước
đầu đề cập cụ thể hơn về cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Khải. Có thể
nhắc đến Đoàn Trọng Huy trong Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải
(1990) đã nhấn mạnh “cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt” của Nguyễn Khải giúp nhà
văn phát hiện ra hiện thực luôn “có vấn đề”, ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột
trong các sự kiện, hiện tượng của đời sống và tâm lí con người. Đến năm 1996, với
bài viết khá công phu Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ
sau năm 1945, Vương Trí Nhàn đã nhận ra cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải ở
giai đoạn sau năm 1980 vẫn luôn hướng về “cái hôm nay” nhưng nó không chỉ là

3


hiện thực đậm tính thời sự, chính luận nữa mà đã đi sâu vào nhiều vấn đề thế sự, đời

tư, thậm chí là những chuyện riêng tư, cá nhân của chính tác giả.
Nhà nghiên cứu Đào Thủy Nguyên trong bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn
Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích lưu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều
vấn đề của đời sống con người đương thời: con người trong thời gian và lịch sử; con
người trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình;
con người trong mẫu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ… Tác giả bước đầu đã chỉ ra
được sự chi phối của cái nhìn mang cảm hứng nghiên cứu, phân tích đối với việc
xây dựng thế giới hình tượng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải.
Cũng bàn về ảnh hưởng của cái nhìn có khuynh hướng nghiên cứu, phân tích
thực tại tới các phương diện khác của tác phẩm, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình
đã chỉ ra kiểu nhân vật tiêu biểu trong văn xuôi Nguyễn Khải là nhân vật tư tưởng
và “trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các nhân vật mà nhà văn tâm đắc” [53, tr.138].
Một trong những nhân vật tư tưởng độc đáo của văn xuôi Nguyễn Khải là nhân vật
người kể chuyện. Nhân vật người kể chuyện luôn là nhân vật quan trọng, “tham gia
trực tiếp vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta với các nhân vật khác được rút
ngắn tối đa để quan hệ hai bên hoàn toàn trở nên bình đẳng, thân mật (…). Nhân vật
này góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các
trang văn Nguyễn Khải” [53, tr.140-141]. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra
đặc điểm của giọng điệu trong văn xuôi Nguyễn Khải: “Gắn liền với nhu cầu đối
thoại, bàn bạc, tranh luận, giọng văn Nguyễn Khải là giọng đa thanh, trong lời kể
thường có nhiều lời kể, trong một giọng kể bao hàm nhiều giọng, màu sắc tự tin xen
lẫn màu sắc hoài nghi, vẻ tự hào lẫn trong ý vị chua chát” [53, tr.141].
Trong bài nghiên cứu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
những năm tám mươi đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã chỉ ra: “Giọng điệu
được thiết kế bởi mối quan hệ, thái độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể
chuyện với các hiện tượng, các sự kiện được miêu tả cũng như người nghe tạo thành
giọng điệu trần thuật” [67, tr.59]. Do đó, từ cái nhìn luôn hướng vào thực tại ngổn
ngang, bề bộn, với sự liên tục di chuyển điểm nhìn trần thuật, Nguyễn Khải đã tạo

4



ra sự phức hợp giọng điệu trong tác phẩm của ông. Bích Thu đã chỉ ra đó là giọng
triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân tâm tình, chia sẻ;
giọng hài hước hóm hỉnh.
Ngoài ra, những năm gần đây, cũng có nhiều công trình luận văn tiến sĩ, thạc
sĩ của các trường đại học, viện nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhiều phương diện
khác nhau trong tác phẩm Nguyễn Khải như: tính triết luận, hình tượng tác giả, thế
giới nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi Nguyễn Khải,… Nhưng do yêu
cầu và mục đích của luận văn nên chúng tôi không đề cập đến ở đây.
Trên cơ sở khảo sát những bài viết và công trình nghiên cứu về nhà văn
Nguyễn Khải, đặc biệt là những công trình có đề cập đến cái nhìn nghệ thuật trong
sáng tác của ông, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
1. Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và sáng tác
của ông rất phong phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Khải là
một nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, có nhiều tìm tòi, đổi
mới trong cách viết.
2. Hầu như cho đến nay, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về
cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong những tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Khải. Nếu có chỉ là những ý kiến, bài viết riêng lẻ, những nhận xét khái
quát còn sơ lược, hoặc mới chỉ chạm đến một phương diện nhất định trong cái nhìn
nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải. Tuy nhiên, tất cả những bài viết và công trình
nghiên cứu trên đây đều là những gợi ý và định hướng quan trọng để chúng tôi triển
khai đề tài Cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tác phẩm
tiêu biểu của Nguyễn Khải.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do nhiều lí do và điều kiện khách quan, nên trong luận văn này, chúng tôi
chỉ tập trung nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của Nguyễn
Khải qua một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Về tiểu thuyết và truyện vừa gồm có: Xung đột (1959), Tầm nhìn xa (1963),

Cha và con và…(1978), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985). Về

5


truyện ngắn, chúng tôi chủ yếu khảo sát các tác phẩm trong Tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Khải (2014) với 30 truyện ngắn tiểu biểu được tuyển chọn qua các giai
đoạn sáng tác khác nhau của tác giả. Theo chúng tôi, đó là những tác phẩm tiêu biểu
của Nguyễn Khải, thể hiện rõ nhất tư tưởng và cái nhìn nghệ thuật của nhà văn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn
và tạp văn khác của tác giả được đăng rải rác trên các tờ báo khác nhau; một số tác
giả và tác phẩm văn xuôi cùng thời với Nguyễn Khải để có cái nhìn so sánh, đối
chiếu, phân tích, tổng hợp một cách toàn diện.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích làm rõ nét độc đáo của
cái nhìn nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải; đồng thời
thấy được những đóng góp mới mẻ của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Từ mục đích nghiên cứu như vậy, chúng tôi xác định cần giải quyết các
nhiệm vụ cơ bản sau: Tìm hiểu khái niệm cái nhìn nghệ thuật và quan hệ của nó với
phong cách nghệ thuật nhà văn. Khảo sát, thống kê, nhận diện, lí giải cái nhìn nghệ
thuật của Nguyễn Khải qua những tác phẩm tiêu biểu. Từ đó, chỉ ra nội dung và
hình thức thể hiện cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải một cách cụ thể và có tính
hệ thống.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Để đi đến những nhận xét có tính tổng hợp, chúng tôi bám sát các văn bản
tác phẩm Nguyễn Khải, phân tích tất cả những mặt nội dung và nghệ thuật tiêu
biểu. Từ đó, chúng tôi tổng hợp và rút ra những yếu tố nội dung cũng như hình thức
nghệ thuật thể hiện rõ nhất cái nhìn nghệ thuật của nhà văn.
5.2. Phương pháp hệ thống

Chúng tôi xác định coi cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải là một
yếu tố quan trọng trong một hệ thống chung lớn hơn là phong cách nghệ thuật của
nhà văn, cùng cấp độ với một số yếu tố khác như giọng điệu nghệ thuật, thế giới

6


nhân vật,… Đồng thời, xác định cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng là một
hệ thống chỉnh thể có nội dung và hình thức thể hiện riêng.
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Sử dụng phương pháp này nhằm thống kê và phân loại những đối tượng và
cách thức mà cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải hướng tới và sử dụng
chủ yếu. Đồng thời chúng tôi cũng thống kê một số biện pháp tu từ nghệ thuật mà
Nguyễn Khải thường xuyên sử dụng, đã tạo nên một trường liên tưởng đặc trưng
như thế nào cái nhìn nghệ thuật của ông về con người và thế giới.
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để nhận ra những nét tương đồng và dị biệt giữa Nguyễn Khải và các nhà
văn cùng thời, chúng tôi so sánh ông với Chu Văn ở đề tài tôn giáo, so sánh với
Nguyễn Minh Châu về loại hình nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và phương
thức tổ chức lời văn nghệ thuật.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong một số tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của
nhà văn có cơ sở khoa học. Luận văn sẽ giúp cho người đọc có thể nhận thức, phân
tích, lí giải những nét độc đáo trong cách nhìn con người và thế giới của Nguyễn
Khải. Từ đó, luận văn gợi mở một hướng nghiên cứu có tính hệ thống đối với cái
nhìn nghệ thuật của những tác giả lớn có phong cách nghệ thuật. Luận văn cũng góp
phần khơi gợi ý tưởng cho các công trình nghiên cứu Nguyễn Khải về sau.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính luận văn gồm 3 phần như sau:

Chương 1. Giới thuyết khái niệm cái nhìn nghệ thuật và cơ sở hình thành cái
nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải
Chương 2. Nội dung cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người trong
những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải
Chương 3. Hình thức thể hiện cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người
trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải

7


Chương 1
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT
VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI
1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
1.1.1. Tính chủ quan của sự phản ánh và sáng tạo văn học
Như chúng ta đã biết, văn học là một lĩnh vực thuộc hình thái ý thức xã hội. Mọi
hình thái ý thức xã hội đều phản ánh hiện thực khách quan. Với tư cách là một hình
thái ý thức, cũng như triết học, văn học không chỉ góp phần “giải thích thế giới bằng
cách này hay cách khác mà chủ yếu là nhằm cải tạo thế giới” (C.Mác). Sự phản ánh
hiện thực của văn học là sự phản ánh có khám phá, có sáng tạo, có mục đích. Hiện thực
được miêu tả, phản ánh trong văn học là hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ
quan của nhà văn. Hiện thực đó là một hiện thực khác, hiện thực thứ hai, dù mang
hình bóng thế giới hiện thực khách quan của đời sống. Thế giới hiện thực trong tác
phẩm không phải lúc nào cũng mang một nội dung ý nghĩa đồng nhất với đời sống
thực tại. Đó là thế giới hiện thực đã được chọn lọc, khái quát hóa, điển hình hóa, thế
giới chứa đựng sự sáng tạo của nhà văn.
Trong tác phẩm văn học, dù sáng tác theo phương thức nào, tự sự hay trữ
tình, theo cảm hứng nào, lãng mạn hay hiện thực, nhà văn đều phải lựa chọn, sắp
xếp, lược bỏ những cái ngẫu nhiên, vụn vặt, nhất thời để làm nổi bật bản chất của
hiện thực được phản ánh. Để làm nổi bật bản chất gian xảo, “cáo già” của bá Kiến,

Nam Cao không cần miêu tả nhiều về diện mạo, hay cách ăn mặc, nhà văn chỉ cần
đặc tả tiếng cười “rất sang” của hắn. Tiếng cười của một tên “lưu manh bậc thầy”
rất sành sỏi các thủ đoạn áp bức, bóc lột, đè nén những người nông dân nghèo khổ ở
cái làng Vũ Đại ấy.
Văn học phản ánh hiện thực, nhưng nó không làm cái việc phản ánh thụ
động như một tấm gương. Vai trò của nhà văn trong quá trình văn học phản ánh đời
sống là hết sức quan trọng. Chính vai trò của chủ thể, thái độ của nhà văn đối với
cuộc sống, làm cho văn học trở thành một lời tâm sự, một sự kí thác, một tiếng kêu

8


cảnh tỉnh hay thúc giục hành động, một sự bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm chủ
quan của nhà văn đối với thế giới và con người. Hình tượng con đường có thể xem
là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam và thơ ca cách mạng thế giới.
Trong thơ Tố Hữu, con đường đã được thể hiện thật nổi bật, phong phú, nhất quán
và trở thành nét tư duy cơ bản, đặc sắc trong thơ ông: đó là con đường đi đày của
những người không chết - những người chiến sĩ, là con đường cách mạng mỗi lúc
mỗi hiện ra rõ mồn một, thênh thang, tít tắp, mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện:
con đường ra trận, con đường chiến thắng, con đường thống nhất, con đường hạnh
phúc, con đường tình nghĩa, con đường sáng tạo, con đường của cha ông, con
đường thắng lợi, con đường sang nước bạn, con đường ra thế giới... Con đường
như thế đã thành một không gian nghệ thuật chung, không gian xã hội cho mọi
người Việt Nam, ở đó, người đọc có thể gặp gỡ hầu hết mọi tầng lớp quần chúng
đông đảo của cách mạng.
Trong hầu hết những truyện ngắn, truyện dài của Vũ Trọng Phụng, các tình
tiết, tình huống, các quan hệ nhân vật và số phận đều được nhà văn xếp đặt, tổ chức
theo nguyên tắc ngẫu nhiên, may rủi như : bố con trở thành kẻ thù, vợ chồng hóa ra
anh em, thằng bỗng hóa ra ông, ông lại hóa ra thằng, đang nghèo đói trở nên giàu có
hoặc ngược lại, cuộc sống quay cuồng vì vận hạn may rủi, vì số đen số đỏ...Thêm

vào đó là ba tiếng “vô nghĩa lí ” được sử dụng như một định ngữ chua chát với đủ
mọi đối tượng: cuộc đời vô nghĩa lí, bộ mặt vô nghĩa lí, hành vi vô nghĩa lí, cái cười
vô nghĩa lí, cái khóc vô nghĩa lí...Tất cả những hiện tượng phổ biến, có tính hệ
thống đó có nguồn gốc từ tư tưởng bi quan định mệnh và tâm trạng phẫn uất không
nguôi của nhà văn đối với hiện thực xã hội thực dân phong kiến bất công, tàn nhẫn,
dâm đãng, lố lăng, bịp bợm và hết sức vô nghĩa lí đương thời. Thế giới hiện thực ấy
lúc nào cũng như bị xốc lên, bị đảo lộn khác thường. Đó chính là tiếng nói nghệ
thuật độc đáo mà Vũ Trọng Phụng đã đem đến cho người đọc.
Từ nội dung trình bày trên cho thấy, thế giới hiện thực trong tác phẩm ngoài
sự đòi hỏi phải phản ánh một cách chân thực, cụ thể, sinh động hiện thực đời sống,
bản thân nó cũng mang những giá trị thẩm mĩ riêng biệt, bộc lộ sự nhận thức thế

9


giới độc đáo của nhà văn. Không thể đồng nhất chân lí nghệ thuật với chân lí đời
sống. Những giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm chứa đựng những xúc cảm, khát vọng
của con người về cuộc đời, là sự thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền
thống qua cách nhìn, cách cảm, qua trí tưởng tượng và sáng tạo của nhà văn.
Xác định được vai trò của chủ thể trong phản ánh và sáng tạo văn học, một vấn
đề tiếp theo là cần xác định xem nhân tố nào có vị trí quan trọng, chủ yếu chi phối cách
thức phản ánh hiện thực và sáng tạo thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đặc biệt là yếu tố
giúp cho nhà văn phản ánh được hiện thức vừa có chiều sâu, vừa có những phát hiện
mới mẻ, sáng tạo.
Bản thân nhà văn vừa là một thực thể tâm - sinh lí, vừa là một thực thể xã hội.
Chủ thể nhà văn kết hợp cá tính, bản lĩnh của mình với tính quần thể, tính cộng đồng
của môi trường xã hội, từ môi trường hẹp là gia đình đến môi trường rộng là nhân loại.
Trong môi trường sống đó, anh ta chịu sự qui định của truyền thống, phong tục, tập
quán, văn hóa, giáo dục, sự qui định của tính dân tộc và tính giai cấp. Nhà văn nhào
nặn, sáng tạo ra hiện thực thứ hai nhờ sự kết hợp tổng thể và hệ thống của rất nhiều yếu

tố như: thế giới quan, lí tưởng thẩm mỹ, vốn sống, kiến thức văn hóa, …
Vốn sống là nguồn chất liệu quan trọng và vô tận của văn học, là khâu nối liền
nhà văn với đời sống. Tuy nhiên, không phải vốn sống quyết định tất cả. Hễ có đi vào
đời sống là có tác phẩm, như có lúc đã lưu hành quan niệm như vậy. Thực tế cho thấy,
một số nhà văn cùng đi như nhau nhưng chất lượng tác phẩm viết ra lại không đồng
đều về quan điểm, lập trường, tư tưởng, về mặt sáng tạo nghệ thuật. Cũng có những
nhà văn đi về nhưng không viết được, hoặc những gì viết ra chưa đủ thể hiện sự nắm
bắt của tác giả ở chiều sâu bản chất sự vật.
Trong thế giới chủ quan của nhà văn, một yếu tố chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
đó là thế giới quan. “Toàn bộ tư tưởng của con người hợp lại thành vũ trụ quan và nhân
sinh quan” (Lê Duẩn). Trong lĩnh vực sáng tác văn học, người ta thường gọi vũ trụ
quan là thế giới quan. Thế giới quan là “ hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm
về toàn bộ thế giới chung quanh mình. Theo nghĩa tổng quát, đó là toàn bộ những quan

10


điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội: các quan điểm
triết học, xã hội và chính trị, luân lí, mĩ học, khoa học,...” [54, tr. 934].
Thế giới quan chi phối phạm vi hiện thực mà nhà văn quan tâm. Về chính trị và
xã hội, thế giới quan thể hiện ở quan điểm nhìn nhận những vấn đề cơ bản của con
người trong các quan hệ xã hội và trong mối tương quan giai cấp như vấn đề tự do của
con người, độc lập của dân tộc, vấn đề xâm lược và chống xâm lược, vấn đề áp bức bóc
lột và chống áp bức bóc lột, vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ, cái riêng và cái chung... Sự lí
giải, đánh giá, chiều hướng giải quyết những vấn đề hiện thực phụ thuộc vào thái độ,
phương pháp nhận thức của nhà văn trong việc thừa nhận và phản ánh hiện thực trong
tính qui luật của nó. Cùng miêu tả mối quan hệ địa chủ - nông dân trong xã hội thực
dân nửa phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhưng cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải, đánh giá của Khái Hưng trong Gia đình (1936), của
Hoàng Đạo trong Con đường sáng (1938) rất khác so với Ngô Tất Tố trong Tắt đèn

(1939). Ở các nhà văn Tự lực văn đoàn, mối quan hệ địa chủ - nông dân được miêu tả
như một thứ quan hệ hài hòa hữu nghị, địa chủ luôn theo đuổi ý nghĩ và hành động mở
mang đồn điền, cải thiện đời sống tối tăm, khổ cực của nông dân, tá điền thì nhớ ơn quí
trọng địa chủ. Còn ở Tắt đèn, nhà văn đã thể hiện sự thông cảm với đời sống cơ cực,
vất vả của nông dân, nhất là người bần nông, cố nông, do chính sách áp bức, bóc lột
nặng nề của bọn thực dân phong kiến. Ngô Tất Tố cũng đã cho người đọc thấy được
bản chất tốt đẹp của người nông dân và cuộc đấu tranh của họ để bảo vệ nhân phẩm,
qua đó tác giả bước đầu phản ánh được qui luật đấu tranh giai cấp: ở đâu có áp bức, ở
đó có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ.
Các quan điểm triết học, chính trị, thẩm mĩ làm thành toàn bộ thế giới tư tưởng
của nhà văn và tồn tại với tính chất là một tổng thể, có quan hệ trực tiếp với cách nhìn
nhận hiện thực của nhà văn. Thế nhưng bản thân thế giới quan của nhà văn cần phải
được chuyển hóa thành cái nhìn nghệ thuật bên trong và được hình tượng hóa vào mỗi
tác phẩm bằng tài năng và sự rèn luyện công phu. Các nhà văn có thể có sự tương đồng
về thế giới quan, về vốn sống và trải nghiệm thực tế, nhưng nhờ tư duy nghệ thuật độc
đáo của mình, ở mỗi người lại tạo nên cái nhìn nghệ thuật riêng, không ai giống ai.

11


Bàn về cái nhìn nghệ thuật, viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô M.B.
Khrapchenko nhận định “sự thật của cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuật
không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân, cách nhìn này vốn
có ở mỗi một nghệ sĩ thực thụ, bên ngoài những đặc điểm của tư duy hình tượng
của anh ta, bên ngoài cung cách sáng tác của anh ta. Tính đặc thù của cách nhìn
cuộc sống trong sáng tác tự bản thân nó hoàn toàn không mâu thuẫn với sự phản
ánh của cái cơ bản, cái điển hình trong các hiện tượng hiện thực. Nếu như đứng
trước chúng ta là một nghệ sĩ muốn nhận thức những hiện tượng ấy thì sức
mạnh của sự sắc bén của cách nhìn thế giới của anh ta chính là khả năng nắm
bắt, khám phá những quá trình bên trong cuộc sống, miêu tả những tính cách và

những điển hình mô tả từ một phương diện mới hoạt động của con người, tâm lý
của con người. Cái nhìn của nhà văn càng tinh bao nhiêu thì anh ta càng thâm
nhập sâu vào thực chất của sự vật, những khái quát nghệ thuật của anh ta, những
khám phá sáng tạo của anh ta càng lớn bấy nhiêu” [29, tr.89].
Như vậy, chính cái nhìn nghệ thuật của nhà văn là yếu tố quyết định làm nên cái
độc đáo, mới mẻ và sâu sắc trong việc nhận thức và phản ánh hiện thực của mỗi tác
giả. Nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật của mỗi nhà văn là một con đường hữu hiệu, khả
dĩ có thể giúp ta nhận thức và lí giải những sáng tạo độc đáo, mang phong cách riêng
của mỗi nhà văn trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của họ.
1.1.2. Cái nhìn nghệ thuật
Theo nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử, “cái nhìn nghệ thuật là hình
thức bên trong cơ bản của sáng tác nghệ thuật, trực tiếp qui định cấu tạo hình
thức của tác phẩm, thể hiện khả năng và chiều sâu lí giải con người và thế giới
của tác giả.” [58, tr.9]. Như vậy là cái nhìn nghệ thuật là một loại hình thức
mang tính quan niệm, nó kết tinh tất cả tư tưởng, vốn sống, kiến thức văn hóa,
… của nhà văn, mang tính độc đáo thuộc về phẩm chất tinh thần của người nghệ
sĩ. Nó mang tính thẩm mĩ và phải được thể hiện thông qua những sáng tác nghệ
thuật cụ thể.

12


Chúng ta không thể tìm được cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn nếu
tách rời những sáng tác nghệ thuật của anh ta. Cái nhìn nghệ thuật ở mỗi nhà
vừa độc đáo, riêng biệt vừa thống nhất và ổn định, thể hiện qua toàn bộ sự
nghiệp sáng tác của họ. Thông thường, ở những nhà văn lớn có phong cách nghệ
thuật riêng mới có những cái nhìn nghệ thuật độc đáo, không lặp lại với ai và
cũng hiếm có ai có thể lặp lại được họ. Bởi lẽ, cái nhìn ấy có khả năng chi phối
toàn bộ thế giới hình tượng nghệ thuật, mối quan hệ phức tạp giữa nhiều cấp độ
nội dung và hình thức, tạo nên một chỉnh thể tác phẩm thống nhất, mang tính

thẩm mĩ cao. Nếu cái nhìn nghệ thuật không độc đáo và thấm nhuần trong từng
trang viết, hay là đi “vay mượn”, mô phỏng một cách gượng ép, sản phẩm tạo ra
có thể là những tập “xác chữ” không hồn và thiếu đi sự tự nhiên, sự thuyết phục
và hấp dẫn với bạn đọc. Kết quả là những “đứa con tinh thần” ấy sẽ dễ dàng
chết yểu theo thời gian.
Sở dĩ, những trang viết của Vũ Trọng Phụng vẫn còn sức lay động mãnh
liệt tâm trí bạn đọc sau gần một thế kỷ, một phần quan trọng là nhờ cái nhìn
nghệ thuật độc đáo của ông. Là nhà văn hiện thực phê phán nên ông tập trung
khám phá hiện thực xã hội đương thời. Và hiện thực đó, qua cái nhìn rất riêng,
đầy ấn tượng của ông chỉ toàn là cái xấu xa, tồi tệ. Xã hội Việt Nam trước Cách
mạng, theo Vũ Trọng Phụng là mội trường tụ tập những “hội chứng của cái ác,
cái dâm, cái đểu, cái rởm, bịp bợm và giả dối. Đó là cái xã hội “khốn nạn”,
“chó đểu” theo cách gọi của ông [64, tr.234]. Thông qua nhân vật Tú Anh trong
Giông tố, nhà văn gián tiếp thể hiện cái nhìn của mình: “Văn chương sách vở
khiêu dâm, phim ảnh khiêu dâm, phòng khiêu vũ, nhà săm, những quân phu xe
bảo ông đi lấy trinh tiết của mọi hạng phụ nữ bằng năm đồng, ba đồng, âm nhạc
cũng khiêu dâm, những mốt y phục lại càng ngày càng khiêu dâm, nói tóm lại
thì bao nhiêu cái xô đẩy người ta vào vòng thương luân bại lý”. Còn xã hội
thượng lưu trưởng giả qua cái nhìn của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ là cả một lũ
người nhố nhăng, trâng tráo với lối sống sa đọa, bất nhân, giả dối, bịp bợm. Chỉ
qua trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ, bằng cái nhìn sắc lạnh

13


của mình, Vũ Trọng Phụng đã “lôi ra” và “phơi bày” toàn thể bộ mặt nhâng
nháo, bịp bợm và “vô nghĩa lí” của tất cả xã hội thượng lưu thành thị lúc bấy
giờ. Có lẽ cái chết của cụ cố Tổ - một kẻ còn chút lòng tự trọng cuối cùng của
gia đình giàu có bậc nhất Hà thành là dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhân
cách, của đạo lý. Ông già ốm đau mãi mà không chết, nhưng chỉ vì biết được cái

đám con cháu của mình đã làm bại hoại gia phong thì uất lên mà chết. Cái chết
của ông cụ lập tức trở thành một niềm hạnh phúc vô bờ cho tất cả thành viên
trong gia quyến từ cụ cố Hồng – ông con giai cụ cố Tổ, vợ chồng Văn Minh –
ông cháu đích tôn, ông Phán mọc sừng, cô Tuyết, cậu Tú Tân, cho đến những
bạn bè, các đối tác làm ăn của gia đình như những ông tai to mặt lớn với đủ kiểu
râu ria - bạn cụ cố Hồng, đám giai thanh gái lịch bạn bè cô Tuyết, cô Hoàng
Hôn, tất nhiên không thể thiếu Xuân Tóc Đỏ, sư chùa Bà Banh,… Thậm chí,
niềm vui còn lan tỏa đến cả những nhân viên của sở cảnh sát đang lo thất nghiệp
như Min-đơ, Min-toa vì bỗng nhiên có người thuê giữ gìn trật tự cho đám ma.
Người dân khắp phố phường cũng được một phen “vui mắt” vì được xem một
đám tang “to tát chưa từng thấy”. Một đám tang có tất cả mọi lễ nghi, có sự
tham gia đông đảo của rất nhiều con cháu, bạn bè gần xa, thế nhưng nó lại thiếu
đi một điều quan trọng nhất để làm nên một đám tang đúng nghĩa. Đó chính là
tình người, sự tiếc thương chân thành dành cho người đã mất, là sự biết ơn,
thương xót, là đạo hiếu của con cháu dành cho ông cha mình. Thành ra đám tang
bỗng hóa thành đám rước. Nhưng đó là cuộc đưa rước của một đám “thây ma
sống” đang tiễn đưa một “thây ma chết”, là hành trình chôn vùi vĩnh viễn mọi
giá trị của đạo lí, của nhân cách, để cho đồng tiền, sự bỉ ổi, vô liêm sỉ, giả dối,
bịp bợm được lên ngôi. Thật là đáng sợ làm sao và chua xót biết bao! Có thể
nói, Vũ Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài phát hiện ra mặt trái của xã hội, cái
xấu của con người. Đó là cái nhìn có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Nhà văn đứng về
phía người nghèo khổ, lầm than để lên án cái ác, công kích lối sống ăn chơi sa
đọa của những kẻ có tiền và có quyền. Đó là một cái nhìn tiến bộ, tích cực, phù
hợp với tình cảm và thái độ của đông đảo nhân dân lao động.

14


Nhắc đến văn học trước Cách mạng tháng Tám, chúng ta không thể bỏ
qua Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, người đem đến một

cái nhìn thế giới và con người vô cùng độc đáo, mới lạ. Được xếp vào hàng ngũ
những nhà thơ Mới lãng mạn nhưng Xuân Diệu lại luôn hướng cái nhìn về thực
tại, nâng niu, trân trọng cuộc sống nơi trần thế. Ông không hề thoát lên cõi tiên
như Lưu Trọng Lư với Tiếng sáo thiên thai, tìm về quá khứ oanh liệt một thời
như Thế Lữ với Nhớ rừng, điên cuồng với những trăng, hồn, máu như Hàn Mặc
Tử, hay thả mình trong men say của rượu cồn và thuốc phiện như Vũ Hoàng
Chương, …Với Xuân Diệu, cuộc sống hiện tại này chính là một thiên đường
tràn ngập hương thơm và ánh sáng, hội tụ những gì tinh túy nhất của mùa xuân,
tuổi trẻ và tình yêu. Chính vì vậy, Xuân Diệu luôn nhìn cuộc đời qua lăng kính
của tình yêu và tuổi trẻ. Nhà thơ ngắm nhìn khu vườn mùa xuân như chiêm
ngưỡng một giai nhân đang ở độ xuân thì, đang rạo rực yêu đương. Và ông
hưởng thụ mùa xuân cũng như đang hưởng thụ ái tình:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…”
(Vội vàng)
Một nét đặc sắc khác trong cái nhìn thế giới và con người của Xuân Diệu
đó là nhìn cuộc đời bằng con mắt thời gian và luôn bị ám ảnh bởi sự trôi chảy
không ngừng của thời gian. Ông từng cay đắng thừa nhận “Nói làm chi rằng
xuân vẫn tuần hoàn - Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Vội vàng). Với Xuân
Diệu, thời gian là tuyến tính một đi không trở lại, đời người là hữu hạn và quá
ngắn ngủi so với sự trường tồn của vũ trụ, đất trời: “Còn trời đất nhưng chẳng
còn tôi mãi” (Vội vàng). Với Xuân Diệu, thời gian là một hình tượng có hương

15



vị của sự chia phôi, đổi thay vô tình khiến nhà thơ luôn lo âu, phấp phỏng trước
sự mong manh của cái đẹp, sự ngắn ngủi của hạnh phúc: “Thời gian giót từng
giọt buồn khô héo - Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều” ( Gửi hương cho gió).
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi - Khắp sông núi đều than thầm tiễn biệt”
(Vội vàng), “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” (Giục giã),… Chính vì thế, cái
điệp khúc thời gian không đứng đợi, tuổi trẻ sẽ mau qua, cái đẹp sớm tàn lụi, cái
tươi xanh sẽ chóng phai tàn, héo úa vang lên dồn dập trong thơ ông. Nó là cơ sở
để Xuân Diệu đề xuất một lối sống rất nhân văn và hiện đại: sống hết mình từng
phút giây, không chấp nhận sống nhạt nhòa, phẳng lặng, hay bỏ lỡ những gì tươi
đẹp nhất mà cuộc sống đã ban tặng.
Như vậy, ở những nhà văn lớn có cá tính sáng tạo và phong cách nghệ
thuật luôn xuất hiện cái nhìn độc đáo về thế giới và con người. Chính cái nhìn
nghệ thuật đó đã làm nên đặc sắc trong những tác phẩm của họ, giúp họ “tái tạo
thế giới” theo cách của riêng mình mà vẫn đầy tính thẩm mỹ và hấp dẫn.
1.2. Cơ sở hình thành cái nhìn nghệ thuật về thế giới và con người của
Nguyễn Khải
1.2.1. Tiểu sử và đặc điểm con người Nguyễn Khải
1.2.1.1. Tiểu sử
Nguyễn Khải, tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà
Nội. Quê cha ở phố Hàng Nâu (thành phố Nam Định), quê mẹ ở xã Hiến Nam,
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông từng làm chức tham biện (viên chức
cao cấp trong công sở dưới thời thực dân Pháp), sau đó được thăng chức tri
huyện. Nguyễn Khải là con vợ lẽ của một ông quan, ngoài thì tưởng là danh giá
nhưng kì thực chỉ là thứ của nợ phiền toái của cha mình. Bị bà cả khinh ghét,
ông còn bị chính người cha của mình và các anh chị trong nhà coi thường, khinh
miệt, có lúc bị sỉ nhục là “thằng mán tiền”, “thằng ăn cắp”,… [28, tr.381-382].
Tuổi thơ của ông chủ yếu chìm trong nỗi buồn tủi, nhục nhã, khi thì ở với mẹ
đẻ, khi ở với mẹ già (bà cả), khi ăn nhờ ở đậu nhà anh cả cùng cha khác mẹ.
Đến năm 12 tuổi, ông bị ông anh rể và các chị cùng cha khác mẹ “đuổi khéo” từ


16


Hải Phòng về Hà Nội. Nguyễn Khải sống với mẹ và em trong một căn nhà lá lụp
xụp ở làng Vân Hồ. Ba mẹ con sống rất chật vật, đã có lúc người mẹ nghĩ đến
việc cùng chết với hai con để thoát khổ. Thế rồi, nhờ sự giúp đỡ, đùm bọc của
những người hàng xóm tốt bụng – vốn cũng là những người lao động nghèo
khổ, đáy cùng của xã hội, ba mẹ con cũng dần dần vượt qua được thảm cảnh
chết đói. Những năm tháng bị tổn thương vì cái khổ, cái nhục ấy đã in sâu vào
tâm trí ông cho đến tận sau này. “Tưởng là con ông cháu cha hóa ra không phải,
chỉ là con thêm, con thừa. Bao nhiêu mộng mơ của một thuở thơ ngây, phút
chốc mất sạch. Cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rút
lại cái lõi của nó không đáng một xu. Chẳng là cái gì ở cõi đời này. Là một
thằng ăn cắp! Lại ghẻ lở, bẩn thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khinh rẻ mới thật
nhục” [28, tr.424]. Cái đói, cái khổ, cùng sự khinh miệt, nhục mạ chồng chất
của những thành viên trong gia đình đã khiến cậu bé Khải trở nên ù lì, sợ sệt,
làm cái gì cũng hỏng, cũng lóng ngóng và trở nên “ăn hại” trong mắt tất cả bọn
họ. “Quả tình nửa năm ở phố Hàng Nâu tôi không còn là tôi nữa, cứ ngơ ngơ
ngẩn ngẩn như đứa mất hồn, đi lại ngượng ngập, mặt mũi sầu thảm, đăm chiêu
đến phát chán” [28, tr.381]. Nhưng rồi chính cái hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm
bùng lên trong ông ý thức về nhân phẩm và ý chí khẳng định mình: “Vậy thì
phải sống. Sống bằng cái nhẫn nhục, chịu thương chịu khó,… Sống cho hết cái
có thể có của cuộc đời mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [28, tr.424]. Có thể nói,
hoàn cảnh gia đình đã tạo nên một cậu bé Nguyễn Khải có bề ngoài nhút nhát,
vụng về, ngờ nghệch và “ăn hại”, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là một nghị lực
sống mãnh liệt, ý thức sâu sắc về lòng tự trọng và danh dự.
Nguyễn Khải lớn lên đúng vào lúc cách mạng tháng Tám thành công, mở
ra thời đại mới cho đất nước và dân tộc. Tất nhiên những người lao động nhỏ
bé, bất hạnh như mẹ con ông trở thành quần chúng của cách mạng. Ông nhanh

chóng đi theo cách mạng và tham gia quân tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên vào năm
1947. Vào quân đội, bên cạnh làm công tác tuyên huấn, ông từng bước làm quen
với việc viết báo, viết văn và được nhiều thế hệ nhà văn đàn anh đi trước chỉ

17


bảo, hướng dẫn. Cùng tinh thần làm việc hăng say, trách nhiệm, ông dần khẳng
định được tên tuổi của mình. Kể từ đây, cuộc đời của ông thực sự được giải
phóng, ông tìm thấy ý nghĩa tồn tại của mình, nhận ra giá trị của mình và những
người lao động bần cùng như ông. Tâm trí ông được khai sáng để hoàn toàn
phục vụ cách mạng và sự nghiệp sáng tác. Đây chính là con đường để ông đền
đáp ơn nghĩa cách mạng và rửa sạch nỗi nhục bị chính những người ruột thịt hắt
hủi, khinh miệt.
1.2.1.2. Đặc điểm con người
Ngay từ nhỏ Nguyễn Khải đã thể hiện tố chất thông minh, hoạt bát với
khả năng quan sát, nhận xét khá sắc sảo, pha chút hài hước. Ông kể lại khi còn
nhỏ có viết một bài quốc văn tả lại cảnh một me Tây cúng tuần bốn mươi chín
cho ông chồng chết bất đắc kỳ tử. Kết bài, ông có thắc mắc “hồn ma Tây, thầy
cúng Việt, ngôn ngữ bất đồng, làm sao hiểu được nhau mà về hưởng” [28,
tr.278]. Nhờ có bài văn ấy mà Nguyễn Khải được thầy Minh – một ông thầy ở
trường sơ học Việt Pháp rất yêu mến.
Ông còn là một người giàu nghị lực sống mãnh liệt, ý thức sâu sắc về
danh dự và lòng tự trọng. Điều này khiến ông nhận thức được mọi nỗi khổ nhục
chồng chất mà ông đã phải chịu đựng ngay từ thuở còn thơ dại. Mặt khác, lại
khiến ông kiên trì chống chọi với tất cả, chứ không cho phép bản thân buông
xuôi, đầu hàng trước nghịch cảnh.
Những tố chất ấy cùng với hoàn cảnh gia đình, thời đại đã tạo nên một
Nguyễn Khải phức tạp, có hai con người cùng tồn tại song song, vừa đối lập vừa
thống nhất. Trong ông có sự pha trộn của hai dòng máu: “Dòng máu của lớp

cùng dân từng bị giày xéo, lăng nhục rồi sẽ in dấu vào những lời văn khi thì uất
hận, khi thì xót xa một thứ văn như để giải oan, như để đòi nợ, như để trả thù.
Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra một Nguyễn Khải thích nói
chuyện sang, dùng văn chương để phô bày cái hào hoa, lịch lãm, am hiểu và
đồng cảm với giới thượng lưu Hà Nội xưa, trân trọng nếp sống thanh lịch, bản
lĩnh cá nhân, cốt cách tự do, những cái làm nên nét văn hóa đặc thù của đế đô”

18


[37, tr.410]. Ông là người tỉnh táo, biết kiềm chế trong cái chừng mực, khuôn
khổ chặt chẽ đúng theo tinh thần của anh cán bộ tuyên huấn. Tuy vậy, Nguyễn
Khải cũng tự biết rõ rằng là một nghệ sĩ đích thực còn phải biết mê muội trong
niềm tin của mình, biết đi tới cùng cái yêu cái ghét. Nhà thơ Dương Tường cũng
từng nhận xét về Nguyễn Khải: “Trong Khải, luôn có hai con người. Một
Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn. Một
Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn
nhát kia. Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ” [72].
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thì bổ sung và chỉ ra cái thống nhất trong
những nét mâu thuẫn, đối lập ở con người Nguyễn Khải: “Sự tranh chấp ở đây
thực ra chỉ là bề ngoài, trên sàn diễn, trước mặt bàn dân thiên hạ. Chứ ở hậu
trường Nguyễn Khải yêu cả hai con người đó ở mình. Ông sống hòa hợp với cả
hai. Tùy trường hợp mà ông đưa con người này hay con người kia ra để làm
hàng. Lối nghĩ này đã giúp ông thành công chói lọi trong suốt đường đời, và cho
đến giai đoạn chung cục của đời sống, ông vẫn giữ, không tự khác mình đi đến
một mi-li -mét!” [51]. Cái bản tính thông minh, sắc sảo kết hợp với sự trải đời
với đủ mọi đắng cay, ngọt bùi đã tạo nên một Nguyễn Khải khôn ngoan, “biết
lui biết tới”, có khả năng thích ứng với thời thế, biết cách hòa giải nhiều vấn đề
mâu thuẫn, nhất là giữa khát khao nghệ thuật với những trách nhiệm nặng nề
của cuộc mưu sinh.

Nhu cầu khẳng định mình khiến ông luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc,
ham đi, ham viết, thường xuyên có mặt ở những điểm nóng, mang đậm tính thời
sự. Trang văn của ông vì thế thường thấm đẫm hơi thở của nhịp sống hiện tại.
Điều này cũng đảm bảo cho tác phẩm của Nguyễn Khải luôn có khả năng theo
kịp những chuyển biến mãnh liệt của thời cuộc.
Tóm lại, những đặc điểm về tiểu sử và con người của nhà văn Nguyễn
Khải đã góp phần hình thành nên cái nhìn nghệ thuật về con người và cuộc
sống, ảnh hưởng sâu sắc đến đời văn và phong cách nghệ thuật của ông. Đúng
như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “những trải nghiệm cay

19


đắng thời niên thiếu đầy éo le tủi nhục kia có vai trò quan trọng, nếu không nói
là quyết định, đối với đời văn và cái văn của Nguyễn Khải: hiểu đời hiểu người
cũng ở đấy, khôn ngoan lọc lõi cũng ở đấy, sắc cạnh, tỉnh táo cũng ở đấy, yêu
ghét khinh trọng cũng ở đấy, hèn nhát nhẫn nhục cũng ở đấy mà khẳng khái tự
trọng, thậm chí kiêu ngạo tự phụ nữa cũng ở đấy…” [53, tr.417].
1.2.2. Tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà văn
1.2.2.1. Sự kết hợp giữa tư duy hình tượng và phân tích khoa học
Nguyễn Khải bộc bạch “Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: là khoa
học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người (...). Sự thật chỉ có thể viết về
những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội và mọi sự phức tạp,
tinh vi, ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự chân thật theo quan niệm của
tôi (...). Hãy nói về sự thật lòng người, sự chân thật, kết quả của sự nghiên cứu thận
trọng, tỉ mỉ của chúng ta” [14, tr.8-9].
Những ý kiến như thế cho thấy nhà văn có xu hướng muốn vươn tới một sự
kết hợp giữa tư duy hình tượng và phân tích khoa học trong việc phản ánh hiện thực
đời sống. Ông muốn chiếm lĩnh hiện thực đời sống cả "ở cái bề sâu, ở cái bề xa"
với khát vọng thể hiện chân thật lòng người trong những năm tháng lịch sử nhiều

biến động. Ông chinh phục người đọc bằng những lí lẽ, cách lập luận, những cách
đặt vấn đề và những giải pháp riêng, đáp ứng nhu cầu đánh thức trí tuệ của họ. Nhà
văn đã đúc rút nên một kinh nghiệm quý báu đó là: muốn tìm ra được những nét căn
bản của cuộc sống, muốn có được những hình tượng nghệ thuật chân thật và sinh
động thì phải có sự hiểu biết chu đáo, sâu rộng, phong phú về phạm vi hiện thực mà
nhà văn đó phản ánh. Ông coi trọng sự giải thích thực tại hơn là sự chứng minh
những định kiến có sẵn, không bắt những sự kiện thích nghi những tư tưởng mà bắt
những tư tưởng phục tùng những sự kiện thông qua những dữ kiện đời sống phong
phú, tỉ mỉ và chính xác. Nhà văn sử dụng dữ kiện lịch sử có chọn lọc, sắp xếp
những cái vốn rời rạc nhau, đặt trong những mối quan hệ nhân quả, có tính khái
quát cao độ. Từ đó, Nguyễn Khải hướng đến mục tiêu sau cùng là tìm được triết học
văn hóa của các hiện tượng xã hội - lịch sử.

20


×