Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chủ đề 8. Các hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.98 KB, 2 trang )

GD&TĐ - Giai đoạn này, các em HS lớp 12 đang bắt đầu chuẩn bị làm hồ
sơ tuyển sinh. Rất nhiều trường đã triển khai việc hỗ trợ học sinh bằng
cách tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo với chuyên đề “Tư vấn tuyển
sinh”.

Trong các buổi tư vấn này, đa phần đề cập đến vấn đề giới thiệu các trường,
nội dung thi, công tác xét tuyển... mà ít quan tâm đến tư vấn chọn nghề cho
các em. Trong khi đó việc giáo dục hướng nghiệp để định hướng nghề tương
lai cho các em ít được thực hiện trong suốt quá trình HS còn ngồi trên ghế
nhà trường phổ thông. Chỉ rất ít các em nhận thức được chính xác nghề
nghiệp mình sẽ chọn, trường hợp này rơi vào các đối tượng học khá, giỏi,
hiểu biết xã hội tốt, có năng lực phân biệt và tự định hướng nghề nghiệp cho
bản thân. Số đông các em HS còn lại rất lúng túng, ngờ nghệch khi chọn lựa
nghề để theo học cũng như xác định công việc tương lai của bản thân.
Nguyên nhân thì rất nhiều, chủ yếu là các em hạn chế về nhận thức vì thực tế
là các em hoàn toàn không được giáo dục nghề đến nơi đến chốn, dẫn đến
việc các em đa phần là chạy theo tâm lý đám đông, chạy theo các ngành hiện
tại tạm thời đang “hot”. Thực tế là vài năm trước, rất nhiều HS tham gia thi
vào các trường công nghệ thông tin, các nghề về kinh tế… dẫn đến bão hòa
hoặc dư thừa rất nhiều, nên các em học xong hoặc không xin được việc làm,
hoặc làm trái nghề thậm chí thất nghiệp.
Tình trạng các em đua nhau theo học một số trường là không hiếm, chứ chưa
nói đến sở thích, kỹ năng sống được đề cập đến khi các em tham gia thi
tuyển. Đó là chúng ta còn chưa đặt vấn đề là rất nhiều HS sức học còn hạn
chế nên đăng ký ngay vào các nghề điểm tuyển ít như sư phạm, các trường


tư lập. Trong khi ngành sư phạm không những đòi hỏi năng lực chuyên môn,
kỹ năng sống và phương pháp sư phạm, tâm lý lứa tuổi cao nên hậu quả là
có rất nhiều người đã phải làm công việc giảng dạy khi trình độ còn hạn chế
mọi mặt không chỉ làm khổ mình mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và


chất lượng học của cả một thế hệ.
Việc định hướng nghề nghiệp là cần thiết cũng như việc giáo dục nghề nghiệp
là vô cùng quan trọng, tuy nhiên điều này lại chưa được coi trọng đúng mức.
Việc giáo dục hướng nghiệp không thể chỉ phó thác cho đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm (thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm không có khả năng này) mà phải có
đội ngũ tư vấn viên, giảng viên chuyên nghiệp. Đội ngũ này nên được các
trường phổ thông quan tâm mời tư vấn trong khi chưa có giáo viên chuyên
nghiệp đảm trách nhiệm vụ quan trọng này.



×