Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

15 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 TIẾNG VIỆT LỚP 4 TPHCM (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.69 KB, 6 trang )

15 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 TIẾNG VIỆT LỚP 5 TPHCM
GỒM 3 ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 1 & 12 ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ 1 (CÓ ĐÁP ÁN CHI
TIẾT)
ĐỀ SỐ 1: THI GIỮA HỌC KỲ 1
MÔN TIẾNG VIỆT
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian 1 phút)
1. GV cho HS đọc một đoạn văn hoặc thơ dài khoảng 60 – 80 chữ trong một bài tập đọc – Sách Tiếng
Việt 5 tập 1 (từ tuần 1 đến tuần 9).
2. GV nêu từ 1 đến 2 câu hỉ về nội dung trong bài đọc cho HS trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
Điểm (5đ)
1. Đọc đúng tiếng, từ
………………/2
đ
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu câu
………………/1
đ
3. Tốc độ đọc (không quá 1 phút)
………………/1
đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu
………………/1
đ
………………/5
Cộng:
đ
1. Đọc sai 1-3 tiếng: 2đ

Đọc sai 4-6 tiếng: 1,5đ
Đọc sai 7-8 tiếng: 1đ
Đọc sai 9-10 tiếng: 0,5đ


Đọc sai trên 10 tiếng: 0đ

Hướng dẫn kiểm tra
2. Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5-6 dấu câu: 0,5đ
Không ngắt nghỉ hơi đúng 10 dấu câu trở lên: 0đ
3. Tốc độ đọc: Đọc vượt quá 1 phút (quá 20 giây) trừ 0,25đ
Đọc vượt quá 2 phút: 0đ – đọc nhỏ, lí nhí trừ 0,25đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu 1đ.

II. ĐỌC THẦM:
Người tù binh da đen
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút.
Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa
với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?
Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra có một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da
đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu
kể chuyện. Anh là người Ma-rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em.
Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng…Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập
như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác
hẵn của mình.

Theo Nguyễn Đình Thi
1


III.
IV.

Đọc thầm bài “Người tù binh da đen” rồi trả lời và làm bài tập các bài tập sau:
(Chọn và đánh dấu X vào ô  trước ý trả lời đúng nhất)
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tù binh”
 A) là người đứng đầu bộ lạc
 B) là người bị tố cáo phạm tội và bị đưa ra xét xử trước tòa
 C) là người của phía bên kia bị bắt giam trong thời kì chiến tranh
2. Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
 A) gia đình
 B) cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp
 C) lí do đi lính cho Pháp, tâm trạng khi bị bắt, con cái
3. Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp?
 A) Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam
 B) Bị Pháp bắt đi lính
 C) Kiếm tiền nuôi gia đình
4. Thứ tự nào tả diễn biến tâm trạng của người tù binh da đen trong câu chuyện?


 A) bâng khuâng
sợ hãi khóc



 B) bâng khuâng

rụt rè
bình thản
khóc



 C) bâng khuâng rụt rè, sợ hãi
mạnh dạn dần
khóc
5. Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ
vậy?
 A) Sợ các chiến sĩ Việt Nam
 B) Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình
 C) Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam
6. Từ trái nghĩa với từ “chiến tranh”?
 A) xung đột
 B) bình thản  C) hòa bình  D) mâu thuẫn
7. Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè”?
 A) nhút nhát
 B) rề rà
 C) nhu nhược
 D) rối ren
8. Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
 A) Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận
 B) Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ
 C) Nếu chị đi buôn chuyến này thì cầm chắc lãi to
9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. …………………………..bay lượn trên bầu trời.
b. Học sinh trường em ………………………………
CHÍNH TẢ (Nghe đọc ): (Thời gian 20 phút)

Bài viết: “Vịnh Hạ Long” (Đầu bài và đoạn: “Vịnh Hạ Long…trên mặt biển” – Sách Tiếng Việt lớp 5
tập 1 trang 70)
TẬP LÀM VĂN (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Tả một dòng sông mà em từng thấy.

2


ĐÁP ÁN
I.

II.

III.

Đọc thầm:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: C
Câu 6: B
Câu 7: A
Câu 8: B
Câu 9: a/ Đàn chim
b/ chăm ngoan và học tập
Chính tả:
Bài viết “Vịnh Hạ Long” – SGK TV5 – tập 1/70.
5đ: Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1đ (1 lỗi trừ 0,5đ)

- Chữ viết xấu, bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết trừ 0,5đ.
Tập làm văn: (5đ)
Biểu điểm:
- Điểm 4,5 – 5: HS viết được bài văn tả một dòng sông đầy đủ ý, ý văn hay, có cảm xúc, có sáng tạo,
diễn đạt mạch lạc, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 3,5 – 4: HS viết được bài văn tả một dòng sông đầy đủ ý, nhưng ý văn co2nra65p khuôn, chưa
sáng tạo.
- Điểm 2,5 – 3: HS nêu lên đươc nét chung về tả dòng so6g nhưng còn ít ý.
- Điểm 1,5 – 2: Bố cục thiếu cân đối, từ ngữ nghèo nàn, trùng lặp, chưa nêu được nét đặc trưng cần tả,
diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0,5 – 1: Nội dung lan man, lạc đề hoặc viết dở dang.
Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của HS mà giám khảo chấm ở khung 0,5 – 1đ.

3


ĐỀ SỐ 2: THI GIỮA HỌC KỲ 1
MÔN TIẾNG VIỆT
A. PHẦN I. ĐỌC HIỂU – ĐỌC THÀNH TIẾNG:
I.
Đọc hiểu: Đọc thầm bài sau trong thời gian 10 phút.

Quà tặng của chú chim non
Trước mắt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua những chiếc lá rập rình lay
động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây
sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục
sẵn từ bao giờ nhảy phóc ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén cố loay hoay
cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa lên miệng
bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến gần tôi hơn. Thế là chúng

bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường
như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây,
những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại…Đâu đó vẵng lại tiếng hót thơ dại của chú chú chim non
của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
Theo Trần Hoài Lương
(Theo nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2010)
Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất
hoặc thực hiện theo yêu cầu của đề.
Câu 1: Cây sòi có lá màu gì?
A) Màu vàng
B) Màu xanh
C) Màu đỏ
D) Màu tím
Câu 2: Chú nhái bén đã có hành động gì khi chiếc lá vừa chạm mặt nước?
A) Nhảy phóc lên ngồi chỗm chệ trên đó
B) Nhảy lên bờ nhìn theo chiếc lá
C) Bò lên chiếc lá bên cạnh
D) Ngồi im nhìn theo chiếc lá
Câu 3: Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
A) Líu ríu, ngân nga, vang vang, hót đủ thứ giọng
B) Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại
C) Kêu líu ríu, hót ngân nga, vang vang
D) Thơ dại, lảnh lót, vang vang, trổ tài bắt chước tiếng chim hót
Câu 4: Khi nhân vật “tôi” trổ tài bắt chước tiếng chim hót thì các loài chim như thế nào?
A) Bay đến rất nhiều
B) Chỉ một vài con bay đến
C) Tất cả đều bay đi
D) Không con nào bay đến
Câu 5: Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
A) Một cuộc đi chơi đầy lí thú

B) Một chuyến vào rừng đầy sợ hãi
C) Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga
D) Một chú nhái bén tí xíu
Câu 6: Trong câu “Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập
bùng cháy” có bao nhiêu từ láy?
A) 1 từ (đó là
…………………………………………………………………………………………………...)
B) 2 từ (đó là
…………………………………………………………………………………………………...)
C) 3 từ (đó là
…………………………………………………………………………………………………...)
4


D) 4 từ (đó là

…………………………………………………………………………………………………...)
Câu 7: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A) Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy
B) Một làn gió rì rào chạy qua
C) Chú nháy bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi
D) Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim
Câu 8: Từ nào trái nghĩa với các từ còn lại?
A) Nhỏ xíu
B) To kềnh
C) Bé xíu
D) Nhỏ xinh
Câu 9: Đặt câu với từ “cẩn thận”?
Câu 10: Từ “đi” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A) Nồi cơm đã đi hơi

B) Gia đình bạn Lan đã đi nơi khác
C) Thủy đi tắt qua đường để đi đến bến tàu điện
D) Cái lược đi đâu mất rồi
II.
Đọc thành tiếng:
Yêu cầu HS bốc thăm để đọc và trả lời một trong 4 bài sau trong thời gian 1,5 phút
1. Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
Sách TV5 – Tập 1, trang 10. Đoạn “Từ đầu …chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng”.
*Câu hỏi: Trong bài em thích màu vàng nào nhất? Vì sao?
2. Bài “Bài ca về trái đất”
Sách TV5 – Tập 1, trang 41. HS đọc 2 đoạn đầu.
*Câu hỏi: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
3. Bài “Kì diệu rừng xanh”
Sách TV5 – Tập 1, trang 75. HS đọc 2 đoạn đầu.
*Câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì khi đọc bài văn này?
4. Bài “Đất Cà Mau”
Sách TV5 – Tập 1/ trang 89. HS đọc 2 đoạn đầu.
*Câu hỏi: Người ở Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
B. PHẦN II: PHẦN VIẾT:
I. Chính tả:(Nghe – Viết) GV đọc cho HS nghe 3 lần trước khi viết
Tiếng hót chim họa mi
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà
tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước
suối mát lành trong khe núi. Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu
đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ
xuống cỏ cây.
Ngọc Dao
II. Tập làm văn:
HS chỉ chọn tả một trong 2 đề sau:

1. Em hãy tả một cơn mưa rào.
2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em thích.

5


ĐÁP ÁN
A. Phần đọc
I.
Đọc – hiểu:

1 – C; 2 – A; 3 – B; 4 – A; 5 – C; 6 – C 3 từ (rì rào, rập rình, bập bùng); 7 – B; 8 – A; 9 – B; 10 – C
II.
Đọc thành tiếng:
- Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu.
- HS có thể hiện được nội dung bài đọc qua một số từ ngữ trọng tâm của bài.
- Trả lời đầy đủ chính xác các câu hỏi tương ứng
- Căn cứ vào mức độ cần đạt của HS lớp mình mà GV ghi nhận đánh giá cho công bằng chính xác .
B. Phần viết:
I.
Chính tả:
- HS viết đúng âm, vần, câu, từ và trình bày sạch đẹp; đúng độ cao các chữ cái, đúng khoảng cách
giữa các chữ. Viết đẹp và trình bày đẹp. Tùy mức độ hoàn thành theo chuẩn KTKN giáo viên nhận
xét đánh giá.
II.
Tập làm văn:
Yêu cầu HS viết đúng thể loại và bố cục đầy đủ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
HS viết thành đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) đúng thể loại, có đầy đủ ba phần, bài viết dùng từ chính
xác, có hình ảnh, sinh động, thể hiện tốt sự quan sát của HS về một số chi tiết của một cơn mưa hoặc
một canh đẹp ở quê hương. Trong bài văn cần tả cụ thể một số chi tiết của một cơn mưa hoặc một cảnh

đẹp ở quê hương đề bài văn sinh động hơn.
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa hoặc cảnh đẹp quê hương.
2. Thân bài: Tả bao quát, chi tiết
HS có thể tả theo không gian hoặc theo thời gian.
3. Kết luận: Suy nghĩ của em về cảnh mình tả
Căn cứ vào mức độ cần đạt của HS lớp mình để GV ghi nhận xét, đánh giá chính xác và công bằng.

6



×