Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM GIÚP học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.71 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH THỚI A

Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

- Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Dạy môn Thể Dục
- Họ và tên người thực hiện: Võ Thị Lệ Thi
- Chức vụ: Giáo viên
- Sinh hoạt tỗ chuyên môn: Sinh – Hóa – Thể dục

Năm học 2011 - 2012


MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Bối cảnh của đề tài:
Trong văn kiện ĐH Đảng VIII đã chỉ rõ: “sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của
bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội” .
Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh cần phải có con người phát triển toàn diện,
không chỉ phát triển về trí tuệ, đạo đức trong sáng mà còn cường tráng về thể chất. Giáo
dục thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục con người mới
phát triển toàn diện, là một bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp GD-ĐT của Đảng
và nhà nước ta, nhằm đào tạo một thến hệ trẻ hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần để
phục vụ tốt cho công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một trong những môn được sự quan tâm rất đáng kể
của các cấp lãnh đạo. Ngày nay, tập luyện TDTT nói chung và tập luyện thể dục nói riêng
không chỉ đem lại sức khoẻ mà nó còn giúp HS học tốt các môn học khác. Chính vì vậy
môn thể dục trong các trường Trung học phổ thông ngày càng được nâng cao về chất


lượng.
II.Lý do chọn chuyên đề :
Là một giáo viên thể dục với trách nhiệm giáo dục thể chất cho các em, tôi
đặc biệt chú trọng và cố gắng làm thế nào để các em phát triển thể chất một cách tốt
nhất, có thể lực tốt nhất, với một thân hình chắc khoẻ. Bên cạnh đó tôi cũng rất đề cao
rèn luyện đạo đức cho các em từ tính trung thực , siêng năng, tinh thần đồng đội, tính kỉ
luật , ý chí vượt khó và tinh thần tự giác cao.
Trong 5 năm giảng dạy vừa qua, bên cạnh việc đem hết nhiệt huyết và sự tận
tình hướng dẫn cho các em , tôi cũng nhận thấy bên cạnh một số vấn đề còn tồn tại trong
ý thức học tập bộ môn thể dục của các em, các em chưa nhận thức được tầm quan trọng
và sự hữu ích của bộ môn đối với sự phát triển của con người về đức – trí – thể – mĩ
dục là như thế nào. Khá nhiều em học sinh tập luyện chưa thực sự say mê, thực tế chứng
minh là khi các em tập bài thể dục phát triển chung- một nội dung rất dễ nhưng các em
không chịu chú ý, không thuộc, chỉ tập qua loa sơ sài, không đúng biên độ động tác,
thậm chí có động tác còn bị sai lệch đi.
Như chúng ta đã biết thì đối với lứa tuổi HS THCS, lứa tuổi mà bên cạnh
tâm sinh lí đang phát triển là vấn đề về sự tăng trưởng về chiều cao và thể lực để hình
thành vóc dáng của một người trưởng thành, thì việc tập thể dục một cách tích cực là
cực kì quan trọng để đạt được một kết quả tốt nhất. Việc tập đúng biên độ cũng như các
kĩ thuật các nội dung của bộ môn thể dục sẽ giúp các em phát triển cân đối, hài hòa về
thể hình. Ngược lại nếu động tác nào tập sai kĩ thuật trầm trọng sẽ dẫn đến sự phát triển
sai lệch của các em. Và nhiệm vụ này nằm hòan tòan ở người giáo viên dạy môn Thể
dục để giúp các em phát huy hết vẻ đẹp thể hình và vẻ đẹp tinh thần của mình. Đó là sự
khỏe khoắn, cân đối, dẻo dai, sự vui vẻ, phấn khởi của tinh thần và sự đòan kết, yêu
thương, giúp đỡ nhau. Mà tôi nhận thấy những điều đó nằm trọn vẹn trong các tiết Thể
dục, đặc biệt là các bài Thể dục Phát triển chung.


Với những lí do tích cực trên và mong muốn cải thiện tầm nhìn của nhiều
người hơn nữa về vai trò của bộ môn… nên tôi mạnh dạng đề xuất phương pháp tổ chức

tập các bài Thể dục Phát triển chung này, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí
Thầy cô.
III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.Phạm vi: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi môn học TD trường trung học cơ
sở .
2.Đối t ượng nghiên cứu: HS lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Thành Thới A.
IV.Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các phương pháp giúp các em học tốt bài TD PTC lớp 6, 7, 8, 9.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Trước đây trong những giờ học môn TD có nội dung bài TD thì các em
thường tập không tích cực, tập cho qua loa nhưng khi áp dụng các phương pháp này tôi
nhận thấy sự hăng hái, nhiệt tình và ham thích luyện tập của các em và luôn đạt hiệu quả
cao. Khi phương pháp được thay đổi linh họat thì thực sự các em không thấy bị nhàm
chán khi tập các động tác thể dục lại nhiều lần.
B.PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
1.Cơ sở pháp lí: Thể chất cũng như trí tuệ phải được xây dựng trên cơ sở có nền
móng vững chắc, đi từ thấp đến cao, có sự kiên trì và chịu khó tập luyện thường xuyên mới
đạt được kết quả như mong muốn.
2.Cơ sở thực tiễn:
-Đây là bộ môn chưa có sự đầu tư nhiều, số lượng giáo viên chuyên trách còn ít. Chưa
có điều kiện để phát huy hết năng lực của các em có năng khiếu.
-Do tư tưởng nhiều người còn chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng và cần thiết của
việc tập Thể dục nên sự khuyến khích, đầu tư và ý thức tự giác, tích cực còn hạn chế .
-Đây là một môn thực hành nên điều kiện cấp thiết nhất là trang thiết bị, sân bãi luyện
tập và quĩ thời gian phải phù hợp. Bên cạnh đó có một số phân môn mà nội dung cần
luyện tập tinh thần tự giác, ý chí luyện tập của các em nên cần tạo sự yêu thích , sự
khẳng định năng lực của mình và giúp các em hiểu được sự hữu ích và tầm quan trọng
của thể dục

-Vì vai trò quan trọng, ý nghĩa đặc biệt của bộ môn Thể dục có ảnh hưởng và góp phần
khá to lớn đến sự phát triển của các em về mọi mặt, thật không có gì hữu ích và thư
giãn tốt hơn sau một tiết thể dục vui vẻ, thỏai mái.
II.Thực trạng c ủa vấn đề:
1.
Thuận lợi:
-Được sự quan tâm nhiều của Phòng Giáo dục, nhà trường và các ban ngành đòan
thể đến bộ môn. Thường xuyên tổ chức các buổi học tập chuyên đề, bồi dưỡng
thường xuyên để giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng chuyên
môn.


-Phần đông học sinh là con nhà nông nên khá đảm bảo về thể lực để học các nội dung
theo chương trình.
2. Khó khăn:
-Trang bị về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu luyện tập cho
các em… như tranh ảnh và điều kiện sân trường nắng, thời gian tập chưa phù hợp ở một
số lớp.
-Do tư tưởng còn lệch lạc nên các em chưa luyện tập tích cực và phát huy hết năng
khiếu TDTT của mình. Các em tập chưa phát huy hết biên độ, chưa ham thích và tinh
thần tự giác tập luyện chưa cao hoặc một số em còn mắc cỡ nên tập chưa thỏai mái.
3. Số liệu thống kê:
Từ thực trạng ban đầu có nhiều trở ngại, khó khăn khi hướng dẫn các em tập luyện. Học
hỏi và rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, các Thầy Cô, thử nghiệm nhiều phương
pháp, so sánh kết quả và rút kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu các tài liệu có liên quan và
thực hiện soạn giảng khoa học, đầu tư thiết kế bài giảng kĩ. Tôi đã đúc kết được một số
kinh nghiệm nhỏ để giúp các em tập bài thể dục một cách hứng thú và đạt hiệu quả cao.
Qua 6 năm áp dụng, từ số lượng học sinh tập từ khá- giỏi trở lên chỉ đạt 40- 55% mỗi
lớp thì chất lượng học sinh tập từ khá đến giỏi đã chiếm khoảng 75- 85% mỗi lớp, có
những em tập say mê, biên độ động tác đạt đến độ chuẩn và toát lên một vẻ đẹp thanh

thóat rất có hồn của bài thể dục PTC, đặc biệt là bài thể dục liên hòan khối 9- một bài
Thể dục có độ khó cao.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Cũng như khi học các nội dung khác, muốn tiết học lôi cuốn học sinh ham thích luyện
tập và đạt hiệu quả cao thì GV cần tạo một không khí thoải mái, vui vẻ và dễ chịu, dễ
tiếp thu cho lớp học. Trình tự và phương pháp giảng dạy nội dung bài Thể dục luôn
tuân theo qui trình sau:
A. Phần mở đầu:
-Nhận lớp, kiểm diện.
-Phổ biến mục tiêu.
-Khởi động: theo một trình tự nhất định, làm nóng được các cơ khớp để cơ thể bắt nhịp
vào họat động một cách phấn khởi nhất. Đồng thời phối hợp thực hiện các nội dung
trong tiết học để bổ trợ các động tác được tốt hơn.
-Kiểm tra bài cũ.
B. Phần cơ bản:
-Đối với nội dung học bài Thể dục phát triển chung thì phương pháp giảng dạy là:
-Từ Đội hình 4 hàng ngang, 2 hàng phía trước ngồi 2 hàng phía sau đứng.
      
      
*
*
* *
*
* *
*
*
*
*
*
* *

GV
*Giáo viên giới thiệu nội dung, mục đích, ý nghĩa của bài học.


*Cho học sinh xem tranh ảnh minh họa.
*Giới thiệu tên động tác, phân tích, thị phạm lại kĩ thuật động tác.
*Cho một vài học sinh lên thực hiện lại, lớp nhận xét, giáo viên hòan chỉnh.
Đội hình 4 hàng ngang giãn cách so le nhau.
      
      
      
      

GV



*Giáo viên vừa hô nhịp vừa hướng dẫn cho lớp thực hiện kết hợp chỉnh sửa, uốn nắn
cho các em. Phương pháp tập là tập theo phương pháp phân chia, phân đọan và hòan
chỉnh, phương pháp phân nhóm. . . Giáo viên hô nhịp chậm, hướng dẫn cách thức từng
nhịp một, phát hiện sửa sai ngay lúc đó, chỉ cách thức tập cho các em từng bước để hoàn
chỉnh nhịp đó. Chú ý đến các chi tiết phụ, ví dụ: đối với động tác lườn khối 8, đây là
động tác khó, giáo viên vừa thực hiện vừa hướng dẫn từ chân lên:
-Nhịp 9: Từ nhịp 8, chân trái bước sang trái rộng hơn vai, 2 tay dang ngang lòng bàn
tay ngửa.
-Nhịp 10: Tay trái chống hông đẩy hông sang phải, trọng tâm dồn về chân phải, gót
chân trái kiểng lên, 2 chân thẳng (lúc này có thể cho học sinh nhấc chân trái lên rồi đặt
xuống). Tay phải đưa thẳng lên ép sát tai, từ từ nghiêng lườn sang trái, chú ý tập trung
lực để khống chế cánh tay thật thẳng, mắt nhìn phía trước mặt, giữ trục vai và thân
người là một mặt phẳng lườn ngang, không cúi mặt nhìn xuống đất vì nó sẽ làm thân

người bị quẹo xuống.
-Nhịp 11: Trở về nhịp 9.
-Nhịp 12: Thực hiện tương tự nhịp 10 nhưng đổi bên lườn, Giáo viên hướng dẫn lại
từng bước các cách thực hiện.
Thực hiện như thế lần 1, lần 2 hoặc giáo viên có thể thực hiện lại động tác sai của các
em, phân tích và uốn nắn lại cho các em. Sau đó thực hiện nhanh hơn để hòan chỉnh
động tác. Với cách thực hiện này thì hầu như các em hòan tòan không thể bị sai được.
Đối với các nhịp khó thì GV đặc biệt chú trọng hướng dẫn kĩ như thế, còn đối với các
nhịp dễ thì GV hướng dẫn lướt nhanh nguyên vẹn động tác cho các em thực hiện theo.
*Cho lớp trưởng hoặc nhóm trưởng lên vừa tập vừa hô cho lớp thực hiện, Giáo viên
quan sát, chỉnh sửa.
*Cho một nhóm lên làm lại, lớp quan sát, nhận xét, GV hòan thiện.
*Có thể lồng ghép những bản nhạc quen thuộc và phù hợp để thay thế nhịp đếm cho bài
tập thêm sinh động.
*Giáo viên quan sát tuyển chọn các em tập tốt làm nhóm trưởng. Sau đó nêu nộp dung
và nhiệm vụ để chia nhóm tập luyện, nên kết hợp với các nội dung khác quay vòng thực


hiện nhằm tiết kiệm thời gian và tiết học thêm sinh động. Đối với phương pháp này, để
tiết học thêm lôi cuốn, ít nhàm chán vì phải tập đi tập lại nhiều lần các động tác Thể
dục, GV có thể dùng các cách sau:
 Thứ nhất: khuyến khích các em phát huy vai trò chỉ huy để hô nhịp và
quản lí nhóm: như mỗi lần tập xong một động tác hay một nhịp các em cần nhận xét các
bạn nhóm mình, sửa sai lại động tác cho đúng.
 Thứ hai: Áp dụng nhiều hình thức, thay đổi đội hình đa dạng phong
phú hơn. Ví dụ: khi tập bài thể dục, có thể tập với nhiều hàng ngang nhỏ cùng quay về
một hướng, đội hình 2 hàng ngang nhỏ cùng quay mặt vào nhau cùng tập, đội hình 2
hàng ngang nhỏ cùng quay mặt vào nhau một hàng tập- một hàng ngồi quan sát phát
hiện và sửa sai cho bạn đối diện ( có thể phạt nhau khi tập sai để giúp các em tập
nghiêm túc và tiết học thêm hứng khởi) , đội hình 2 hàng ngang nhỏ không quay mặt

vào nhau mà quay lưng lại, đội hình nhiều hình vuông quay mặt vào nhau, đội hình
nhiều hình vuông quay lưng vào nhau, đội hình nhiều quả trám quay mặt vào nhau, đội
hình nhiều quả trám quay lưng vào nhau, đội hình nhiều vòng tròn nhỏ quay mặt vào
nhau, đội hình nhiều vòng tròn nhỏ không quay mặt vào nhau , mà quay lưng lại nhằm
giúp các em tự định hình động tác trong không gian và thuộc bài hơn.

*


*




*


*


*


*


* GV












GV

GV

*Photo bài thể dục (nên ghi lời bài hát phía dưới nhịp của từng động tác- nếu có lồng
nhạc) cho các nhóm trưởng hoặc cả lớp sau khi GV đã hướng dẫn và chỉnh sửa cụ thể về
biên độ và nhịp độ của động tác để các em có thể luyện tập thêm ở nhà, đặc biệt là


những bài có lồng ghép nhạc vì các em nếu không xem trực tiếp việc đưa từng lời nhạc
ghép vào động tác thì sẽ rất khó theo đúng nhịp nhạc.
*Củng cố lại nội dung bài học bằng cách cho một vài em thực hiện tốt lên làm lại cho
lớp quan sat́ hoặc em nào thực hiện chưa tốt lên thực hiện , lớp quan sát, nhận xét, GV
chỉnh sửa, nhắc nhở chung.Giáo viên phân công cụ thể các em thực hiện tốt kèm lại các
bạn còn yếu, sau vài tiết giáo viên kiểm tra lại các em, đánh giá, nhận xét, tuyên dương(
nếu thực hiện tốt).
*Có thể kiểm tra đánh giá các nhịp đã học đột xuất ở một vài em bất kì.
*Một số lưu ý giúp các em dễ nhớ các bài Thể dục chung ở các khối hơn ngòai việc
hướng dẫn kĩ lưỡng cách thức thực hiện các nhịp như động tác lườn ở trên như sau:
Đối với bài Thể dục phát triển chung của khối 6 và khối 7:
-Chú ý cách hô nhịp, đối với động tác vươn thở và điều hòa thì nhịp hô chậm rãi kết hợp
hít thở sâu kĩ hơn các động tác khác, đối với động tác nhảy thì nhịp hô nhanh hơn các

động tác khác.
-Cần học thuộc thứ tự tên các động tác trước khi tập.
-Khi liên kết các động tác thì lúc học sinh mới học, hô bình thường tên động tác rồi tập
2 lần 8 nhịp lần lượt từng động tác. Nhưng đến khi học sinh thuộc bài rồi thì cần hô tên
động tác nối kết với động tác sau (dùng tên động tác sau để hô thay cho nhịp 8 của động
tác trước). Ví dụ: bài Thể dục PTC, động tác vươn thở: 1 2 3 4 5 6 7 8 2 2 3 4 5 6 7 tay
1 2 3 4 5 6 7 8 2 2 3 4 5 6 7 ngực…
-Khi tập, cần chú ý nhiều đến các chi tiết như: Mắt phải nhìn theo tay như hướng dẫn
của sách GV, chú ý đến biên độ động tác chuẩn nhằm tránh gây cảm giác uể oải, mệt
mỏi, chán tập ở các em. Kế tiếp phải chú ý nhịp độ động tác và nét mặt nhằm tạo sự thu
hút, cảm giác sẽ phấn khởi và có hồn hơn khi tập.
-Áp dụng nhiều đội hình như các phương pháp trình bày ở trên và phát huy vai trò chỉ
huy của tất cả các em.
-Chú ý nhịp độ của động tác để hô nhịp cho phù hợp. Ví dụ: Hô nhịp chậm đối với động
tác vươn thở, điều hoà và hô nhịp nhanh hơn đối với động tác nhảy….
Đối với bài Thể dục phát triển chung của khối 8, 9.
-Đây là bài Thể dục liên hòan, không có các động tác tách biệt nhau như ở khối 6 và 7
nên không có phần nối tên lại khi hô nhịp vì bài Thể dục phát triển chung của khối 8 là
những động tác liên kết lại thành 1 chuỗi 35 nhịp. Nhưng ta cũng cần phải chú ý cách hô
nhịp phù hợp, các biên độ động tác, nhịp độ cũng như thái độ biểu cảm của nét mặt và
ánh mắt.
-Ngòai ra, để các em dễ thuộc bài hơn, không bị nhầm các động tác và bài Thể dục lúc
tay dang ngang thì khi tay úp khi tay lại ngửa. Ta có thể dùng phương pháp sau:
-Liên tưởng để đặt tên cho các động tác trong bài, chọn vài nhịp làm mốc cơ bản (chia
nhỏ bài ra thành các động tác riêng biệt) để các em nhớ, ví dụ ở bài TD PTC khối 8 thì
chú ý nhịp 4 là bắt đầu động tác chân, nhịp 9 là chuẩn bị lườn, nhịp 14 là chuẩn bị tay
này chạm mũi chân kia, nhịp 18 là chuẩn bị đá lăng, nhịp 25 là chuẩn bị ép ngang, nhịp
30 là bật căng cung kết bài. Tương tự như thế cho bài TD PTC khối 9 nam và nữ.
*Quan sát, chọn lọc và tách các nhịp tay úp- tay ngửa ra để các em dễ nhớ hơn. Ví dụ: ở
bài TD PTC khối 8 thì chú ý từ nhịp 1 đến nhịp 12 thì khi 2 tay dang ngang 2 lòng bàn



tay ngửa, từ nhịp 13 đến hết thì khi 2 tay dang ngang 2 lòng bàn tay úp. Còn ở bài TD
PTC khối 9 thì đối với bài nam nên chú ý các nhịp 2, 21, 23, 24 và 44 thì khi 2 tay dang
ngang 2 lòng bàn tay ngửa- còn lại tay úp. Đối với bài nữ nên chú ý các nhịp từ 10 đến
29, nhịp 35 và nhịp- 44 thì khi 2 tay dang ngang 2 lòng bàn tay ngửa- còn lại tay úp.
-Ở bài Thể dục phát triển chung của khối 9 thì 2 bài khác nhau, nam nữ riêng nên Giáo
viên phải đầu tư thiết kế phương pháp bài giảng thật chu đáo, nhất là về đội hình và
phương pháp phân nhóm để có thể vừa ôn cũ vừa dạy mới được cả 2 bài khác nhau. Còn
đối với khối 8 thì dù đó là 1 bài chung cho cả nam và nữ nhưng sau khi hướng dẫn nội
dung mới xong, tập và ôn bài chung cả lớp xong thì cũng nên áp dụng các phương pháp
như khối 9 là khi chia nhóm nên chia nam- nữ riêng để các em tập luyện thuận lợi, tự
nhiên và nên chú ý hướng mà các em sẽ tập bởi có những động tác có thể sẽ làm cho các
em nữ ngượng ngùng không dám tập hết biên độ khi có các bạn nam đối diện.
*Ngoài ra cần khuyến khích các em tập bài Thể dục theo nhạc, đặc biệt là bài thể dục
liên hoàn của lớp 8 và lớp 9 nhằm tạo được không khí sinh động, vui tươi và từng bước
làm quen với nhịp điệu của nội dung thể dục nhịp điệu của ở cấp 3, nên lồng các bài
nhạc mang bản chất truyền thống hay tinh thần đoàn kết, thể hiện tình cảm trong sáng
của lứa tuổi học trò và có giai điệu sôi nổi. Đồng thời phải là những bài hát phổ biến
mà các em đều thuộc hay đã được học qua.
Ví dụ như: Đối với bài Thể dục PTC khối 8 gồm 35 nhịp ta có thể dùng bài
hát “Lên Đàng” lồng ghép vào để thay thế nhịp đếm như sau:
TTCB

1
Nào anh

6
kiếm nguồn
điểm tô


7

12
non sông

13
từ nay

18
chen vai

2
em ta
8

tươi sáng

19
nề chi

24
……..

3
cùng nhau

4
xông pha


9
……….

14
ra sức

10

16
.....……

20
chông gai

21
lên đàng,

22
ta người

25
nhìn tương lai

26
huy hoàng

31
vang.

11

đồng lòng

Ta nguyện

15
anh tài

29
30
cùng hiên ngang hát

5
lên đàng

32
1

17
Đoàn ta
23
Việt Nam

27
Đoàn ta bước
33
2

34
3


28
lên đàng
35
4


-Đối với bài Thể dục PTC khối 9, cả 2 bài nam và nữ đều gồm 45 nhịp nên ta có thể
dùng bài hát “Nối vòng tay lớn” lồng ghép vào để thay thế nhịp đếm như sau:
Bài Thể dục PTC khối 9 nữ:

TTCB 1
Rừng núi

8
để nối

9
sơn hà

2
dang tay

10
.................

15
gặp nhau

16
mừng như


22
nối tròn

23
một vòng

28
dòng máu nối

33
trong ngày mới

39
vào đời

3
nối lại

4
biển xa.

11
Mặt đất

17
bão cát

5
Ta đi


6
vòng tay

7
lớn mãi

12
bao la

13
anh em

14
ta về

18
quay cuồng

19
trời rộng

24
25
Việt Nam ………....

29
con tim

30 - 31

đồng loại

20- 21
bàn tay ta nắm

26
Cờ nối gió

27
đêm vui

32
dựng tình người

nối ngày

34
35
36
37
38
thành phố nối thôn xa vời vợi người chết nối linh thiêng

40
và nụ cười

41
nối trên môi.

42

1

43
2

44
3

45
4.

Bài Thể dục PTC khối 9 nam:
TTCB 1
Rừng núi
8
để nối

9
sơn hà

15

16

2
dang tay
10
.................

17


3
nối lại

4
biển xa.

11
Mặt đất

18

5
Ta đi

12
bao la

19

6
vòng tay
13
anh em

...20

7
lớn mãi
14

ta về


gặp nhau

21
ta nắm

28
nối ngày

mừng như

22
nối tròn

bão cát

23
một vòng

29
dòng máu nối

33
trong ngày mới

34
thành phố nối


43
2

trời rộng

24
25
Việt Nam ………..

30
con tim

38- 39
linh thiêng vào đời

42
1

quay cuồng

31
đồng loại

35
thôn xa

bàn tay

26
27

Cờ nối gió đêm vui

32
dựng tình người

36
vời vợi

40
và nụ cười

44
3

37
người chết nối

41
nối trên môi.

45
4.

IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
1.Kết quả chung:
Mặc dù chỉ tổ chức luyện tập trong thời gian hạn hẹp nhưng về phía HS- tôi nhận
thấy sự hăng hái, nhiệt tình và ham thích luyện tập của các em và luôn đạt hiệu quả cao.
Khi phương pháp được thay đổi linh họat thì thực sự các em không thấy bị nhàm chán
khi tập các động tác thể dục lại nhiều lần.
2.Kết quả cụ thể:

Trong hơn 6 năm áp dụng vào thực tế giảng dạy vừa qua, tuy kết quả không đạt
được 100% như mong muốn vì còn có vài em vắng học không theo bài tốt và một số ít
em không có đủ tố chất khéo léo, dẻo dai và linh họat khi phối hợp thực hiện một vài
động tác khó, sự hướng dẫn nhiệt tình, khuyến khích các em luyện tập chỉ đạt đến mức
độ tương đối chứ chưa hòan mĩ được vì thời gian có hạn. Còn lại đa số các em học sinh
tập từ khá đến giỏi đã chiếm khỏang 75- 85% mỗi lớp, có những em tập say mê, biên độ
động tác đạt đến độ chuẩn và rất đẹp. Ngòai ra biểu hiện của các em trong tiết học cũng
tốt hơn khi các hình thức duy trì các nhóm như trên được áp dụng.
C.PHẦN KẾT THÚC
I.Những bài học kinh nghiệm:
Mục tiêu của tôi là đề cao vai trò, tầm quan trọng của TDTT, nhằm chuẩn bị một
tâm lí tốt, thỏai mái cho các em trong các tiết thể dục. Điều này muốn đạt được giáo


viên phải luôn theo sát các em trong mọi quá trình luyện tập để kịp thời nhắc nhở, uốn
nắn và khuyến khích các em tự giác luyện tập của bài học nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Giáo viên cần chọn lọc phương pháp để áp dụng đúng lúc, cần xoáy sâu vào tập
luyện để các em hoàn thành bài học một cách hoàn mĩ nhất.
Nếu bài tập có lồng ghép nhạc, GV cần chọn bài mà các em đã được học, bài dễ
hát, phổ biến và có nội dung phù hợp, sôi nổi. Nên cho các em hát tập thể và hát nhiều
lần trước khi thay thế nhịp đếm bằng lời hát. Và nên photo cho các em, bên cạnh đó việc
bồi dưỡng cán sự trợ giúp là hết sức cần thiết để tiết dạy được thành công.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Với mục tiêu“ Dạy tốt_ học tốt “ và phát huy hết tác dụng hữu ích cũng như vai
trò quan trọng của thể dục . Và vấn đề đặt ra là :
1. Đề cao vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của TDTT, của việc rèn luyện
TDTT từ trong ý thức của học sinh và mọi người.
2. Khuyến khích khả năng tìm tòi, học hỏi và sự chinh phục và luyện tập say
mê của các em đối với bộ môn.
3. Lựa chọn phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu nhất, các bài tập thể lực phù

hợp với các em và bố trí thời gian hợp lí.
4. Đảm bảo độ chính xác về kĩ thuật.
5. Giúp các em phát triển thể chất một cách tòan diện, cân đối, hài hòa một
cách thuận lợi nhất bởi các phương pháp và bài tập phù hợp nhất vì học sinh lứa tuổi
THCS là lứa tuổi đang độ phát triển quan trọng nhất. Đồng thời phát huy hết vẻ đẹp của
Thể dục.
III.Khả năng ứng dụng triển khai
Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các Gv giảng dạy môn TD ở cấp học
THCS. Tôi rất hi vọng khi áp dụng đề tài này các đồng nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao như
mong muốn.
IV.Những kiến nghị đề xuất:
-Nhà trường cần cung cấp đầy đủ về thiết bị dạy học như tranh TD các khối,
dàn âm thanh hỗ trợ cho tập luyện.

Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi nhằm giúp HS tập luyện tốt các bài
TD Phát triển chung cho các em và phát huy vai trò của bộ môn thể dục để đạt chất
lượng tốt hơn . Rất mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô để giúp tôi có thêm nhiều
phương pháp nhằm bổ sung cho chuyên đề được hòan thiện hơn và đưa chất lượng của
các tiết Thể dục ngày một tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Sách lí luận phương pháp.
2. Sách tâm lí lứa tuổi.
3. Các sách giáo trình giảng dạy các môn TDTT.
4. Các tư liệu về phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường bậc THCS.
5.Sách giáo viên thể dục các khối 6,7,8,9
6. Sách bồi dưỡng thường xuyê chu kì III.


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang
Trang phụ bìa
Danh mục các kí hiệu và chữ cái viết tắt
A.PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
I.Bối cảnh của đề tài ........................................................................................1
II.Lí do chọn đề tài...........................................................................................1
III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...............................................................2
IV.Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu............................................................2
B.PHẦN NỘI DUNG......................................................................................2
I.Cơ sở lí luận..................................................................................................2
II.Thực trạng của vấn đề..................................................................................2
1.Thuận lợi.....................................................................................................2
2.Khó khăn.....................................................................................................2
3.Số liệu thống kê...........................................................................................3
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề....................................... 3
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................9
C.PHẦN KẾT THÚC....................................................................................10
I.Những bài học kinh nghiệm.........................................................................10
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm............................................................10
III.Khả năng ứng dụng triển khai....................................................................10
IV.Những kiến nghị đề xuất............................................................................10



×