Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN một vài BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG học SINH yếu ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.18 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU Ở LỚP 3 4

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục tiểu học
Họ tên người thực hiện: Phan Tấn Lộc
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ khối Ba

Tháng 5/2012

1


MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU Ở LỚP 3 4
Mã số:……………………….
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Đề tài tập trung tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, nguyên nhân và
những biểu hiện của học sinh học yếu. Tìm ra những giải pháp giáo dục phù hợp
với từng đối tượng học sinh: học yếu do hỏng kiến thức; học yếu do lười học,
không chăm chỉ, chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, hoàn cảnh gia đình khó
khăn. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc nâng cao chất lượng học tập,
giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học.
Ưu điểm:
- Tìm ra những giải pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.


- Phối hợp tốt các lực lượng giáo dục tạo sân chơi lành mạnh cho các em
nhạy cảm nhưng lười học. Qua thành tích các em đạt được trong các phong trào,
hội thi giáo viên cổ vũ động viên giúp các em tự tin và dẫn đến học tốt các môn
văn hóa.
Hạn chế:
- Còn một số gia đình cha mẹ làm ăn xa giáo viên chủ nhiệm phối hợp chưa
chặt chẽ nên các biện pháp giáo dục đôi lúc chưa đồng bộ.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
- Giúp các em học sinh học yếu nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, dần
dần tự giác học tập góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh học yếu, không còn học sinh
bỏ học.
2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã,
đang được áp dụng:

2


Tìm hiểu tâm lí, nguyên nhân, biểu hiện của học sinh yếu. Các biện pháp
giáo dục giúp các em nhận thức đúng đắn và học tập đạt kết quả ngày càng tốt
hơn.
2.3. Chi tiết bản chất của giải pháp:
2.3.1. Nắm tình hình học sinh:
- Trong một tháng đầu giảng dạy, ngoài việc nắm lí lịch học sinh, chỗ ở,
hoàn cảnh gia đình, tôi còn phải tìm hiểu thông tin học sinh về: sức khỏe, những
điều học sinh thích, những điều học sinh lo sợ, những thói quen, việc học ở nhà,
phương tiện đi lại, mong muốn của các em…
- Thông qua khảo sát chất lượng đầu năm đối chiếu kết quả học tập năm
trước
Kết quả khảo sát đầu năm:

Môn
Tiếng Việt
Toán

Giỏi

Khá

2 - 6,3%

10 - 31%

19 - 50,4% 10 - 31,2%

TB

Yếu

7 -18,8% 13 -40,6%
3 - 9,4%

Nhận xét: Thực tế có nhiều học sinh yếu kém hơn so với kết quả học tập
cuối năm học trước. Học sinh học yếu khá đông và chia làm 2 đối tượng: học
sinh yếu do hỏng kiến thức 10 em, học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ và
chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập 3 em. Trong đó có 1 em đọc viết quá kém.
- Những biểu hiện cơ bản và nguyên nhân của các em học yếu kém:
+ Lười học, ít tập trung: Do bị hỏng kiến thức khá nhiều. Khi thầy cô giáo
truyền thụ kiến thức mới không có khả năng tiếp thu. Bản thân các em rất lười
biếng nên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các em không ham thích học.
Việc đi học là sự ép buộc của bố mẹ, của thầy cô giáo làm cho các em thấy nặng

nề. Bên cạnh đó các em không được phụ huynh và thầy cô giáo động viên, quan
tâm kịp thời.

3


Không chịu tham gia các hoạt động dạy học trong lớp và ít suy nghĩ, thiếu
mạnh dạn, không tự tin, sợ mình trả lời sai, sợ bạn cho mình là người không biết
rồi “chê cười”...
Thái độ học tập không nghiêm túc, không tập trung, làm việc riêng khi thầy
cô giảng bài. Dụng cụ học không đảm bảo...
Có những “thói quen” không tốt như: xem tivi quá nhiều, chơi game, đi
chơi, không học bài, không làm bài tập ảnh hưởng đến việc học tập.
+ Muốn bỏ học: Do bản thân không thể tiếp nhận kiến thức được nữa, bên
cạnh đó bị các phần tử xấu lôi kéo.
+ Hoàn cảnh gia đình: Kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa,
không có khả năng chăm lo việc học hành của con cái ; bố mẹ lo làm giàu không
hề quan tâm đến việc học; ba mẹ ly dị; mồ côi cha, mẹ… Nhiều gia đình chưa
quan tâm đến việc học tập con em mình, giao phó việc giáo dục con cái cho nhà
trường. Phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với các đoàn thể, với
giáo viên chủ nhiệm, với giáo viên bộ môn ...
Những nguyên nhân nêu trên đã tác động vào quá trình học tâp của các em,
dẫn đến các em chán học, đến trường cho có lệ, không có hứng thú ham thích
học... Cuối cùng là kết quả học tập yếu kém.
Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh là điều
quan trọng và công việc tiếp theo của giáo viên chủ nhiệm là có biện pháp xoá bỏ
dần các nguyên nhân đó, tạo cho học sinh lòng tự tin, niềm hứng thú trong học
tập.
2.3.2. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Đối với các nguyên nhân của từng đối tượng đã nêu, qua giảng dạy, tôi đề

ra những biện pháp giáo dục phù hợp như sau :
a. Học sinh yếu do hỏng kiến thức:
- Đối với cha mẹ học sinh:

4


Giáo dục và sự quan tâm của gia đình là một thế mạnh, là một bộ phận
quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Chính vì thế tôi tìm hiểu hoàn cảnh của các em
cũng như hoàn cảnh của gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ, địa bàn cư trú của các
em. Từ đó thông qua sổ liên lạc, giáo viên chủ nhiệm hợp với cha mẹ học sinh để
trao đổi kịp thời về tình hình học tập của các em, trao đổi những ưu, khuyết điểm,
những cái mà các em có được, làm được và những chỗ bị hỏng. Từ đó giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong các
biện pháp, hình thức giáo dục làm chuyển dần chất lượng học tập của các em.
Song song hoạt động trên, yêu cầu cha mẹ học sinh cũng cần kiểm tra chặt chẽ
việc học tập của các em. Không ngừng khuyến khích động viên, hướng dẫn cho
các em phấn đấu, để có được nhận thức và thái độ học tập đúng đắn.
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thường xuyên gặp gỡ để trao đổi
những khó khăn, vướng mắc, tìm những điểm các em đã tiến bộ và những tồn tại
để điều chỉnh cách thức giáo dục kịp thời.
Những em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình thì thầy
cô là chỗ dựa tinh thần về tình cảm của các em. Thầy cô giáo phải hết lòng
thương yêu, hết lòng giúp đỡ, tận tình chăm sóc. Và sự tiến bộ của các em này
chính là phần thưởng vô giá đối với giáo viên chủ nhiệm.
- Đối với học sinh:
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng đa số các em đều yếu một trong hai
môn Toán hoặc Tiếng Việt, có khi cả hai môn. Nguyên nhân chủ yếu là các em bị
hỏng kiến thức từ lớp dưới, không có phương pháp học tập, rụt rè, thiếu hứng thú
trong học tập. Từ đó kĩ năng đọc, viết, tính toán các em bị yếu, năng lực tư duy bị

hạn chế dẫn đến lười học ...
Đối với những học sinh này, trước tiên phải nắm từng đối tượng và phân
chia đối tượng. Em nào, hỏng chỗ nào để từ đó có biện pháp thích hợp. Trong
giảng dạy thường ngày, tôi luôn quan tâm chăm sóc đặc biệt, trao cho các em
những câu hỏi, bài tập phù hợp. Ngoài ra, tôi có có kế hoạch phụ đạo cho các em.
5


Qua thực tiễn tôi nhận thấy khả năng tư duy của các em này kém nên việc phụ
đạo cho học sinh này cần chú trọng nhiều đến việc luyện tập thực hành. Các bài
tập của từng loại bài nên cho các em làm đi làm lại thật nhiều lần đến khi các em
có được kĩ năng cần thiết rồi mới chuyển sang dạng bài khác. Đồng thời để củng
cố các nội dung đã học một vài ngày sau phải cho các em thực hành lại. Tổ chức
các hoạt động học tập bằng nhiều hình thức như: thi đua cá nhân, tổ nhóm, đố vui,
giải trí ...
Trong giảng dạy yêu cầu giáo viên phải biết vận dụng, phối hợp nhiều
phương pháp. Trong đó phương pháp trực quan, hệ thống câu hỏi bài tập từ dễ
đến khó sẽ giúp các em không thấy mệt mỏi, chán nản.
Các em đạt thành tích dù rất nhỏ cũng phải tuyên dương vì nó có tác
dụng, hiệu quả rất lớn trong việc kích thích sự hứng thú học tập, giúp các em tự
tin là mình học được, làm được. Giáo viên phải biết mềm dẽo, sửa chữa những
hành vi sai lệch của học sinh tránh trách phạt, la mắng trước lớp.
b. Học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ, chưa nhận thức được
nhiệm vụ học tập và hoàn cảnh gia đình khó khăn:
Các em chưa có tinh thần và thái độ học tâp đúng đắn, học tập chỉ lấy có,
vào lớp ngồi luôn xao lãng, không tập trung hay quậy phá. Các em này không có
thói quen suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài, học bài và làm bài – học không ra
học, chơi không ra chơi.
Với đối tượng này người giáo viên cần phải chủ động phối hợp 3 lực
lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội:

- Nhà trường:
+ Giáo viên chủ nhiệm:
Người giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình
giáo dục ý thức. Với đối tượng này giáo viên cần phải thật kiên trì, nhẫn nại nhiều
hơn. Điều trước tiên đối với người làm công tác chủ nhiệm là phải gần gũi học
6


sinh. Giáo viên phải thể hiện tình cảm, thái độ tạo cho các em một niềm tin.
Thường xuyên liên hệ thực tế cuộc sống, giải thích cho các em nhận thấy học tâp
là nhiệm vụ, là bổn phận đối với gia đình, xã hội và tự cảm nhận được "Mỗi ngày
đến trường là một niềm vui". Từ đó giúp các em có được nhận thức đúng đắn hơn
và có ý thức học tập tốt hơn. Cần làm cho trẻ hứng thú với chính quá trình học
tập, với sự hấp dẫn của nội dung tri thức. Các em thấy được học để khỏi thua sút
ban bè, để tự khẳng định mình, để thành người tốt, học là để sống và để giúp ích
cho xã hội. Đó cũng chính là thể hiện lòng hiếu thảo, đền đáp công ơn nuôi dưỡng
của ông bà, cha mẹ.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần giúp cho tập thể lớp thông cảm, thương
yêu, cổ vũ, động viên những em có hoàn cảnh khó khăn để các em này không tự
ti, mặc cảm. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân
đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Trong quá trình giáo dục, người giáo viên cũng phải kiên quyết giải
quyết các sự việc một cách triệt để, tạo sự nể phục của học sinh đối với giáo viên.
+ Tổng phụ trách Đội:
Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì Tổng phụ trách Đội góp phần không nhỏ
trong việc tạo ý thức học tập tốt cho các em, giúp thành tích học tập các em ngày
một tốt hơn. Do tính hiếu động nên đối tượng này rất ham thích tham gia các trò
chơi, các hoạt đông thể dục thể thao, giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội
cần phối hợp nhịp nhàng, tạo điều kiện tốt để các em tham gia các hoạt. Với sự cổ
vũ của thầy cô, bạn bè các em này đạt thành tích trong thi đấu. Với thành tích này

giúp các em yêu trường yêu lớp, quí mến bạn bè, kính trọng thầy cô và dần dần
chuyển biến nhận thức.
- Gia đình:
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh Cần phải phối hợp thật chặc chẽ
với nhau trong hoạt động giáo dục. Cha mẹ học sinh phải nắm thật chắc thời khóa
biểu của các em. Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải có số điện thoại
7


của nhau. Mỗi khi học sinh bỏ học hay có hành vi không hay, không đúng, giáo
viên chủ nhiệm thông báo ngay cho gia đình. Ngược lại các em không may đau
ốm, gia đình có việc các em nghỉ học, cha mẹ báo xin phép cho các em.
- Xã hội:
Với các em này, xã hội ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi của
bản thân. Các em lại xem những người có hành vi xấu như thần tượng. Các em
bắc chước những việc làm không tốt và coi đó là niềm tự hào. Chính vì vậy gia
đình cần quan tâm tạo điều kiện cho các em chơi với các bạn tốt. Các em được
sống và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, một xã hội học tập. Mọi người
xung quanh đều học tập và làm việc, tích cực tham gia các hoạt động mang lại lợi
ích cho xã hội. Một cộng đồng dân cư đầy tình làng nghĩa xóm.
- Kết quả :
Qua thời gian thực hiện các biện pháp, tôi nhận thấy:
Học sinh đã có được sự hứng thú, niềm tin trong học tập.
Các em đến lớp đều đặn, chăm chỉ trong học bài và làm bài.
Xác định được động cơ học tập
Kiến thức và kĩ năng được nâng lên qua kiểm tra cuối kì II như sau:
Môn

Giỏi


Khá

Tiếng Việt 25 - 68.8%

7 - 21.9%

Toán

7 - 21.9%

22 - 68.8%

TB

Yếu

3 - 9.3%

Học sinh Giỏi : 20
Học sinh Tiên tiến: 9
Học sinh lên lớp: 32/32 – 100%
2.3.3. Bài học kinh nghiệm:
Từ kết quả đạt được trong việc thưc hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng học tập đối với học sinh yếu, tôi có được một số kinh nghiệm như sau:
- Đối với học sinh hỏng kiến thức:
8


Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, cùng nhau tìm biện pháp nâng
cao chất lượng học tập. Hết lòng hết sức thương yêu học sinh, lấy sự tiến bộ của

học sinh làm niềm vui. Trong giảng dạy quan tâm đặc biệt đối với học sinh yếu.
Trong phụ đạo chú trọng luyện tập thực hành, hình thành các kỹ năng cần thiết
cho học sinh.
-Đối với học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ và chưa nhận thức
được nhiệm vụ học tập :
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phối hợp chặc chẽ việc quản lí
giờ giấc học tập. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp nhịp nhàng với Tổng phụ
trách Đội và các đoàn thể trong việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động
ngoài giờ lên lớp góp phần chuyển biến nhận thức về học tập. Giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh cần tạo môi trường giáo dục tốt cho các em. Đối với
học sinh không ham thích học phải mềm dẽo giải thích, uốn nắn, giáo dục nhưng
có lúc phải kiên quyết.
3. Khả năng áp dụng những giải pháp:
Với đề tài này nếu được giáo viên chủ nhiệm áp dụng vào thực tế của lớp
phụ trách sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm số lượng học sinh yếu kém, không
còn học sinh bỏ bọc. Đề tài có thể ứng dụng phạm vi tổ, nhiều trường trong
những năm học tiếp theo.
Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật./.
Ngày 16 tháng 5 nảm 2012

9


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số:……………………….
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh
Tác giả sáng kiến: Phan Tấn Lộc

Đơn vị: Trường Tiểu học An Định 1, Mỏ Cày Nam
I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một vài biện pháp nâng cao chất
lượng học tập đối với học sinh yếu ở lớp 3 4
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học.
II. Mô tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Đề tài tập trung tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, nguyên nhân và
những biểu hiện của học sinh học yếu. Tìm ra những giải pháp giáo dục phù hợp
với từng đối tượng học sinh: học yếu do hỏng kiến thức; học yếu do lười học,
không chăm chỉ, chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, hoàn cảnh gia đình khó
khăn. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc nâng cao chất lượng học tập,
giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học.
Ưu điểm:
- Tìm ra những giải pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phối hợp tốt các lực lượng giáo dục tạo sân chơi lành mạnh cho các em
nhạy cảm nhưng lười học. Qua thành tích các em đạt được trong các phong trào,
hội thi giáo viên cổ vũ động viên giúp các em tự tin và dẫn đến học tốt các môn
văn hóa.
Hạn chế:
- Còn một số gia đình cha mẹ làm ăn xa giáo viên chủ nhiệm phối hợp chưa
chặt chẽ nên các biện pháp giáo dục đôi lúc chưa đồng bộ.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
10


2.1. Mục đích của giải pháp:
- Giúp các em học sinh học yếu nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, dần
dần tự giác học tập góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh học yếu, không còn học sinh
bỏ học.
2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã,

đang được áp dụng:
Tìm hiểu tâm lí, nguyên nhân, biểu hiện của học sinh yếu. Các biện pháp
giáo dục giúp các em nhận thức đúng đắn và học tập đạt kết quả ngày càng tốt
hơn.
2.3. Chi tiết bản chất của giải pháp:
2.3.1. Nắm tình hình học sinh:
- Trong một tháng đầu giảng dạy, ngoài việc nắm lí lịch học sinh, chỗ ở,
hoàn cảnh gia đình, tôi còn phải tìm hiểu thông tin học sinh về: sức khỏe, những
điều học sinh thích, những điều học sinh lo sợ, những thói quen, việc học ở nhà,
phương tiện đi lại, mong muốn của các em…
- Thông qua khảo sát chất lượng đầu năm đối chiếu kết quả học tập năm
trước
Kết quả khảo sát đầu năm:
Môn
Tiếng Việt
Toán

Giỏi

Khá

2 - 6,3%

10 - 31%

19 - 50,4% 10 - 31,2%

TB

Yếu


7 -18,8% 13 -40,6%
3 - 9,4%

Nhận xét: Thực tế có nhiều học sinh yếu kém hơn so với kết quả học tập
cuối năm học trước. Học sinh học yếu khá đông và chia làm 2 đối tượng: học
sinh yếu do hỏng kiến thức 10 em, học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ và
chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập 3 em. Trong đó có 1 em đọc viết quá kém.
- Những biểu hiện cơ bản và nguyên nhân của các em học yếu kém:

11


+ Lười học, ít tập trung: Do bị hỏng kiến thức khá nhiều. Khi thầy cô giáo
truyền thụ kiến thức mới không có khả năng tiếp thu. Bản thân các em rất lười
biếng nên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các em không ham thích học.
Việc đi học là sự ép buộc của bố mẹ, của thầy cô giáo làm cho các em thấy nặng
nề. Bên cạnh đó các em không được phụ huynh và thầy cô giáo động viên, quan
tâm kịp thời.
Không chịu tham gia các hoạt động dạy học trong lớp và ít suy nghĩ, thiếu
mạnh dạn, không tự tin, sợ mình trả lời sai, sợ bạn cho mình là người không biết
rồi “chê cười”...
Thái độ học tập không nghiêm túc, không tập trung, làm việc riêng khi thầy
cô giảng bài. Dụng cụ học không đảm bảo...
Có những “thói quen” không tốt như: xem tivi quá nhiều, chơi game, đi
chơi, không học bài, không làm bài tập ảnh hưởng đến việc học tập.
+ Muốn bỏ học: Do bản thân không thể tiếp nhận kiến thức được nữa, bên
cạnh đó bị các phần tử xấu lôi kéo.
+ Hoàn cảnh gia đình: Kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa,
không có khả năng chăm lo việc học hành của con cái ; bố mẹ lo làm giàu không

hề quan tâm đến việc học; ba mẹ ly dị; mồ côi cha, mẹ… Nhiều gia đình chưa
quan tâm đến việc học tập con em mình, giao phó việc giáo dục con cái cho nhà
trường. Phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với các đoàn thể, với
giáo viên chủ nhiệm, với giáo viên bộ môn ...
Những nguyên nhân nêu trên đã tác động vào quá trình học tâp của các em,
dẫn đến các em chán học, đến trường cho có lệ, không có hứng thú ham thích
học... Cuối cùng là kết quả học tập yếu kém.
Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh là điều
quan trọng và công việc tiếp theo của giáo viên chủ nhiệm là có biện pháp xoá bỏ
dần các nguyên nhân đó, tạo cho học sinh lòng tự tin, niềm hứng thú trong học
tập.
12


2.3.2. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Đối với các nguyên nhân của từng đối tượng đã nêu, qua giảng dạy, tôi đề
ra những biện pháp giáo dục phù hợp như sau :
a. Học sinh yếu do hỏng kiến thức:
- Đối với cha mẹ học sinh:
Giáo dục và sự quan tâm của gia đình là một thế mạnh, là một bộ phận
quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Chính vì thế tôi tìm hiểu hoàn cảnh của các em
cũng như hoàn cảnh của gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ, địa bàn cư trú của các
em. Từ đó thông qua sổ liên lạc, giáo viên chủ nhiệm hợp với cha mẹ học sinh để
trao đổi kịp thời về tình hình học tập của các em, trao đổi những ưu, khuyết điểm,
những cái mà các em có được, làm được và những chỗ bị hỏng. Từ đó giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong các
biện pháp, hình thức giáo dục làm chuyển dần chất lượng học tập của các em.
Song song hoạt động trên, yêu cầu cha mẹ học sinh cũng cần kiểm tra chặt chẽ
việc học tập của các em. Không ngừng khuyến khích động viên, hướng dẫn cho
các em phấn đấu, để có được nhận thức và thái độ học tập đúng đắn.

Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thường xuyên gặp gỡ để trao đổi
những khó khăn, vướng mắc, tìm những điểm các em đã tiến bộ và những tồn tại
để điều chỉnh cách thức giáo dục kịp thời.
Những em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình thì thầy
cô là chỗ dựa tinh thần về tình cảm của các em. Thầy cô giáo phải hết lòng
thương yêu, hết lòng giúp đỡ, tận tình chăm sóc. Và sự tiến bộ của các em này
chính là phần thưởng vô giá đối với giáo viên chủ nhiệm.
- Đối với học sinh:
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng đa số các em đều yếu một trong hai
môn Toán hoặc Tiếng Việt, có khi cả hai môn. Nguyên nhân chủ yếu là các em bị
hỏng kiến thức từ lớp dưới, không có phương pháp học tập, rụt rè, thiếu hứng thú

13


trong học tập. Từ đó kĩ năng đọc, viết, tính toán các em bị yếu, năng lực tư duy bị
hạn chế dẫn đến lười học ...
Đối với những học sinh này, trước tiên phải nắm từng đối tượng và phân
chia đối tượng. Em nào, hỏng chỗ nào để từ đó có biện pháp thích hợp. Trong
giảng dạy thường ngày, tôi luôn quan tâm chăm sóc đặc biệt, trao cho các em
những câu hỏi, bài tập phù hợp. Ngoài ra, tôi có có kế hoạch phụ đạo cho các em.
Qua thực tiễn tôi nhận thấy khả năng tư duy của các em này kém nên việc phụ
đạo cho học sinh này cần chú trọng nhiều đến việc luyện tập thực hành. Các bài
tập của từng loại bài nên cho các em làm đi làm lại thật nhiều lần đến khi các em
có được kĩ năng cần thiết rồi mới chuyển sang dạng bài khác. Đồng thời để củng
cố các nội dung đã học một vài ngày sau phải cho các em thực hành lại. Tổ chức
các hoạt động học tập bằng nhiều hình thức như: thi đua cá nhân, tổ nhóm, đố vui,
giải trí ...
Trong giảng dạy yêu cầu giáo viên phải biết vận dụng, phối hợp nhiều
phương pháp. Trong đó phương pháp trực quan, hệ thống câu hỏi bài tập từ dễ

đến khó sẽ giúp các em không thấy mệt mỏi, chán nản.
Các em đạt thành tích dù rất nhỏ cũng phải tuyên dương vì nó có tác
dụng, hiệu quả rất lớn trong việc kích thích sự hứng thú học tập, giúp các em tự
tin là mình học được, làm được. Giáo viên phải biết mềm dẽo, sửa chữa những
hành vi sai lệch của học sinh tránh trách phạt, la mắng trước lớp.
b. Học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ, chưa nhận thức được
nhiệm vụ học tập và hoàn cảnh gia đình khó khăn:
Các em chưa có tinh thần và thái độ học tâp đúng đắn, học tập chỉ lấy có,
vào lớp ngồi luôn xao lãng, không tập trung hay quậy phá. Các em này không có
thói quen suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài, học bài và làm bài – học không ra
học, chơi không ra chơi.

14


Với đối tượng này người giáo viên cần phải chủ động phối hợp 3 lực
lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội:
- Nhà trường:
+ Giáo viên chủ nhiệm:
Người giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình
giáo dục ý thức. Với đối tượng này giáo viên cần phải thật kiên trì, nhẫn nại nhiều
hơn. Điều trước tiên đối với người làm công tác chủ nhiệm là phải gần gũi học
sinh. Giáo viên phải thể hiện tình cảm, thái độ tạo cho các em một niềm tin.
Thường xuyên liên hệ thực tế cuộc sống, giải thích cho các em nhận thấy học tâp
là nhiệm vụ, là bổn phận đối với gia đình, xã hội và tự cảm nhận được "Mỗi ngày
đến trường là một niềm vui". Từ đó giúp các em có được nhận thức đúng đắn hơn
và có ý thức học tập tốt hơn. Cần làm cho trẻ hứng thú với chính quá trình học
tập, với sự hấp dẫn của nội dung tri thức. Các em thấy được học để khỏi thua sút
ban bè, để tự khẳng định mình, để thành người tốt, học là để sống và để giúp ích
cho xã hội. Đó cũng chính là thể hiện lòng hiếu thảo, đền đáp công ơn nuôi dưỡng

của ông bà, cha mẹ.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần giúp cho tập thể lớp thông cảm, thương
yêu, cổ vũ, động viên những em có hoàn cảnh khó khăn để các em này không tự
ti, mặc cảm. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân
đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Trong quá trình giáo dục, người giáo viên cũng phải kiên quyết giải
quyết các sự việc một cách triệt để, tạo sự nể phục của học sinh đối với giáo viên.
+ Tổng phụ trách Đội:
Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì Tổng phụ trách Đội góp phần không nhỏ
trong việc tạo ý thức học tập tốt cho các em, giúp thành tích học tập các em ngày
một tốt hơn. Do tính hiếu động nên đối tượng này rất ham thích tham gia các trò
chơi, các hoạt đông thể dục thể thao, giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội
15


cần phối hợp nhịp nhàng, tạo điều kiện tốt để các em tham gia các hoạt. Với sự cổ
vũ của thầy cô, bạn bè các em này đạt thành tích trong thi đấu. Với thành tích này
giúp các em yêu trường yêu lớp, quí mến bạn bè, kính trọng thầy cô và dần dần
chuyển biến nhận thức.
- Gia đình:
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh Cần phải phối hợp thật chặc chẽ
với nhau trong hoạt động giáo dục. Cha mẹ học sinh phải nắm thật chắc thời khóa
biểu của các em. Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải có số điện thoại
của nhau. Mỗi khi học sinh bỏ học hay có hành vi không hay, không đúng, giáo
viên chủ nhiệm thông báo ngay cho gia đình. Ngược lại các em không may đau
ốm, gia đình có việc các em nghỉ học, cha mẹ báo xin phép cho các em.
- Xã hội:
Với các em này, xã hội ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi của
bản thân. Các em lại xem những người có hành vi xấu như thần tượng. Các em
bắc chước những việc làm không tốt và coi đó là niềm tự hào. Chính vì vậy gia

đình cần quan tâm tạo điều kiện cho các em chơi với các bạn tốt. Các em được
sống và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, một xã hội học tập. Mọi người
xung quanh đều học tập và làm việc, tích cực tham gia các hoạt động mang lại lợi
ích cho xã hội. Một cộng đồng dân cư đầy tình làng nghĩa xóm.
- Kết quả :
Qua thời gian thực hiện các biện pháp, tôi nhận thấy:
Học sinh đã có được sự hứng thú, niềm tin trong học tập.
Các em đến lớp đều đặn, chăm chỉ trong học bài và làm bài.
Xác định được động cơ học tập
Kiến thức và kĩ năng được nâng lên qua kiểm tra cuối kì II như sau:
Môn

Giỏi

Khá

Tiếng Việt 25 - 68.8%

7 - 21.9%

Toán

7 - 21.9%

22 - 68.8%

TB

Yếu


3 - 9.3%
16


Học sinh Giỏi : 20
Học sinh Tiên tiến: 9
Học sinh lên lớp: 32/32 – 100%
2.3.3. Bài học kinh nghiệm:
Từ kết quả đạt được trong việc thưc hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng học tập đối với học sinh yếu, tôi có được một số kinh nghiệm như sau:
- Đối với học sinh hỏng kiến thức:
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, cùng nhau tìm biện pháp nâng
cao chất lượng học tập. Hết lòng hết sức thương yêu học sinh, lấy sự tiến bộ của
học sinh làm niềm vui. Trong giảng dạy quan tâm đặc biệt đối với học sinh yếu.
Trong phụ đạo chú trọng luyện tập thực hành, hình thành các kỹ năng cần thiết
cho học sinh.
-Đối với học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ và chưa nhận thức
được nhiệm vụ học tập :
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phối hợp chặc chẽ việc quản lí
giờ giấc học tập. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp nhịp nhàng với Tổng phụ
trách Đội và các đoàn thể trong việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động
ngoài giờ lên lớp góp phần chuyển biến nhận thức về học tập. Giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh cần tạo môi trường giáo dục tốt cho các em. Đối với
học sinh không ham thích học phải mềm dẽo giải thích, uốn nắn, giáo dục nhưng
có lúc phải kiên quyết.
3. Khả năng áp dụng những giải pháp:
Với đề tài này nếu được giáo viên chủ nhiệm áp dụng vào thực tế của lớp
phụ trách sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm số lượng học sinh yếu kém, không
còn học sinh bỏ bọc. Đề tài có thể ứng dụng phạm vi tổ, nhiều trường trong
những năm học tiếp theo.

17


Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật./.
An Định, ngày 16 tháng 5 nảm 2012
Người nộp đơn

Phan Tấn Lộc

18



×