Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi hki2 mon sinh hoc lop 9 phong gd dt tam dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.44 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian chép đề)

Câu 1 (4,0 điểm):
a) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
b) Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu các biện pháp bảo vệ.
Câu 2 (6,0 điểm):
1. Thế nào là quần thể sinh vật? Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
nhau trong những điều kiện nào? Ý nghĩa của mối quan hệ đó.
2. Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen
được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?

………Hết…….


PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

Câu

a

1
b

1

2.1



2
2.2

ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC 9

Đáp án/ Hướng dẫn
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng
thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi
gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Nhóm tác nhân tự nhiên: hoạt động của núi lửa, cháy rừng, thiên
tai, ...
+ Nhóm tác nhân do hoạt động của con người: chặt phá rừng, khai thác
tài nguyên, đốt cháy nhiên liệu, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, ...
- Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì:
+ Biển là nơi cung cấp nhiều loài hải sản làm thức ăn giàu đạm cho con
người.
+ Hiện nay, do mức độ khai thác, đánh bắt quá mức làm cho nhiều loài
sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải và hợp lí.
+ Bảo vệ, nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô
nhiễm môi trường biển.
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một
không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Giữa các cá thể
trong quần thể có khả năng giao phối sinh con cái.
- Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ nhau khi gặp điều kiện

sống thuận lợi như nguồn thức ăn phong phú, nơi ở rộng rãi
- Ý nghĩa: Làm tăng khả năng chống chọi của sinh vật với các điều kiện
bất lợi của môi trường và giúp cá thể tìm mồi hiệu quả hơn
- Các cá thể trong quần thể có quan hệ cạnh tranh nhau khi gặp điều
kiện sống bất lợi như nguồn thức ăn khan hiếm, nơi ở chật chội, mật độ
cao, ..., dẫn tới một số cá thể phải tách khỏi nhóm.
- Ý nghĩa: Làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các cá thể và hạn chế sự
cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng, hạn chế sự gia tăng số lượng vượt
quá mức hợp lí.
- Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn
ADN mang một hoặc một số cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào
cho) sang tế bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền.
- Các khâu cơ bản của kĩ thuật gen:
+ Tách ADN từ tế bào cho và ADN dùng làm thể truyền từ vi rút hoặc
vi khuẩn.
+ Cắt, nối tạo ADN tái tổ hợp.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã
ghép được biểu hiện.
- Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh
vực chính là: tạo các chủng vi sinh vật mới, tạo động vật, giống cây
trồng biến đổi gen.

Điểm
1,0
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5

1,0
0,5
0,5
0,5
0,5



×