Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KHẢO SÁT ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN BAO PHIM SIMVASTATIN 20 mg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.51 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................3
2. TỔNG QUAN.......................................................................................................5
2.1. TỔng quan vỀ simvastatin..............................................................................5
2.1.1. Nguồn gốc...............................................................................................5
2.1.2. Công thức cấu tạo....................................................................................5
2.1.3. Tính chất..................................................................................................5
2.1.4. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng.......................................................5
2.1.5. Định tính..................................................................................................7
2.1.6. Định lượng:..............................................................................................8
2.2. ĐỘ Ổn định cỦa thuỐc................................................................................10
2.2.1. Khái niệm chung....................................................................................10
2.2.2. Một số yếu tố tác động đến độ ổn định..................................................10
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc.....................................12
2.2.4. Phương pháp tính tuổi thọ và hạn dùng của thuốc.................................13
2.3. MỘt sỐ chẾ phẨm cÓ chỨa simvastatin trên thỊ trưỜng............................14
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................14
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:.....................................................................14
3.2. ĐỊA ĐIỂM, TRANG THIẾT BỊ:..................................................................14
3.2.1. Địa điểm:...............................................................................................14
3.2.3. Trang thiết bị..........................................................................................15
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................15
3.3.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng........................................15
3.3.2. Xác định độ hòa tan của simvastatin......................................................16
3.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên bao phim SIMVASTATIN 20 mg. 17

1



3.3.4. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới độ ổn định của Simvastatin...................18
3.3.5. Khảo sát độ ổn định và dự đoán hạn dùng.............................................18
4.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...................................................................................18
5. TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................19
6. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..................................................................................19
7. DỰ TRÙ KINH PHI............................................................................................19
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19
CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2: Các điều kiện triển khai HPLC..................................................................8
Bảng 2.2: Ty lệ dung môi triển khai HPLC (*)[9].....................................................9
Bảng 2.3 : Một số biệt dược có Simvastatin............................................................14

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Chính vì vậy
mà trong 6 thập niên qua y học trên thế giới đã tập trung rất nhiều tài lực để nghiên
cứu về bệnh tim mạch và các yếu tố gây nên bệnh này. Một trong những nguyên
nhân gây ra bệnh tim mạch là lượng cholesterol trong máu tăng cao. Vào thập niên
1950, dựa vào phân tích công trình nghiên cứu Framingham (Mỹ), các nhà khoa học
tập trung vào một giả thiết duy nhất có thể tạm gọi là “giả thiết chất béo”. Chính giả
thiết này nếu làm giảm cholesterol sẽ ngăn ngừa họăc làm giảm nguy cơ tử vong.
Một trong những can thiệp được quảng bá rộng rãi hiện nay là dùng thuốc thuộc
nhóm statin để làm giảm cholesterol trong máu. Thuốc nhóm statin thường được mô

tả là vị cứu tinh của nhân lọai, là những thuốc vô hại. [6][7]
Simvastatin là một thuốc làm giảm cholesterol trong máu thuộc nhóm ức chế men
3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzym A reductase (thuộc nhóm statin). Do có tác
dụng tốt trên cả cholesterol và triglycerid nên simvastatin là thuốc hạ mỡ máu đang
được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới, chiếm 80-90% tổng lượng thuốc
giảm cholesterol trong máu được sử dụng ở các nước phát triển.[6][7]
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm ngoại nhập thuộc nhóm statin rất nhiều:
Atorvastatin

(Lipitor®),

Fluvastatin

Altoprev™),

Pravastatin

(Pravachol®)

(Lescol®),

Lovastatin

Rosuvastatin

Calcium

(Mevacor®,
(Crestor®),


Simvastatin (Zocor®)… tuy nhiên các sản phẩm này chưa được nghiên cứu nhiệt
đới hoá để phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Do đó hạn dùng ghi trên nhãn
chưa thật chính xác, cần được xác định lại trong điều kiện khí hậu và điều kiện bảo
quản ở Việt nam.
Nhóm thuốc statin được sản xuất trong nước còn rất hạn chế, một số chế phẩm chưa
được nghiên cứu kỹ lưỡng về độ bền vững đã đưa vào sản xuất chỉ nhằm đáp ứng
được nhu cầu của thị trường Việt nam. Hạn dùng ghi trên nhãn thường chỉ là hạn
dùng biểu kiến hoặc được suy từ hạn dùng của nguyên liệu. Để có được một sản
phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu sử dụng do đó Công Ty IMEXPHARM đã nghiên

3


cứu sản xuất chế phẩm viên bao phim simvastatin 20 mg với mong muốn thay thế
hàng ngoại nhập.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“ KHẢO SÁT ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN BAO PHIM SIMVASTATIN 20 mg”
Nhằm mục đích:
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định thuốc.
- Dự đoán tuổi thọ của sản phẩm simvastatin. Góp phần hoàn thiện sản phẩm viên
bao phim Simvastatin 20mg.

4


2. TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ SIMVASTATIN
2.1.1. Nguồn gốc

Simvastatin thuộc nhóm thuốc trị tăng lipid huyết.

2.1.2. Công thức cấu tạo

Simvastatin, CTPT: C25H38O5 , M = 418,566 [3][7] [10][12]

Tên khoa học
1S,3R,7S,8S,8aR)-8-{2-[(2R,4R)-4-hydroxy-6-oxooxan-2-yl]ethyl}-3,7dimethyl-1,2,3,7,8,8a-hexahydronaphthalen-1-yl 2,2-dimethylbutanoate.
2.1.3. Tính chất

Bột kết tinh màu trắng đến gần như trắng, hầu như không tan trong nước, tan
nhiều trong methylen chlorid, tan hoàn toàn trong alcohol.
2.1.4. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng

+ Dược động học:[3]
Sau khi được hấp thu từ ống tiêu hóa, Simvastatin chuyển hóa vượt qua lần
đầu mạnh ở gan. Do đó sinh khả dụng của thuốc trong vòng tuần hoàn lớn thì
thấp và biến đổi dưới 5% liều uống được ghi nhận là đến tuần hoàn dưới dạng
chất chuyển hóa có hoạt tính.
Thuốc gắn kết mạnh với protein huyết tương (95%).

5


Simvastatin đươc thủy phân ở gan thành dạng acid beta-hydroxy có hoạt tính.
Ba chất chuyển hóa khác đã được phân lập là các dẫn chất 6-hydroxy, 6hydroxy methyl và 6-exomethylen.
Simvastatin giải trừ phần lớn qua phân, chủ yếu là phần thuốc không được
hấp thu và chiếm 60% liều uống. Khoảng 10-15% thuốc thải trừ qua đường
thận. Thời gian bán hủy của chất chuyển hóa có hoạt tính là 1,9 giờ.

Hình 2.1: Simvastatin và các chất phân hủy [9]


+ Chỉ định
Simvastatin được dùng để hổ trợ cho chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân tăng
cholesterol máu nguyên phát gây ra do sự tăng các lipoprotein cholesterol
trọng lượng phân tử thấp (LDL) ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh động
mạch vành mà không đáp ứng được với chế độ ăn kiêng.
Simvastatin cũng được dùng để làm giảm nồng độ cholesterol lipoprotein

6


trọng lượng phân tử thấp (LDL) ở những bệnh nhân vừa tăng cholesterol, vừa
tăng triglicerid máu.
+ Tác dụng phụ
Tác dụng phụ nhẹ, thường gặp, hồi phục: Nhức đầu, khó tiêu, trung tiện, táo
bón, đau bụng.
Các tác dụng phụ nặng, ít gặp: Tăng transaminase huyết là biểu hiện của độc
gan (1 – 1,5 %), tăng creatin kinase, bệnh cơ (< 1%). Bệnh cơ, thường xảy ra
khi phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch như cycloserin hoặc các thuốc hạ
lipid khác như gemfibrozil, niacin có thể gây globin cơ - niệu kịch phát
(rhabdomyolysis) với biểu hiện myoglobin niệu suy thận. Cần theo dõi chức
năng thận: Mức creatinin, BUN.
+ Liều dùng
Simvastatin được sử dụng bằng đường uống.
Cần cho người bệnh dùng chế độ dinh dưỡng giảm cholesterol chuẩn trước
khi dùng simvastatin và người bệnh cần tiếp tục ăn kiêng trong suốt quá trình
điều trị với Simvastatin.
Liều khởi đầu là 5-10 mg/ngày, uống vào buổi tối.Liều tối đa là 40 mg/ngày.
Liều dùng cần được điều chỉnh theo đáp ứng từng cá thể.
2.1.5. Định tính
+Thử nghiệm A: Phổ hấp thu hồng ngoại


- Mẫu thử: Nghiền mịn nhẹ nhàng 5 mg chất thử trong cối chày mã não, thêm
một giọt parafin lỏng, phân tán đều để tạo thành bột nhão mịn kẹp bột nhão
giữa 2 viên kali bromid và quét phổ ngay theo SOP 2.147 hiện hành trong
vùng từ 4000 cm-1 đến 600 cm-1.
- Mẫu chuẩn: Nghiền mịn nhẹ nhàng 5 mg chuẩn đối chiếu Simvastatin trong
cối chày mã não và tiến hành song song và cùng điều kiện như mẫu thử.
- Mẫu trắng: Dùng 2 viên kali bromid kẹp lại để quét phổ nền.

7


- Đánh giá: Phổ truyền quang của chất thử phải giống với phổ truyền quang
của chất chuẩn về vị trí và cường độ tương đối của các cực đại hấp thu.
+Thử nghiệm B: Phổ hấp thu tử ngoại
- Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 20 mg chất thử cho vô bình định mức
20 ml, hòa tan và pha loãng với acetonitril vừa đủ 20 ml, lắc đều (dung dịch
1%). Hút chính xác 2 ml dung dịch 0,1% cho vô bình định nức 20 ml, pha
loãng với acetonitril vừa đủ 20 ml, lắc đều. Hút chính xác 1 ml dung dịch này
pha loãng với acetonitril vừa đủ 10 ml, lắc đều.
- Dung dịch chuẩn: cân chính xác khoảng 20 mg chuẩn Simvastatin cho vô
bình định mức 20 ml, hòa tan và pha loãng với acetonitril vừa đủ 20 ml, lắc
đều (dung dịch 0,1%). Hút chính xác 2 ml dung dịch 0,1% cho vô bình định
mức 20 ml, pha loãng với acetonitril vừa đủ 20 ml. Hút chính xác 1 ml dung
dịch này pha loãng với acetonitril vừa đủ 10 ml, lắc đều. Quét phổ dung dịch
chuẩn và thử trong vùng 200 nm – 400 nm.
- Đánh giá: Phổ hấp thu tử ngoại của dung dịch thử và chuẩn phải giống nhau
về vị trí tương đối của các cực đại và cực tiểu được ghi trong cùng điều kiện.
2.1.6. Định lượng:


Có nhiều quy trình định lượng Simvastatin bằng phương pháp HPLC được
công bố
Bảng 2.2: Các điều kiện triển khai HPLC
Điều kiện 1 [8]

Điều kiện 2 [9]

Cột C-18

Luna

X-Terra™
RP18
4.6 mm × 50 mm, 3.5 μm

Detector

231 nm

238 nm

1,8 ml/phút

0.3 mL min−1.

methanol: acetonitrile:
water
75:18.75:6.25 v/v/v

Microemulsion (*)


Tốc độ dòng
Pha động

8


simvastatin, lovastatin, hydroxy
acid, methylsimvastatin, acetate
ester, anhydrosimvastatin

Tách

Bảng 2.2: Ty lệ dung môi triển khai HPLC (*)[9]

No.

Dung môi hữu


Chất diện
hoạt

Đồng diện hoạt

Pha nước /pH

1

Heptane


SDS

n-Butanol

25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

2

Cyclohexane

SDS

n-Butanol

25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

3

Diisopropyl ether

SDS

n-Butanol


25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

4

Ethylacetate

SDS

n-Butanol

25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

5

Diisopropyl ether

SDS

n-Penthanol

25 mM
phosphate/pH 7.0


disodium

6

Diisopropyl ether

SDS

n-Propanol

25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

7

Diisopropyl ether

SDS

n-Acetonitrile

25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

8


Diisopropyl ether

SDS

nTetrahydrofuran

25 mM
phosphate/pH 7.0

disodium

Mọi dung môi trên (*) được pha theo tỷ lệ 1:2:6.6:90.4 (w/w/w/w).

Ngoài ra một số tài liệu khác cũng đề cập đến việc sử dụng lovastatin làm
chuẩn nội ? (Nếu ko dùng chuẩn nội thì bỏ dung dịch chuẩn gốc)
- Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 30 mg chất thử cho vô bình định mức
100 ml hòa tan và pha loãng với dung môi hòa tan vừa đủ 100 ml, lắc đều.
Lọc qua màng lọc 0,45µl, bỏ vài ml dịch lọc đầu.
- Dung dịch chuẩn gốc: Cân chính xác khoảng 6 mg chuẩn làm việc lovastatin
(mcL) cho vô bình định mức 20 ml hòa tan và pha loãng với dung môi hòa

9


tan vừa đủ 20 ml, lắc đều.
- Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 30 mg chuẩn làm việc Simvastatin
cho vô bình định mức 100 ml, thêm chính xác 1 ml dung dịch chuẩn gốc hòa
tan và pha loãng với dung môi hòa tan vừa đủ 100 ml, lắc đều. lọc qua màng
lọc 0,45µm, bỏ vài ml dịch lọc đầu.
+ Điều kiện phân tích

2.2. ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC
2.2.1. Khái niệm chung

Độ ổn định của thuốc là khoảng thời gian mà thuốc còn giữ được những đặc
tính (về chất lượng và hàm lượng) theo qui định của tiêu chuẩn kỹ thuật.
Độ ổn định của thuốc còn được đặc trưng bằng hạn dùng hay tuổi thọ của
thuốc. Hạn dùng là
ngày ghi trên bao bì, nhãn của sản phẩm cho biết thời hạn của thuốc vẫn còn
đạt chất lượng
quy định nếu như được bảo quản đúng với điều kiện đã xác định.
Tuổi thọ xác định căn cứ vào 2 yếu tố:
t90 = khoảng thời gian mà hàm lượng thuốc còn 90% so với hàm lượng ban
đầu.
tx = khoảng thời gian mà hàm lượng các sản phẩm phân hủy còn trong giới
hạn cho phép.
Hạn dùng = tuổi thọ + ngày sản xuất.

[1] [2]

2.2.2. Một số yếu tố tác động đến độ ổn định

Những quá trình xảy ra trong khi bảo quản thuốc có thể dẫn đến sự thay đổi
thành phần hóa học hoặc tính chấy vật lý của chúng (tạo cặn, thay đổi màu
sắc và trạng thái).
Những quá trình này có thể làm mất dần hoạt tính sinh học hoặc tạo ra các tạp
chất làm thay đổi hiệu lực và tác dụng thuốc.

10



+ Nguyên liệu:
Tất cả các thành phần cấu tạo nên viên thuốc như: hoạt chất chính, các loại tá
dược…. đều phải tinh khiết, hàm lượng tạp chất nằm trong giới hạn cho phép.
Với các nguyên liệu có thời hạn như kháng sinh, các sản phẩm sinh học… thì
phải còn hạn dung đủ dài trước khi đưa vào sản xuất. Các nguyên liệu này nếu
cận date thì khi bào chế sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh hơn.
+ Kỹ thuật bào chế:
Việc lựa chọn kỹ thuật bào chế phù hợp cho từng loại hoạt chất giúp nhà sản
xuất đạt được mục tiêu sản xuất thuốc có chất lượng tốt, ít bị biến đổi. Kỹ
thuật bào chế thích hợp bao gồm cả điều kiện trang thiết bị sản xuất phù hợp,
nhà máy cần đạt chuẩn GMP. Công thức pha chế cần lưu ý tránh phối hợp các
thành phần làm tăng sự pjân hủy của hoạt chất hay của tá dược có trong thành
phẩm.
+ Bao bì:
Bao bì là vật tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với thành phần của thuốc, nên có
ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc. Khả năng tương tác giữa các chất cấu
thành bao bì với các thành phần có trong thuốc rất lớn. Do vậy việc lựa chọn
bao bì và nắp đậy cũng liên quan nhiều đến độ ổn định của thuốc. Mặt khác
bao bì còn giúp thuốc tránh được các tác động không có lợi từ bên ngoài như
độ ẩm, bức xạ, oxy….
+ Sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu: [2]
Trong số những yếu tố vật lý, tác động nhiếu hơn cả đến tính ổn định của
thuốc là nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của thuốc. Khi nhiệt độ
tăng quá trình hóa lý trong thuốc xảy ra nhanh hơn làm cho tốc độ phản ứng
tăng nhanh. Nhiệt độ cao làm bốc hơi dung môi, hoạt chất kéo theo việc làm

11



giảm các thành phần. Ngược lại nhiệt độ thấp tạo nên sự kết thành khối, hoặc
tái kết tinh ảnh hưởng đến độ rã và khả năng giải phóng hoạt chất.
+ Độ ẩm: [4]
Độ ẩm không khí giảm làm giảm hàm lượng nước kết tinh trong thuốc, độ ẩm
không khí tăng ảnh hưởng đến lý tính của các dược phẩm làm tăng quá trình
thủy phân tạo ra các sản phẩm phân hủy như các dạng sản phẩm khô bị hút
ẩm, các dạng bột đông khô, sủi bọt, làm phai màu viên bao, làm thuốc bột bị
vón, tạo điều kiện cho sự xuất hiện hoặc tăng trưởng của các vi sinh vật, làm
giảm hoạt tính.
+ Ánh sáng:[4]
Ánh sáng có những tác động khác nhau đối với dược phẩm. Thông thường
ánh sáng xúc tác các phản ứng oxy hóa bằng cách tạo ra gốc tự do, thúc đẩy
quá trình phân hủy thuốc, làm thuốc dễ chuyển màu.
Tác động của ánh sáng thường do các tia hồng ngoại có bước sóng từ 750 nm
– 10.000 nm, kích thích oxy trong không khí làm tăng khả năng oxy hóa và
tia tử ngoại có bước sóng từ 50 nm – 400 nm, đặc biệt là các tia có bước sóng
từ 200 nm – 290 nm dưới tác động của tia tử ngoại nguyên tử oxy kết hợp với
các ion oxy hay phân tử oxy tạo ra ozon có khả năng oxy hóa mạnh hơn oxy.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc

+ Phương pháp già hóa cấp tốc: [4][5][11]
Là phương pháp phân hủy nhân tạo đặt thuốc ở các điều kiện khắc nghiệt như
nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bảo quản bình thường, làm cho tốc độ phân hủy
thuốc tăng nhanh hơn, rút ngắn thời gian theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc.
Được phép sử dụng nhiệt độ cao nhất để đảm bảo xác định tuổi thọ của thuốc
trong thời gian ngắn nhất, nhưng nhiệt độ này không vượt quá nhiệt độ làm
phân hủy thuốc. Nghĩa là nhiệt độ thử nghiệm phải nằm trong giới hạn không
làm thay đổi cơ chế phản ứng thuốc, cũng như không làm biến đổi trạng thái,


12


cấu trúc hóa lý của nguyên liệu hoặc thành phẩm dạng bào chế,…
+ Phương pháp theo dõi tự nhiên:
Điều kiện bảo quản thuốc thực nghiệm gần với điều kiện bảo quản thực của
thuốc lưu hành trên thị trường.
Sau từng thời gian định kỳ đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn qui định. Dựa
trên phân tích thống kê kết quả tính toán để xác định độ ổn định (tuổi thọ) của
thuốc. Hoặc theo dõi diễn biến sự giảm hàm lượng dưới 90% theo thời gian
dưới những điều kiện bảo quản dự kiến mà sản phẩm sẽ lưu hành trên thị
trường.
2.2.4. Phương pháp tính tuổi thọ và hạn dùng của thuốc

+ Phương pháp Arrhenius: [5]
Lão hóa cấp tốc ở nhiều nhiệt độ:
Mẫu đặt trong tủ vi khí hậu nhiệt độ t 0C bình thường + 100C, + 200C, + 300C
hay hơn.
Xác định hàm lượng thuốc bằng phương pháp qui định sau những khoảng thời
gian nhất định để trong tủ vi khí hậu.
Xây dựng đường biểu diễn ln[D%]=f(t) hay lg[D%]=f(t) ở từng t0C bảo quản
Xác định các hệ số k của từng điều kiện bảo quản.
Thiết lập được bảng tương ứng giữa lnk (hay lgk) và 1000/T.
Từ đường biểu diễn trên suy ra lnk25.

Từ lnk 25 tính được k25 và t90 theo công thức: t90 =

0,1053
K 25


+ Phương pháp van’t Hoff:
Xác định hàm lượng theo thời gian.
Vẽ đường ln[D]=f(t) để tính được k1.
Tính tuổi thọ ở nhiệt độ t1 = t90(t1)
Sử dụng công thức van’t Hoff để suy ra tuổi thọ ở nhiệt độ cần bảo quản t 2

13


(k: hệ số tra theo bảng của van’t Hoff).
C = K.C*

Trong đó:
C*= tuổi thọ ở nhiệt độ già hóa cấp tốc.
=t90(t) = 0,1053/k
C = tuổi thọ ở nhiệt độ bảo quản = t90(t2)
K: hệ số van’t Hoff = 2

∆ t/10

2.3. MỘT SỐ CHẾ PHẨM CÓ CHỨA SIMVASTATIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Bảng 2.3 : Một số biệt dược có Simvastatin

Biệt dược

Công ty Dược

Quốc gia

Lodalès:


Sanofi Winthrop

Pháp

Zocor:
Simvastatin 20mg

Merck

Mỹ
Malaysia

Simvastatin 20mg

Tenamyd

Canada

Simvastatin 20mg
Simvastatin 20mg

Malaysia
Domesco

Việt Nam

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


Chế phẩm viên bao phim Simvastatin 20 mg ( Imexpharm ).
Chất đối chiếu Simvastatin: Viện Kiểm Nghiệm TP. Hồ Chí Minh.
Chất đối chiếu Lovastatin: Viện Kiểm Nghiệm TP. Hồ Chí Minh.
3.2. ĐỊA ĐIỂM, TRANG THIẾT BỊ:
3.2.1. Địa điểm:
Nghiên cứu các thử nghiệm được tiến hành tại:
- Bộ môn Hoá phân tích - Kiểm nghiệm, Khoa dược - Trường Đại học Y Dược TP
HCM.

14


- Phòng kiểm tra chất lượng - Công ty cổ phần Imexpharm
3.2.3. Trang thiết bị

Máy đo độ hòa tan: ERWEKA, DT6RE, Germany và TDTF, RC806, China.
Máy đo quang phổ: UV Lambda 650, Perkin Elmer, USA.
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao: Lachrom Elite, L 2000, Hitachi - Japan.
Cân phân tích: độ chính xác 0,01 mg, Mettler AT 201, AT 201, Witzerland.
Máy lắc: Mini Shaker, MSR - 8572338, Germany.
Máy khuấy từ có điều nhiệt: Variomag, 40S, Germany.
Tủ sấy áp suất giảm: HERAEUS, VTR 5022 - D 63450, Germany.
Máy pH kế: InoLab, 720 – 06250590, Germany.
Máy lắc siêu âm: Elma, T840 HD, Germany.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng
Simvastatin trong viên bao phim SIMVASTATIN 20 mg bằng HPLC

+ Pha động : hỗn hợp acetonitril : dd đệm phosphat pH 4,5 (65: 35)( tt/tt).
+ Dung dịch chuẩn:

Cân chính xác một lượng chuẩn làm việc simvastatin tương đương 50 mg cho
vào bình định
mức 50 ml. Hoà tan trong dung môi hòa tan vừa đủ 50 ml. Lắc đều. Hút
chính xác 50 ml dịch
thu được cho vào bình đinh mức 50 ml, pha loãng với dung môi hòa tan vừa
đủ 50 ml, lắc đều .
Lọc qua màn lọc 0,45µm.
+ Dung dịch thử:
Cân chính xác 20 viên bao, tính khối lượng trung bình và tán thành bột mịn.
Cân một lượng bột viên tương đương 20 mg simvastatin cho vào bình định
mức 100 ml, thêm 1 ml nước, lắc cuộn tròn cho bột phân tán hoàn toàn, thêm

15


dung môi hòa tan đến vạch, xử lí siêu
âm trong 15 phút và làm nguội đến nhiệt độ phòng, lắc đều.
Ly tâm dung dịch 5 phút. Lấy chính xác 5 ml dịch trong ở trên pha loãng với dung
môi hòa tan vừa đủ 10 ml, lắc đều. Lọc qua màn lọc 0,45µm.

Điều kiện sắc ký:
Cột sắc ký: Lichrospher RP 18 (5µm , 4 × 250 mm)
Nhiệt độ cột: 450 C
Phát hiện: UV detector 238 nm
3.3.2. Xác định độ hòa tan của simvastatin

+ Môi trường hòa tan:
Dung dịch đệm pH 7,0 chứa natri dodecyl sulfat 0,5% trong dung dịch natri
phosphat 0,01M.
Dung dịch đệm pH 7,0 chứa natri dodecyl sulfat 0.5% trong dung dịch natri

phos phat 0,01M:
Hòa tan 30g natri dedocyl sulfat và 8,28 g natri dihydrophosphat trong 6000
ml nước, và điều chỉnh bằng dung dịch natri hydroxyd 50% ( kl/ tt) tới pH
7,0.
Mangan dioxyd được rửa trước :
Cân khoảng 20g vào bình nón có nút mài 250ml (*). Thêm 100 ml môi trường
hòa tan, và lắc mãnh liệt trong 5 phút, tốc độ khuấy 400 rpm, lọc qua giấy
whatman 1, (xếp chữ v ). Chuyển toàn bộ cắn thu được trên giấy lọc vào bình
nón 250 ml (*), lặp lại như quá trình như ban đầu 2 lần. đầu tiên với 100 ml
môi trường và sao đó với 100 ml nước.
Lưu ý: có thể chia hỗn hợp thành nhiều phần để lọc trên 4-5 giấy lọc
Sấy chất rắn ở 1000C trong một giờ trước khi dùng.
+ Điều kiện thử:

Thiết bị 2

: kiểu cánh khuấy

16


Môi trương hoa tan

: dung dịch đệm pH 7,0, 900 ml / cốc, 6 cốc .

Nhiệt độ

: 37C+_ 0,5C

Tốc độ quay


: 50 vòng / phút

Thời gian quay

: 30 phút

+ Dung dịch thử:
Sau 30 phút máy hoạt động, rút khoảng 60 ml hỗn dịch trong mỗi cốc, lọc qua
giấy lọc xanh , bỏ khoảng 10 ml dịch lọc đầu, làm nguội dịch lọc trong sau,
đến nhiệt độ phòng.
Hút chính xác 25 ml dịch lọc cho vào bình định mức 50 ml, pha loãng với
môi trường hòa tan vừa đủ 50 ml, lắc đều.
Lấy khoảng 30 ml dung dịch vừa pha cho vào bình nón 100 ml, thêm khoảng
300 mg mangan dioxyd đã được rửa trước. Lắc đều. để yên hỗn hợp trong 30
phút với thỉnh thoảng lắc (5 phút/ lần), sau đó lọc qua giấy lọc whatman 1 và
lọc tiếp qua màng lọc 0,45 µm.
Dung dich chuẩn: tiến hành như dung dịch thử
Cân một lương chuẩn đối chiếu tương đương 22 mg simvastatin cho vào bình
định mức 20ml, hòa tan và pha loãng vừa đủ 20 ml với môi trường hòa tan,
(lắc siêu âm, nếu cần ) lắc đều. Hút chính xác 1ml dung dịch này pha loãng
với môi trường hòa tan vừa đủ 100ml, lắc đều. lấy 30 ml dung dịch thu được
cho vào bình nón 100 ml, tiến hành như dung dịch thử bắt đầu từ “thêm 300
mg mangan dioxyd đã được rửa trước (*) . . . ”
Mẫu trắng: dùng 30 ml, môi trường hòa tan thay cho 30 ml dung dịch lọc, tiến
hành như dung dịch thử bắt đầu từ “ thêm 300 ml mangan dioxyd đã được rửa
trước . . . ”
Đo độ hấp thu chuẩn (Ac 247,Ac 257) và thử (At 247, At 257) ở 2 bước sóng
247 nm và 257nm.
3.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên bao phim SIMVASTATIN 20 mg


17


3.3.4. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới độ ổn định của Simvastatin
3.3.5. Khảo sát độ ổn định và dự đoán hạn dùng
của Simvastatin trong viên bao phim SIMVASTATIN 20 mg

4.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
STT Công việc cần thực hiện

Dự

kiến Kết quả cần đạt được

thời gian
Thu thập được nhiều tài
1

Tham khảo tài liệu về Simvastatin

05/ 2009 – liệu về simvastatin
08/ 2009

Xây dựng và thẩm định quy trình
2

Hoàn chỉnh phương
định lượng Simvastatin trong viên 08/ 2009 – pháp định lượng
bao phim SIMVASTATIN 20 mg 09/ 2009

bằng HPLC

3

Xác định độ hòa tan của 09/ 2009 – Hoàn chỉnh phương
pháp thử độ hòa tan.
10/ 2009
simvastatin
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của

4

viên bao phim SIMVASTATIN 20
mg

5

09/ 2009 –
10/ 2009

cơ sở viên bao phim
Simvastatin 20mg.

Khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới độ 09/ 2009 – Xác định các yếu tố ảnh
ổn định của Simvastatin

12/ 2009

Tính toán cỡ mẫu.


hạn dùng của Simvastatin trong
viên bao phim SIMVASTATIN 20
mg bằng phương pháp lão hóa cấp

hưởng

Dự đoán về tuổi thọ
của thuốc.

Khảo sát độ ổn định và dự đoán
6

Hoàn chỉnh tiêu chuẩn

01/ 2009 –
06/ 2010

tốc điều kiện trung gian và điều
kiện thường

18


7

Viết luận văn chuyên khoa I

07/ 2010 – Hoàn thành luận văn
08/ 2010


chuyên khoa I

5. TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cung cấp thêm dữ liệu cho việc sản
xuất thuốc simvastatin góp phần phục vụ ngành dược.

6. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bộ môn phân tích - Kiểm nghiệm - Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh.
Viện Kiểm Nghiệm TP.Hồ Chí Minh.
Phòng QC - Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm.

7. DỰ TRÙ KINH PHÍ
7.1. Dự trù kinh phí
Kinh phí dự kiến: 20.000.000 đồng.
Nguồn kinh phí: Do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm tài trợ.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bộ Y tế (2002). Dược Điển Việt Nam III, NXB Y Học Hà Nội, trang 19,
phụ lục 18, 23, 32, 82-87, 131-136.
[2] Lê Thị Thiên Hương (2006), Độ ổn định thuốc, Tài liệu giảng dạy sau
đại học, trang 1-13.
[3] Trần Thị Thu Hằng (2004), Dược lực học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh, trang 515 – 516.
[4] Võ Thị Bạch Huệ, Đặng Văn Hòa (2008), Đại cương về độ ổn định
thuốc, Tài liệu giảng dạy sau đại học, trang 1- 40.

19



[5] Võ Thị Bạch Huệ, Đặng Văn Hòa (2008), Cơ sở tính toán tuổi thọ của
thuốc, Tài liệu giảng dạy sau đại học, trang 1- 48.
Tiếng nước ngoài
[6] American Heart Association 8, 18, 2009
[7] Goodman and Gilman’s. The pharmacological Basis of therapeutic, 11th,
(2005) 948-953.
[8] Nilesh Jain*1, Ruchi Jain1, Hemant Swami2 and Deepak Kumar Jain
(2008) RP-HPLC Method for Simultaneous Estimation of Simvastatin
and Ezetimibe in Bulk Drug and its Combined Dosage Form. (có
HPLC).
[9] Malenović Anđelijaa, Ivanović Darkoa, Medenica Mirjanab, Jančić
Biljanaa and Marković Slavkoc (2006) Influence of structural and
interfacial properties of microemulsion eluent on chromatographic
separation of simvastatin and its impurities có HPLC và bảng phân hủy
của Simvas.
[10] The United States Pharmacopeia 27 (2006) ,volume II, Tr 1692 -1693.
[11] ICH stability testing of new drugs and products (revised)-step 5,
Q1A(R2)
[12] The United States Pharmacopeia 29 (năm),volume II, Tr 1964 -1966.

20



×