Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh nam định giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.71 KB, 48 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG
TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Đặng Thái Sơn
Lớp: CCLLCT B3 - 15 (khóa 2015 - 2016)
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao
Đơn vị công tác: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu chương trình cao cấp lý luận tại
Học viện Chính trị khu vực I, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích giúp tôi
nhận thức tổng quan về quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và có cái nhìn tổng thể về công tác quản lý Nhà nước tại địa phương, đơn vị.
Đề án này là kết quả của quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện và
quá trình công tác của tôi tại phòng Nghiệp vụ TDTT – Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Nam Định, được thực hiện hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của
các giảng viên tại học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các thầy giáo, cô giáo của Học
viện Chính trị Khu vực I, Ban Quản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm Lớp Cao
cấp lý luận Chính trị B3 – 15 (khóa 2015 - 2016) đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành tốt chương trình học tập. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đối giảng viên cố vấn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi nghiên cứu và
hoàn thiện đề án tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do thời gian tập trung thực


hiện đề án chưa nhiều, khả năng, kinh nghiệm công tác còn hạn chế nên đề án
không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự tham gia,
bổ sung đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Hội đồng và các đồng chí
đồng nghiệp để đề án này được hoàn thiện hơn./.
Tôi xin trân trọng cám ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB

: Câu lạc bộ

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT

: Đơn vị tính

UBND

: Ủy ban nhân dân

TDTT

: Thể dục, Thể thao



MỤC LỤC


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt những năm qua, trong mỗi người Việt Nam luôn được thấm
nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thể dục, thể thao. Điều đó
được cụ thể hoá bằng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách về thể
dục, thể thao mà Nhà nước ta đã đề ra. Trong đó, gần đây nhất là Nghị quyết số
08/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự phát triển mạnh mẽ về
thể dục, thể thao đến năm 2020; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của
Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến
năm 2020. Đặc biệt, Nghị quyết các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc luôn nhấn
mạnh đến mục tiêu phát triển nguồn nhân lực để thực hiện thành công sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Yêu cầu mới đối với ngành Thể dục Thể thao
trong những năm tới là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát
triển hài hoà con người cả về trí lực lẫn thể lực. Vì vậy, công tác thể dục, thể
thao cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng là mục tiêu, nhiệm vụ
ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, là nền
tảng, điều kiện và tiền đề cần thiết để phát triển, thể thao thành tích cao; mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế, để sự nghiệp thể dục, thể thao phát triển một
cách vững chắc trong những năm tới. Từ đó cho thấy phát triển sự nghiệp thể
dục, thể thao quần chúng không chỉ là một nhiệm vụ của riêng ngành Thể dục
Thể thao mà phải được sự quan tâm rộng rãi của các cấp Uỷ đảng, Chính
quyền và của toàn xã hội.
Trong thời gian qua, công tác thể dục, thể thao quần chúng được ngành

Thể dục Thể thao hết sức chú trọng, song do điều kiện thực tế từng nơi còn
nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư cho phát triển phong trào thể dục, thể


2

thao quần chúng còn nhiều hạn chế và phân tán. Hoạt động thể dục, thể thao
quần chúng ở nhiều địa phương tuy đã có định hướng trong chỉ đạo và tổ chức
thực hiện nhưng do nhiều lý do khác nhau nên vẫn còn mang nặng tính tự phát. Để
phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, cần lựa chọn đúng
khâu đột phá để tập trung chỉ đạo và đầu tư, nhằm tạo ra động lực làm chuyển
biến mạnh mẽ, toàn diện đối với phong trào. Chính vì vậy, cần đưa các hoạt
động thể dục thể thao hướng về cơ sở, đặc biệt chú trọng các địa bàn, đối tượng
có nhiều khó khăn.
Cùng với cả nước, Nam Định đã phát huy mọi nguồn lực trong xã hội
để phát triển thể dục, thể thao phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
nhà. Xây dựng nền thể dục, thể thao của tỉnh mang tính dân tộc, khoa học, toàn
diện và hiện đại để nâng cao sức khoẻ và phát triển chất lượng nguồn nhân lực.
Giữ vững và nâng cao thành tích thể thao của Nam Định trong toàn quốc. Đẩy
mạnh xã hội hoá hoạt động thể dục, thể thao dưới sự quản lý thống nhất của nhà
nước; từng bước đưa thể dục thể thao thành một loại hình kinh tế dịch vụ, đảm
bảo sự phát triển ổn định, bền vững.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao của đất
nước, trong những năm qua sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Nam Định từng
bước trưởng thành đáng kể. Đến năm 2016 thể dục, thể thao quần chúng
được mở rộng trên khắp địa bàn, được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng
với nhiều hình thức hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên,
phong trào thể dục, thể thao quần chúng còn chậm, chưa đều, nhiều nơi còn
mang tính tự phát, thiếu tổ chức. Công tác giáo dục thể chất trong các
trường học còn nhiều hạn chế, bất cập. Cơ sở tập luyện, trang thiết bị kỹ

thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của phong trào. Công tác quản
lý ngành còn chậm đổi mới, thiếu cán bộ chuyên môn, chưa mạnh dạn đầu
tư chiều sâu.


3

Từ những yêu cầu trên cho thấy sự cần thiết phải có những định hướng
để phát triển thể dục, thể thao quần chúng của tỉnh Nam Định trong giai
đoạn hiện nay. Qua đó kịp thời đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra
cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chức
năng về thể dục, thể thao tỉnh Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây
dựng, thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm phát triển sự nghiệp thể dục,
thể thao của tỉnh trong giai đoạn mới.
Trong phạm vi kiến thức và hiểu biết của bản thân, cùng với quá trình công
tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, tôi xây dựng đề án "Phát triển thể dục, thể
thao quần chúng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 - 2020" làm đề án tốt nghiệp
Cao cấp lý luận chính trị khóa học 2015 - 2016.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Tạo ra một xã hội tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngày một
đông đảo, rộng rãi, tiến bộ nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người dân Nam
Định, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và tăng tuổi thọ
cho người dân Nam Định.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Duy trì phong trào thể dục thể thao cơ sở tiếp tục phát triển rộng rãi
trong các đối tượng dân cư, các địa bàn phường, xã, thị trấn trên địa bàn
toàn tỉnh cụ thể:
* Phong trào thể dục thể thao cơ sở

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt mốc 35% dân số tập luyện thể dục, thể
thao thường xuyên; số gia đình thể thao vào năm 2020 đạt 25% tổng số gia


4

đình; số lượng câu lạc bộ thể thao tại các cơ quan xí nghiệp, các xã, phường,
thị trấn đến năm 2020 đạt 2300 CLB trên toàn tỉnh; số giải thi đấu thể thao cấp
tỉnh là 38 môn thi đấu, cấp huyện có 145 giải thi đấu trên năm;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về thể dục, thể thao, cả trong thể thao
quần chúng, thể thao thành tích cao và trong đầu tư xây dựng các hoạt động
dịch vụ về thể dục, thể thao.
* Thể dục thể thao trường học
Số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất
nội khóa năm 2020 đạt 100%; số trường phổ thông tổ chức tốt hoạt động thể
dục thể thao ngoại khóa thường xuyên và có câu lạc bộ thể dục thể thao năm
2020 đạt 100%.
* Thể dục thể thao trong công nhân viên chức
100% các các cơ quan, đơn vị có tổ chức hoạt động thể dục thể thao; các
ngành hàng năm tổ chức các giải thể thao chào mừng các ngày lễ và ngày
truyền thống của ngành.
* Về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất
- Đối với phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao cấp
huyện, ít nhất đến năm 2020 mỗi đơn vị có ít nhất 03 biên cán bộ chuyên môn
về thể dục, thể thao.
- Các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến năm
2020 các trường đều có giáo viên thể dục, thể thao.
- Đất giành cho hoạt động thể dục thể thao bình quân trung toàn tỉnh đạt:
2,5m2/1người.
- Số huyện, thành phố có đầy đủ sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi đến

năm 2020 đạt 90%; số xã, phường, thị trấn có sân vận động hoặc khu thể thao
năm 2020 đạt 70%.


5

3. Giới hạn của đề án
3.1. Giới hạn về đối tượng của đề án
Phát triển thể dục, thể thao quần chúng bao gồm: thể dục thể thao cơ sở,
thể dục thể thao trong trường học, thể dục thể thao trong công nhân viên chức,
thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất.
3.2. Giới hạn về không gian
Đề án được nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3.3. Giới hạn về thời gian
Đề án được tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.


6

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm thể dục thể thao quần chúng
- Thể dục: Thể dục là rèn luyện nhằm giữ gìn sức khỏe và giúp cho cơ
thể phát triển hài hòa, tập thể dục đều đặn rất tốt cho sức khỏe.
- Thể thao: Thể thao là những hoạt động thường được tổ chức thành các
hình thức trò chơi, thi đấu.
- Thể dục thể thao: Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã
hội, là một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực
nhằm tăng cường thể chất con người, góp phần làm phong phú đời sống tinh

thần, giáo dục con người phát triển toàn diện, làm khơi dậy và phát huy tối đa
mọi tiềm năng trong con người.
Như vậy thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn,
thi đấu các bài tập thể dục và các môn thể thao của tất cả mọi người trong cộng
đồng 54 dân tộc. Đối tượng của thể dục, thể thao quần chúng là toàn dân,
không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, tình trạng
sức khỏe và nơi cư trú.
1.1.2. Vị trí, vai trò của thể dục, thể thao
Thể dục, thể thao bao gồm bốn bộ phận chủ yếu cấu thành: thể dục, thể
thao quần chúng; thể thao thành tích cao; tổ chức bộ máy; cơ sở vật chất. Ở Việt
Nam, thể dục, thể thao là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực hoạt
động của đất nước, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự tiến bộ và
hạnh phúc của nhân dân. Thể dục thể thao là một trong những lĩnh vực được Chủ


7

tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo, xây dựng và phát triển ngay từ sau Cách
mạng Tháng Tám thành công và trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước. Theo Hồ Chí Minh, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Sức khỏe
có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức khỏe là nhân tố rất cơ bản góp phần
làm nên sức mạnh tổng hợp về thế và lực của quần chúng nhân dân. Sự nghiệp
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Sự nghiệp sáng tạo xã hội
mới là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Sức mạnh tổng hợp về thế và lực
của quần chúng nhân dân sẽ làm nên mọi sự nghiệp vĩ đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Thể dục thể thao là một công tác
cách mạng", tức là Người đã đặt thể dục thể thao ngang hàng với các công tác
khác, như công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác văn hoá, giáo

dục... Công tác thể dục thể thao có nhiệm vụ "nghiên cứu phương pháp và thực
hành thể dục trong toàn quốc" nhằm "tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi
giống Việt Nam".
Để tăng cường và mở rộng các hoạt động thể dục thể thao, ngay sau khi
đất nước giành được độc lập ngày 31-1-1946, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
14, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của
ngành thể dục thể thao ngày nay. Và ngày 27-3-1946, Người ký tiếp Sắc lệnh
số 33, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Quốc gia giáo dục. Cũng
trong tháng 3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "Lời kêu gọi toàn dân tập
thể dục", chỉ ra mục đích, tính chất của phong trào thể dục thể thao, của nền thể
dục thể thao Việt Nam mới. Tháng 5-1946, Người đích thân phát động phong
trào "Khoẻ vì nước"... Những việc làm thiết thực trên cho thấy, Hồ Chí Minh
đã khai sinh ra nền thể dục thể thao của nước Việt Nam mới.
Nói về vai trò của thể dục thể thao đối với sức khoẻ của con người.
Trước kia, các danh y nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vận


8

động thân thể đối với sức khoẻ con người. Tuệ Tĩnh khuyên mọi người muốn
bảo dưỡng và tăng cường sức khoẻ thì phải giữ gìn tinh, khí, thần, tâm và vận
động thân thể thì con người mới khoẻ mạnh. Hải Thượng Lãn Ông cũng nói lên
sự cần thiết phải vận động thân thể để có sức khoẻ như: luyện thân, luyện khí
làm cho khí huyết lưu thông, chân tay cứng cáp, tinh thần thoải mái.
Các nhà sinh lý học cho rằng nếu con người ít vận động, sao nhãng
luyện tập thể dục thể thao thì ở tuổi 30 có nguy cơ bị tổn thương ở khớp, tổn
thương này tăng dần theo tuổi tác và sự suy thoái sẽ còn tăng nhanh đối với
người không vận động và kéo theo sự già nua của cơ thể con người.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thể dục, thể thao có tác dụng tăng cường
sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người". Việc rèn luyện thân

thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm
dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện
thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện
là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái.
Theo Người, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng
trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con
người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi
trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con
người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần
kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật. Chính vì vậy, Người yêu cầu:
"Phải tuyên truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân dân một
phong trào thể dục vệ sinh". Và Người đã phát động trong cả nước phong trào
thể dục thể thao "Khoẻ vì nước", "Vệ sinh yêu nước".
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể
con người, thể dục, thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn
diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể


9

lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu
tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi
con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng
lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động,
trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người
vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có
năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm
cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt,
nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục
nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...

Chính vì thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
sức khoẻ con người, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phong trào thể dục thể
thao phải trở thành phong trào chung của toàn dân. Người kêu gọi toàn dân
luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể, người khoẻ mạnh thì mới đủ sức
tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức
là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp
phần cho cả nước mạnh khoẻ". Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về
sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Tháng 1 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam dân
chủ cộng hòa có sắc lệnh “Thiết lập tại Bộ thanh niên một Nha Thể dục TW
với nhiệm vụ liên hệ mật thiết với Bộ Y Tế và Bộ Quốc gia Giáo dục nghiên
cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc”. Tháng 3 năm 1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Sức khỏe và thể dục” ra lời kêu gọi đồng
bào tập thể dục. Hai sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của nền TDTT cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


10

Tháng 3 năm 1960, Bác Hồ gửi cho Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền
Bắc. Trong thư, có đoạn Bác viết “Muốn lao động, sản xuất tốt, công tác và học
tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập TDTT.
Vì vậy chúng ta nên phát triển phong trào TDTT rộng khắp”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ “...Cần phát triển
mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập chung đầu tư cao chất lượng
một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục
những hiện tượng tiêu cực trong thể thao...”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý

- Luật thể dục thể thao Quốc hội khóa XII thông qua ngày 29/11/2006 tại
kỳ họp thứ X được Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2006.
- Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 1/12/2011 của Bộ chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao
đến năm 2020.
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động thực hiên Nghi quyết số 08 của Bộ chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao
đến năm 2020.
- Quyết định số 109/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính
phủ “Về phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố Nam Định
trở thành Trung tâm Kinh tế - Xã hội của vùng Nam Đồng bằng Sông Hồng”.
- Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ “Về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến
năm 2020”.


11

- Quyết định số 1174/QĐ-BVHTTDL ngày 05/4/2011 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch “Về việc phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ
chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến
năm 2020”.
- Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ
“Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
giai đoạn 2011-2030”
- Chỉ thị số 274/CT-TTg ngày 27/ 4/ 1996 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng quy hoạch đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển Thể

dục thể thao.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX nhiệm kỳ
2015 - 2020.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam
Định nhiệm kỳ 2015 - 2020.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng những năm qua
tiếp tục phát triển sâu, rộng trên địa bàn cả nước, thể hiện ở sự tăng trưởng
về số lượng người tập thể dục thể thao thường xuyên, sự phát triển đa dạng
của các loại hình tập luyện, các câu lạc bộ thể dục thể thao và chất lượng
hoạt động thể dục thể thao ở từng đối tượng. Trong những năm gần đây, sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống về vật chất của nhân dân được
nâng lên rõ rệt. Cùng đó, nhu cầu phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực thể dục,
thể thao của cả nước đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy phong trào thể dục,
thể thao của tỉnh Nam Định.
Tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh có phong trào thể dục, thể
thao ở mức khá của toàn quốc trong những năm gần đây. Thể thao quần


12

chúng đang ngày càng phát triển mạnh, với nhiều loại hình hoạt động khác
nhau, thể thao thành tích cao đang ngày càng tạo ra những triển vọng mới.
Cơ sở vật chất được quan tâm mở rộng, tổ chức bộ máy được bố trí, sắp
xếp hợp lý. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh cũng có những thay đổi lớn,
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống
vật chất của nhân dân ngày càng tăng lên chính vì thế phát triển thể thao
quần chúng là nhiệm vụ hết sức quan trọng đóng góp vào phát triển bền
vững của tỉnh Nam Định.
2. Nội dung thực hiện của đề án

2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có vĩ độ
19054' B đến 20040''B, từ 105055' đến 106045' Đ. Nam Định tiếp giáp với ba
tỉnh: Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây
giáp tỉnh Ninh Bình; phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp biển
(vịnh Bắc Bộ).
Diện tích 1.652,6km2 chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm Thành
phố Nam Định, Vụ Bản, Hải Hậu, Nam Trực,Trực Ninh, Ý Yên, Xuân Trường,
Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc, Giao Thủy; với 229 xã, phường, thị trấn.
Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng
bằng ven biển. Khu vực phía tây bắc tập trung một số ít đồi núi như núi Gôi,
núi Ngăm… Nam Định có bờ biển dài 72km 2 từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, một
nơi có bãi cát mịn thích hợp cho phát triển du lịch biển.
Khí hậu Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình 23 o-24oC. Độ ẩm trung bình
80-85%. Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường
chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới.


13

Dân số tỉnh 1.983.631 (2015), mật độ dân số trung bình: 1.200
người/km2. Dân tộc sinh sống tại Nam Định chủ yếu là dân tộc kinh, theo hai
tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Năm 2015 kinh tế có bước tăng trưởng. Một số chỉ tiêu tăng cao so với
năm 2014, trong đó: tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 13,5%; chỉ số sản
xuất công nghiệp tăng 9,3%, đạt mức 1 tỷ USD. Thu ngân sách trên địa bàn
3.000 tỷ đồng, đạt 120% dự toán. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh ổn định.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước. Việc chúng ta hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn
thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang mở ra
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế của đất nước, nâng cao đời
sống vật chất của nhân dân. Trong đó phát triển nguồn nhân lực là một trong
những nhiệm vụ có tầm quan trọng để tạo nguồn nhân lực vừa hồng vừa
chuyên cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó việc cải
thiện, nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước
ta quan tâm chỉ đạo. Ngày 28/4/2011 Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao tầm
vóc thể lực người Việt Nam Trong những năm qua, Đề án có nhiều chương
trình như: chương trình nghiên cứu cơ bản về gen; chương trình chăm sóc dinh
dưỡng; chương trình phát triển giáo dục thể chất trường học; chương trình
truyền thông; Tổ chức lễ phát động “Chung tay vì thể lực, tầm vóc người Việt
Nam” và một số hoạt động gây tiếng vang của chương trình truyền thông.
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của CNH - HĐH đất nước cũng như
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đang đặt ra yêu cầu mới
cho nguồn nhân lực của địa phương. Hiện nay tỉnh Nam Định, với vị trí giao
thông thuận lợi (Quốc lộ 10, đường cao tốc chạy qua), tạo cho tỉnh Nam Định


14

có nhiều tiềm năng, lợi thế nổi bật về thu hút đầu tư nhiều ngành công nghiệp,
dịch vụ khác nhau. Các nhà máy, xí nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh
cho thấy tiềm lực thu hút nguồn nhân lực tham gia hoạt động sản xuất vật chất
ngày càng nhiều. Đời sống vật chất nhân dân ngày càng được nâng lên. Khi đời
sống vật chất được nâng lên, xã hội phát triển, kéo theo những nhu cầu về tinh
thần ngày càng tăng lên. Do đó nhu cầu hoạt động thể dục thể thao trở thành
nhu cầu thiết yếu trong đời sống của nhân dân trong toàn tỉnh.

2.2. Thực trạng phát triển TDTT quần chúng ở tỉnhNam Định
2.2.1. Thực trạng công tác thể dục, thể thao quần chúng
2.2.1.1. Về thể thao cho mọi người
- Trong những năm qua tỉnh Nam Định tập trung đẩy mạnh cuộc vận động
“Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” phong trào thể dục,
thể thao quần chúng đã có bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu,
phù hợp với mọi lứa tuổi, các môn thể thao được đông đảo nhân dân tham gia
như Cầu lông, Bóng bàn, Vật, Bóng đá, Võ… Tính đến năm 2015 toàn tỉnh có
30% dân số thường xuyên tập luyện TDTT tăng 1,5% so với năm 2011; năm
2011 số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình thể thao là 17,3% thì đến năm 2015 là
18,7%, số CLB tăng so với năm 2011 là 193 CLB. Hoạt động TDTT ở cơ sở đã
bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, được nhân dân đồng
tình hưởng ứng tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh.
- Các giải thể thao quần chúng ở cơ sở thường gắn với các ngày lễ, tết và
những ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Đại hội TDTT các cấp tỉnh Nam Định lần
thứ V (năm 2005), lần thứ VI (năm 2009), lần thứ VII (năm 2013) có 100% số
xã, phường, thị trấn tổ chức tốt Đại hội TDTT cơ sở, 100% số huyện, thành phố
tổ chức tốt Đại hội TDTT. Tỉnh Nam Định đã tổ chức thành công Đại hội TDTT
tỉnh lần thứ V (năm 2005), lần thứ VI (năm 2009), lần thứ VII (năm 2013).


15

- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp tốt với các ban, ngành,
đoàn thể tổ chức tốt các giải thể thao, hội thao hàng năm như: phối hợp Liên
đoàn Quần vợt tổ chức giải Quần vợt các CLB,; với Liên đoàn lao động tỉnh tổ
chức giải Cầu lông, với Công an tỉnh tổ chức giải Việt dã “Vì an ninh tổ quốc”
và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với hơn 2.000 chiến sĩ tham gia…
- Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường được đẩy mạnh, số trường
thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất nội khóa năm 2014 - 2015 là 100%

tổng số trường và nhiều trường đã có hoạt động ngoại khóa. Hàng năm phối Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở giáo dục và đào đạo tổ chức dạy
bơi cho trên 5.000 học sinh, tính đến năm 2015 đã cấp giấy chứng nhận “Toàn
trường biết bơi” cho 4 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Nam
Định và tổ chức thành công Hội Khỏe phù đổng tỉnh lần thứ VIII năm 2012 với
gần 2.000 học sinh các cấp tham gia.
- Thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang luôn được quan tâm và phát
triển mạnh mẽ. Tỷ lệ trung bình về số quân dân tham gia tập luyện thường
xuyên so với biên chế tại các đơn vị đạt 93%. Lực lượng công an chú trọng
phát triển các môn Võ thuật, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Quần vợt
Bóng đá, Bắn súng, Bơi, Chạy vũ trang nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác
nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho cán bộ chiến
sĩ. Các đơn vị trong nghành thương xuyên đẩy mạnh phong trào tập luyện
trong cán bộ chiến sĩ, hàng năm ngành Công an, Quân đội phối hợp với ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra chiến sĩ khỏe trong toàn lực
lượng theo độ tuổi. Kết quả 97% cán bộ chiến sĩ đạt tiêu chuẩn cán bộ chiến sĩ
khỏe. Tổ chức tập huấn và tham gia các giải thể thao do Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng tổ chức đạt được nhiều thứ hạng cao.
- Phong trào TDTT trong công nhân, viên chức những năm gần đây được
phát triển mạnh mẽ và sôi nổi. Hầu như cơ quan nào cũng có nhà tập luyện cầu


16

lông, sân cầu lông ngoài trời, bàn bóng bàn, sân bóng đá mini...Hàng năm các
ngành đều tổ chức Hội thao chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống của ngành.
- Đến nay hầu hết các ngành của tỉnh và các huyện, thành phố có phong
trào TDTT phát triển, tổ chức Hội thao thi đấu hàng năm có nề nếp. Tiêu biểu
như Giáo dục, Công an, Ngân hàng, Y tế, Văn phòng tỉnh ủy, Văn phòng
UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn...

Bảng 1. Thực trạng thể thao quần chúng từ năm 2011 - 2015
S
T
T

Nội dung

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

1

Số người tập thể dục, thể
thao thường xuyên

%

28.5

28.7


29.0

29.5

30.0

2

Số gia đình thể thao

%

17.3

17.5

18.3

18.5

18.7

3

Số học sinh thực hiện tốt
nội khóa

%

100


100

100

100

100

4

Số học sinh thực hiện tốt
ngoại khóa

%

92.5

95

95.2

95.5

95.7

5

Số giải thi đấu thể thao cơ
sở


Giải

573

638

1242

645

654

6

Số giải thi đấu thể thao
cấp huyện

Giải

130

135

137

139

139


7

Số giải thi đấu thể thao
cấp tỉnh

Giải

25

25

27

25

25

8

Số câu lạc bộ

CLB

1307

1390

1420

1450


1500

Nguồn: Báo cáo công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015
2.2.1.2. Về tổ chức bộ máy


17

- Cấp tỉnh: Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định có 01 đồng
chí Phó Giám đốc Sở phụ trách về TDTT và 5 đơn vị hoạt động về lĩnh vực
TDTT (Phòng Nghiệp vụ TDTT, Trường Nghiệp vụ TDTT, Trung tâm TDTT,
Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, CLB Bóng đá chuyên nghiệp) trong đó có 45
cán bộ chuyên ngành TDTT (10 thạc sĩ, 34 Đại học, 01 Cao đẳng).
- Cấp huyện: Có 7/10 huyện, thành phố đã thành lập Trung tâm Văn hóa
Thể thao (03 huyện chưa thành lập là Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản), hiện
tại 10 huyện, thành phố với tổng số 24 cán bộ TDTT/155 cán bộ Văn hóa Thể thao.
- Công chức văn hóa xã hội làm công tác Văn hóa - Thông tin TDTT cấp
xã 229/229 xã, phường, thị trấn.
- Các ngành: Công an có 02 cán bộ TDTT, Tỉnh đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh có 01 cán bộ TDTT, ngành Quân đội không có cán
bộ TDTT.
- Sở Giáo dục & Đào tạo có 03 cán bộ phụ trách công tác TDTT. Số giáo
viên TDTT khối các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp dậy nghề toàn tỉnh là 964 giáo viên, hầu hết giáo
viên có trình độ cao đẳng trở lên, có 02 thạc sĩ TDTT ở khối Trung học phổ
thông. Tỷ lệ giáo viên TDTT ở các trường Tiểu học rất thấp chỉ 1.03 giáo
viên/1trường.


Bảng 2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao năm 2015


18

ST

ĐƠN VỊ

T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TỔNG SỐ

PHÒNG

TRUNG

CÁN BỘ


VHTT

TÂM VHTT

THỂ THAO

6
3
17
6
6
3
8
14
5
5

10
15

2
4
1
1
3
0
2
2
3
6


16
18
17
16
17
13
8
14
16
20

Huyện Hải Hậu
Huyện Xuân Trường
Huyện Trực Ninh
Huyện Giao Thủy
Huyện Nghĩa Hưng
Huyện Mỹ Lộc
Huyện Vụ Bản
Huyện Nam Trực
Huyện Ý Yên
TP. Nam Đinh

10
11
10
11
15

Nguồn: Báo cáo công tác Văn hóa, thể thao các huyện năm 2015

Bảng 3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên thể dục thể thao năm học 2014-2015

TT

1
2
3
4

CẤP HỌC

Tiểu học
Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông
ĐH, CĐ,
TCDN

TỔNG

Bình

SỐ

SỐ

quân

TRƯỜNG


GIÁO

GV/1

VIÊN

Trường

291

301

1.03

17

170

114

0

246

357

1.45

12


208

137

0

56

249

4.44

0

5

242

2

17

57

3.35

34

23


Trung
cấp

TRÌNH ĐỘ
Cao
Đại
đẳng

học

Thạc
Sỹ

Nguồn: Báo cáo công tác của Sở giáo dục & Đào tạo năm học 2014-2015
2.2.1.3. Về Cơ sở vật chất
Hiện nay trên toàn tỉnh có các công trình đạt tiêu chuẩn Quốc gia, Quốc
tế: Cung Thể thao (Nhà thi đấu, bể bơi có mái tre), Nhà thi đấu Trần Quốc
Toản, Nhà thi đấu huyện Hải Hậu, Nhà thi đấu huyện Giao Thủy, Nhà thi đấu
Trường Đại học Sư Phạm kỹ thuật Nam Định, Cao đẳng Công nghiệp Nam
Định, Bể bơi Trần Khánh Dư, Sân vận động Thiên Trường.


19

Cấp tỉnh: Các công trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý
gồm: Sân vận động Thiên Trường, 03 sân bóng đá 11 người, 02 Nhà thi đấu
(Nhà thi đấu Nam Sông Hồng có sức chứa 4.000 chỗ ngồi, Nhà thi đấu Trần
Quốc Toản có sức chứa hơn 1000 chỗ ngồi), 03 bể bơi (02 bể bơi trong nhà có
khán đài)...

Tại trung tâm các huyện, thành phố: Các huyện có khu liên hợp thể thao
(Bể bơi, sân vận động, nhà tập luyện cầu lông) như huyện Hải Hậu, Nghĩa
Hưng đã phục vụ tốt nhu cầu tập luyện của nhân dân.
Tại các xã, phường, thị trấn, thôn xóm và các khu dân cư hầu hết đã xây
dựng được Nhà văn hóa và đầu tư các trang thiết bị, nhà tập luyện và thi đấu
bóng bàn, cầu lông, sân bóng chuyền…có xã đã xây dựng được bể bơi (xã
Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng).
Hầu hết các trường Phổ thông được trang bị tương đối đầy đủ các trang
thiết bị, dụng cụ cho công tác giáo dục thể chất, nhiều trường đã có sân giành
riêng cho tập luyện thể dục, số lượng nhà đa năng trong những năm gần đây
tăng đáng kể.
Công trình thuộc các ngành: Hầu hết các Nghành trong tỉnh đều đã xây
dựng được nhà tập luyện và nhà thi đấu cầu lông, bóng bàn, sân quần vợt…
Đặc biệt một số ngành xây dựng được nhà tập luyện đa năng như Công an tỉnh,
Ban Chỉ Huy Quân Sự tỉnh, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Cao
Đẳng Công nghiệp…
Công tác xã hội hóa TDTT quần chúng đã có nhiều chuyển biến tích cực,
kể cả về đầu tư cơ sở vật chất như hiện nay có 14 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 06
sân tennit, 03 bể bơi…Đặc biệt Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ VII năm
2013, huyện Hải Hậu huy động được tài trợ với tổng kinh phí là gần 4 tỷ đồng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thể


20

thao tại huyện Hải Hậu, cơ sở vật chất ngày được nâng cao đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ của người dân.
Bảng 4. Thực trạng cơ sở vật chất từ năm 2011-2015
S
T

T

Nội dung

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

1

Sân vận động đủ tiêu
chuẩn thi đấu cấp Quốc
gia

Sân

1

1

1


1

1

2

Nhà thi đấu đủ tiêu chuẩn
thi đấu cấp Quốc gia

Nhà

5

6

6

6

6

3

Sân vận động, sân bóng
đá mini

Sân

913


941

963

977

989

4

Nhà tập luyện thể thao

Nhà

245

269

275

283

297

5

Bể bơi

Bể


5

6

7

10

10

6

Sân thể thao ngoài trời

Sân

973

1003

1219

1230

1242

7

Bình quân m2 đất/người


m2

1.93

2.0

2.1

2.2

2.3

Nguồn: Báo cáo công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định các
năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015
2.2.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực như đã nêu, sự nghiệp thể
dục, thể thao quần chúng tỉnh Nam Định vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
- Phong trào chưa đồng đều, thường tập trung theo khu vực, mang đậm tính
thời vụ và tập trung vào các dịp lễ hội hoặc thời kỳ phát động phong trào. Chưa
chú trọng đến các hoạt động của tầng lớp người trung niên, người khuyết tật.


21

- Thể dục, thể thao trong trường học tuy đã có nhiều tiến bộ trong những
năm gần đây, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác giáo dục thể chất
trong nhà trường chưa cân đối giữa các cấp học. Hoạt động ngoại khóa ở môt
số trường nhất là cấp huyện còn ít, phần lớn tập luyện theo giai đoạn chủ yếu
chuẩn bị cho thi đấu giải huyện, giải tỉnh. Đội ngũ giáo viên TDTT tại các
trường còn thiếu, nhất là cấp Tiểu học, hiện tại vẫn có nhiều trường chưa có giáo

viên TDTT, chủ yếu là các giáo viên dậy môn khác kiêm nhiệm nên công tác
TDTT chưa được phát triển đồng bộ và chiều sâu.
- Bộ máy tổ chức, cán bộ chuyên môn làm công tác TDTT ở phòng Văn
hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể thao các huyện còn thiếu. Có huyện chỉ
có 01 cán bộ thể thao như huyện: Trực Ninh, Giao Thủy. Huyện Mỹ Lộc không
có cán bộ TDTT và cán bộ đang làm công tác thể thao tại huyện là do cán bộ văn
hóa kiêm nhiệm. Đội ngũ hướng dẫn viên cơ sở còn thiếu, đội ngũ huấn luyện
viên, trọng tài thể thao của huyện chủ yếu là bán chuyên trách.
- Cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều trung tâm huyện chưa có bể bơi (như
huyện Nam Trực, Giao Thủy, Trực Ninh, Mỹ Lộc), sân vận động cấp huyện
(Nam Trực, Giao Thủy, Vụ Bản…) chưa đáp ứng kịp thời cho hoạt động tập
luyện, vui chơi thể thao của nhân dân. Nhiều Trung tâm Văn hóa, thể thao cấp
huyện được thành lập nhưng chưa có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để hoạt
động; trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cho các đội tuyển thiếu thốn, khi huấn
luyện đội tuyển có lúc phải mượn dụng cụ, thiết bị từ các bộ môn thể thao trực
thuộc Trường Nghiệp vụ TDTT, Trung tâm TDTT của tỉnh để tổ chức thi đấu,
tập luyện...
- Công tác xã hội hóa TDTT được tập trung chỉ đạo và có chuyển biến tuy
nhiên vẫn còn chậm so với yêu cầu, còn trông chờ vào ngân sách nhà nước,


×