Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ THIỆT hại KINH tế của nước BIỂN DÂNG đến HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.59 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Văn Doanh

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA NƯỚC BIỂN
DÂNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số: 62.44.03.03
TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2017

1


Công trình được hoàn thành tại: Khoa Môi trường, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Doãn Hà Phong
PGS.TS. Vũ Quyết Thắng

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..............................
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..............................
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


..............................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học
Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
......................
vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), nếu mực
nước biển dâng 100cm thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH) có nguy cơ bị ngập. Nam Định là một trong hai tỉnh
(cùng với Thái Bình) có nguy cơ ngập cao nhất với khoảng 58,0% diện
tích toàn tỉnh.
Đối với khu vực đồng bằng ven biển như tỉnh Nam Định, mực
NBD ảnh hưởng lớn đến tình hình sử dụng đất ven biển, đặc biệt đối với
đất nông nghiệp (ĐNN). Theo ước tính, nếu NBD 100cm, trên 60% diện
tích các huyện ven biển như Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có nguy
cơ bị ngập (Bộ TNMT, 2016)
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh

tế - xã hội của BĐKH, đặc biệt là NBD đã được thực hiện trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
các tác động mang tính chất định tính chưa nghiên cứu đánh giá mức độ
tác động cụ thể đến sử dụng đất do NBD ở nước ta trên phạm vi lớn. Từ
những lý do kể trên việc lựa chọn đề tài “Đánh giá thiệt hại kinh tế của
NBD đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” là rất
cần thiết.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu: i) Xây dựng được quy trình và hệ phương pháp đánh giá
mức độ thiệt hại do NBD đến các loại ĐNN tại khu vực ven biển tỉnh
Nam Định. ii) Áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị
thiệt hại trong sử dụng ĐNN do NBD tại khu vực ven biển tỉnh Nam
Định. iii) Đề xuất các giải pháp ứng phó, sử dụng hiệu quả tài nguyên
ĐNN trong bối cảnh BĐKH.
Nội dung nghiên cứu: i) Tổng quan về BĐKH, NBD ở Việt Nam
và tỉnh Nam Định; ii) Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và
sử dụng ĐNN tại Nam Định; iii) Xây dựng được hệ thống bản đồ nguy

1


cơ ngập, bản đồ tác động của NBD đến các loại ĐNN tại các huyện ven
biển tỉnh Nam Định; iv) Nghiên cứu xây dựng quy trình và ứng dụng hệ
phương pháp lượng giá giá trị kinh tế tính toán thiệt hại để đánh giá ảnh
hưởng của NBD tới các loại ĐNN tại các huyện ven biển tỉnh Nam
Định; v) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác
động của BĐKH nói chung và NBD nói riêng đến việc sử dụng ĐNN
của các huyện ven biển tỉnh Nam Định để phục vụ cho phát triển kinh tế
- xã hội trong bối cảnh BĐKH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các loại đất nông nghiệp, gồm đất trồng
lúa, nuôi trồng thủy sản, làm muối và rừng ngập mặn (RNM), chịu tác
động của NBD tại 4 huyện ven biển. Ngoài ra hệ thống đê biển và công
trình thủy nông chống xâm nhập mặn cũng là đối tượng chịu tác động
của NBD.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Tính toán thiệt hại của các đối tượng bị tác
động được quy đổi giá trị về cùng một thời điểm năm 2010 cho các năm
2020 đến 2050.
Phạm vi không gian: 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định gồm: Nghĩa
Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và huyện Xuân Trường.
4. Phương pháp thực hiện
Để giải quyết các nội dung trên, luận án lựa chọn kịch bản kịch bản
phát thải KNK phù hợp với địa phương từ kịch bản BĐKH, NBD cho
Việt Nam của Bộ TNMT năm 2016. Sử dụng phương pháp bản đồ để
xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của NBD tới các loại
ĐNN tại 4 huyện của tỉnh Nam Định gồm Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao
Thủy và Xuân Trường. Từ bản đồ tác động do NBD tới ĐNN xác định
được các loại ĐNN và diện tích bị tác động. Luận án cũng sử dụng các
phương pháp lượng giá giá trị kinh tế để tính toán giá trị bị thiệt hại của
ĐNN do tác động của NBD. Cuối cùng luận án tham vấn nhà quản lý,
cộng đồng để đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng trước tác
động của NBD.

2


5. Những điểm mới của luận án: i) Xây dựng được quy trình và hệ
phương pháp có cơ sở khoa học và thực tiến để xác định mức độ ảnh
hưởng của nguy cơ ngập lụt do NBD đối với ĐNN dựa trên điều kiện tự

nhiên và hoạt động của người dân ở 2 khu vực trong và ngoài hệ thống
đê; ii) Lần đầu tính toán, đánh giá được thiệt hại kinh tế do tác động của
NBD đến đất sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam Định; iii) Đề xuất được các
giải pháp giảm thiểu tác động của NBD đến hiệu quả sử dụng ĐNN một
cách chủ động trong điều kiện BĐKH (tập trung chủ yếu vào 4 nhóm
ĐNN ven biển và điều kiện cơ sở hạ tầng).
6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận án
(1). Cung cấp cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá
thiệt hại kinh tế do NBD đến các loại ĐNN khác nhau; (2). Xây dựng
được quy trình và áp dụng thử nghiệm các phương pháp lượng giá giá
trị kinh tế để xác định mức độ thiệt hại đến ĐNN do NBD; (3). Đề xuất
các giải có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện địa phương, hỗ trợ
ra quyết định về sử dụng hiệu quả ĐNN có tính đến yếu tố BĐKH trong
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nam Định, góp
phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại
Việt Nam; (4). Cung cấp quy trình, hệ phương pháp khoa học xác định
mức độ ảnh hưởng của nguy cơ ngập lụt do NBD đến ĐNN phù hợp với
các địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Nam Định.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NBD
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan
Biến đổi khí hậu; Nước biển dâng; Thiên tai; Rủi ro thiên tai; Thiệt
hại do thiên tai; Tổng giá trị kinh tế; Tổn thất và thiệt hại; Mức thiệt hại;
ĐNN; Thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái....
1.1.2. Biểu hiện của BĐKH, NBD tại Việt Nam
Về mực nước biển tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng
tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45mm/năm. Tính trung bình cho toàn
dải ven biển Việt Nam, mực nước biển tăng khoảng 3,50±0,7mm/năm.
1.1.3. Biểu hiện biến đổi khí hậu, NBD tại Nam Định


3


a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Nam Định tăng lên
0,13 C/thập kỷ.
b. Lượng mưa: Tại trạm Nam Định, lượng mưa năm trong thời kỳ
1960 -2014 giảm trung bình 5,3mm/năm.
e. Mực nước biển: Mực nước tại khu vực Nam Định tăng với tốc độ
trung bình 1,95mm/năm. Theo số liệu vệ tinh trong giai đoạn 1993-2013
tăng với tốc độ trung bình là 2,9mm/năm.
f. Kịch bản NBD cho Nam Định: Với kịch bản nồng độ KNK trung
bình cao (RCP6.0), vào giữa thế kỷ 21, ở khu vực này, mực NBD trong
khoảng từ 14-32cm, đến cuối thế kỷ 21, mực NBD trong khoảng từ 3679cm.
1.1.4. Điều kiện địa hình, địa chất liên quan đến NBD tại khu vực
Nam Định
Một số nghiên cứu về địa chất chỉ ra mối liên quan giữa mực dâng
nước biển với vận động kiến tạo địa chất. Quan điểm chung của các nhà
địa chất cho rằng ảnh hưởng của vai trò sụt lún tân kiến tạo đến quá
trình sạt lở tại bờ biển Nam Định là tương đối nhỏ và chưa rõ ràng so
với nguyên nhân ngoại sinh.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NBD DO BĐKH ĐẾN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tác động qua lại giữa NBD và sử dụng ĐNN
1.2.1.1. Tác động của NBD đến sử dụng đất
NBD có ảnh hưởng lớn đến sử dụng ĐNN và đất phi nông nghiệp.
Theo Viện KHKTTVBĐKH (2010) cho thấy, sự tăng lên của mực nước
biển tại khu vực ĐBSH làm diện tích RNM bị thu hẹp, tăng khó khăn
cho nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản, đe dọa các công trình...
1.2.1.2. Tác động của việc sử dụng đất đến NBD
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), lượng phát thải KNK do sử

dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng là một trong những
nguyên nhân tác động tới BĐKH, NBD toàn cầu .
1.2.2. Cách tiếp cận và các đối tượng bị tác động của NBD
Đánh giá tác động của NBD là việc xác định các ảnh hưởng của
0

4


NBD đến môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội. Có nhiều cách
tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH nói chung và NBD nói
riêng.
1.2.3. Các phương pháp đánh giá tác động của NBD
Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC (TAR) đã nêu ra 4 dạng
phương pháp. Viện KHKTTVBĐKH (2011) đã khuyến cáo 4 nhóm
phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến các ngành và lĩnh
vực khác nhau. Trong khuôn khổ của luận án này, việc đánh giá tác
động của NBD trong tương lai cho tỉnh Nam Định được thực hiện theo
các kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam với phương pháp chủ đạo là
lượng giá giá trị kinh tế.
1.2.4. Nghiên cứu tác động của NBD do BĐKH trên thế giới
Trong thời gian gần đây ngày càng nhiều các nghiên cứu về tác
động của NBD tới nhiều lĩnh vực đặc biệt khi Cơ chế quốc tế Warsaw
về tổn thất và thiệt hại được thành lập từ năm 2013 và gần đây là Hiệp
định Paris về BĐKH được thông qua (2015). Hầu hết các nghiên cứu về
tác động của NBD tới tài nguyên đất đều cố gắng định lượng bằng
những con số thiệt hại với phương pháp sử dụng chủ yếu là ước tính
mức độ thiệt hại chung theo tỷ lệ phần trăm(%) so với GDP của quốc
gia. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân
tích chi phí - lợi ích (CBA) để đánh giá tác động với các kịch bản khác

nhau.
1.2.5. Nghiên cứu tác động của NBD do BĐKH ở Việt Nam
a) Nghiên cứu ngoài nước về Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác động của NBD tới dải ven
bờ thực hiện giai đoạn 1994-1996 là dự án “Đánh giá tổn thương và
định hướng quản lý tổng hợp dải ven bờ biển Việt Nam”. Bên cạnh các
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tác động của NBD như: Tom
G. (1996); Adger, W.Neil (1999); Carew-Reid (2007); ADB (2009),
nghiên cứu trong nước về tác động của NBD ngày càng tăng lên. Từ các
nghiên cứu ngoài nước thấy rằng, nghiên cứu ảnh hưởng của NBD đến
Việt Nam đã định lượng được mức độ thiệt hai, tuy nhiên phạm vi quy

5


quy mô quá rộng, kịch bản NBD chưa sát với điều kiện nước ta, phương
án sử dụng và biến động về đất chưa được tính tới trong các nghiên cứu.
b) Nghiên cứu điển hình liên quan ở nước ta và khu vực Nam Định
Tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam
Định có thể thấy 2 nhóm chính sau: Nhóm thứ nhất là nghiên cứu về vai
trò, tầm quan trọng và giá trị của các dạng tài nguyên và hệ sinh thái quan
trọng, nhạy cảm ở Nam Định như: tài nguyên đất, rừng ngập mặn, đất
ngập nước. Nhóm nghiên cứu thứ 2 là nghiên cứu về các tác động của
BĐKH, xâm nhập mặn tới các nhóm đối tượng cụ thể khác nhau.
1.3. PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ
1.3.1. Các yếu tố cấu thành tổng giá trị kinh tế (TEV)
Theo Bolt et al (2005) và Pearce (l990) gồm 2 nhóm giá trị:
a. Giá trị sử dụng: là giá trị hoặc lợi ích thu được từ việc sử dụng
trực tiếp tài nguyên và môi trường. Giá trị sử dụng được chia làm ba
loại: Giá trị sử dụng trực tiếp; Giá trị sử dụng gián tiếp; Giá trị lựa

chọn.
b. Giá trị không sử dụng: được chia làm hai loại: Giá trị tồn tại;
Giá trị lưu truyền.
1.3.2. Phương pháp lượng giá tổng giá trị kinh tế
Theo các nhà kinh tế môi trường, có 3 nhóm phương pháp thường
sử dụng: Nhóm 1: Phương pháp dựa vào thị trường thực; Nhóm 2:
Phương pháp dựa vào thị trường thay thế; Nhóm 3: Phương pháp
dựa vào thị trường giả định. Ngoài 3 nhóm chính kể trên còn có một
số phương pháp chuyển giao lợi ích, phân tích chi phí - lợi ích.
1.3.3. Hiện trạng lượng giá giá trị kinh tế ở Việt Nam
Ở nước ta, lượng giá kinh tế HST lần đầu tiên được Nguyễn Hoàng
Trí và nnk thực hiện trên đối tượng là HST RNM (1996). Việc lượng
hóa giá trị kinh tế của các HST ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã
được quan tâm hơn của các nhà khoa học, của cơ quan quản lý nhà
nước.
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

6


1.4.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định
1.4.1.1. Vị trí địa lý
1.4.1.2. Địa hình
1.4.1.3. Thủy văn và thủy nông
1.4.1.4. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, khảo sát từ báo cáo điều chỉnh quy hoạch
năm 2015, đất ở Nam Định gồm 5 nhóm, 13 loại đất (đơn vị chú dẫn bản
đồ đất) với 135.582 ha tương đương 82,8% tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Về thổ nhưỡng, đất Nam Định chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đất
cổ ở phía Bắc và vùng đất trẻ ở phía Nam.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.2.1. Dân số: 1.850 nghìn người (chiếm 2,1% dân số cả nước) đứng
thứ 3 khu vực đồng bằng sông Hồng (20.702 nghìn người) và đứng thứ
8 trong toàn quốc.
1.4.2.2.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua tại
Nam Định là khá nhanh nhưng so với khu vực Đồng bằng sông Hồng thì
mức tăng này vẫn chỉ ở mức trung bình.
1.4.3. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi nước biển dâng ở
khu vực Nam Định
1.4.3.1. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi NBD khu vực
ngoài đê
a) Hoạt động nuôi trồng thủy sản
b) Hoạt động làm muối
c) Rừng ngập mặn
1.4.3.2. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi NBD ở khu vực đê
và trong đê
a) Thiệt hại về cơ sở hạ tầng
b) Các loại đất nông nghiệp
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án,
luận án đã sử dụng tổng hợp 6 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:

7


Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp Delphi, phương pháp
điều tra khảo sát thực tế, phương pháp chồng ghép bản đồ, lượng giá
thiệt hại kinh tế và phân tích chi phí lợi ích mở rộng, chi tiết được trình
bày dưới đây:

2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU THỨ CẤP
Với 3 mảng tài liệu chính gồm: BĐKH, NBD; sử dụng ĐNN; lượng
giá thiệt hại kinh tế
2.2. PHƯƠNG PHÁP DELPHI
Trong nghiên cứu này phương pháp Delphi được thực hiện với 3
nội dung chính như sau:
- Lựa chọn kịch bản BĐKH, NBD cho tỉnh Nam Định và xác định khu
vực bị tác động mạnh bởi NBD tại tỉnh Nam Định;
- Xác định các loại ĐNN và các đối tượng có khả năng bị tác động bởi
NBD tại các khu vực bị tác động mạnh ở Nam Định;
- Xác định mức thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài hệ thống đê khi
tác động của NBD.
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ
Nghiên cứu đã tổ chức 4 đợt điều tra khảo sát thực tế với 2 nội
dung chính như sau:
2.3.1. Điều tra khảo sát thực tế hiệu chỉnh bản đồ
2.3.2. Điều tra khảo sát mức độ tác động của NBD đến ĐNN và các giải
pháp thích ứng với BĐKH và NBD tại địa phương
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỒNG CHẬP BẢN ĐỒ
Trong nghiên cứu này được ứng dụng để xây dựng bản đồ tác động
của NBD tới ĐNN với 3 phương án sử dụng đất tại 4 mốc thời gian
nghiên cứu ứng với mực NBD lần lượt là 12, 18, 24 và 32cm vào các
năm từ 2020 đến 2050.
2.5. PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ
Để đánh giá tác động của NBD đến sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam
Định một cách định lượng, luận án sử dụng tổng hợp công thức liên
quan tới lượng giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái như đã trình bày tại
chương 1 như: tổng giá trị kinh tế (TEV) của Bolt và 3 nhóm phương

8



pháp chính mà Babbier đã đề xuất từ năm 1997. Trong đó, việc ước tính
thiệt hại được tính toán cho 2 nhóm giá trị bao gồm giá trị sử dụng và
giá trị không sử dụng cho các loại ĐNN: đất nuôi trồng thủy sản, đất
RNM, đất làm muối, đất trồng lúa và cùng một số điều kiện cơ sở hạ
tầng khác như hệ thống thủy lợi, hệ thống đê biển.
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH MỞ RỘNG
Luận án điều tra khảo sát thực tế 4 mô hình nuôi tại huyện Nghĩa
Hưng để phân tích chi phí - lợi ích đơn giản mở rộng với kinh phí dành
cho việc bảo vệ môi trường chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng doanh
thu của các hình thức nuôi (2 trường hợp, kinh phí dành cho môi trường
là 5 và 10% tổng doanh thu). Từ đó lựa chọn mô hình nuôi trồng thủy
sản vừa tối ưu thích ứng với BĐKH vừa đảm bảo về mặt kinh tế.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO NBD ĐẾN SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Quy trình đánh giá thiệt hại do NBD đến sử dụng ĐNN gồm 8 bước
- Lựa chọn kịch bản NBD phù hợp cho khu vực nghiên cứu;
- Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do NBD cho các năm 2020 đến 2050;
- Xây dựng bản đồ tác động của NBD đến các loại ĐNN theo 3 phương
án sử dụng đất;
- Hiệu chỉnh bản đồ tác động của NBD tới ĐNN cho 2 khu vực trong và
ngoài đê;
- Xác định diện tích các loại ĐNN và các yếu tố về cơ sở hạ tầng bị tác
động cùng các giá trị sử dụng;
- Tính toán giá trị thiệt hại theo 2 khu vực trong và ngoài đê;
- Biểu diễn kết quả tính toán thiệt hại trên bản đồ tác động do NBD;
- Đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của NBD.


9


Tham vấn chuyên gia,
PP Delphi
Mô hình DEM, số liệu
địa hình… phân tích
không gian nội suy theo
PP
“cây quyết định”

Lựa chọn kịch bản nước biển
dâng phù hợp
Nội
Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập
cho các năm 2020 đến 2050

Dung
nghiên

Bản đồ hiện trạng 2010,
2015, QH 2020
PP chập bản đồ

Xây dựng bản đồ tác động của
NBD đến ĐNN theo 3 phương án
sử dụng đất

Điều tra khảo sát
thực địa


Hiệu chỉnh bản đồ tác động của
NBD tới ĐNN cho 2 khu vực
trong và ngoài đê

PP Điều tra khảo sát, PP
Delphi, tham vấn
cộng đồng

Xác định diện tích 4 loại ĐNN bị
tác động cùng các giá trị
sử dụng

cứu
1,2,3

Nội
dung

Số liệu thống kê, công
trình nghiên cứu.., các
PP lượng giá

Tính toán giá trị thiệt hại theo 2
khu vực trong và ngoài đê

nghiên
cứu 4

Sử dụng PP bản đồ,

xử lý số liệu

Tham vấn chuyên gia,
cộng đồng, khảo
sát thực tế

Biểu diễn kết quả tính toán thiệt
hại trên bản đồ tác động của NBD

Đề xuất giải pháp thích ứng, giảm
nhẹ tác động của NBD

Nội
dung
nghiên
cứu 5

Hình 3.1. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến các
loại đất nông nghiệp

10


Nội dung quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD
đến các loại ĐNN tại tỉnh Nam Định với 2 quy trình quan trọng sau:

Hình 3.2. Quy trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác
động do NBD đến ĐNN
Điểm khác biệt trong phương pháp xây dựng bản đồ tác động do
NBD đến các loại ĐNN cho khu vực Nam Định so với phương pháp xây

dựng bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản của Bộ TNMT là có thêm bước
điều tra thực địa hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập để xây dựng bản đồ
nguy cơ ngập phù hợp với thực tế nhất. Đây là điểm mới của phương
pháp xây dựng bản đồ tác động do NBD đến các loại ĐNN cho tỉnh
Nam Định của luận án để xác định chính xác diện tích các loại đất có
nguy cơ bị tác động tại khu vực trong đê.
Dựa trên tài liệu hướng dẫn của IPCC (2001) và kết quả tham
vấn các chuyên gia, nghiên cứu đã xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại

11


do tác động do NBD cho 4 huyện bị tác động của NBD đến sử dụng
ĐNN được trình bày cụ thể ở hình 3.3 dưới đây:
Bản đồ tác động do NBD tới sử dụng ĐNNN


HT
2010
2015

QH
2020

Xác định các đối tượng bị tác động của nước biển dâng cho 2
khu vực trong và ngoài đê biển

Sử dụng PP chập bản đồ xác định diện tích đất
nông nghiệp bị tác động


ĐT
khảo
sát

Lựa chọn hệ số chiết khấu (r) đưa giá trị tính cùng một thời điểm
năm 2010

Tính toán các thiệt hại kinh tế do nước biển dâng tới 4 loại đất
nông nghiệp, hệ thống đê, cống ngăn mặn

ĐT
khảo
sát

Biểu diễn kết quả tính toán thiệt hại kinh tế trên bản đồ

Hình 3.3 Quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế của NBD đến
các loại ĐNN
Quy trình đánh giá thiệt hại gồm 6 bước chính, Trong quy trình
tính toán thiệt hại nội dung quan trọng nhất là tính toán giá trị trung bình
của đối tượng bị tác động và xác định mức độ thiệt hại.
3.2. HỆ THỐNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP VÀ BẢN ĐỒ TÁC
ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐNN
3.2.1. Xu hướng biến động sử dụng ĐNN tại huyện Nghĩa Hưng, Hải
Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường từ 2010 đến 2020

12


Xu hướng biến động sử dụng ĐNN nói chung của 4 huyện là giảm

dần diện tích đất trồng lúa và đất làm muối, trong khi đó diện tích đất
nuôi trồng thủy sản và RNM có xu hướng tăng. Đây chính là xu thế hiện
nay ở hầu hết các địa phương trong cả nước: các loại đất canh tác có giá
trị kinh tế không cao sẽ chuyển dịch sang loại hình đất canh tác mang lại
giá trị kinh tế cao hơn.
3.2.2. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD theo các kịch bản
đến các loại đất nông nghiệp
Luận án sử dụng 3 bản đồ gồm hiện trạng 2010, hiện trạng 2015 và
quy hoạch đến năm 2020 với giả thiết như 3 phương án sử dụng đất tại 4
thời điểm từ 2020 đến 2050, luận án đã xây dựng được 12 bản đồ tác
động do NBD đến ĐNN tại 4 huyện theo các nội dung sau:
3.2.2.1. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến các loại ĐNN
theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2020
3.2.2.2. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến các loại ĐNN
theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2015
3.2.2.3. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến các loại ĐNN
theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2010
Từ 12 bản đồ tác động do NBD đến các loại ĐNN luận án xây dựng
được 3 bảng số liệu về diện tích ĐNN bị tác động cho biết tỷ lệ ngập, và
3 bảng số liệu phân tách 2 khu vực ngập trong và ngoài hệ thống đê.
Dưới đây là một số bảng tính và bản đồ điển hình bảng 3.1; 3.2 và hình
3.4.

13


Hình 3.3. Bản đồ tác động của NBD đến các loại ĐNN vào năm
2050 theo bản đồ QHSD đất 2020
- Diện tích 4 loại ĐNN gồm: đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất RNM bị tác động bởi NBD tại 4 huyện ngày càng gia

tăng theo thời gian, tỷ lệ diện tích ngập 4 loại đất so với diện tích đất tự
nhiên của 4 huyện dao động từ 1,3 tới 10,7%;
- Diện tích đất trồng lúa là đối tượng bị tác động nhiều nhất bởi NBD,
- Theo 3 phương án sử dụng đất có khả năng xảy ra trong tương lai,
kịch bản sử dụng đất theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và hiện trạng 2015 là kịch bản có diện tích 4 loại ĐNN bị tác ít hơn so
với kịch bản sử dụng đất theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

14


Bảng 3.1 Diện tích các loại ĐNN bị tác động bởi NBD từ 2020 đến 2050 với mức ngập lần lượt 12, 18, 24 và
32cm theo bản đồ QH sử dụng đất 2020
Huyện

Diện tích đất
tự nhiên quy
hoạch năm
2020 (ha)

Loại đất

Đất trồng lúa
Đất NTTS
Đất làm muối
Đất rừng NM

Diện tích QH
2020 (ha)


8599,4
4639,3
26.488,8
31,0
2213,7
Tổng cộng
15483,4
Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%)
Đất trồng lúa
8014,4
Đất NTTS
3090,6
Hải Hậu
22.814,1
Đất làm muối
213,7
Đất rừng NM
84,5
Tổng cộng
11403,2
Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%)
Đất trồng lúa
6561,0
Đất NTTS
5647,7
Giao
Thủy
24.464,1
Đất làm muối
305,3

Đất rừng NM
2178,4
Tổng cộng
14692,4
Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%)
Đất trồng lúa
4608,8
Đất NTTS
1196,2
Xuân
11.609,5
Trường
Đất làm muối
0,0
Đất rừng NM
0,0
Tổng cộng
50805,0
Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%)
Nghĩa
Hưng

Diện tích các loại ĐNN bị tác động bởi NBD
theo thời gian (ha)

Tỷ lệ diện tích các loại ĐNN bị tác động
bởi NBD theo thời gian (%)

2020
(12cm)

599,1
104,1
0,0
58,9
762,1
2,9
494,6
22,5
22,9
0,6
540,6
2,4
290,5
44,8
3,7
22,1
361,11
1,5
138,7
7,5
0,0
0,0
146,2
1,3

2020
(12cm)
7,0
2,2
0,0

2,7

2030
(18cm)
12,0
2,9
0,0
3,0

2040
(24cm)
17,2
3,7
0,0
3,3

2050
(32cm)
25,1
4,7
0,0
3,7

6,2
0,7
10,7
0,7

9,9
1,6

21,2
3,8

14,1
2,7
35,3
6,0

20,4
4,2
58,2
9,0

4,4
0,8
1,2
1,0

10,6
1,9
7,7
2,8

16,1
2,9
20,4
4,8

23,0
4,1

41,5
8,1

3,0
0,6

6,0
0,9

8,9
1,2

12,5
1,3

2030
(18cm)
1031,5
135,9
0,0
66,2
1233,6
4,7
792,3
48,6
45,3
3,2
889,5
3,9
694,4

108,3
23,5
61,5
887,7
3,6
277,2
11,0
0,0
0,0
288,2
2,5

15

2040
(24cm)
1483,3
170,6
0,0
73,4
1727,3
6,5
1126,6
82,7
75,5
5,1
1289,8
5,7
1054,6
161,8

62,3
104,1
1382,8
5,7
412,3
14,0
0,0
0,0
426,3
3,7

2050
(32cm)
2160,0
219,0
0,0
82,6
2461,6
9,3
1633,2
128,5
124,3
7,6
1893,6
8,3
1508,4
230,7
126,7
176,1
2042,0

8,3
577,4
16,1
0,0
0,0
593,5
5,1


Bảng 3.2. Diện tích ĐNN bị tác động bởi NBD tại 2 khu vực trong
và ngoài đê từ năm 2020 – 2050 theo bản đồ quy hoạch 2020
Huyện

Nghĩa
Hưng

Loại đất

Đất trồng lúa

8599,4

Đất NTTS

4639,3

6,5

7,1


7,5

97,9

129,5

163,4

211,5

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Đất rừng NM

2213,7


57,7

64,3

72,8

7,8

8,5

9,1

9,8

Đất trồng lúa

8014,4

0,0

0,0

0,0

0,0

494,6

792,3


1126,6

1633,2

3090,6

7,9

18,7

31,0

49,5

14,7

29,9

51,7

78,9

213,7

2,7

5,2

7,8


13,1

20,2

40,1

67,6

111,2

Đất rừng NM

84,5

0,2

0,3

0,3

0,6

0,4

2,9

4,8

7,0


Đất trồng lúa

6561,0

0,0

0,0

0,0

0,0

290,5

694,4

1054,6

1508,4

5647,7

41,6

90,7

124,4

161,1


3,3

17,6

37,3

69,6

Đất làm muối

Đất NTTS

305,3

2,2

8,9

13,4

23,0

1,4

14,6

48,9

103,7


Đất rừng NM

2178,4

21,4

59,8

100,8

169,1

0,7

1,7

3,3

7,0

Đất trồng lúa

4608,8

0,0

0,0

0,0


0,0

138,7

277,2

412,3

577,4

Đất NTTS

1196,2

0,0

0,0

0,0

0,0

7,5

11,0

14,0

16,1


Đất làm muối

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Đất rừng NM

0,0

0,0

0,0

0,0


0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Đất làm muối

Xuân
Trường

6,2

Diện tích ngập trong đê ảnh
hưởng tới từng loại đất (ha)
2020
2030
2040
2050
12cm
18cm
24cm
32cm
599,0 1031,5 1483,3 2160,0

51,1


Đất NTTS

Giao
Thủy

Diện tích ngập ngoài đê ảnh
hưởng tới từng loại đất (ha)
2020
2030
2040
2050
12cm
18cm
24cm 32cm
0,0
0,0
0,0
0,0

31,0

Đất làm muối

Hải
Hậu

DT
QH
2020

(ha)

3.3. LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG DO
NBD TỚI SỬ DỤNG ĐNN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
3.3.1. Xác định giá trị trung bình của các đối tượng bị tác động do
NBD tại tỉnh Nam Định
Từ quy trình đã được trình bày tại hình 3.3 ở mục 3.1, để đánh
giá thiệt hại kinh tế do tác động của NBD đến các loại ĐNN cần phải
xác định: các đối tượng bị tác động, giá trị trung bình của các đối tượng
và hệ số thiệt hại cho 2 khu vực.
- Xác đinh đối tượng và giá trị kinh tế trung bình
Từ bản đồ tác động của NBD tới sử dụng ĐNN tham vấn ý kiến
chuyên gia, công đồng, kết hợp điều tra khảo sát thực tế luận án đã xác
định được các đối tượng bị tác động bởi NBD cho 4 huyện ở 2 khu vực

16


trong và ngoài đê. Sử dụng số liệu Niên giám, các nghiên cứu đã thực
hiện, luận án đã tính toán được giá trị trung bình của các đối tượng bị
tác động do NBD tại các huyện theo bảng 3.3 dưới đây:
- Lựa chọn hệ số thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài đê
+ Khu vực ngoài đê với 2 mức thiệt hại có khả năng xảy ra là thiệt hại
hoàn toàn với hệ số là 1 và mức thứ 2 là thiệt hại rất nặng với hệ số 0,7
+ Khu vực trong đê nặng và thiệt hại một phần với hệ số lần lượt là 0,5
và 0,3. (Riêng với HST RNM mức thiệt cho giai đoạn 2020 -2030 là hệ
số 0,2, giai đoạn 2040-2050 hệ số là 0,4).
Bảng 3.3 Tính toán giá trị trung bình của các đối tượng bị thiệt
hại tại năm 2010 do tác động của NBD
Khu

vực

Nghĩa
Hưng

Hải
Hậu

1
Giao
Thủy
2

Giao

Đối tượng bị tác động

Giá trị trung bình tính theo năm 2010
(triệu đồng)

Khu vực ngoài đê
- Đất nuôi trồng thủy sản
Giá trị trung bình trên 1 ha là 105,5 triệu
- Rừng ngập mặn
Tổng giá trị: 300 (triệu)
Khu vực trong hệ thống đê biển
- Duy tu và nâng cấp hệ 12, 18, 24 và 32cm là 1.089,6; 1.634,4;
thống đê từ 2020-2050
2.179,2 ; 2.905,6 triệu cho 1km chiều dài.
- Xây dựng cảnh báo mặn

200 triệu/cống cảnh báo mặn
- Giá trị đất lúa bị tác động 12820x4x10-3 =51,3(triệu/ha)
- Đất nuôi trồng thủy sản
Giá trị trung bình trên 1 ha 105,5 triệu
- Đất muối
Giá trị đất làm muối 39 (triệu/ha)
Khu vực ngoài đê
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Giá trị trung bình trên 1 ha 76,8 triệu
- Rừng ngập mặn
=20,2 (triệu)
Khu vực trong hệ thống đê biển
- Duy tu và nâng cấp hệ Mực NBD 12, 18, 24 và 32cm 1.089,6;
thống đê biển từ 2020 - 1.634,4; 2.179,2 ; 2.905,6 triệu cho 1km
2050.
chiều dài.
- Xây dựng cảnh báo mặn
200 triệu/cống cảnh báo mặn
- Giá trị đất lúa bị tác động 50,9 (triệu/ha)
- Đất muối bị tác động
39 (triệu/ha)
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Giá trị trung bình trên 1 ha 76,8 triệu
Khu vực ngoài đê
- Đất nuôi trồng thủy sản
87,2 triệu
- Rừng ngập mặn
2819,7 (triệu)
Khu vực trong hệ thống đê biển
- Duy tu và nâng cấp hệ Mực NBD có giá trị 12, 18, 24 và 32cm là

thống đê biển từ 2020 - 2050 1.089,6; 1.634,4; 2.179,2 ; 2.905,6 triệu
cho 1km chiều dài.

17


Khu
vực
Thủy

Đối tượng bị tác động

Giá trị trung bình tính theo năm 2010
(triệu đồng)
200 triệu/cống cảnh báo mặn
87,2 triệu
51,6 (triệu/ha)
39 (triệu/ha)

- Xây dựng cảnh báo mặn
- Nuôi trồng thủy sản
- Giá trị đất lúa bị tác động
- Đất muối bị tác động
Khu vực ngoài đê
Không có hệ thống đê biển Không có giá trị tính
Xuân
Khu vực trong hệ thống đê biển
Trường - Xây dựng cảnh báo mặn
200 triệu/cống cảnh báo mặn
- Đất lúa bị tác động

49,9 (triệu/ha)
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Giá trị trung bình trên 1 ha 58,7triệu/ha

3.3.2. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD đến 4 huyện
vào 2020 đến 2050 theo các phương án sử dụng đất
Tương ứng với hệ thống bản đồ tác động của NBD tới sử dụng
ĐNN, luận án cũng xây dựng được 12 bảng tính với 3 phương án sử
dụng đất, tại 4 mốc thời gian.
3.3.2.1. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo bản đồ
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
3.3.2.2. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2015
3.3.2.3. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Từ kết quả các bảng tính giá trị thiệt hại cho thấy, tổng giá trị thiệt
hại ở 4 huyện có quan hệ mật thiết với diện tích các loại ĐNN bị tác
động do NBD. Theo bản đồ hiện trạng năm 2010 có giá trị bị thiệt hại
lớn nhất: năm 2020 tương ứng với mức thiệt hại hoàn toàn khu vực
ngoài đê và thiệt hại nặng khu vực trong đê kết quả chỉ ra rằng tổng giá
trị thiệt hại của 4 huyện chiếm 0,8% GDP của tỉnh và tiếp tục tăng vào
năm 2030 là 1,3%; 2% năm 2040 và 2,8% vào năm 2050. Ngược lại, với
mức thiệt hại ngoài đê là rất nặng và khu vực trong đê là một phần thì
giá trị thiệt hại đã giảm như sau: năm 2020 0,7% ; 2030 1,1%; 2040
1,7% và 2,4% tương ứng 2050. Điều này chứng tỏ việc quy hoạch và
dịch chuyển trong sử dụng đất của các huyện ven biển nhìn chung đang
dần thích ứng với BĐKH. Tương tự theo phương án sử dụng đất của bản

18



đồ hiện trạng 2015 cho thấy mức thiệt hại dao động từ 0,6% năm 2020
đến 2,5% tổng GDP của địa phương vào năm 2050. Phương án sử dụng
đất theo quy hoạch 2020 mức thiệt hại là nhỏ nhất dao động từ 0,7 đến
2,5%

Hình 3.5. Tỷ lệ tổng giá trị thiệt hại 4 huyện so với GDP theo các
phương án sử dụng đất với mức thiệt hại hoàn toàn ngoài đê và
thiệt hại nặng ở khu vực trong đê
Từ hình 3.5 và 3.6 cho thấy, theo phương án sử dụng đất hiện
trạng năm 2010, thiệt hại của 4 huyện tương ứng với 2 trường hợp thiệt
hại hoàn toàn và thiệt hại một phân đều cao hơn 2 phương án sử dụng
đất còn lại là theo hiện trạng 2015 và quy hoạch 2020.

Hình 3.6. Tỷ lệ tổng giá trị thiệt hại 4 huyện so với GDP theo các
phương án sử dụng đất với mức thiệt hại rất nặng ngoài đê và thiệt
một phần ở khu vực trong đê

19


3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
ĐNN TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH VÀ NBD
3.4.1. Giải pháp về cơ chế và chính sách
3.4.1.1. Lồng ghép, tích hợp vấn đề BĐKH và NBD với Quy hoạch sử
dụng đất
Từ điều chỉnh quy hoạch đất đến năm 2020, kết hợp với bản đồ
tác động do NBD đến các loại ĐNN tại 4 huyện nghiên cứu, luận án đề
xuất bản đồ điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2050 có lồng ghép với
BĐKH và NBD.

3.4.1.1. Khuyến khích áp dụng bảo hiểm nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp tại Nam Định còn phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết. Trong khi đó, lao động nông nghiệp ở tỉnh Nam Định đa
phần là các hộ nông dân nghèo, cận nghèo là đối tượng rất dễ bị tổn
thương. Do đó, việc áp dụng bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Nam Định là
cần thiết trong thời gian tới. Kết quả tính toán của luận án là cơ sở cung
cấp dẫn liệu cho địa phương hoặc các công ty bảo hiểm tham khảo để
xác định giá trị bảo hiểm cho các đối tượng sử dụng ĐNN.
3.4.2. Đề xuất các giải pháp thích ứng với tác động của NBD tới sử
dụng ĐNN
Sau khi điều tra khảo sát thực tế kết hợp với việc đánh giá thiệt
hại kinh tế do NBD đến 4 loại ĐNN. Vì vậy, phần đề xuất giải pháp này
luận án sẽ tập trung vào việc bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng ĐNN
thích ứng với BĐKH, NBD dựa vào hệ sinh thái (EbA). Việc áp dụng
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ĐNN dựa vào hệ sinh thái trong
bối cảnh tác động của NBD là giải pháp bền vững, phù hợp với xu
hướng nền nông nghiệp thông minh (CSA) đang được thực hiện trên
toàn Thế giới.
3.4.2.1. Giải pháp về sử dụng đất nuôi trồng thủy sản thích ứng với
BĐKH, NBD dựa vào hệ sinh thái
Sau khi tính toán chi phí - lợi ích đối với 4 mô hình nuôi: Nuôi
tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm xen cá mú và
nuôi cá mú, luận án rút ra một số kết luận sau:

20


+ Giá trị hiện tại ròng NPV10 của mô hình nuôi tôm công nghiệp là
5.976,0 triệu đồng/ha, của mô hình nuôi tôm QCCT là 2.182,7 triệu
đồng/ha; của mô hình nuôi tôm xen cá là 3.518,1 triệu đồng/ha; của mô

hình nuôi cá là 2.524,0 triệu đồng/ha.
+ Để xác định đúng giá trị lợi nhuận thực tế của các mô hình nuôi,
nghiên cứu đã tính toán với 2 trường hợp chi phí cho bảo vệ môi trường
(Et) bằng 5% và 10% tổng lợi nhuận.
Từ việc phân tích đó luận án khuyến cáo các hộ nên chuyển đổi mô
hình nuôi QCCT sang mô hình nuôi tôm xen cá. Là mô hình đem lại
hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện kinh tế hộ dân ở các vùng
nuôi trồng, đáp ứng yêu cầu bền vững về môi trường.
3.4.2.2. Giải pháp về sử dụng đất trồng lúa thích ứng với BĐKH, NBD
dựa vào hệ sinh thái
Luận án đề xuất cần tiếp tục và mở rộng nhóm giải pháp sử
dụng đất trồng lúa hiệu quả bằng việc sử dụng giống lúa ưa mặn hoặc
chuyển đổi thời vụ gieo trồng phù hợp.
3.4.2.3. Giải pháp về sử dụng đất rừng ngập mặn thích ứng với BĐKH,
NBD dựa vào hệ sinh thái
Trong thời gần đây, được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế,
cùng với chính quyền địa phương diện tích RNM tại các huyện ven biển
Nam Định đã được phục hồi và trồng mới. Tuy nhiên, tác động của
BĐKH, NBD cùng với hoạt động sinh kế của cộng đồng đang gây áp
lực tới diện tích và chất lượng rừng ở một số khu vực. Vì vậy, để bảo vệ
và mở rộng diện tích RNM, trong thời gian tới các huyện Nghĩa Hưng,
Hải Hậu và Giao Thủy cần tập trung vào các nhóm giải pháp như
khuyến khích trồng mới và bảo vệ RNM theo 2 mô hình sau:
* Mô hình sinh kế ao/đầm tôm sinh thái tiến tới xây dựng
thương hiệu “tôm sinh thái Nam Định”. Đây là mô hình sinh kế bền
vững vì vừa góp phần phát triển kinh tế cho người dân vừa tăng diện
tích RNM.
* Xây dựng “hương ước bảo vệ rừng ngập mặn” tại các xã vùng
đệm Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. Luận án đề xuất 8 bước


21


triển khai xây dựng hương ước bảo vệ rừng ngập mặn. Với mục đích
nâng cao tính tự chủ của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng ngập mặn.
3.4.2.4. Giải pháp về sử dụng đất làm muối
Đồng muối đều sát biển, ở các vùng đất thấp nên thường bị ảnh
hưởng của NBD. Nói cách khác, khi NBD, hầu hết các đồng muối hiện
tại đều có khả năng bị ngập. Vì thế giải pháp với đất làm muối tập trung
vào việc rà soát lại quy hoạch đã được phê duyệt theo hướng có tính đến
các ảnh hưởng của BĐKH, NBD đối với sản xuất muối của Nam Định.
3.4.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng ĐNN
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về nội dung ứng phó
với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Qua việc tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện luận án, xử
lý phiếu điều tra và phỏng vấn sâu nghiên cứu cho thấy có 150/175
phiếu (6 phiếu không hợp lệ) tương đương 86% được tham vấn có ý
kiến là đã biết tới tác động BĐKH, NBD và có chủ động “làm giảm các
tác động của BĐKH, NBD”. Tổng hợp một số giải pháp thích ứng như
bảng 3.4 và bảng 3.5.
Bảng 3.4. Giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD đang áp dụng cho
hoạt động nuôi trồng thủy sản tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định
Các vấn đề
Rét đậm,
rét hại:
Nắng nóng:


Mưa lớn,
mưa trái mùa
Mùa bão
NBD:

Giải pháp thích ứng
Dùng bạt nhựa trải trên mặt đầm hoặc thả bèo tây chiếm 1/3 diện tích đầm
nhằm giữ ấm, chắn bớt gió lùa, ngăn cách nhiệt độ không khí; Giảm lượng
thức ăn khi nhiệt độ xuống dưới 180C; Đối với đầm nuôi công nghiệp tăng
cường sử dụng quạt nước
Thả bèo tây, diện tích bèo chiếm khoảng 1/3 diện tích đầm để cách nhiệt,
cản bớt ánh nắng chiếu thẳng vào mặt nước; Cho tôm ăn ít hơn bình
thường, cho ăn lúc chiều tối hoặc sáng sớm; tăng cường sử dụng quạt nước
để tăng cường o-xy
Điều chỉnh thời gian thả giống (thường sau tiết Thanh minh); Theo dõi độ
pH khi pH xuống thấp sử dụng biện pháp rải vôi để tăng pH
Thu hoạch sớm; Thả giống lớn; Theo dõi thông tin dự báo thời tiết; Chuyển
ngao, vạng nuôi vào trong đê trước khi có bão; Dùng lưới vây quanh bờ
Trồng cây chắn sóng

22


Bảng 3.5. Giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD đang áp dụng
cho hoạt động nông nghiệp tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định
Các vấn đề
Mùa bão:

Giải pháp thích ứng
Gặt sớm; Trồng giống ngắn ngày; Kiên cố hóa hệ thống kênh/mương; Nâng

cấp hệ thống đê điều.

Ngập úng:
Xâmnhập
mặn:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Xây dựng hệ thống cống ngăn mặn và tự động; Chọn giống thích ứng: Lúa
chịu mặn, lúa lai có nhiều rễ; Điều chỉnh thời gian gieo trồng; Thay đổi phân
bón: giảm N, tăng P và vôi
Sử dụng nước ngầm phun và tưới; Sử dụng máy bơm chuyển nước.
Che chắn gió cho mạ, làm mạ sân, bón lân; Cấy cho đủ nước, lót nhiều lân,
theo sát dự báo thời tiết (<10oC không cấy).

Hạn hán:
Rét đậm:

3.4.4. Giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Tổ chức thực hiện nghiêm theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm
2016 đã được điều chỉnh và phê duyệt;
- Phân bổ, xác định ranh giới ngoài thực địa, lập bản đồ diện tích đất
trồng lúa và công khai đến từng xã;
- Rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất rừng theo quy
hoạch năm 2020.
3.4.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và ý
thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở xã
- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ năng lực lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và chất lượng;

- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn liên ngành và bổ sung
hoàn thiện kiến thức trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề.
3.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA LUẬN ÁN
(1) Mực nước biển dâng nghiên cứu trong luận án là mực nước do
BĐKH chưa tính tới các hiện tượng cực đoan trong tự nhiên;
(2) Áp dụng phương pháp Delphi và điều tra cộng đồng mới chỉ dừng
lại trong một nhóm chuyên gia, cán bộ đại diện, hộ gia đình;
(3) Nghiên cứu kế thừa, tham khảo các công trình số liệu thứ cấp làm
đầu vào cho việc tính toán thiệt hại.

23


×