Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chương trình giáo dục phổ thông 3 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.47 KB, 13 trang )


Nhóm 1:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Vàng Seo Dềnh
Bùi Thúy Hiền
Lê Thị Huyền
Trần Nhật Lệ
Hoàng Thúy Loan
Vũ Thị Ngân
Lê Đào Huyền Trang


Chương trình nhà trường – Trường THPT Thái Nguyên
I.

Vài nét về trường THPT Thái Nguyên
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Trường THPT Thái Nguyên được thành lập ngày 22/5/1996 ; Ngày 20/8/2007,
Trường THPT Thái Nguyên chuyển từ loại hình bán công sang loại hình công lập,
hoạt động theo cơ chế tự chủ.
- Trường THPT Thái Nguyên là đơn vị hành chính chịu sự quản lý trực tiếp của
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trường THPT Thái Nguyên chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn bậc học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.
- Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển trường đạt được nhiều thành tích :


• Tập thể:
+ Bằng khen của TW Đoàn TNCS HCM năm học 2001 – 2002.
+ Bằng khen của UBND tỉnh Thái Nguyên năm học 2004 – 2005.
+ Bằng khen của Đoàn TNCS HCM tỉnh Thái Nguyên 2001 – 2002.
+ Bằng khen của Đoàn TNCS HCM Đại học Thái Nguyên 2000 – 2001.
+ Nhiều năm là đơn vị tiên tiến.
+ Giải khuyến khích Hội trại Phòng chống ma tuý tỉnh Thái Nguyên 2008
+ Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc ngành
Giáo dục năm 2010.
• Cá nhân:
+ Nhà giáo Ưu tú: 01
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 01
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 04
+ Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam: 01
+ Học sinh giỏi Quốc gia: 04
+ Giải vô địch cá nhân tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Thái Nguyên: 07
+ Huy chương đồng nữ Giải Bóng bàn ngành GD&ĐT toàn quốc 2009.
+ Huy chương đồng Giải Taekwondo tài năng trẻ khu vực phía Bắc 2009.
+ Giải nhất bóng bàn nữ ĐHTN 2009.
+ Giải xuất sắc Hội thi cán bộ đoàn giỏi tỉnh Thái Nguyên 2009.
+ Giải Nhất cờ vua Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII.
+ Giải Nhất trang phục dân tộc toàn quốc (tổ chức tại Đền Hùng 3/2010).
+ Huy chương Bạc Teakwondo tài năng trẻ toàn quốc năm 2010…

2. Bối cảnh nhà trường:
a) Cở sở vật chất:
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ phòng học, phòng chức năng và trang
thiết bị hiện đại, máy chiếu, máy tính, và đồ dùng dụng cụ phục vụ cho học sinh.



b) Đội ngũ giáo viên:

- Tổng số giáo viên tham gia làm việc: 67 (Cơ hữu: 12; HĐ thỉnh giảng: 55). Tổ
chuyên môn gồm: Toán – Tin, Văn – Ngoại ngữ, Tự nhiên, Xã hội.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là những thầy, cô có trình độ, kinh nghiệm trong
giảng dạy. Trường có đội ngũ giáo viên ở trình độ tiến sĩ và thạc sĩ.
b) Chất lượng học sinh:
- Kết quả hai mặt giáo dục (2016 – 2017):
- Tỷ lệ lên lớp: 99,0%
- Tỷ lệ tốt nghiệp: 99,0 đến 100%
- Có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Điểm thi đầu vào nằm trong top 5 của tỉnh Thái Nguyên sau trường chuyên Thái
Nguyên, Trường THPT Chu Văn An và trường THPT Lương Ngọc Quyến.
c) Một số thông tin khác:
- Trường tự chủ về tài chính.
- Hiện nay nhà trường có liên kết với trung tâm dạy tiếng Nhật Bản, tạo cơ hội cho
học sinh khi học xong có thể đi theo con đường du học Nhật Bản.
3. Điểm mạnh và điểm yếu
3.1. Điểm mạnh
a) Đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên: nhiệt tình tận tụy có trách nhiệm, yêu nghề hết
lòng vì học sinh, gồm các giáo viên giỏi thuộc các trường THPT, các giảng viên của
Trường Đại học Sư phạm có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ sư phạm tốt trực
tiếp tham gia giảng dạy.
b) Chất lượng học sinh:
Chất lượng học sinh ngày càng tăng. Học sinh được tuyển vào là những học sinh có
học lực và hạnh kiểm khá trở lên. Chất lượng học sinh luôn nằm trong top 5 của tỉnh.
3.2. Điểm yếu
- Tài chính: Nhà trường tự chủ về tài chính, khiến gặp không ít khó khăn trong việc
xây dựng và hoàn thiện cở sở vật chất trong nhà trường.

- Cở sở vật chất: đến nay một số máy tính và thiết bị đã bị hỏng hóc. Phòng thí
nghiệm chưa được trang bị đầy đủ, sân bãi chưa đáp ứng được đủ yêu cầu.
4. Sứ mạng - tầm nhìn:
Theo chúng tôi trường có sứ mạng và tâm nhìn như sau:
 Sứ mạng:
Trường THPT Thái Nguyên là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng học sinh có chất lượng
cao; góp phần xây dựng những người con ngoan trong gia đình, trò giỏi ở trường và
những người công dân hữu ích trong xã hội.Xây dựng một môi trường sư phạm lành
mạnh, tiên tiến, thân thiện, tạo điều kiện để học sinh được học tập, rèn luyện và phát
triển năng lực cá nhân.


.
 Tầm nhìn 2025:
Đến năm 2025, Trường THPT Thái Nguyên là trường có chất lượng giáo dục cao
trong cả nước, ngôi trường ưu tú của tỉnh. Là một trong những trường tốt nhất trong
khích lệ cá nhân vươn tới xuất sắc. Học sinh của trường có lý tưởng sống cao đẹp,
mạnh mẽ về trí lực, mạnh khỏe về thể chất, có kỹ năng sống, có tư duy độc lập, tham
gia tích cực vào học tập suốt đời, hướng về cội nguồn truyền thống và có tầm nhìn
toàn cầu.
II.
Mục tiêu của CTNT
- Giúp học sinh làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào thực tiễn và tham gia vào
cuộc sống lao động.
- Giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng cần thiết của người lao động,
ý thức và nhân cách công dân.
- Giúp học sinh có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, qua đó có được
cuộc sống ý nghĩa và có ích cho xã hội.
- Phát triển khả năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo ở học sinh.

- Giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng
lực và sở thích.
- Hình thành và phát triển năng lực ngoại ngữ ở học sinh để sử dụng một cách tự tin,
hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực cho đất nước. Nhà trường chọn tiếng Anh và tiếng Nhật là môn tự chọn phù hợp
với bối cảnh nhà trường.
- Hình thành và phát triển những năng lực chuyên môn, thông qua một số môn học và
hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm
hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ,
năng lực thể chất.

III.

Kế hoạch giáo dục
1. Nội dung giáo dục
- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc : Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục
thể chất, Giáo dục quốc phòng, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp. Hoạt động
trải nghiệm – hướng nghiệp được thiết thành các chủ đề, HS được lựa chọn chủ đề
phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ của nhà trường.
- Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm:
+ Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
+ Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
+ Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.


- Học sinh sẽ được lựa chọn học phần phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả
năng tổ chức của nhà trường. Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi
nhóm chọn ít nhất một môn.
- Nhà trường tổ chức dạy học phân ban gồm: ban tự nhiên và ban xã hội; phù hợp với
kì thi THPT quốc gia.

- Các chuyên đề học tập:
Chia làm hai nhóm chính:
+ Tin – KHTN
+ Tin – KHXH
- Môn tự chọn: Tiếng Anh , tiếng Nhật.
2. Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi tối đa 5 tiết. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có
thời gian nghỉ.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục
Nội dung giáo dục

1) Môn học bắt buộc

Nhóm khoa học xã hội
Nhóm khoa học tự nhiên
Nhóm công nghệ và nghệ
thuật

3) Hoạt động giáo
dục bắt buộc

Ngữ văn
Toán
Tiếng Anh
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
2) Môn học được lựa chọn
Lịch sử
Địa lí
Giáo dục kinh tế và pháp luật

Vật lý
Hóa học
Sinh học
Công nghệ
Tin học
Nghệ thuật
1. Chào cờ
2. Sinh hoạt lớp
3. Giáo dục giới tính
4. Tìm hiểu an toàn giao thông và các tệ
nạn xã hội
5. Thăm quan các khu di tích lịch sử
6. Khám phá thiên nhiên
7. Hoạt động cộng đồng
8. Hoạt động nghiên cứu khoa học
9. Hướng nghiệp – Tham quan một số

Số
tiết
105
105
105
70
35
70
70
70
70
70
70

70
70
70
105


khu công nghiệp, một số trường đại
học trong tỉnh

Tin học KHTN

1.
2.
3.
4.
5.

Ứng dụng tin học
Chuyên đề Toán
Chuyên đề Vật Lý
Chuyên đề Hóa học
Chuyên đề Sinh học

4) Chuyên đề học

105

tập bắt buộc
Tin học KHXH


6) Nội dung giáo

1. Ứng dụng tin học
2. Chuyên đề Ngữ văn
Chuyên đề Lịch sử
3. Chuyên đề Địa lý
4. Giáo dục kinh tế và
pháp luật

1. Tìm hiểu lịch sử , địa lý của địa

phương
2. Tìm hiểu và phát triển kinh tế địa
phương
Tiếng Anh
7) Môn học tự chọn
Tiếng Nhật
Tổng số tiết học/ năm( không kể các môn học tự chọn)
dục bắt buộc của
địa phương

Bảng kế hoạch giáo dục bổ sung:
Lớp 10

3.

Hoạt
động
giáo dục
bắt buộc


Lớp 11
Lớp 12
- Chào cờ (35)
- Sinh hoạt lớp (35)
- Tìm hiểu an toàn giao thông và tệ nạn xã hội
(3)
- Giáo dục giới tính (2)
- Thăm quan bảo - Thăm quan Hồ - Thăm các làng

Tiết/năm
75

30

35

105
1015


tàng
- Khám phá
thiên nhiên
- Hoạt động
cộng đồng
- Hoạt động
nghiên cứu khoa
học


nghề chè truyền
thống, các khu
công nghiệp
trong tỉnh
- Thăm các khu
di tích lịch sử
của địa phương
- Hội thảo cùng
chuyên gia
- Nghiên cứu
khoa học
Học sinh chọn ít nhất 2 hoạt động

IV.

Núi Cốc hoặc
ATK Định Hóa
- Hoạt động
cộng đồng
- Lắng nghe
định hướng nghề
nghiệp
- Nghiên cứu
khoa học

Định hướng về nội dung giáo dục
1. Giáo dục ngôn ngữ và văn học:
- Giáo dục ngôn ngữ và văn học có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm,
tư tưởng cho thế hệ trẻ. Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, giáo dục
ngôn ngữ và văn học bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là

tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành
và phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực chuyên môn như năng
lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực tìm hiểu xã hội.
- Giáo dục ngôn ngữ giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Việt, ngoại
ngữ, đồng thời biết sử dụng hệ thống các biểu tượng, ký hiệu, công thức, biểu thức,
sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, biểu thị động tác cơ thể,... trong các lĩnh vực giáo dục khác
như Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, Thể chất,...
1.1. Môn ngữ văn
- Học sinh được phát triển và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong các hoạt
động học tập và thực tiễn đời sống; đồng thời được tiếp cận với một số nội dung
học tập có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, đáp ứng sở thích và nhu cầu học
tập của mỗi người.
- Đối với nhóm KHXH: giúp học sinh nâng cao năng lực tạo lập văn bản nghị luận,
văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kỹ thuật viết, qua đó phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo và khả năng lập luận; đồng thời giúp học sinh sâu hơn về tác
phẩm văn học, trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lý luận văn học có tạc
dụng thiết thực đối với việc đọc và viết văn học.

1.2. Ngoại ngữ
- Môn ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngoại ngữ để sử dụng
-

một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp.
Chương trình môn học ngoại ngữ nhằm phát triển toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết.
Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, nhà trường chọn tiếng Anh và tiếng Nhật


2.

-

-





3.

-

-

là môn tự chọn. Theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp học sinh sẽ tùy chọn
một môn.
Giáo dục toán học
Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu
năng lực chung và lực toán học.Giúp học sinh vận dụng thành thạo các phép tính
trong học tập và cuộc sống; sử dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng về đo lường,
ước tính trong các tình huống ở nhà trường cũng như trong cuộc sống.
Đối với ban KHTN cần bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy và lập luận toán
học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực
giao tiếp toán học,…
Chương trình môn Toán ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp giúp cho học
sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng
dụng của toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán
học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, có đủ năng lực tối thiểu
để tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong cuộc sống.
Ở lớp 10, chương trình môn Toán giúp học sinh củng cố vững chắc học vấn toán

trung học phổ thông cốt lõi, hoàn thiện dần về các phẩm chất , năng lực đã được
định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận
biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái đọ tích cực đối với môn Toán.
Ở lớp 11 và lớp 12, môn Toán đươc phát triển trên co sở nội dung nền tảng đã trang
bị cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 10, được lựa chọn từ những vấn đề cần thiết nhất,
mang tính ưng dụng cao đối với học sinh với các định hướng nghề nghiệp khác
nhau sau trung học phổ thông.
Giáo dục khoa học xã hội:
Giáo dục KHXH đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới
quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị
nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu
(bản lĩnh, kết nối, cá tính, yêu thương) trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của
thời đại.
Lịch sử, Địa lý là các môn được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp.
Lớp 10: giúp học sinh nắm được nét tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa
lý, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lý, khả năng ứng dụng kiến thức
vào đời sống, đồng thời củng cố kiến thức ở THCS, tạo cơ sở đề học sinh có định
hướng nghề nghiệp rõ ràng
Lớp 11 và lớp 12: môn lịch sử chú trọng đến các chủ đề và các lĩnh vực của sử học
như lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế - văn hóa xã hội, lịch sử quân sự, sự tương tác
và hội nhập của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Môn địa lý tập trung vào
một số chủ đề về địa lý thế giới và địa lý Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội). Hỗ
trợ học sinh trong định hướng nghề nghiệp.


Tạo cho học sinh được trải nghiệm, trên cơ sở giáo viên là người tổ chức cho học
sinh tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Kết hợp các hình thức học nhóm,
học trực quan. Nhà trường tổ chức học ngoại khóa ( thăm bảo tàng, tìm hiểu lịch sử
ở địa phương,...)


4. Giáo dục khoa học tự nhiên
- Giáo dục KHTN được thực hiện qua các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đây là
5.

6.

7.

8.

9.

các môn học thuộc nhóm môn KHTN được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề
nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân.
Tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm, tìm hiểu và khám phá khoa
học, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn, thông qua
đó phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Nhà trường tổ chức các hoạt động tìm hiểu khoa học, cho học sinh thực hành, sáng
tạo các mô hình liên quan đến môn học, cho học sinh tham quan thiên nhiên,..
Giáo dục công nghệ
Giáo dục CN giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công
nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành năng lực thiết kế, năng lực sử
dụng, giao tiếp và đánh giá công nghệ; có tri thức với các thông tin và cơ hội trải
nghiệm về một số nghề nghiệp phổ biến trong xã hội, qua đó lựa chọn được ngành
nghề phù hợp với bản thân, chuẩn bị các kiến thức nền tảng để theo học các ngành
nghề kỹ thuật và công nghệ.
Dạy học Công nghệ cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
thông qua các hoạt động học tập; tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn công
nghệ tại địa phương.
Giáo dục nghệ thuật

Giúp học sinh hình thành và phát triển năng khiếu, năng lực thẩm mỹ; giáo dục thái
độ tôn trọng, khả năng kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền
thống của dân tộc.
Giáo dục quốc phòng và an ninh
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tại trung tâm quốc phòng của tỉnh. Nhằm bồi
dưỡng sâu cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quốc phòng an ninh, từ
đó phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước. Học tập trong
môi trường đó học sinh sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ
QP-AN.
Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
cho học sinh, đồng thời thông qua đó rèn luyện sức khỏe, hình thành và phát triển
năng lực thể chất và văn hóa thể chất.
Các chuyên đề học tập
Chia làm 2 nhóm chính:
Tin – KHTN
Tin – KHXH


Cụ thể mỗi môn học ngữ văn, toán, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật
lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học, nghệ thuật có một số chuyên đề học tập
tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn,
đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Các giáo bộ môn sẽ tự thiết kế chuyên đề học tập và tổ chức hoạt động cho học
sinh.
10. Nội dung giáo dục của địa phương:
Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời vụ về
văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường,… của địa phương bổ sung
cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị

cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải
quyết những vấn đề của quê hương.
Thông qua các buổi học trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa nhà trường
tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn hóa, lịch sử, địa lý,… của địa phương. Giúp
các em hiểu rõ về nơi mình sống, từ đó thêm yêu quê hương và có ý thức xây
dựng quê hương giàu mạnh.
11. Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
11.1. Hoạt động trải nghiệm:
Thông qua sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, tham gia các dự án học tập, các hoạt động
xã hội,… hình thành cho học sinh các phẩm chất, thói quen, kỹ năng sống,…bằng
hoạt động trải nghiệm của bạn thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người
thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điề chỉnh
bản thân, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm.
- Tổ chức cho học sinh tham quan các địa điểm, danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử trên địa bàn tỉnh: Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, Bảo tàng văn
hóa các dân tộc Việt Nam, ATK Định Hóa,..(đối với học sinh theo định
hướng KHXH).
- Các buổi ngoại khóa về khoa học: ứng dụng của vật lý, hóa học, toán học
trong thực tiễn.( đối với học sinh theo định hướng KHTN).
- Các hoạt động tham quan làng chè truyền thống, KCN trên địa bàn tỉnh qua
đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

11.2. Hoạt động hướng nghiệp:
Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động sản xuất nhà trường tổ
chức tư vấn định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó HS sẽ tự đánh giá về năng lực,
sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; được rèn luyện phẩm chất, năng lực
và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai.
- Các buổi định hướng nghề nghiệp cho học sinh: lắng nghe sự chia sẻ của các
diễn giả, các doanh nhân thành đạt.



- Nhà trường hỗ trợ tư vấn các ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích
của học sinh
V.
Phương pháp dạy học – kiểm tra – đánh giá
1. Phương pháp dạy học
Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp
tích cực hoá hoạt động của người học ( phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và
giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm), trong đó giáo viên đóng vai trò tổ
chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và
những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích
lũy được để phát triển.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt
động luyện tập và hoạt động thực hành .Các hoạt động học tập nói trên được tổ
chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu
sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, tham quan, đọc sách, sinh
hoạt tập thể.
2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có
giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học
sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và
phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộcủa từng học sinh và nâng cao chất
lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định
trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn
bộ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn theo định hướng
nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản

phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, học sinh
thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút,
kiểm tra 45 phút. Việc đánh giá định kỳ học sinh thi kết thúc học kỳ I và học kỳ II.
Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với cấp học, không
gây áp lực lên học sinh.
VI. Chuẩn đầu ra:
Chương trình giáo dục nhà trường hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu sau:
- Sống yêu thương;
- Sống tự chủ;
- Sống trách nhiệm.
Chương trình giáo dục nhà trường hình thành và phát triển cho học sinh những năng
lực chung chủ yếu sau:
- Năng lực tự học;


- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực thẩm mỹ;
- Năng lực thể chất;
- Năng lực giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tính toán;
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).



×