Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.44 KB, 48 trang )

2

MỤC LỤC
2.2.1. THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT..............................................................17
* SỐ HỘ GIA ĐÌNH (CƠ SỞ SẢN XUẤT) HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG LÀNG NGHỀ GIAI
ĐOẠN 2010-2015...................................................................................................................................................17
* LAO ĐỘNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
* ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
* MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ

18
19
20

2.2.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ LÀNG NGHỀ................................................................................................20
2.2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT CỤM CÔNG NGHIỆP.......................................................................................24
2.4.1. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ
2.4.3 TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ
2.4.4. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.4.8 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
2.4.9 GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.4.10 GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
2.4.11 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN NHÂN LỰC
2.4.12 GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH HỖ TRỢ KINH TẾ NGOÀI NHÀ NƯỚC

28
30
31
33
33
33


34
34

3.1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN....................................................................................34
4.2. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI CỦA ĐỀ ÁN:................................................................................................39
* ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP THUỘC HUYỆN............................................................................39
- CĂN CỨ VÀO ĐỀ ÁN ĐỂ QUẢN LÝ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG VỀ VIỆC QUY HOẠCH VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ ĐẢM BẢO THEO ĐÚNG QUY HOẠCH, TRÁNH
TÌNH TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘT CÁCH ĐẠI TRÀ KHÔNG THEO QUY HOẠCH,
NHẰM BẢO ĐẢM, GIỮ VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI.........................................................................................................................................39
- CĂN CỨ ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC CƠ SƠ TẬP TRUNG SẢN XUẤT
CÁC NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ ĐẦU VÀO CHO CÁC LÀNG NGHỀ, TRÁNH VIỆC QUY HOẠCH
CHỒNG CHÉO GIỮA CÁC NGÀNH LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN.........................................................39
- PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CN – TTCN MỘT CÁCH ỔN ĐỊNH VÀ BỀN
VỮNG KHÔNG CÒN TÌNH TRẠNG LÚNG TÚNG, THIẾU QUY HOẠCH TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG..........................................................................................39
- CHỦ ĐỘNG TRONG VIỆC PHÂN BỔ, BỐ TRÍ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CÁC LÀNG NGHỀ ĐỂ
ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT MỞ RỘNG QUY MÔ ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, CÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ NHẰM TĂNG DOANH THU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỊA PHƯƠNG............................................................................................................39
* NHÂN DÂN, XÃ HỘI........................................................................................................................................40
- TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG ĐẶC BIỆT LÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, TẠO VIỆC
LÀM, CÓ CƠ HỘI TIẾP CẬN VỚI KHOA HỌC KỸ THUẬN HIỆN ĐẠI, TIÊN TIẾN NÂNG CAO
TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN.......................................................................................40
- TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG GIỮA CÁC VÙNG MIỀN VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG, QUA
TRAO ĐỔI HỌC TẬP TIẾP THU ĐƯỢC NHIỀU NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN VẬN DỤNG VÀO
VIỆC XÂY DỰNG, CHẾ BIẾN VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM............................................40
- TẠO RA TÂM LÝ ỔN ĐỊNH CHO NHÂN DÂN ĐỂ MẠNH RẠN ĐẦU TƯ MÁY MÓC, THIẾT BỊ,
ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀO SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM

CỦA LÀNG NGHỀ MÌNH..................................................................................................................................40
- YÊN TÂM TRONG VIỆC CẤP CÁC SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA MÌNH DO CÓ HỆ THỐNG
CÁC CHÍNH SÁCH VÀO CUỘC NHẰM BAO TIÊU ĐẦU RA, HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ QUẢNG
BÁ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM......................................................................................................................40


3
- TẠO RA GIÁ TRỊ CAO CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA NÔNG DÂN NÔNG THÔN GÓP PHẦN
LÀM TĂNG GIÁ TRỊ KINH TẾ - XÃ HỘI CHO ĐỊA PHƯƠNG..............................................................40
4.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ ÁN..........40
3.KẾT LUẬN..........................................................................................................................................................43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh
ASEAN
Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.
FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội.
ODA
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
USD
Đô la Mỹ.
2. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt
LLTT
Làng nghề truyền thống.
LN
Làng Nghề.

CSSX
Cơ sở sản xuất.
NLĐ
Người lao động.
DV
Dịch vụ.
KCN
Khu công nghiệp.
KCCN
Khu, cụm công nghiệp.
KHCN
Khoa học công nghệ.
KT-XH
Kinh tế xã hội.
NGTK
Niên giám thống kê.
SXCN
Sản xuất công nghiệp.
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp.
UBND
Ủy ban nhân dân.
SX
Sản xuất
CNH
Công nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa.



1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có
hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựng các
cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp - TTCN; hai là phát triển các làng
nghề và ngành nghề ở nông thôn. Phát triển các làng nghề và ngành nghề
nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói
giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc
làm cho người dân, tăng giá trị sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, UBND
tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3358/QĐ-UBND ngày 17 tháng
12 năm 2009 về việc phê duyệt Qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020. Tính đến nay trên địa bàn huyện có
27 làng nghề và nghề được UBND tỉnh công nhận nghề hoặc làng nghề
truyền thống theo các tiêu chí mới.
Trong những năm gần đây, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng các
làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng
mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng
chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề
người lao động chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng; thu nhập trong các
làng nghề và các cơ sở sản xuất chưa đủ sức thu hút người lao động đặc biệt đối
với lao động có tay nghề cao và các nghệ nhân; môi trường tại các làng nghề và
nhiều cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; mặt bằng và vốn cho sản
xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; thị trường tiêu thụ còn
hẹp, thương hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chưa được đầu tư thoả đáng...
Do đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng

hết khả năng tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn
có của huyện.
Do đó, việc triển khai đề án “Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện
Phú Lương đến năm 2020" nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải


2

pháp nhằm phát triển nghề và làng nghề huyện Phú Lương là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển KT-XH huyện.
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nghề, làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành nghề, giảm tỷ trọng nông
- lâm - thủy sản; bảo đảm phát triển một cách bền vững, thông qua bảo tồn,
phát huy được các yếu tố truyền thống, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, sử
dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước và không gây ảnh hưởng đến ô nhiễm
môi trường; đồng thời chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu
thế mạnh của tỉnh có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt
động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống.
Tiếp tục củng cố, phát triển xây dựng một số làng nghề truyền thống đạt
tiêu chí làng nghề nông thôn. Phát triển làng nghề cần gắn với bảo vệ môi trường
và xây dựng thương hiệu làng nghề. Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có trên
40 làng nghề và đến năm 2030 có trên 80 làng nghề được tỉnh công nhận.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ 21,8
triệu đồng/người/năm năm 2015 đạt 32,7 triệu đồng/người/năm năm 2020,
đặc biệt là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất do quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hoá.

+ Xây dựng và cải tạo hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hướng vừa
phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân như hệ thống
giao thông, cấp thoát nước, điện.v.v..
+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm truyền thống có giá trị văn hóa,
xây dựng và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch.
+ Hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao, lực lượng đội ngũ chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề có trình
độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, cải tiến mẫu mã...
+ Xây dựng và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, bao gồm những
làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí thích
hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của khu.


3

+ Xã hội hóa việc đầu tư phát triển nghề và làng nghề, xử lý ô nhiễm môi
trường cho làng nghề theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.
Cụ thể:
Mục tiêu đến năm 2020 mở mới 15 làng nghề, trong đó mở mới 3 làng
nghề đồ gỗ mỹ nghệ và 3 làng nghề trồng nấm, 9 làng nghề chè, thu hút 1.217
hộ làm nghề với 2.625 lao động. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng
5.894.100 sản phẩm các loại. Tổng thu nhập của 42 làng nghề dự kiến 55.522
triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề là 17.850 triệu đồng, chiếm
32,1%.
- Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề huyện Phú Lương đến năm 2020.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động về làng nghề và các điều kiện
cần thiết để thực hiện các hoạt động làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lương.
- Phạm vi đề án:
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề huyện Phú

Lương giai đoạn 2010 – 2015, từ đó xác định định phát triển làng nghề huyện
Phú Lương giai đoạn 2015 - 2020.
+ Về không gian: Đề án chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên địa bàn
16 xã, thị trấn của huyện Phú Lương.


4

B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1 Cơ sở khoa học, lý luận
* Khái niệm, tiêu chí phân loại Làng nghề
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông
thôn bao hàm là một tập hợp cộng đồng dân cư trên một vùng lãnh thổ xác
định, có khả năng độc lập về kinh tế. Trong điều kiện chống ngoại xâm, thiên
tai thì họ là một cộng đồng thống nhất. Họ còn là một cộng đồng văn hóa gắn
liền với biểu tượng cây đa, giếng nước, mái đình.
Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối người quây
quần ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào của xã hội của
người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một
không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng
sinh sống và sản xuất. Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được hiểu
một cách tương đối. Một số địa phương hiện nay không còn được gọi là làng
mà thay vào đó là những tên gọi khác như phố, khối phố. Tuy nhiên, dù tên
gọi là có thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư đó vẫn gắn với nông
thôn thì vẫn được xem là làng.
Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính:
- Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề
nông một cách thuần túy.
- Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của

một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
- Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề
thủ công.
- Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ở
ven sông, ven biển.
Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành
nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do
quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông
nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ thủ
công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng
quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công


5

và sống được bằng nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng
quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn.
Từ những luận điểm và lý luận trên đã có nhiều định nghĩa về làng
nghề được đưa ra. Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư
116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một không
gian vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định
sinh sống. Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi
nông nghiệp. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh
tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nông thôn có
những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so
với nghề nông.

Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính
sau: “Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao
gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền
kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc. Xét về mặt định lượng, làng
nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp
và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn
trong tổng dân số của làng.
Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong
phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một
tiểu vùng, cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền
thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có
quan hệ mật thiết với nhau về KT-XH.


6

Mặt khác, có những địa phương tất cả các làng trong xã đều là làng
nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là “ Xã nghề”. Ngành nghề phi nông
nghiệp ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ
sản xuất và đời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các
tổ chức kinh doanh như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...
* Tiêu chí phân loại làng nghề

Cũng như phân loại nghề, việc phân loại làng nghề gặp nhiều khó khăn
bởi tính đa dạng về quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành; có thể phân loại
làng nghề theo các tiêu chí sau:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề:
+ Làng nghề truyền thống;
+ Làng nghề mới.
- Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh:
+ Làng nghề TTCN như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v..
+ Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát
vàng, gia công tái chế sắt thép.v.v..
+ Làng nghề xây dựng;
+ Làng nghề dịch vụ.
- Theo quy mô làng nghề:
+ Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một
nghề hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã
nghề ở đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không
chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm
thuê;
+ Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành
chính. Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi
nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam:
+ Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm
hàng hoá;
+ Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;


7

+ Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát

triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát
triển mạnh trong những năm gần đây.
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề:
+ Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành
nghề phi nông nghiệp;
+ Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;
+ Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
* Các tiêu chí xác định làng nghề
Làng nghề được công nhận (theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
* Làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai
khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư
116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.
Như vậy có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển
lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều
hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ
trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt
các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Như vậy LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời
gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong
các LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng
họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được

thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.


8

* Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống
theo quy định.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn (1), (2) của tiêu chí công nhận
làng nghề nêu trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận
theo quy định thì cũng được công nhận là LNTT.
* Tiêu chuẩn công nhận nghệ nhân
Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT ngày
30/5/5002 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động –TBXH và Bộ Văn
hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn về tiêu
chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ
nhân. Trong đó, công dân Việt Nam làm việc trong các ngành nghề tiểu, thủ
công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xét danh
hiệu nghệ nhân nếu đủ các điều kiện sau:
+ Là người thợ giỏi, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu
luyện, có khả năng sáng tác mẫu mã và sao chép mẫu đạt trình độ nghệ thuật
cao mà người thợ bình thường khác không làm được.
+ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, có phẩm chất đạo đức được những người trong nghề, trong lĩnh vực
người đó hoạt động tôn vinh, thừa nhận.
+ Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, đoạt huy chương vàng, huy
chương bạc trong các cuộc thi, triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
Đối với những người không có điều kiện tham gia các cuộc thi, triển
lãm thì phải có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được Hội đồng cấp Trung
ương xét công nhận danh hiệu Nghệ nhân công nhận tương đương;

+ Có công đóng góp trong việc giữ gìn, phát triển, đào tạo và truyền
dạy nghề cho thế hệ trẻ.
Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/1/2007 của Bộ Công Nghiệp
(nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ
sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; trong đó đối
tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú phải đạt các tiêu
chuẩn sau:


9

+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất
đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi
người và đồng nghiệp noi theo;
+ Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm
niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật
cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
+ Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho
trên 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
+ Là nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quần
chúng mến mộ, kính trọng;
+ Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng
hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
* Làng nghề mới
Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những
năm gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du
nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay các làng
nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng nghề
có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và
xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề; đồng thời, do quá trình công nghiệp hóa
diễn ra mạnh mẽ ở các làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn
thuần chỉ là kĩ thuật thủ công, mà có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất áp
dụng kĩ thuật và công nghệ hiện đại như mộc, thịt bò khô, sản xuất gạch,
ngói.v.v..
Trong các phần tiếp theo các thuật ngữ nghề, nghề truyền thống, làng
nghề, làng nghề truyền thống được gọi chung là làng nghề.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;


10

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về
khuyến công;
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn;
- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Thông tư số 116/2006/TT-BCN ngày 18/12/2006 của Bộ Công nghiệp
(nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị
định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
- Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn một số nội dung về NSNN hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn
theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;

- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước thời kỳ 2001 - 2010
và kết quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả
nước thời kỳ 2011-2020;
- Quyết đinh số 38/2012QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên, ban hành quy chế xét nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Phú Lương đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lương lần thứ XXII, nhiệm
kỳ 2010 - 2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.3. Cơ sở thực tiễn
* Phát triển làng nghề ở một số tỉnh
- Ở Bắc Ninh
Bắc Ninh hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 62 làng nghề đã được công
nhận. So với cả nước, tỷ lệ làng nghề/tổng số xã ở Bắc Ninh cao hơn xấp xỉ 5
lần, chiếm khoảng 5% LN cả nước. Tỷ lệ LN truyền thống của tỉnh khá cao
chiếm hơn một nửa tổng số LN. Các loại hình sản xuất kinh doanh ở LN Bắc
Ninh gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã… Bên cạnh việc tạo ra nhiều công ăn
việc làm, các LN trên địa bàn cũng đã có những đóng góp quan trọng vào giá
trị sản xuất của tỉnh, bình quân hộ sản xuất có giá trị sản xuất là 50 triệu


11

đồng/năm, lợi nhuận là 28,8 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất mà các làng
nghề tạo ra tập trung chủ yếu vào một số làng nghề chính: sắt thép, đúc đồng,
gỗ mỹ nghệ,… đạt 1.222,85 tỷ đồng, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của khu
vực công nghiệp ngoài quốc doanh, và chiếm trên 30% giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Ở Hà Nội
Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng từ lâu đời như Gốm Bát Tràng,
Lụa Vạn Phúc, Mây tre đan Phú Vinh, Đúc đồng Ngũ Xá, miến Cự Khê, dát
vàng bạc qùy Kiêu Kỵ, dệt Triều Khúc, dệt La Phù, thêu Đại Đồng … Làng
nghề Hà Nội tập trung nhiều ở huyện Chương Mỹ (174 làng), Phú Xuyên
(124 làng), ThườngTín (125 làng), Ứng Hòa (113 làng), Thanh Oai (101
làng), Ba Vì (91 làng).
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 1020 tỷ đồng/năm; 70 làng nghề đạt 20-50 tỷ đồng/năm. Một số làng có doanh
thu cao là dệt La Phù 800 tỷ đồng/năm, gốm sứ Bát Tràng 350 tỷ đồng/năm,
mộc Vạn Điểm 240 tỷ đồng/năm
Năm 2012, làng nghề Hà Nội đó thu hút được 739.630 lao động với
172.000 hộ sản xuất. Hoạt động trong lĩnh vực này có 2.063 công ty cổ phần,
4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã tham gia
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2011, thu nhập bình quân của 1 lao
động sản xuất tại các làng nghề đạt 24 triệu đồng/người/năm.
Trong Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030, Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 800.000 đến 1 triệu lao
động nông thôn, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 đến 30 triệu đồng/năm
vào năm 2015, đạt 35 đến 40 triệu đồng/năm vào năm 2020 và 50-60 triệu
đồng/năm vào năm 2030.
* Kinh nghiệm rút ra từ phát triển Làng nghề của các tỉnh đối với Thái
Nguyên
+ Thông qua sự phát triển làng nghề, LNTT, ngành nghề TCNN của
một số tỉnh được trình bày ở trên, thì muốn phát triển TTCN thì trước hết phải
chú ý phát triển làng nghề và LNTT. Từ đó tạo ra thị trường nông thôn rộng
lớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy Làng
nghề, LNTT phát triển theo hướng CNH. Để tăng năng suất lao động và giảm


12


lao động nặng nhọc, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm
quen với phong cách sản xuất công nghiệp.
+ Việc phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề, LNTT đã được các tỉnh
xem đó là một giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo nhiều việc làm,
tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân nông thôn. Hơn nữa việc phát triển
Làng nghề, LNTT còn được xem như là một biện pháp thực hiện CNH –
HĐH nông nghiệp nông thôn.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Huyện Phú Lương là một trong 9 huyện, thành thị của tỉnh Thái
Nguyên, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Bắc giáp
huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Tây Bắc giáp với huyện Định Hóa, Phía
Tây Nam giáp huyện Đại Từ, Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp
Thành phố Thái Nguyên. Có diện tích tự nhiên là 368,82 km2, được chia
thành 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn). Huyện lỵ Thị Trấn Đu cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km.
- Tài nguyên thiên nhiên
Là một huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc có nhiều núi đá vôi xen
kẽ núi đất nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Phú Lương là tài
nguyên đất, tài nguyên làm vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, than đá ở Phấn
Mễ, quặng Titan ở Động Đạt và tài nguyên du lịch…
* Điều kiện xã hội
Dân số và việc làm: Năm 2014, huyện có khoảng 106.856 người, mật
độ dân số trung bình 289 người/km 2, trong đó dân cư sống trong khu vực
thành thị 7.467 người chiếm 6,99% còn lại phần lớn là tập trung tại các vùng
nông thôn. Năm 2014 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

của huyện so với tổng dân số bằng 65,3%.
Thu nhập và mức sống của dân cư.
Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng năm 2014 tăng cao gấp 1,5 lần so
với 2010, nhưng vẫn thuộc mức thấp nhất so với vùng. Thu nhập bình quân


13

đầu người một tháng của nhóm thu nhập cao nhất gấp khoảng 7 lần so với
nhóm thu nhập thấp nhất (2012). Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm từ 12,4%
năm 2010 xuống còn 8,1% năm 2014, nhưng vẫn là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao
so với các huyện thuộc tỉnh.
* Điều kiện kinh tế
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2010-2014 nền kinh tế của huyện Phú Lương tăng bình quân
12,99%/năm cao hơn so với cả nước (6,05%/năm). Trong đó, Khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 16,47%/năm, tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng
16,38%/năm và cuối cùng là khu vực nông nghiệp giảm 0,38 %/năm.
* Điều kiện về hạ tầng giao thông
+ Về giao thông: Mạng lưới giao thông quốc gia bao gồm các trục QL3
chạy dọc huyện theo hướng Bắc – Nam, QL37 và trục đường tỉnh 263 liên kết
huyện Đại Từ, đường tỉnh 268 liên kết với huyện Định Hóa. Tổng cộng chiều
dài đường hiện có khoảng 574,5 km (gồm 126,5km đường liên xã và 448 km
đường liên thôn, liên xóm)
+ Hệ thống thuỷ lợi: Hiện nay toàn huyện có 41 trạm bơm, trong thời
gian qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Phú Lương đã xây dựng được 193
công trình thủy lợi lớn, nhỏ (29 bơm; 49 hồ; 9 đập; 61 ao đầm; 45 phai), hàng
trăm km kênh mương dẫn nước và kênh nội mương đồng, đảm bảo tưới tiêu
cho 1.947/4.099 ha ruộng
+ Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện quốc gia đã được truyền tải tới toàn

bộ các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện, 99% số hộ trong huyện có điện.
2.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế
Từ những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân
lực có thể đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của huyện Phú Lương là phát
triển các ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến các sản
phẩm nông nghiệp và công nghiệp vật liệu xây dựng. Một số sản phẩm chủ
lực của huyện như chế biến gỗ, chế biến chè, nông sản xuất khẩu, đồ mỹ
nghệ…có chất lượng cao
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú phục
vụ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử,
danh nam thắng cảnh với cảnh quan thiên nhiên đẹp khu di tích lịch sử Đền


14

Đuổm, Khu di tích Quốc Gia nơi thành lập Đại đoàn 308…Đó là những nhân
tố đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương đến năm
2020, định hướng đến năm 2025
* Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2015: Tốc độ tăng trưởng GDP
của huyện đạt 13%/năm, Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 21,85
tr.đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế 2015: nông lâm thuỷ sản 24%, công
nghiệp xây dựng 44%, thương mại dịch vụ 32%;
- Dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2020: tăng trưởng kinh tế
13,13%/năm. Cơ cấu kinh tế 2020: nông lâm thuỷ sản 16,4%, công nghiệp
xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ 31,0%
2.1.4 Phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển
làng nghề, CN-TTCN huyện Phú Lương
* Định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản:

- Giá trị gia tăng, năng xuất lao động, đến năm 2020 đạt trên 30 triệu
đồng, Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu nền kinh tế sẽ giảm dần xuống 10%
năm 2015 và khoảng 7% năm 2020
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp trong thời gian quy hoạch bằng mức của vùng
ĐBSH. Tăng thu nhập cho nông dân, đạt 21,8 triệu đồng năm 2015 và đến
năm 2020 phấn đấu đạt 32,7 triệu đồng.
* Định hướng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng:
Phấn đấu đến năm 2020 Phú Lương dần là một huyện công nghiệp hoá,
tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 là
16,47%, giai đoạn 2016 – 2020 là 19,5%. Tổng giá trị tăng thêm của ngành
công nghiệp – xây dựng ước tính 454 tỷ đồng.
Hướng phát triển một số sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu như sau:
Các cơ sở TTCN nhỏ sản xuất ổn định và từng bước nâng dần chất
lượng các sản phẩm và hàng hóa chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành nghề
truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, gạch đất nung ở Giang Tiên, Cổ
Lũng, Phấn Mễ, Sơn Cẩm; cát sỏi ở Phú Đô, Vô Tranh; đá xây dựng ở Yên
Ninh, Yên Lạc; cơ khí ở thị trấn Đu, Giang Tiên, Cổ Lũng, Sơn Cẩm; chế biến


15

gỗ ở thị trấn Đu, Động Đạt, Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Yên Trạch; chế biến chè ở
Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Lạc, Phú Đô...
– Dự kiến 2015 – 2020 nhà máy sản xuất bia tại điểm công nghiệp Đu Động Đạt sẽ đi vào hoạt động với công suất 30 triệu lít/năm, vốn đầu tư 400 tỷ
đồng.
– Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy đặt tại điểm công nghiệp Định Hóa –
Bắc Phú Lương (vùng nguyên liệu tại các xã phía Bắc Phú Lương) sẽ đi vào hoạt
động với công suất 15.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.
– Xây dựng, phát triển mạnh thương hiệu bánh chưng Bờ Đậu (Cổ
Lũng); thương hiệu chè xanh Phú Lương...

- Chế biến chè: đến năm 2010 sản lượng chè búp tươi đạt 37.000 tấn,
chế biến công nghiệp đạt khoảng 80% sản lượng. Tiến hành xây dựng vùng
chè sạch an toàn tại xóm Thác Dài (xã Tức Tranh). Ngành chế biến chè của
huyện (nhất là các danh nghiệp Thanh Thanh Trà, công ty TNHH Trà Phú
Lương và các hộ chế biến thủ công) cần chú trọng phát triển mạnh chè sạch,
chè an toàn, huyện cần có các cơ chế thúc đẩy phát triển:
- Phấn đấu đạt từ 8 – 15% số hộ nông dân trực tiếp sản xuất các ngành
nghề NT, tăng 20% số cơ sở sản xuất ngành nghề ổn định trên từng xã thị trấn
và phạm vi toàn huyện. Đến năm 2010 toàn huyện có 3 - 4 làng nghề, tập
trung chỉ đạo và giúp đỡ phát triển thành công làng nghề đã được quy hoạch.
- Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của huyện như: làng
nghề mây tre đan Ôn Lương, làng nghề sản xuất gạch Làng Phan (Cổ Lũng,
Phấn Mễ), làng nghề sản xuất bánh trưng Bờ Đậu, làng nghề mây tre đan, thủ
công mĩ nghệ tại các xã Yên Trạch, Ôn Lương (chú ý kiểm soát chặt chẽ các
hạng mục xây dựng hạ tầng làng nghề và tác động môi trường ô nhiễm).
* Định hướng phát triển thương mại, du lich dịch vụ:
GDP thương mại, dịch vụ, du lịch năm 2015 đạt 362,49 tỷ đồng, chiếm 32%
và năm 2020 đạt 713,16 tỷ đồng, chiếm 31,0%, tốc độ tăng trưởng bình quân thời
kỳ 2011 – 2015 đạt 16,50 %/năm và thời kỳ 2016 – 2020 đạt 14,50 %/năm
* Định hướng phát triển theo lãnh thổ và đô thị hoá
- Không gian nông nghiệp, nông thôn theo các tiểu vùng như sau:
+ Tiểu vùng phía Bắc: Gồm 3 xã phía Bắc Yên Ninh, Yên Trạch, Yên
Đổ. Vùng này thích hợp cho phát triển mạnh lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia


16

súc lớn (trâu, bò, dê)..., cây ăn quả các loại (mô hình nông + lâm kết hợp).
Đây cũng là vùng tập trung đất lâm nghiệp của huyện, kẻ cả rừng tự nhiên và
rừng trồng. Riêng xã Yên Trạch rừng tự nhiên chiếm tới 22% diện tích rừng

tự nhiên của toàn huyện. Đáng chú ý phần lớn diện tích rừng tự nhiên của
huyện là rừng đầu nguồn, có ý nghĩa phòng hộ quan trọng. Sông Chu với
nhánh chính dài trên 10km cùng với các hợp thủy của nó là nguồn nước mặt
quan trọng của vùng. Trong tương lai vùng phía Bắc có nhiều điều kiện phát
triển mạnh và bền vững về lâm nghiệp (triển khai các vùng nguyên liệu giấy
và các nguyên liệu để cung cấp cho các làng nghề thủ công truyền thống của
huyện như mây, cọ, tre, lá nón…..).
+ Tiểu vùng phía Tây: Gồm các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý.
Vùng này thích hợp cho phát triển lúa, cây đặc sản, cây ăn quả, lâm nghiệp,
chăn thả gia súc, gia cầm (mô hình nông + lâm kết hợp). Trong vùng có dải
đô thị ven đường quốc lộ III, tạo điều kiện kết hợp kinh tế nông thôn và thành
thị. Hướng bố trí cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản – công nghiệp và dịch vụ.
Tập trung thực hiện chương trình hiện đại hoá nông thôn, phát triển công
nghiệp nông thôn. Tập trung chủ yếu trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực,
phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp.
+ Tiểu vùng phía Đông: Gồm 4 xã Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Vô
Tranh. Vùng này có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông,
lâm, thủy sản, các cây công nghiệp lâu năm (chè, cây ăn quả), cây trồng đặc
sản và cung cấp nguồn nước mặt, giao thông thủy cho huyện và liên tỉnh. Tập
trung phát triển mạnh cây chè - đây là một cây trồng hàng hoá chủ lực của
huyện trong những năm tới (chú trọng phát triển mạnh chè an toàn). Vùng này
có nhiều loại đất: đất phù sa được bồi có 37,5 ha tập trung ở vùng Đông.
Ngoài ra ở đây còn có các loại đất như đất dốc tụ, đất nâu vàng trên phù sa cổ,
đất nâu đỏ trên đá vôi. Sông Cầu là con sông lớn chảy qua 4 xã của vùng,
cung cấp nước cho cả vùng phía Đông và phía Nam, đồng thời cũng là tuyến
đường giao thông thủy thuận tiện của huyện.
+ Tiểu vùng phía Nam: Gồm thị trấn Đu, Giang Tiên, các xã Động Đạt,
Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm. Các loại đất phổ biến ở đây là đất phù sa không
được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất



17

vàng nhạt trên đá cát, đây là vùng kinh tế phát triển chính của huyện. Tập
trung phát triển mạnh nông nghiệp (các sản phẩm sơ chế, chế biến của huyện
đặc biệt là chè an toàn, bánh chưng…), công nghiệp, các đầu mối thương mại
và dịch vụ. Các mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm, đất cao lanh ở Phấn Mễ, Cổ
Lũng, mỏ Titan Động Đạt, các làng nghề thủ công truyền thống...
- Phát triển không gian đô thị
Xu hướng phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ quá
trình đô thị hoá. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 huyện Phú
Lương (phấn đấu đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV) trở thành đô thị loại IV của
tỉnh (nằm trên chuỗi đô thị quốc lộ III: Hà Nội – Thái Nguyên – Phú Lương –
ATK Định Hoá – Bắc Cạn – Cao Bằng và tuyến quốc lộ 1B đi cửa khẩu Hữu
Nghị – Lạng Sơn). Hướng phát triển chính của huyện Phú Lương tập trung về
hướng Tây và hướng Nam, tương lai phát triển các khu đô thị mới, khu đô thị
sinh thái ven sông Đu. Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch đô thị bao gồm
hệ thống các khu chức năng:
+ Trung tâm thị trấn Đu – Giang Tiên sẽ được mở rộng và xây mới hiện
đại đảm bảo chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa liên vùng (theo
chuỗi Hà Nội – Thái Nguyên – Phú Lương - Cao Bằng).
+ Đường quốc lộ III, đường nối quốc lộ 1B; đường thủy nội địa sông
Cầu, .... sẽ là động lực lớn để phát triển kinh tế Huyện.
+ Phát triển thêm các thị tứ, trung tâm cụm xã, các thị tứ nằm trên trục
đường liên xã và một số trung tâm cụm xã nằm trên các trục đầu mối đường liên
huyện, liên tỉnh tạo cơ sở phát triển kinh tế xã hội khu vực vùng cao của huyện.
* Về phát triển Nông thôn mới
Phát triển nông thôn theo chuẩn quốc gia, tạo ra bộ mặt nông thôn mới
để cùng hệ thống đô thị đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Kế hoạch đến năm 2015 đạt trên 20% và tới năm 2020 đạt trên 100% số xã
đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
2.2.1. Thực trạng về quy mô và năng lực sản xuất
* Số hộ gia đình (cơ sở sản xuất) hoạt động sản xuất trong làng nghề
giai đoạn 2010-2015
Thống kê năm 2014, trên địa bàn huyện Phú Lương có 1.623 hộ trong


18

làng nghề đang hoạt động (tăng 900 cơ cở so với năm 2010).
Tốc độ tăng bình giai đoạn 2010 - 2014 của làng nghề mây tre đan,
mành cọ nhanh nhất, cụ thể: Làng nghề mây tre đan, mành cọ ~35 %; Làng
nghề chế biến bánh chưng số 9 Bờ Đậu ~20%. Làng nghề chế biến long vải,
nhãn Vô Tranh ~12%. Làng nghề chế biến chè ~12%,
Bảng 1: Số hộ gia đình hoạt dộng sản xuất trong làng nghề
giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Cơ sở
TT

1

2

3

4
5
6


Làng nghề
Mây tre đan, mành
cọ xã Ôn Lương,
Phấn Mễ, Yên
Trạch
Làng nghề bánh
chưng số 9 Bờ Đậu
Làng nghề chế biến
long vải nhãn Vô
Tranh
Làng nghề chè xã
Tức Tranh
Làng nghề chè xã
Phú Đô
Làng nghề chè xã
Yên Lạc
Cộng

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng trưởng năm %

11/10 12/11 13/12 14/13

40

60

80

108

130

150% 133% 135% 120%

54

55

60

80

107

103% 108% 134% 134%

180

235


265

260

279

131% 113%

98%

107%

150

560

576

568

580

373% 103%

99%

102%

146


220

320

350

360

151% 145% 109% 103%

153

162

162

165

167

106% 100% 102% 101%

723 1.292 1.463 1.531 1.623

(Nguồn: NGTK Phú Lương năm 2013)
* Lao động trong các làng nghề
Tổng số lao động của huyện năm 2014 là khoảng 55.250 lao động, tăng
thêm 6.500 lao động so với năm 2010. Trong đó, lao động trong các làng nghề
chiếm khoảng 11,74%, còn lại là lao động thuộc các ngành nghề khác.



19

Bảng 2: Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp, làng nghề
Đơn vị: lao động
TT
1
2
3
4
5
6

Làng nghề
Mây tre đan, mành cọ xã Ôn
Lương, Phấn Mễ, Yên Trạch
Làng nghề bánh chưng
số 9 Bờ Đậu
Làng nghề chế biến
long vải nhãn Vô Tranh
Làng nghề chè xã Tức Tranh
Làng nghề chè xã Phú Đô
Làng nghề chè xã Yên Lạc
Cộng

2010

2011

2012


2013

2014

160

240

320

432

520

215

221

238

320

428

720

940

1060


1040

1116

600
584
612

2240
880
648

2304
1280
648

2272
1400
660

2320
1440
668

2.891

5.169

5.850


6.124

6.492

(Nguồn: Số liệu Thống kê KT-XH NGTK năm 2013)
Thống kê riêng các làng nghề trên địa bàn cho thấy, số lượng lao động
trung bình trong các doanh nghiệp của tỉnh năm 2014 đạt khoảng 233 lao
động/làng nghề.
* Doanh thu từ làng nghề
Doanh thu từ các làng nghề tăng liên tục từ 529,38 tỷ đồng năm 2010
đã tăng lên 601,98 tỷ đồng năm 2014.
Thu nhập trung bình người lao động tăng từ 2,5 triệu đồng/người/ tháng
năm 2010 tăng lên 3,9 triệu đồng/người/tháng năm 2014.
* Đánh giá áp dụng khoa học công nghệ trong các làng nghề
Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất của các làng nghề trên địa bàn
huyện đã được quan tâm, hiện mới chỉ triển khai được trên lĩnh vực sản xuất,
chế biến chè như: Dự án xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP tại xã Tức Tranh, xã Yên Lạc. Song trên thực tế vẫn còn gặp
nhiều khó khăn như vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề, quy hoạch
vùng nguyên liệu ổn định, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao để có thể
tiếp cận với các lĩnh vực KHCN mới, hay sự quan tâm của nhà nước, các nhà
khoa học đối với các làng nghề...Ngoài ra, theo số liệu thống kê các cơ sở
công nghiệp cá thể và hộ gia đình chiếm đại đa số (trên 98%) với lượng vốn
đầu tư thấp, nên hầu hết các trang thiết bị của các các cơ sở đều đã cũ, lạc hậu


20

hoặc bán thủ công. Hơn nữa các cơ sở công nghiệp này nằm xen kẽ trong khu

dân cư nên không thể dễ dàng đầu tư mở rộng, trang bị thêm thiết bị hiện đại.
Vì vậy, cần có những giải pháp tập trung các doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất
kinh doanh cùng một loại sản phẩm thành các doanh nghiệp lớn hơn, để tập
trung nguồn lực về vốn, về đất đai và nhân lực KHCN phát triển thành các
doanh nghiệp hiện đại có quy mô lớn hơn đáp ứng nhu cầu phát triển công
nghiệp của huyện Phú Lương trong giai đoạn tới.
* Một số sản phẩm của các làng nghề
Năm 2014, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của huyện so với năm
2010 có mức tăng trưởng tốt như: Chế biến gỗ tăng 556%; Chế biến long vải,
nhãn 387%, Chế biến bánh 250%, ....
Bảng 3: Một số sản phẩm chủ yếu GĐ 2010-2014
TT
1
2
3
4

Sản phẩm
ĐV
2010
2014
Chè búp khô
tấn
8.022
8.004
Chế biến bánh
1000Chiếc
1.200
3.000
Chế biến gỗ ( xẻ gỗ, bóc gỗ, mộc...)

m3
13.500
75.000
Chế biến long vải, nhãn
tấn
23
89
1000
5
Mây tre đan, mành cọ, rổ, sàng…
S.phẩm
96
120
6
Chuối tây xã Yên Ninh
tấn
24
56
7
Gạch không nung
1000 viên
12.400
24.000
(Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Phú Lương 2010-2015)
Đến nay, sản phẩm của các làng nghề đã có thương hiệu và chỗ đứng
trên thị trường, tạo được thương hiệu, sản xuất ổn định như: Sản phẩm chế
biến chè búp khô, chế biến bánh, chế biến long vải nhãn...
2.2.2. Thực trạng một số làng nghề
* Làng nghề bánh Chưng số 9 Bờ Đậu
- Tình hình chung: Làng nghề bánh chưng số 9 Bờ Đậu đã tồn tại lâu

đời ở địa phương. Hiện nay, làng nghề có khoảng 107 cơ sở (quy mô hộ gia
đình), tổng số lao động tham gia sản xuất là 428 lao động (trong đó lao
động thường xuyên là 284 lao động và lao động thời vụ là 144 lao động),
doanh thu của làng nghề năm 2010 đạt 1.012 triệu đồng, thu nhập bình
quân 3,2 triệu đồng/lao động/tháng.


21

- Quy mô sản xuất: Sản xuất thủ công đây là hình thức không yêu cầu
sử dụng nhiều máy móc, số lượng người trong cơ sở khoảng 4 - 8 người
thường là người trong gia đình. Phương thức sản xuất này đơn giản, diện tích
sản xuất nhỏ khoảng 40-100m2, chi phí đầu tư thấp. Vì vậy, đây là hình thức
phổ biến tại địa phương.
- Về lao động: Tính chất đơn giản không đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị
hiện đại nên yêu cầu về đào tạo cho lao động hầu như không có. Lao động
chủ yếu là người trong gia đình nhưng vào những lúc cao điểm một số gia
đình cũng phải thuê thêm lao động ngoài gia đình. Nhìn chung các cơ sở bánh
tráng tồn tại nhỏ lẻ, công cụ sản xuất thô sơ, thủ công, sản xuất cầm chừng.
- Về nguyên liệu và mặt bằng sản xuất: Nguyên liệu chính để sản xuất
bánh Chưng là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Đây là mặt hàng có sẵn ở địa
phương, thời gian bảo quản lâu. Điều này cho thấy các cơ sở ở đây không gặp
khó khăn nào trong việc tìm kiếm nguyên liệu.
- Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ: Sản lượng sản xuất năm 2010 so
với năm 2009, có 11,1% CSSX giảm và 88,9% CSSX bình thường nên việc
sản xuất bánh tráng hiện nay đang cầm chừng và có xu hướng ngày càng
giảm. Đối với chất lượng và chủng loại sản phẩm thì tất cả CSSX đều ổn
định. Việc tiêu thụ sản phẩm đa số CSSX ổn định (89,9%) chỉ có 11,1%
CSSX có mức tiêu thụ giảm; do đó có 77,8% CSSX thu nhập ổn định và
khoảng 22,2% CSSX giảm về thu nhập. Hiện nay, các CSSX không có khó

khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Đối với nghề này, đối thủ cạnh tranh của các
CSSX là một số cơ sở lớn trong vùng (22,2% CSSX) và các thương hiệu nổi
tiếng trong nước (11,1% CSSX).
Theo người dân, họ đều sử dụng sản phẩm bánh tráng của các CSSX tại
địa phương vì giá cả rẻ (100% người dân). Ngoài ra, một số người có tiêu thụ
sản phẩm của địa phương khác (6,7% người dân) và tất cả đều nhận xét chất
lượng, mẫu mã, giá cả đều như nhau (100% người dân). Điều này cho thấy
người dân hoàn toàn ủng hộ sản phẩm của quê hương mình.
Chất thải của quá trình sản xuất bánh tráng chủ yếu là than và nước
gạo. Vì vậy, không ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, nước gạo còn có thể
phục vụ làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
* Nhận xét:


22

Nghề bánh chưng khá đơn giản với hình thức làm chủ yếu là thủ công
nên dễ học và dễ làm, hầu hết các lao động sau một thời gian học nghề ngắn
đã có thể làm nghề thành thạo. Hiện nay, nghề phát triển chủ yếu theo hình
thức hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, việc phát triển nghề gặp nhiều
khó khăn do nhiều nguyên nhân như trình độ học vấn của người lao động còn
hạn chế nên khó khăn trong tiếp thu khoa học công nghệ; giá cả thấp và
không ổn định do buôn bán chủ yếu thông qua tiểu thương và phụ thuộc vào
giá cả của lúa gạo; mẫu mã sản phẩm cổ truyền chưa có sự thay đổi, chưa
đăng ký thương hiệu sản phẩm nên chưa tạo dựng được thị trường tại các
vùng khác; quy mô sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình và thiếu tính
kết nối giữa các hộ gia đình với nhau nên chưa tạo được bước phát triển mới
trong nghề.
* Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã Ôn
Lương, Yên Trạch, Phấn Mễ

- Về sản xuất: Quy mô có 130 hộ/520 lao động và có một HTX mây tre
đan Tân Thành. Hiện nay, các hộ gia đình ký hợp đồng giao khoán sản phẩm
với HTX sau đó hộ gia đình sẽ được nhận nguyên vật liệu và sản xuất theo
đúng yêu cầu, mẫu mã, số lượng sản phẩm.
Sản phẩm ở đây chủ yếu làm bằng tay và áp dụng máy móc tại một số
công đoạn, sản phẩm được đánh giá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Sản lượng
năm 2010 là 96.000 sản phẩm, năm 2014 là 120.000 sản phẩm.
- Về lao động: Hiện nay cơ sở sản xuất dưới dạng hộ gia đình nên số
lượng lao động rất ít, khoảng 2 - 5 người, trong đó chủ yếu là các thành viên
trong gia đình tham gia sản xuất. Tổng số lao động 520 lao động ( 415 lao động
thường xuyên, 105 lao động thời vụ). Do tính chất công việc không phải quy mô,
tinh xảo mà chỉ là đơn giản đan lát thuần túy nên chỉ cần những người khéo tay
có thể học hỏi được. Tất cả các lao động này chỉ là lao động phổ thông và
chưa qua đào tạo, với trình độ học vấn từ tiểu học đến THCS. 75,5% NLĐ
được học nghề tại CSSX và 30,4% NLĐ học nghề từ người thân trong gia
đình. Thời gian học nghề đa số lao động là dưới 1 năm và họ vừa làm vừa học
thêm nghề. Nhìn chung, đa số các lao động đều yêu thích công việc này
(87,5% NLĐ) vì yếu tố truyền thống của gia đình (33,3% NLĐ), vì sự nhẹ
nhàng và không cần vốn đầu tư (47,6%). 54,2% NLĐ cho rằng công việc


×