Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT KÊ ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.01 KB, 128 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
PHẦN I . CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN, TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN……………………………………..……….4
1.1.
1.2.
1.3.

1.4.
1.5.

Vị trí địa lí………………………………………………………………………4
Đặc trưng công trình……………………………………………………………4
Điều kiện khí tượng, thủy văn………………………………………………….5
1.3.1 Đặc điểm khí hậu………………………………………………………..5
1.3.2 Lưu vực………………………………………………………………….8
Vật liệu xây dựng……………………………………………………………...10
Địa chất khu vực công trình…………………………………………………...11

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KNH TẾ………………………………….14
2.1.

Dân cư…………………………………………………………………………14

2.2.

Hiện trạng sản xuất nông nghiệp……………………………………………...15

2.3.

Cơ sở hạ tầng xã hội…………………………………………………………..16



2.4.

Kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế………………………………………..16

CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH……18
3.1.

Kinh tế và năng lượng…………………………………………………………18

3.2.

Lợi dụng tổng hợp công trình…………………………………………………18

CHƯƠNG 4. CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT……………………………………...19
4.1.

Thông số công trình…………………………………………………………...19

4.2.

Mực nước……………………………………………………………………...19

4.3.

Lưu lượng……………………………………………………………………..21

PHẦN II. THIẾT KẾ CƠ SỞ - THIẾT KẾ KĨ THUẬT………………………….22
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ………………………………………22
CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ ĐẬP DÂNG BÊ TÔNG TRỌNG LỰC……………….27

6.1.

Xác định mặt cắt cơ bản……………………………………………………….27

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6.2.

Tính toán ổn định đập dâng…………………………………………………...38

6.3.

Kiểm tra ổn định đập dâng…………………………………………………….51

CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ ĐẬP TRÀN……………………………………………..54
7.1.

Mặt cắt thực dụng đập tràn……………………………………………………54

7.2.

Tính toán thủy lực đập tràn……………………………………………………56

7.3.

Thiết kế đập tràn………………………………………………………………70


7.4.

Tính toán ổn định đập tràn…………………………………………………….73

7.5.

Kiểm tra ổn định đập tràn……………………………………………………..83

CHƯƠNG 8. PHÂN TÍNH ỨNG SUẤT ĐẬP DÂNG VÀ ĐẬP TRÀN………….86
8.1.

Mục đích………………………………………………………………………86

8.2.

Trường hợp tính toán………………………………………………………….86

8.3.

Phân tích ứng suất cho trường hợp đã chọn…………………………………...86

CHƯƠNG 9. THIẾT KẾ CỬA LẤY NƯỚC……………………………………...96
9.1.

Mục đích………………………………………………………………………96

9.2.

Thiết kế cửa lấy nước………………………………………………………….96


9.3.

Đường hầm dẫn nước………………………………………………………….99

9.4.

Bố trí cửa lấy nước…………………………………………………………...101

PHẦN III. CHUYÊN ĐỀ KĨ THUẬT…………………………………………….101
CHƯƠNG 10. TÍNH TOÁN BỐ TRÍ CỐT THÉP CHO THƯỢNG LƯU ĐẬP
DÂNG……………………………………………………………………………….101
10.1. Số liệu tính toán……………………………………………………………...102
10.2. Tính toán bố trí cốt thép trường hợp MNDBT………………………………103
10.3. Tính toán bố trí cốt thép trường hợp MNLTK……………………………….105
PHẦN IV. PHỤ LỤC………………………………………………………………109
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Hồng Tiến Thắng và Ths.Phạm
Thanh Tùng, giảng viên Bộ môn Kết Cấu Công Trình - trường Đại học Thủy Lợi đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án. Em cũng xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy Lợi nói chung, các thầy cô

trong Bộ môn Kết Cấu Công Trình nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn
đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững
vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016
Sinh Viên Thực Hiện
Đặng Đình Duy

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHẦN I: CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN, TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Sông Chảy là một phụ lưu cấp 1 của sông Lô và là nhánh lớn thứ 2 sau nhánh
sông Gâm. Lưu vực nằm ở Đông Bắc Việt Nam, phía tây giá với lưu vực sông Hồng
phía bắc và đông bắc giáp với lưu vực sông Lô. Sông chảy qua địa phận các tỉnh Hà
Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Dòng sông chính chảy theo hướng bắc-đông nam
và đổ vào sông Lô. Sông Chảy có tổng diện tích lưu vực Flv=6500 km2.
- Dự án thủy điện Bắc Hà được xây dựng trên sông chảy ( bậc thang thứ 2 sau
thủy điện Thác Bà).
- Khu vực xây dựng cụm công trình đầu mối thủy điện Bắc Hà nằm ở phía Đông

Bắc của thành phố Lào Cai, cách thành phố khoảng 340km. Trên bản đồ tỉ lệ 1/50.000
khu vực xây dựng công trình có tọa độ địa lí: 22o30’25’’ vĩ độ Bắc, 140o11’44’’ kinh
độ Đông.
- Hệ thống thủy điện bao gồm các công trình đầu mối ( đập dâng, tràn, tuyến năng
lượng, nhà máy,…được bố trí trọn vẹn trong địa phận xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai).
- Vùng hồ chứa thủy điện Bắc Hà bao gồm vùng đất, mặt nước hồ thuộc địa giới
hành chính các xã Cốc Ly, Hoàng Thu Phố của huyện Bắc Hà ; xã Thào Chư Phìn,
Bản Mế, Nàn Sín và Sín Chéng của huyện Si Ma Cai; xã Cao Sơn, Tà Thàng, Tả Gia
Khâu, Lùng Khâu Nhin, Dìn Nhìn, Nấm Lư của huyện Mường Khương.
1.2. ĐẶC TRƯNG CÔNG TRÌNH
- Hệ thống thủy điện gồm các công trình đầu mối: đập dâng, đập tràn, tuyến năng
lượng nhà máy trạm OPY… thủy điện Bắc Hà có diện tích lưu vực 3.465 km 2 với
dung tích toàn bộ hồ chứa 171,1 triệu m3.
- Nhìn từ hạ lưu, đập tràn được thiết kế ở chính giữa tại tim tuyến áp lực, hai bên
là đập dâng. Bên phải là cống dẫn dòng thi công, bên trái là cửa lấy nước vào nhà máy
thủy điện. Nhà máy thủy điện được bố trí ở bên trái ngay phía sau hạ lưu đập dâng. Hạ

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
lưu công trình có hố xói, hai bên bờ thượng lưu và hạ lưu có hệ thống đê quai bảo vệ
bằng mái đá xây…
1.3. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN
1.3.1. Đặc điểm khí hậu
- Khu vực xây dựng công trình hồ chứa và thủy điện Bắc Hà trải dài trên 1
vùng thuộc ba huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương thuộc tỉnh Lào Cai thuộc

Tây Bắc nước ta giáp biên giới Trung Quốc nên khí hậu chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió
mùa nắng nóng mưa nhiều, độ ẩm cao, bốc hơi lớn. Song do nằm sâu trong lục địa bị
chi phối bởi địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo
thời gian không gian.
- Khí hậu chia làm 2 mùa : mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô
bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi rất dày. Trong các
đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng còn xuất hiện sương muối kéo
dài 2-3 ngày.
1.3.1.1 Độ ẩm không khí
Lưu vực sông Chảy nói chung có độ ẩm không khí lớn, trong đó độ ẩm ít thay
đổi. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm dao động trong khoảng từ 80% đến
87%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất đạt 90,8%, thấp nhất đạt 77%. Độ ẩm
không khí tương đối trung bình của các trạm khí tượng trong năm quan trắc ( 19622006) xem bảng 3.2.

Bảng 3.1 Độ ẩm tương đối trung bình tháng trạm đại biểu (%)
Trạm

XII

Năm

85,5 88,2 86,5 85,7 84,5 85,9 87,0 88,0 87,4 87,3 87,5 86,9

87,0

Hoàng Su 81,3 79,6 77,6 77,1 77,4 81,2 83,5 84,1 83,0 82,6 81,4 80,9
Phì

80,8


Bắc Hà

I

II

III

SVTH : Đặng Đình Duy

IV

V

VI

VII

Page 5

VIII

IX

X

XI



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Mường
Khương

90,8 90,3 89,1 87,8 85,6 87,6 88,6 89,1 88,4 87,8 88,9 89,0

88,6

1.3.1.2 Nhiệt độ không khí
- Mùa lạnh : từ tháng 11 đến tháng 3 có gió mùa đông bắc, nhiệt độ giảm rất
nhanh , thấp nhất thường xuất hiện vào tháng 1 và tháng 12, nhiệt độ không khí thấp
nhất tuyệt đối đo được tại trạm Bắc Hà là -3,60C vào ngày 27/12/1982, tại trạm Hoàng
Su Phỳ là 0,10C ngày 27/12/1982.
- Mùa nóng : từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình 240C, nhiệt độ
cao nhất thường xuất hiện vào tháng 5 và tháng 7 với nhiệt độ cao nhất đo được trong
thời kì quan trắc là Tmax= 34,20C tại trạm Mường Khương, Tmax= 390C vào ngày
12/05/1996 tại trạm Hoàng Su Phỳ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở các trạm trong suốt thời gian quan trắc dao
động vào khoảng từ 18,8-19,10C, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động từ
11-280C. Phân bố nhiệt độ trung bình trong năm của các trạm khí tượng trong lưu vực
xem ở bảng 3.1.
Bảng 3.2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng các trạm khí tượng
( đơn vị : 0C )
Trạm

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Bắc Hà

11,3 12,6 15,9 19,7 22,0 23,7 23,7 27,9 21,8 19,3 15,7

12,
2

18,8


Mường
Khương

11,5 12,9 16,6 20,2 23,2 24,0 24,4 23,8 22,7 22,0 16,3

13,
3

19,1

1.3.1.3 Chế độ gió
- Hướng gió: Nam và Đông Nam. Trong năm phân biệt 2 mùa gió , gió mùa
đông từ tháng 11 đến tháng 4 thịnh hành gió mùa đông bắc và gió bắc mang không khí
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
lạnh và khô, có ít mưa. Gió mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 thịnh hành gió đông nam
và đông mang hơi ẩm, thời tiết nóng ẩm.
- Tốc độ gió tại Bắc Hà trung bình năm là 1,1m/s
Bảng 3.3 Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng ứng với các tần suất tại trạm Bắc Hà (m/s)
Hướng gió
P=1%

Các tần suất thiết kế P%
P=2%
P=10%


P=25%

Bắc

37,2

28,9

21,56

17,5

Đông Bắc

27,7

22,2

17,3

10,2

Đông

22,6

17,2

12,5


6,38

Đông Nam

29,9

23,2

17,1

9,26

Nam

18,8

16,0

13,2

9,00

Tây Nam

23,4

18,3

13,8


7,80

Tây

33,4

22,4

13,3

4,25

Tây Bắc

38,5

26,3

18,6

7,84

Vô Hướng

38,0

31,3

25,2


15,9

1.3.1.4 Chế độ mưa
Bảng 3.4 Lưu lượng trung bình tháng năm tại trạm Bắc Hà ( tính đến năm
2012) ( đơn vị : mm )
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Năm

Bắc Hà

24,
4

30,
2

55,
2

124,
1

199,
6

239,
2

278,
8

339,
2

203,

3

121,
0

62,
9

20,
9

1698,
9

Mường
Khươn
g

45,
4

46,
6

67,
3

114,
1


207,
7

312,
8

435,
8

382,
9

211,
5

129,
1

68,
4

28,
5

2050

Hoàng
Su Phì

16,

8

23,
2

44,
3

87,1

187,
8

295,
2

343,
4

307,
8

160,
9

112,
2

52,
2


19,
1

1650

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Lượng mưa bình quân khu vực Bắc Hà được tính theo phương pháp bình quân
số học dựa trên lượng mưa bình quân năm của trạm Bắc Hà, Lũng Phìn, Sìn Chéng
được xác định XOlv Bắc Hà = 1876,5 mm. Lượng mưa trung bình lưu vực Vĩnh Yên được
xác định theo trung bình 3 trạm Vĩnh Yên, Yên Bình, Lũng Phìn, kết quả XOlv Vĩnh Yên =
2098,7 mm.
Bảng 3.5 Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế tại trạm Bắc Hà
P (%)

0,2

0,5

1

1,5

2,0


5

10

Hp (mm)

303,7

272,2

247,9

233,5

223,1

189,4

162,9

1.3.1.5 Bốc hơi
Do độ ẩm không khí lưu vực tương đối cao nên lượng bốc hơi nhỏ. Lượng bốc
hơi tháng lớn nhất đo bằng ống Picher xảy ra vào tháng 5 đạt trị số 66mm ở trạm Bắc
Hà; 106,3mm tại trạm Hoàng Su Phì; 61,7mm tại trạm Mường Khương và 80,1mm tại
trạm Lục Yên.
1.3.2. Lưu vực
Trên lưu vực sông Chảy ta có thể sử dụng số liệu của trạm khí tượng Bắc Hà,
Hoàng Su Phỳ, Mường Khương, Lục Yên nằm trong khu vực nghiên cứu có quan trắc
khí tượng, thời gian đo đạc dài 1961-2012, chất lượng tài liệu tốt được chọn làm trạm
đại biểu để xác định các yếu tố khí tượng cho tuyến công trình.

STT
Tên trạm
Sông
Yếu tố quan trắc
1
Hoàng Su Phỳ
Chảy
R,X, nắng,T,Z, gió
2
Mường Khương
Chảy
R,X, nắng,T,Z, gió
3
Bắc Hà
Chảy
R,X, nắng,T,Z, gió
4
Lục Yên
Chảy
R,X, nắng,T,Z, gió
Với: R,X,T,Z lần lượt là độ ẩm, mưa, nhiệt độ, bốc hơi.

1.3.3 Đặc trưng thủy văn

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 8

Thời gian
1962-2011

1961-2011
1962-2011
1962-2011


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chế độ dòng chảy và phân phối dòng chảy năm thiết kế :
-

Trong năm dòng chảy phân ra làm 2 mùa : mùa lũ và mùa kiệt, thời gian bắt
đầu và kết thúc mùa lũ từ thượng lưu đến hạ lưu trên lưu vực sông đều giống

-

nhau.
Mùa kiệt bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong bảy, tám tháng đó
dòng chảy mùa kiệt không hoàn toàn ổn định. Lượng dòng chảy mùa kiệt nói
chung chiếm từ 25-35% tổng dòng chảy cả năm. Dòng chảy 3 tháng mùa kiệt
xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3, với tổng lưu lượng dòng chảy chiếm 8-9%

-

tổng lượng dòng chảy cả năm.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10 chậm hơn mùa mưa một
tháng. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm (70-80%) tổng lượng dòng chảy
năm, tháng có dòng chảy lớn nhất vào tháng 7 và 8 với tổng lượng dòng chảy
chiếm 37% tổng lượng dòng chảy năm.
Bảng 3.6 Thống kê đặc trưng dòng chảy năm tại các trạm thủy văn trên lưu vực
sông Chảy 9 ( theo thực đo )
Tên trạm


Diện tích
( km2)

Qtb
( m3/s )

Mtb
( l/skm2)

Wtb
( 109m3)

Thời gian

Thác Bà

6170

201

32,6

6,34

1959-1971

Lục Yên

5030


160

31,8

5,05

1961-1973

Bảo Yên

4300

138,1

32,1

4,36

1973-2006

Cốc Ly

3480

110,6

31,8

3,49


1961-1972

Vĩnh Yên

174

7,56

43,4

0,241

1961-2006

1.4 VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Công trình được xây dựng ở vùng núi phía Tây Bắc là khu vực có địa hình rất
phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều núi đá vôi, độ dốc trung
bình từ 24 đến 280
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4.1 Tài nguyên đất
- Nhóm đất phù sa : diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao.
- Nhóm đất đỏ vàng : màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình
thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 800m trở xuống, diện tích

chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao.
- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa : đây là các loại đất feralitic
hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức
tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện
tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện Bắc Hà và Sa Pa.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ : chiếm trên 30% diệ tích tự nhiên, phân bố tập trung
tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà…
- Mỏ đất 1A nằm ở bờ trái sông Chảy ngay tại tuyến đập, phân bố trên sườn núi
có độ dốc sườn tự nhiên 15-300, ở khoảng cao trình 130-300m, diện tích mỏ đất 17,1
ha.
- Nhóm đất mùn alit trên núi : chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn… có thảm rừng đầu nguồn khá tốt.
- Tầng có ích gồm đất sét, á sét màu vàng, nâu vàng, nâu đỏ lẫn dăm sạn. Bề
dày trung bình 2,2m trữ lượng mỏ cấp C1 : 295000 m3 , hoàn toàn đáp ứng yêu cầu trữ
lượng đất để đắp đê quai và chất lượng đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
1.4.2 Cát và đá sỏi
Ở ven các sông ngòi hiện đã và đang được khai thác làm vật liệu xây dựng
phân bố chủ yếu ở lòng sông Chảy và các sông suối trong vùng. Hiện nay được các hộ

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
dân tiến hành khai thác bằng cơ giới với các máy hút cát, cuội, sỏi đặt trên mặt bè nằm
trong lòng sông và đưa chúng lên bờ đổ thành bãi, đống..
Các mỏ cát :
-


Trung Đô : nằm tại xã Trung Đô, huyện Bắc Hà, cách mỏ Bảo Nhai 5km về

-

phía thượng lưu.
Bảo Nhai : nằm trên sông Chảy phía hạ lưu công trình, cách công trình 15km
về phía hạ lưu.

1.4.3 Mỏ đá
Trên các núi đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng, trước hết là xây dựng
các công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng dân dụng. Đá vôi dạng sọc dải, đá vôi
phân lớp màu xám và đá vôi tái kết tinh màu trắng, xám thuộc phụ hệ tầng trên hệ tầng
Hà Giang. Thành phần chất lượng và tính cơ lí của đá vôi đạt các tiêu chuẩn cho rải
đường xây dựng, nhất là nguyên liệu cho bê tong. Kết quả tính trữ lượng được tính từ
cốt +>=100m ( tính từ bề mặt nền đường Thuận Hải vào Cốc Ly ) hoàn toàn áp dụng
phương pháp khai thác lộ thiên thuận lợi, cự ly vận chuyển gần công trình.
Vì vậy dựa trên địa hình khu vực và để đảm bảo kinh tế khi xây dựng ta xây
dựng công trình bằng đập bê tông trọng lực. Sử dụng luôn nguồn vật liệu tại chỗ như
cát, sỏi, đá vôi dồi dào có thể xây dựng nhà máy xi măng ngay tại công trình.
1.5 ĐỊA CHẤT KHU VỰC CÔNG TRÌNH
Vùng tuyến Cốc Ly thủy điện Bắc Hà có diện tích nhỏ ( 0,8 km2 ) nằm trong
thung lũng sông Chảy ở phần trung lưu, thuộc vùng chuyển tiếp giữa khu vực đồi
núi Đông Bắc và khu vực đồi núi thấp đến cao Tây bắc Việt Nam.
1.5.1 Điều kiện địa chất công trình tuyến đập

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 11



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tại vị trí tuyến đập, thung lũng sông Chảy có dạng chữ V thoải, lòng sông rộng
55m, vai trái dốc 30-35 độ, vai phải dốc 20-25 độ, chiều rộng thung lũng sông
theo chiều MNDBT là 300m.
- Với phương án chọn kết cấu đập là bê tông trọng lực, nền đập nên đặt trên nền
đá đới IIA, đá nứt nẻ, cứng chắc. Mặt cắt ĐCCT thứ tự trên xuống dưới gồm các
lớp đất đá sau :
+ Đới nứt nẻ IIA đá gốc phong hóa nhẹ, nứt nẻ mạnh, các khe nứt bám sắt, Mn, đá
cứng trung bình đến cứng chắc, dày 30-40m.
+ Vai đập bờ trái gặp 5 đứt gãy kiến tạo : IV-53, IV-52, IV-14, IV-42, IV-50 đổ về
bờ sông, dọc theo các đứt gãy đá bị phiến hóa mạnh bề rộng đới ảnh hưởng từ 310m và hệ thống khe nứt 310-330 góc 10-15 độ tạo điều kiện thuận lợi có thể gây
trượt mái dốc.
1.5.2 Điều kiện ĐCCT tại tuyến tràn xả lũ
Căn cứ vào kết quả thăm dò ở lòng sông, mặt cắt ĐCCT thứ tự từ trên xuống dưới
gồm các lớp sau :
-

Đới nứt nẻ IIA : đá gốc phong hóa nhẹ, nứt nẻ mạnh, các khe nứt bám Fe, Mn,

-

đá cứng trung bình đến cứng chắc, dày 25-35m
Nền đập tràn từ đầu tràn đến hố xói tiêu năng gặp các đứt gãy IV.6, IV.50,
IV.51. Dọc theo các đới ảnh hưởng chứa các đứt gãy đá bị phiến hóa mạnh,
gây nứt nẻ vỡ vụ mạnh tạo điều kiện phát triển các hang hốc Karst gặp tại các
hố khoan CL44, CL77, CL11, CL78, CL60 và Cl79 ở cao trình từ 106,86 đến
96,9m.

1.5.3 Điều kiện địa chất tại tuyến năng lượng và nhà máy
- Tuyến năng lượng nằm ở phía bờ phải sông Chảy có điều kiện ĐCCT khá thuận

lợi, nền tuyến năng lượng đặt trên nền đá cứng đới IIA ổn định, tuy nhiên do bề
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
mặt tầng phủ ở bờ phải lớn, để tránh sạt lở mái đào kiến nghị cửa lấy nước, kênh
xả sau nhà máy nên bọc bê tông, bê tông cốt thép.
- Căn cứ vào kết quả khoan thăm dò các hố gần trùng tim tuyến ( CL9. CL20,
CL37 ) trên mặt cắt ĐCCT thứ tự từ trên xuống dưới gồm các đới sau :
+ Đới nứt nẻ IIA phân bố từ 7-10m đến 15-20m, bề dày 25-30m.
-

Mực nước ngầm nằm cách bề mặt đất tự nhiên từ 15-20m, dọc theo tuyến năng
lượng có 5 đứt gãy đi qua, làm cho đá gốc bị phiến hóa, vụn vỡ trong phạm vi
ảnh hưởng của đứt gãy.

1.5.4 Hiện tượng động đất
Kết quả nghiên cứu , đánh giá độ nguy hiểm động đất của viện Vật lý địa cầu,
vùng tuyến công trình có cấp động đất cực đại tin cậy MCE với a= 274,6 cm/s 2
( tương ứng với cường độ động đất cấp 8-9 ) và động đất cơ sở vận hành OBE với a =
120 cm/s2 ( tương ứng với cường độ động đất cấp 7-8 thang MSK - 64 ).
1.5.5 Hoạt động địa chất vật lí
- Hiện tượng sạt lở trong tầng phủ :
+ Trong phạm vi vùng tuyến do bề mặt sườn địa hình khá dốc 30-40 độ hiện
tượng trượt lở trong tầng phủ tương đối phát triển. Các khối trượt thường xảy ra vào
mùa mưa khi tầng phủ bị bão hòa nước, chỉ tiêu cơ lí giảm, trọng lượng tăng. Đáng
chú ý là khối sạt lở ở sườn vai đập, bờ trái tuyến đập tràn III ở cao trình 150-160m
xuống mép sông. Tại đây bề mặt sườn dốc là 30-400, chiều dày lớp phủ lớn. Khối sạt

lở phát triển chủ yếu trong lớp đất edQ và đới phong hóa mãnh liệt. Kích thước khối
trượt dài 200m, rộng 100m, chiều sâu phát triển nhất đến 10m, khối lượng 1500020000 m3.

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Hiện nay khối sạt vẫn đang tiếp tục sạt trong các mùa mưa lũ, sản phẩm của
khối sạt lở chảy xuống sông và bị cuốn trôi đi. Khối sạt lở này không ảnh hưởng đến
ổn định nền công trình khi vị trí công trình xây dựng ngay trên khối sạt vì khối sạt xảy
ra trong lớp đất edQ và IA1.
+ Các khối sạt còn lại chủ yếu phát triển trong lớp phủ edQ dọc theo thung lũng
sông Chảy và các suối nhánh với quy mô cục bộ, kích thước nhỏ vài m3.
- Hiện tượng xâm thực : trên bề mặt sườn dốc bên bờ trái thung lũng sông Chảy
trong phạm vi vùng tuyến, hiện tượng rãnh xói, khe xói, mương xói khá phát triển.
Chúng được hình thành do hoạt động xâm thực sâu của các dòng chảy mặt tạm thời
trong mùa mưa, tại những nơi sườn dốc, lớp phủ dày. Các rãnh xói, khe xoi, mương
xói thường cắt sâu vào lớp phủ edQ và đới phong hóa mãnh liệt đá gốc với chiều rộng
và chiều sâu phát triển từ 0,5 đến 1-2m.

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ
2.1 DÂN CƯ
- Khu vực lòng hồ chứa thủy điện nằm trên địa phận hành chính của 2 huyện
Mường Khương và Si Ma Cai cùng 1 phần xã Cốc Ly, trong đó :
+ Huyện Mường Khương dân só toàn huyện theo số liệu điều tra dân số và nhà
ở, đến tháng 4/2009 có 52.030 người/11.098 hộ. Huyện có 14 dân tộc trong đó dân tộc
Mông chiếm 41,78%, dân tộc Nùng chiếm 26,8%, dân tộc Dao chiếm 5,75%... ngoài
ra còn một số ít dân tộc khác như Phù Lá, Mường… chiếm 6,8% dân số toàn huyện.

+ Huyện Si Ma Cai có khoảng 26.753 dân ( năm 2004 ) bao gồm 11 dân tộc
trong đó chủ yếu là người Mông ( 82,52% ), Nùng ( 12,25% ), La Chí ( 0,75% )…
+ Mật độ dân số 93ng/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,82%.
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Khu vực công trình đầu mối công trình thủy điện nằm trên địa phận xã Cốc
Ly huyện Bắc Hà.
Bắc Hà là huyện vùng cao tỉnh Lào Cai, có 14 dân tộc cùng chung sống trong
đó đông nhất là Hmong, Dao, Tày, Nùng.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 10.606 hộ với
56.919 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 82% ( Dân tộc Mông
chiếm 47%, Tày 11%, Dao 14% và các dân tộc khác ).
Mật độ dân số trung bình 77,6ng/km2.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 2%.
2.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Về số lượng, tổng diện tích tự nhiên của Bắc Hà là 68176,4 ha năm 2010, tăng
304,4ha so với năm 2006.
Trong 68716,4ha diện tích đất tự nhiên năm 2008, đất nông lâm nghiệp và thủy
sản là 33168,02ha, chiếm 48,65%, trong đó đất sản xuất lâm nghiệp có diện tích lớn
nhất 20602,6ha, chiếm 30,22% ; đất sản xuất nông nghiệp có 12551,33ha chiếm
18,41% và đất nuôi trồng thủy sản có 14,09ha.
2.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG XÃ HỘI
Ngoại trừ thị trấn Bắc Hà và xã Bảo Nhai, còn lại 19 xã của huyện Bắc Hà đều
thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 giai đoạn 2.
Khi dự án được xây dựng UBND tỉnh Lào Cai duyệt thu hồi, cho thuê 856ha
diện tích đất để phục vụ thi công vận hành dự án.

Tổng kinh phí đền bù hỗ trợ cho các hộ dân là 42 tỷ đồng.

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
18 hạng mục tái định canh – định cư ( trụ sở UBND, trạm xá, hệ thống điện, hệ
thống cấp nước, đường và cầu giao thông, trường học, nhà văn hóa… ) với tổng kinh
phí gần 30 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đã có 27/31 hộ dọn đến nơi ở tái định cư và ổn định cuộc sống, được trợ cấp di
chuyển từ phía chủ đầu tư.
Hai huyện Mường Khương và Si Ma Cai vẫn là những huyện nghèo thuộc vùng
sâu vùng xa, do đó cơ sở hạ tầng còn rất thiếu thốn, giao thông đi lại còn khó khăn,
các công trình xây dựng chủ yếu từ ngân sách nhà nước, huyện vẫn chưa có ngân sách
phát triển đầu tư hoặc có thì rất ít.
2.4 KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.4.1 Kinh tế
- Là 1 trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, Bắc Hà có 19 xã đặc biệt khó
khăn theo Chương trình 135 giai đoạn II và 4 thôn khó khăn thuộc xã vùng II, được
hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị quyết 30a về “ Chương trình hỗ trợ giảm hộ nghèo
nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo” của cả nước.
- Tổng số lao động toàn huyện tính đến cuối năm 2008 là 20.718 người, chiếm
tỷ lệ 52% dân số.
- Thu nhập bình quân đầu người : 3,8 triệu đồng.
- Tỷ trọng Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại dịch vụ : 74,5% - 9,7% 19,5% ( năm 2008 ).
- Tính đến cuối năm 2008, huyện còn 4997 hộ nghèo, chiếm 47,09% tổng số hộ
dân toàn huyện.


SVTH : Đặng Đình Duy

Page 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Sau 2 năm nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, tình
hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bắc Hà đã có những cải thiện đáng kể, cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các
năm ; cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp ; các chính sách phát triển văn hóa giao dục,
an sinh xã hội được quan tâm.
- Kinh tế huyện Mường Khương vẫn chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp.
- Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi đồi
trọc. Do đó đất nông nghiệp rất ít, chiếm khoảng 1/5 diện tích là ruộng bậc thang trồng
lúa mỗi năm chỉ có 1 vụ và 1 vụ trồng ngô trên các nương dốc. Ngô vẫn là lương thực
chính của người dân. Do đó để phát triển kinh tế hạ tầng, Si Ma Cai vẫn cần phụ thuộc
vào ngân sách nhà nước.
2.4.2 Xu hướng phát triển kinh tế
- Nông – lâm nghiệp : phát triển toàn diện theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với
xây dựng nông thôn mới. Phải kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa xây
dựng và chế biến, mở rộng sản xuất và thâm canh tăng năng suất, kết hợp trồng rừng.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp : trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp – lâm nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa, phát triển tiểu thủ công nghiệp
làng nghề theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Phát triển mạnh ngành nghề nông lâm sản, phát triển cơ khí sửa chữa sản xuất
công nông cụ và phụ tùng thay thế để phục vụ và tăng cường cơ giới hóa sản xuất.
- Giao thông : phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông trên toàn khu vực,
xây dựng các đường liên xã huyện, kết nối vùng sâu vùng xa, phát triển kinh tế trong
vùng.


SVTH : Đặng Đình Duy

Page 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3 : SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH
3.1 KINH TẾ VÀ NĂNG LƯỢNG
Nhiệm vụ của công trình thủy điện Bắc Hà đã được ghi rõ trong quyết định của
Thủ tướng Chính Phủ về việc đầu tư dự án thủy điện Bắc Hà số 539/VPCP – NC ngày
01/02/2002 : tạo nguồn điện cung cấp cho lưới điện quốc gia và công suất lắp đặt 90
MW, sản lượng điện trung bình năm 378,4 triệu kWh.
3.2 LỢI DỤNG TỔNG HỢP CÔNG TRÌNH
- Để khắc phục tình trạng đói nghèo của nhân dân, Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Lào Cai đã định hướng phát triển kinh tế vùng dự án là trọng điểm phát triển hệ thống
thủy lợi phục vụ thâm canh tăng vụ , khai hoang tăng năng suất, giải quyết nước sinh
hoạt cho nhân dân, ngoài ra địa phương còn có xu hướng phát triển khu vực này thành
những trọng điểm trồng các cây đặc sản của tỉnh như mận đào chè … với hàng ngàn
ha hoang hóa.
+ Nhiệm vụ của công trình :
-Dung tích hữu ích hồ chứa khoảng 103,8 triệu m3 sẽ cung cấp nước tưới tiêu
cho 3465 km2 lưu vực.
- Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng
- Tích nước vào mùa khô và cắt giảm lũ vào mùa mưa cho khu vực hạ lưu
- Kết hợp du lịch sinh thái , nuôi trồng thủy hải sản, thủy cầm trong khu vực
lòng hồ , cản thiện không khí trong vùng.
- Phát triển giao thông , cơ sở hạ tầng
- Khi dự án vận hành sẽ bổ sung vào lưới điện quốc gia gần 400 triệu kWh/
năm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực, mở ra
hướng phát triển đến các vùng sâu, vùng xa của Lào Cai.

CHƯƠNG 4 : CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT
4.1 THÔNG SỐ CÔNG TRÌNH
- Cấp công trình : cấp I theo TCVN 04-05-2012
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Công trình thủy điện Bắc Hà có diện tích lưu vực 3.465 km2
- Dung tích toàn bộ hồ chứa ở MNDBT 267,52 triệu m3
- Dung tích ở MNC : 89,17 triệu m3
- Dung tích hữu ích hồ chứa : 178,35 triệu m3
- Đập dâng bê tông trọng lực chiều cao 86m
- Đập tràn , kích thước (5 khoang ) : 5x8,5m
- Công suất lắp máy 90 MW ( 2 tổ mỗi tổ 45 MW)
- Sản lượng điện bình quân hàng năm 378,4 triệu KWh
-Số giờ phát điện tính toán 4200h/ năm
4.2 MỰC NƯỚC
- Mực nước dâng bình thường : MNDBT = 185m
- Mực nước chết : MNC =163m
- Cột nước tính toán (max): H max =54,2 m
+Đường đặc tính địa hình lòng hồ
Bảng 4.1 Quan hệ F~ Z~ V
z(m)

V(10^6 m3)

F(km2)


z(m)

V(10^6 m3)

F(km2)

120

0.000

0.0

160

74.030

10.6

125

0.622

0.8

165

99.264

12.4


130

2.302

1.1

170

124.586

14.6

135

5.634

1.4

175

152.515

17.2

140

11.050

3.0


180

188.210

19.7

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
145

19.316

4.2

185

267.520

23.2

150

31.606

6.8


190

379.720

27.8

155

49.784

8.5

195

491.920

36.6

Hình 4.1 Đường quan hệ Z~V
4.3 LƯU LƯỢNG

Bảng 4.2 Dòng chảy năm thiết kế tuyến Bắc Hà
Tuyến

Qo
(m3/s)
135.9

Bắc Hà



Cv

Cs

0.2

0.4

10%
164.4

Qp% (m3/s)
50%
75%
134.3
120.6

90%
108.9

Lũ thiết kế
Bảng 4.3 Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tuyến đập Bắc Hà

Tuyến
TĐ Bắc Hà



0,1%

6540

0,5%
4971

Q maxp (m3/s)
1%
3%
4388
3539

5%
3179

10%
2716

Tổng lượng lũ thiết kế
Theo số liệu thực đo của 2 trạm Cốc Ly (1961-1972) và Bảo Yên (19732006), trong một mùa lũ thường xuất hiện khoảng 3-4 trận lũ. Thời gian duy
trì một trận lũ thường dao động từ 7-10 ngày.Để phục vụ cho việc phòng lũ
thiết kế trong tính toán chọn thời đoạn trận lũ là T=7 ngày.
Bảng 4.4 Tổng lượng lũ thiết kế tại tuyến Bắc Hà

Tuyến

Thời
đoạn tính 0,1
toán

SVTH : Đặng Đình Duy


Tổng lượng lũ thiết kế P% (Wp% 10^6m3)
0,5
1
3
5
Page 20

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bắc Hà

W1

395.96

299.29

263.33

211.00

188.80

160.30

W3


877.63

664.32

584.74

469.00

420.13

357.19

W5

1220.63

919.02

806.83

643.55

574.27

485.35

W7

1438.69


1085.82

954.55

763.51

682.45

578.42

W9

1606.70

1216.96

1071.97

860.96

771.44

656.54

PHẦN II : THIẾT KẾ CƠ SỞ - THIẾT KẾ KĨ THUẬT
CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ
5.1 TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ
5.1.1. Đề xuất phương án khẩu diện tràn
Việc xác định khẩu diện tràn là một bước rất quan trọng và rất cần thiết trong
quá trình tính toán thiết kế một công trình thủy lợi. Khẩu diện tràn lớn thì khả năng

tháo lũ xuống hạ lưu cũng tăng lên, MNDGC trong hồ giảm xuống và khối lượng cửa
van, thiết bị lớn nhưng khối lượng phần đập không tràn nhỏ và ngược lại. Qua việc
tính toán cho các phương án chúng ta phân tích ưu nhược điểm và tính toán ra khối
lượng và giá thành cho mỗi phương án từ đó so sánh tìm ra một phương án tối ưu về
cả kinh tế và kĩ thuật. Trong đồ án này chỉ xét với một khẩu diện tràn Btr như sau:
-

Khẩu diện tràn : Btr = 5 x 8,5m

5.1.2. Mục đích tính toán điều tiết lũ
Tính toán điều tiết lũ là một nội dung tính toán quan trọng trong đồ án thiết kế
hồ chứa nước. Thông qua tính toán điều tiết lũ xác định được dung tích phòng lũ cần
thiết tương ứng với phương thức vận hành của từng quy mô công trình tràn.
Quy mô công trình tràn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô công trình đầu mối
trong đó chủ yếu là đập ngăn sông. Việc tính toán điều tiết lũ được tiến hành với nhiều
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
quy mô công trình tràn khác nhau, xây dựng quan hệ chiều rộng tràn và cột nước tràn
(Btr ~ Htr) làm cơ sở thiết kế lựa chọn phương án kinh tế kỹ thuật tối ưu cho công trình
đầu mối. Trong phạm vi đồ án cho phép tiến hành tính với một phương án quy mô
công trình tràn (Btr) với quá trình lũ đến ứng với các tần suất lũ P% và hình thức tràn
đã được xác định.
Ứng với quy mô công trình tràn (Btr) cần xác định các thông số sau:
- Đường quá trình xả lũ theo thời gian (qxả ~ t).
- Lưu lượng xả lũ lớn nhất: qxả max (m3/s).
- Dung tích siêu cao: Vsc (m3).

- Mực nước lũ (MNLTK, MNLKT): Zsc (m).
- Cột nước siêu cao: Hsc (m).
5.1.3 Tài liệu tính toán
5.1.3.1. Tài liệu công trình tháo
- MNDBT : 185m
- MNC : 163m
- Ngưỡng tràn : đập tràn thực dụng có cửa van.
- Cao trình ngưỡng tràn : ngưỡng= MNDBT – 10 = 185 – 10 = 175m
- Tính toán với Btr = 42,5 m ( số khoang n = 5, Bkhoang = 8,5 m ).
5.1.3.2. Tài liệu thủy văn, địa hình
- Tài liệu dòng chảy lũ đến Qlũ ~ t : mô hình lũ ứng với tần suất P = 0,5% và P
= 0,1%.
- Tài liệu đặc trưng lòng hồ : đường quan hệ F~Z~W
Bảng 5.1 Quan hệ F~ Z~ V
z(m)

V(10^6 m3)

F(km2)

z(m)

V(10^6 m3)

F(km2)

120

0.000


0.0

160

74.030

10.6

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
125

0.622

0.8

165

99.264

12.4

130

2.302


1.1

170

124.586

14.6

135

5.634

1.4

175

152.515

17.2

140

11.050

3.0

180

188.210


19.7

145

19.316

4.2

185

267.520

23.2

150

31.606

6.8

190

379.720

27.8

155

49.784


8.5

195

491.920

36.6

Hình 5.1 Đường quan hệ Z~V

-

Đường quá trình lũ thiết kế : Chọn đường quá trình lũ có dạng hình tam giác
với thời gian lũ xuống bằng 1,5 lần thời gian lũ lên. TX = 1,5TL
Bảng 5.2 Thời gian kéo dài trận lũ
TT
1
2
3
4

-

Thông số/
Tần suất
Wp
QmP
TL
TX
T


Đơn vị
6

10 m
m3/s
ngày
ngày
ngày

Lưu lượng xả tính theo công thức :
q = ε.m.∑b. (1)

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 23

3

Tuyến hồ
0,5%
1085,82
4971
2,8
4,2
7

0,1%
1438,69
6540

2,8
4,2
7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong đó : m là hệ số lưu lượng của tràn, m = 0,48 ( lấy theo QP.TL C8-76 )
∑b = 5x8,5= 42,5m
ε là hệ số co hẹp bên của đập tràn do các mố trụ gây nên
ε=
B= 5.8,5 = 42,5 m
tổng chiều dài mố trụ
H0 : cột nước trên tràn
5.1.5. Tính toán điều tiết lũ
Căn cứ vào các tài liệu :
-

Đường quan hệ F~Z~W
Đường quá trình lũ đến dạng tam giác

Ta sử dụng phương pháp tính điều tiết đường quá trình lũ đến có dạng tam giác
của Kotregin. Công thức tính :
Vm = WL( 1 + ) (2)
Vm : dung tích phòng lũ
WL : tổng lượng lũ đến
-

Ứng với lũ thiết kế P=0,5% : Qmax = 4971 m3/s ; WL = 1085,82. 106 m3
Ứng với lũ kiểm tra P=0,1% : Qmax = 6540 m3/s ; WL = 1438,69. 106 m3


qxả max : lưu lượng xả lũ lớn nhất thời đoạn
Theo phương pháp thử dần, ta giả thiết các đại lượng qixa max , từ đó tìm ra Vm
theo công thức (2), có Vm ta xác định Vi theo công thức
Vi = Vm + Vbđ
Trong đó Vbđ là dung tích nước có trong hồ trước khi có lũ, ở đây ta coi như
trước khi lũ về thì cao trình mực nước trong hồ bằng cao trình MNDBT, tra quan hệ
V~Z ta được Vbđ = 267,52.106 m3. Có Vi tra quan hệ V~Z ta được Zhồ rồi tính được qttxả
theo công thức (1).
SVTH : Đặng Đình Duy

Page 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 5.3 Kết quả tính toán điều tiết lũ ứng với lũ thiết kế
Bảng 5.4 Kết quả tính toán điều tiết lũ ứng với lũ kiểm tra
TT
-

qgtxa
Zhồ
Vi
Vbđ
Vm
WL
3
6
3
6
3

6
3
m /s
m
10 m
10 m
10 m
106 m3
Kết quả tính toán lũ thiết kế ( Phụ lục chương 6 bảng 6.3 )
Kết quả tính toán lũ kiểm tra ( Phụ lục chương 6 bảng 6.4 )

qttxả
m3/s

qttxả - qgtxa
m3/s

Ta có kết quả tính toán như sau :
Bảng 5.5 : Kết quả tính toán điều tiết lũ

Tần suất P = 0.5%
Tần suất P = 0.1%

Thông số

Đơn vị

qmax
Htr max
MNLTK

qmax
Htr max
MNLKT

m3/s
m
m
m3/s
m
m

Phương án Btr
( 5x8,5 m )
4414,56
15
190
5786,79
17,7
192,7

CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ ĐẬP DÂNG BÊ TÔNG TRỌNG
LỰC
6.1. XÁC ĐỊNH MẶT CẮT CƠ BẢN
6.1.1. Yêu cầu
Mặt cắt cơ bản của đập phải đảm bảo 3 điều kiện sau :
-

-

Điều kiện ổn định : đảm bảo hệ số an toàn ổn định trượt trên mặt cắt nguy

hiểm nhất không nhỏ hơn trị số cho phép.
Điều kiện ứng suất : khống chế không để xuất hiện ứng suất kéo ở mép
thượng lưu hoặc có ứng suất kéo nhưng nhỏ hơn trị số cho phép, ứng suất
chính nén ở mép hạ lưu không được vượt quá trị số cho phép.
Điều kiện kinh tế : đảm bảo khối lượng công trình là nhỏ nhất

SVTH : Đặng Đình Duy

Page 25


×