Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Một số kỹ năng và tình huống trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.39 KB, 51 trang )

MỘT SỐ KỸ NĂNG
VÀ TÌNH HUỐNG TRONG
GIAO TIẾP

1


MỤC LỤC

2


Lắng nghe
Vậy thế nào là lắng nghe?
Để hiểu rõ khái niệm, bạn hãy làm bài tập sau đây: Nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe
được gì? Những gì bạn nghe được là đó gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm
đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn
sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra.
Bây giờ bạn hãy làm bài tập thứ hai: Nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên
cạnh đang nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá
trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung
và chú ý rất cao.
Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ
nghĩa.
"Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe". Có miệng
không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết
viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng nghe. Ta được học nói, học đọc, học viết rất nhiều.
Vậy ta học lắng nghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹ năng mà chiếm đến 53% thời gian giao
tiếp lại không được dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều. Nhưng lắng
nghe ta chỉ được dạy vẻn vẹn có vài câu: "Con phải biết nghe lời bố mẹ!", "Có nghe không
thì bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được dạy.


Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Đôi khi ta dùng vào
việc phụ như đeo khuyên tai, hay để cho người khác kéo tai. Còn chỉ có mỗi một cái miệng
để nói, để ăn và rất nhiều việc phụ khác nữa. Phải chăng ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi.
Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ
hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn.
"Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời
gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như
vậy thì chắc là... chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là nhà
đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này. Vậy điều
gì làm ta nghe không hiệu quả?
Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta
thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng
3


đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai,
xấu để phản ứng lại.
Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà
trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất
bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Lắng nghe như thế nào?
"Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ". Để nghe hiệu quả bước đầu
chúng ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ:
Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn
lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích.
Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong
muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng nghe.
Đơn giản ta có thể tổng kết bằng một câu: "Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mặt hóng hớt,
đầu gật như lạy phật".
Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng

nghe họ bằng những tiếng đế: "Tuyệt! Hay quá! Ối giời ơi!..."; tiếng đệm: "Dạ! Vâng!...";
hoặc câu hỏi: "Vậy à? Thế á? Cái gì cơ? Thật không? Gì nữa?...". Đơn giản hóa ta có thể
tổng kết bằng một câu: "Thế á! Thật không? Ối giời ơi!".
Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi
người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ
năng và kĩ thuật nhất định.
- Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự
chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn
quan tâm: những gì họ đang nói.
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếpTập trung: Bày tỏ sự tôn
trọng với người nói là việc làm cần thiết.
Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi
thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên
bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình
bày hết quan điểm của mình.
Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe.

4


Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin,
cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý
mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn
sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và
thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những
người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi
đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc
lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy
thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.
Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục

Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói:
"Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn
nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay
chính họ cũng không định nói đến.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thê: Hãy cởi mở với người nói.
Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu
có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực,
hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng,
hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một
vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách
chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ
dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ
thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà
bạn thực sự muốn diễn đạt. Xem thêm các bài viết về ky nang giao tiep tại đây
- Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí
nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi
ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có
thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có
nghĩa là bạn đã thành công.
Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe
thực sự ( kỹ năng sống ). Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng.
5


Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như
đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều
từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?
- Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta
thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng

đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai,
xấu để phản ứng lại.
- Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà
trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất
bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Một người nói hay không bằng một người nghe giỏi.
Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả hai kỹ năng nói
và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan
hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số, sở thích, mong muốn,
nhu cầu của người khác. Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe là gặt. Thượng đế chỉ cho ta 1
cái miệng để nói nhưng đến tận 2 cái tai để lắng nghe.
Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu
dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song lại ít người biết đuợc điều đó. Trong giao tiếp
với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để lắng nghe. Để
có một kỹ năng lắng nghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây của chu trình lắng nghe:
Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao tiếp là tập trung. Tập trung có
nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì
trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công việc khác xen vào. Kết
quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách
hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có
thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn. Tham dự: Người nói phải có người
nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý
của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ điệm như: dạ, vâng
ạ, thế ạ, thật không?... Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói
vịt vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người gửi,
yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người
nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như thế
6



này có đúng không? Hoặc ý anh là thế này…? Ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không
biết thì hỏi tự ti làm gì là nguyên tắc cơ bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá
trình giao tiếp bạn không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn phải biết
chọn lọc những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải. Cách tốt nhất để bạn không
quên đi những thông tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao tiếp bạn nên
chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công cụ quan trọng nhất giúp
bạn ghi nhớ những thông tin quan trọng của một cuộc giao tiếp. Hồi đáp: Giao tiếp là một
quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người
nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới
toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe. Sơ đồ sau đây
mô tả quá trình hồi đáp thông điệp trong giao tiếp: Phát triển: Giao tiếp không phải là một
thời điểm là là một quá trình. Quá trình hối đáp là
KI NANG THUYET TRINH Kỹ năng thuyết trình & nghệ thuật nói trước đám
đông
Với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình
bày kế hoạch, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu
chốt cần có. Thuyết trình không còn là “trình bày, thuyết minh”, mà đã trở thành một nghệ
thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung
quanh. Bạn đang tìm hiểu khoá học này, có thể bạn đang:
Bạn cần tự tin trước đám đông? Bạn cần thiết lập một ấn tượng sâu sắc đối với mọi
người ngay lần đầu gặp mặt?
Bạn cần chinh phục những con tim và những khối óc? Bạn cần đối diện và vượt qua
những bất bình?
Bạn cần chuyển tải tầm nhìn? Bạn cần nhấn mạnh quan điểm?
Bạn cần thôi thúc người khác hành động và để lại những ấn tượng mạnh mẽ nơi mọi
người?
Hay đơn giản chỉ là:
Thuyết phục một đồng nghiệp về một việc gì đó?
Bán được càng nhiều hàng càng tốt?
Dẫn dắt, động viên tinh thần, truyền nhiệt huyết, động lực … cho đồng nghiệp và

bạn bè xung quanh?

7


Trên đây là những mong muốn rất bình thường của đa số mọi người. Đối với một số
người, việc này hết sức đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên, đối với đa số những người khác, kỹ
năng quan trọng này lại không phải bỗng dưng có và cũng không dễ dàng có được mà phải
trải qua quá trình rèn luyện công phu, nếu không muốn nói là khổ luyện.
Chuyện về các nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp kì công ra bờ biển luyện giọng, luyện cách
nói để có thể hiên ngang hùng biện trước hàng ngàn người cách đây hàng ngàn năm là một
ví dụ. Ngày nay, không cần phải ra biển, cũng không phải khổ công rèn luyện, bạn vẫn có
thể tiếp cận và làm chủ kỹ năng thuyết trình này.
Thấu hiểu nhu cầu này của các bạn trẻ, Cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn đã phối
hợp cùng diễn giả Trần Đình Tuấn thiết kế chương trình đào tạo “Kỹ năng thuyết trình và
nói trước công chúng” để cùng bạn hiện thực hóa điều mong muốn của mình thông qua hệ
thống kiến thức, kỹ năng và phương pháp khoa học.
Tạo cảm xúc khi thuyết trình
Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần
trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung
nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối
lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 - 45 phút. Mà
khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu
hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước
khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn
bộ nội dung của bài nói đó.
Nhiều người tin rằng khi mình nắm vững các kỹ năng nói, thì họ sẽ thành công. Tuy
nhiên, cảm xúc lại đóng vai trò quan trọng hơn, cũng có thể nói tạo cảm xúc chính là một kỹ
năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản. Cũng như khi bạn
biểu hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ

thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi
nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên
học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong
giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần
truyền đạt cho người nghe.

8


Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì,
thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những
thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một
cách tự nhiên ra bên ngoài. Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng : những yếu tố trên có
phải do năng khiếu thiên phú của một số người nào đó, nếu tôi sẵn là người thiếu tự tin, thì
làm sao tôi làm được những điều này? Vâng, phần tiếp theo đây chúng ta sẽ giải đáp ngay :
làm sao để có đRèn luyện sự tự tin trước đám đông
Làm thế nào để có được tự tin luôn là một trong những chủ đề nóng trong những khóa
học kỹ năng. Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ được gắn trên
bằng "phần ngọn" là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể.
Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một
người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả
năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người
khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người
nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin. Nói cách khác, nếu
bạn luôn nghĩ mọi thứ về bản thân mình tích cực, và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn
thấy được những điều tốt đẹp đó, thì bạn sẽ nâng cao được lòng tự tin.
Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau : Thường khi tiếp xúc
với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi : "vì sao bạn lại thiếu tự tin?", sẽ nhận được
những câu trả lời như "tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay
không hợp với mình...". Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước

khi đến buổi thuyết trình. Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh
của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh
đến quá trình xuất hiện trước đám đông.
Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất
cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng ta
không học thuộc lòng, mà là nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào
đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt. Bạn có thể sử dụng mindmap (bản đồ tư duy) để làm
hiệu quả hơn việc này. Từ đây, áp dụng những công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ
có thể ngày một nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc tự nhiên.
Đặt ra giá trị tác động đến người nghe

9


Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có
thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ
khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho
người nghe trong bài nói của mình.
Theo quy tắc diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh - một trong những diễn giả
hàng đầu Việt Nam, thì thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của
người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện
thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác
thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.
Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác
động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận
người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự
tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu
đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.
Một mẹo nhỏ để có thể "xốc dậy" được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì
về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của

bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin
hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.
Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước
đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong
mắt người khác.
20 cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn
Tôi đã từng tham gia thuyết trình khá nhiều lần, và có 1 điều tôi phải thừa nhận rằng,
đến giờ, trước mỗi dịp thuyết trình, tôi vẫn luôn có cảm giác hồi hộp. Có thể bạn cũng vậy,
Bạn cũng có những lo lắng, những bồn chồn và thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
Điều này rất bình thường, bởi lẽ, phần lớn chúng ta sinh ra không kèm với tài hùng biện tự
nhiên
Một trong những bài học đầu tiên giúp tôi tự tin nói trước công chúng đó là tôi xem
buổi thuyết trình giống như 1 buổi chia sẻ và trò chuyện với bạn bè, điều này giúp tôi giảm
đi những áp lực có thể có trong khi thuyết trình. Thật vậy, nếu bạn có thể học được điều này,
bạn sẽ thấy thuyết trình và nói trước đám đông không phải là điều gì đó quá khó khăn.

10


Một trong những bài học lớn nhất mà tôi học được trong những năm vừa qua là để trở
thành một diễn giả tuyệt vời, đó là chìa khóa để phát triển một kiểu nói cá nhân. Vì tôi biết
tôi không phải là người nói hùng hồn nhất trên thế giới, tôi làm cho nó bằng cách chuẩn bị
các bài thuyết trình của tôi với sự nhiệt tình, dữ liệu duy nhất / độc quyền, và hàng tấn nội
dung hữu ích cũng như rất nhiều các câu chuyện cười ngớ ngẩn.
Những điều tôi chia sẻ dưới đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong việc cải
thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng của mình.
1. Thực hành: Đương nhiên, bạn sẽ muốn luyện tập nhiều lần cho phần trình bày của
bạn. Nhưng đôi khi bạn sẽ không có đủ lượng thời gian luyện tập cần thiết, Nhưng bạn thực
sự có thể tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập, một trong những cách giúp việc thực
hành của bạn hiệu quả là hãy nói và ghi âm những gì mình nói, sau đó bạn nghe lại bạn sẽ

thấy cần điều chỉnh chỗ nào, cần thêm những thông tin gì, những dữ liệu nào bạn có thể bỏ
qua ...
2. Biến đổi năng lượng thần kinh Into Enthusiasm: Nó nghe có vẻ lạ, nhưng tôi cũng
sẽ thường xuyên uống 1 ít nước và nghe 1 chút âm nhạc trong tai nghe của tôi trước khi
trình bày. Tại sao? vì điều này giúp tôi đỡ bồn chồn cũng như giúp tôi tập trung vào buổi nói
chuyện sắp tới.
3. Tham dự thuyết trình khác: Nếu bạn đang đem lại một cuộc nói chuyện như là một
phần của một cuộc họp, cố gắng tham dự một số cuộc đàm phán trước đó của các diễn giả
khác. Điều này cho thấy sự tôn trọng cho các diễn viên của bạn trong khi cũng tạo cho bạn
một cơ hội để cảm nhận ra khán giả. Tâm trạng của đám đông là những gì? Là phần trình
bày chiến lược hay chiến thuật trong tự nhiên? Loa khác cũng có thể nói điều gì đó mà bạn
có thể chơi tắt của sau này trong bài thuyết trình của riêng bạn.
4. Đến sớm : Đây luôn luôn tốt nhất để cho phép bạn dành nhiều thời gian để giải
quyết trước khi trình bày vấn đề của bạn trong buổi thuyết trình. Thêm thời gian, đảm bảo
bạn sẽ không bị trễ và cung cấp cho bạn rất nhiều thời gian để thích nghi với không gian
trình bày của bạn.
5. Hãy điều chỉnh tầm mắt của bạn đến toàn bộ khán phòng: Bạn nên thay đổi
hướng nhìn và phân bổ nó đến nhiều khu vực trong khán phòng nhằm giúp tạo thiện cảm
với các khán giả. Điều này cũng 1 phần giúp bạn thấy được phần lớn mọi người có tập trung
lắng nghe bạn hay không, bạn cũng có thể biết được khu vực nào chưa thực sự tập trung như
bạn mong muốn và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
11


6. Trao đổi với khán giả: Trao đổi với khán giả làm cho bạn có vẻ dễ thương hơn và
gần gũi. Hãy hỏi những người tham dự sự kiện trong các câu hỏi và câu trả lời của họ. Họ
thậm chí có thể cung cấp cho bạn một số cảm hứng để dệt thành nói chuyện của bạn. Bạn có
thể rèn luyện các phương pháp tương tác với người nghe thông qua chương trình đào tạo kỹ
năng thuyết trình tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn:Kỹ năng cho người đi làm:
7. Sử dụng tư duy tích cực: Cho dù bạn có tin hay không thì việc bạn thường xuyên

suy nghĩ tích cực về 1 vấn đề, tạo cho mình những trạng thái hưng phấn về tâm lý trước khi
bắt đầu buổi thuyết trình sẽ giúp bạn vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám
đông. Khi bạn tư duy tích cực và tưởng tượng về những điều tích cực sẽ diễn ra trong buổi
thuyết trình của mình, bạn sẽ hình dung rõ hơn các tình huống và xử lý chúng 1 cách dễ
dàng.
8. Hãy tạo sự đồng cảm với khán giả: Một trong những lo ngại và khó khăn nhất khi
thuyết trình và nói trước công chúng là những khán giả đang bí mật chờ đợi để cười vào
những sơ suất hoặc sai lầm của bạn. May mắn thay, đây không phải là trường hợp trong đại
đa số các bài thuyết trình. Các khán giả muốn nhìn thấy bạn thành công. Trong thực tế,
nhiều người có một nỗi sợ nói trước công chúng, vì vậy ngay cả khi khán giả dường như
không quan tâm, rất có thể là khá tốt mà hầu hết mọi người nghe bài thuyết trình của bạn có
thể liên quan đến cách thức nó có thể được. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, nhắc nhở
mình rằng khán giả được nghe những gì bạn nói, và thực sự muốn nhìn thấy bạn nói về chủ
đề hôm nay.
9. Hãy hít thở sâu: Khi bạn lo lắng, cơ bắp của bạn thắt chặt, thậm chí bạn có thể gặp
khó khăn trong việc giữ nhịp thở của bạn. Ngay lúc này, bạn có thể hít thở thật sâu. Những
hơi thở sâu sẽ giúp máu của bạn lưu thông tốt hơn và cung cấp nhiều oxy lên não, điều này
sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.
10. Nụ cười: Khi bạn cười lượng endorphins của bạn sẽ tăng lên, điều này có tác dụng
làm giảm đi sự lo lắng của bạn và giúp bạn bình tĩnh cũng như cảm thấy phấn chấn hơn.
Mỉm cười cũng là 1 mẹo nhỏ trong kỹ năng giao tiếp giúp bạn thể hiện sự tự tin và nhiệt
tình với đám đông.
11. Tập thê dục: Tập thể dục trước đó trong ngày trước khi trình bày của bạn để tăng
cường endorphins, chất này sẽ giúp làm giảm bớt sự lo lắng. Tốt hơn trước đăng ký cho
rằng lớp học thể dục.

12


12. Hãy biết các tạo điêm dừng thông minh: Khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng

lên, tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quảng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ
giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục chủ đề thuyết trình của mình.
13. Hay chuẩn bị nội dung bài thuyết trình 1 cách có chọn lọc.
Việc bạn luôn cảm thấy thông tin nào cũng quan trọng, cũng cần thiết phải đưa vào,
bạn "không nỡ" loại bỏ đi những thông tin mà bạn đã dày công tìm kiếm... Điều này sẽ dẫn
tới bài thuyết trình của bạn trở nên loãng. Bạn sẽ không thể trình bày hết 80 trang tài liệu
cho 1 buổi thuyết trình chỉ kéo dài 10 phút được. Chính vì vậy, sắp xếp thông tin theo mức
độ quan trọng với chủ đề cần thuyết trình sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ được những thông tin
ít quan trọng và dành thời gian cho việc trình bày các thông tin đã được chọn lọc. Đây là 1
trong những kỹ năng thuyết trình được các diễn giả áp dụng khá nhiều hiện nay.
14. Bạn hãy là người chủ động thu hút và tương tác với người nghe: Phần lớn tâm
lý của mọi người đến 1 buổi thuyết trình đều sẽ rơi vào trạng thái thụ động, điều này có thể
dẫn tới tình trạng tương tác 1 chiều và làm giảm đi hiệu quả trong thông điệp mà bạn muốn
truyền tải trong buổi thuyết trình. Để khắc phục điều này, bạn hãy xem xét việc bắt đầu với
một cuộc thăm dò hoặc khảo sát. Không được đưa ra bởi những câu hỏi bất ngờ - thay vào
đó, hãy xem chúng như là một cơ hội để cung cấp cho khán giả của bạn những gì họ muốn.
15. Hãy dành ít phút thư giãn: Ngay cả khi bài trình bày của bạn đã được chuẩn bị
sẵn và vừa khít với thời gian dự kiến diễn ra thì việc bạn biết cách tận dụng những quãng
nghỉ để chèn vào đó những mẩu truyện cười ngắn hay 1 câu nói nhẹ nhàng nào đó sẽ là 1
cách tuyệt vời để giúp người nghe cảm thấy thoải mái hơn. Điều này đặc biệt quan trọng
nếu buổi thuyết trình của bạn chứa nhiều thông tin. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý để duy trì
sự cân bằng, bạn không nên sử dụng nó quá nhiều vì có thể làm cho người nghe quên đi
những nội dung mà bạn muốn truyền tải.
16. Đừng cố gắng cho mọi người thấy bạn có thê trả lời tất cả các câu hỏi
Rất ít người khi trình bày hay thuyết trình có thể công khai thừa nhận rằng họ thực sự
không biết câu trả lời cho 1 câu hỏi nào đó, vì điều này khiến họ cảm thấy quyền lực hoặc
sức ảnh hưởng của mình có thể bị suy yếu. Tuy nhiên, vì tất cả chúng ta đều biết rằng,
không ai có thể biết hết về mọi thứ. Chính vì vậy, đôi khi bạn thừa nhận bạn chưa sẵn sàng
trả lời cho 1 vấn đề nào đó, việc làm này có thể cải thiện độ tin cậy của bạn. Nếu ai đó hỏi 1

câu hỏi mà bạn chưa biết, bạn hãy trả lời bạn không biết.
13


17. Sử dụng ngôn ngữ cơ thê:
Thực hành ngôn ngữ cơ thể tự tin là một cách khác để tăng sự lo lắng trước khi trình
bày của bạn. Khi bạn thể hiện sự tự tin qua ngôn ngữ cơ thể, tâm trí của bạn sẽ làm theo.
Bạn có thể khắc phục các lo lắng của mình ngay trong buổi thuyết trình bằng cách đừng
ngồi 1 chỗ, bạn có thể đi qua đi lại vài lần, bởi việc đi bộ sẽ giúp bạn giảm được những căng
thẳng từ bên trong cơ thể, điều này giúp tuần hoàn máu tốt hơn và hạn chế tình trạng căng
thẳng của bạn.
18. Uống nước: Việc bạn thiếu nước có thể dẫn đến 1 sự lo lắng không đáng có, ngay
lúc này, bạn có thể uống 1 ngụm nước trước khi tiếp tục câu chuyện của bạn. Bạn cũng có
thể giữ 1 chai nước trên tay phòng trước hợp bạn cảm thây khô miêng, hay cảm thấy lo lắng.
Đây cũng có thể được xem là 1 mẹo giúp bạn bình tĩnh hơn trước khi trình bày những điều
quan trọng. Khô miệng là một kết quả chung của sự lo lắng. Ngăn chặn xanh cottonmouth
bằng cách ở lại ngậm nước và uống thật nhiều nước trước khi nói chuyện của bạn (chỉ cần
không quên nhấn vào phòng tắm trước khi bắt đầu). Giữ một chai nước ở tầm tay khi trình
bày trong trường hợp bạn bị khô miệng khi nói chuyện lên một cơn bão. Nó cũng cung cấp
một đối tượng rắn để ném vào hecklers tiềm năng. (Điều đó sẽ hiển thị 'em.)
19. Tham gia các chương trình huấn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước công
chúng
Các câu lạc bộ, các lần sinh hoạt đội, nhóm của bạn sẽ là môi trường tuyệt vời cho bạn
cải thiện dần những kỹ năng nói trước đám đông. Câu lạc bộ Toastmaster là nhóm trên khắp
đất nước (và thế giới) dành riêng để giúp các thành viên nâng cao kỹ năng nói trước công
chúng của họ. Nhóm gặp nhau trong bữa ăn trưa hoặc sau giờ làm việc để thay phiên nhau
cung cấp các cuộc đàm phán ngắn về một chủ đề được lựa chọn. Bạn càng tích cực hoạt
động trong những nhóm này, bạn càng có thêm cơ hội cải thiện mình sau mỗi lần như vậy,
Bạn nên xem xét việc gia nhập một câu lạc bộ ngay từ bây giờ để trở thành một nhà hùng
biện xuất sắc.

20. Đừng đấu tranh với nỗi sợ: Chấp nhận nỗi sợ hãi của bạn sẽ dễ dàng hơn so với
việc bạn chống lại nó. Ai cũng có những cảm giác sợ hãi khi thuyết trình, nhưng nó sẽ qua
sau 1 vài phút. Hãy nhớ rằng, những cảm xúc bồn chồn, lo lắng không phải là xấu và bạn
hãy biết nó thành năng lượng, nhiệt tình và tích cực bạn sẽ cảm thấy nỗi sợ sẽ không còn và
bạn sẽ mau chóng vượt qua nó.

14


GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Vậy thế nào là giao tiếp phi ngôn ngữ? Giao tiếp phi ngôn ngữ (nonverbal
communication) bao gồm sự biểu lộ trên khuôn mặt (facial expressions), ánh mắt (eye
contact), giọng điệu (tone of voice), điệu bộ cơ thể (body posture) và cảm xúc của người
tham gia giao tiếp.
Một nghiên cứu của giáo sư người Mỹ Albert Mehrabian chỉ ra rằng, trong khi giao
tiếp, 93% thông tin được truyền tải qua giọng điệu và sự thể hiện trên khuôn mặt của chúng
ta, trong khi đó, chỉ có 7% thông điệp được truyền tải bằng ngôn ngữ. Qua đó cho thấy,
chúng ta thường thể hiện cảm xúc và thái độ của chúng ta một cách phi ngôn từ hơn là bằng
lời nói.
Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong sự
nghiệp. Trong một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng cử chỉ phi ngôn ngữ chiếm một lượng
phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để chúng ta
cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? 10 bí quyết sau đây sẽ giúp chúng
ta hiểu được các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác để giao tiếp hiệu quả hơn.
1.Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ
Con người có thể có nhiều cách để diễn đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ,
dáng điệu, chuyển động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả
những tín hiệu trên đều có thể phát đi những thông tin quan trọng. Chú ý kỹ tới những hành
động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình.
2. Chú ý tới những hành động mâu thuẫn

Bạn nên chú ý kỹ khi ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn
ngữ của họ. Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của họ
cau có và mắt nhìn xuống đất. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp
với các tín hiệu khi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các
biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.
3. Chú ý tới âm lượng của giọng nói
Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện
sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế
nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để
nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt. Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích thú
tới một điều gì đó, hãy sử dụng một giọng nói sôi nổi
15


4. Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt
Khi một người không nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp thì anh ta có vẻ như
đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó. Mặt khác, giao tiếp bằng mắt
quá nhiều có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Giao tiếp bằng mắt là một phận quan
trọng của quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm vào mắt
người khác. Giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia về giao tiếp khuyên
rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.
5. Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ
Nếu bạn đang phân vân về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi
cho họ. Bạn có thể diễn đạt lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng chưa, chẳng hạn như
hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…
6. Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn
Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải
một thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng
những tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách
làm này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông.

7. Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm
Một cử chỉ đơn lẻ có thể có ám chỉ nhiều điều hoặc có thể chẳng là gì hết. Chìa khóa
để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn
mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì
rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.
8. Xem xét bối cảnh
Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của
cuộc đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi cách cư xử trang trọng nhưng trong những tình
huống khác thì cách cư xử đó lại bị xem là lạc lõng. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem những
hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu bạn đang cố
gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới cách làm cho những
tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình huống giao tiếp.
9. Hiểu được rằng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm
Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi
một cái bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém. Đây là một ví dụ minh họa về
khả năng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm. Một cái bắt tay hời hợt đôi khi còn có thể vì một
16


lý do hoàn toàn khác, chẳng hạn như người đó bị mắc chứng viêm khớp. Hãy luốn cố gắng
nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một
hành động riêng rẽ của họ.
10. Rèn luyện
Một vài người dường như rất có tài trong cách vận dụng những kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ và có thể hiểu chính xác người khác. Những người này thường được mô tả “có thể
đọc được tâm can của người khác”. Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng này
cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu giao
tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác. Chú ý tới những yếu tố phi ngôn ngữ và rèn
luyện những kỹ năng riêng của mình, bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp một cách
đáng kể.

* Trong công việc, tại công sở chúng ta cần chú ý đến các kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ của mình
Biểu đạt toàn bộ thông tin bằng 55% ngôn ngữ cơ thể. Do đó, giao tiếp “phi ngôn ngữ”
là nhân tố quan trọng để thành công của dân công sở.
Khi có điều khó nói với đồng nghiệp hay cấp trên bạn sẽ làm gì? Sẽ thật khiếm nhã
nếu nói to hoặc dùng những ngôn từ cục cằn. Lúc này chỉ cần một ánh mắt hay nụ cười…
cũng phần nào thể hiện một sự “cảnh báo” hay tán thưởng đối phương.
Theo các nhà phân tích ngôn ngữ: Biểu đạt toàn bộ thông tin bằng 7% ngữ điệu + 38%
âm thanh + 55% ngôn ngữ cơ thể. Do đó, giao tiếp “phi ngôn ngữ” là một trong những nhân
tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của dân công sở.
1. Ánh mắt
Đây là cách làm phổ biến và thường được “ưa chuộng” hơn hẳn, nguyên nhân không
chỉ bởi nó là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của
người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu “liếc mắt đưa tình”, còn ở nơi
công sở “liếc mắt đưa tin”.
Chỉ cần cái nhau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu sự không
hài lòng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ khiến của
sếp hay đồng nghiệp cũng khiến bạn có thêm niềm tin vững bước trên con đường sự nghiệp
của mình.

17


Lời khuyên đặc biệt dành cho nhân viên mới, cần đặc biệt chú ý từng nét mặt, cử chỉ
của sếp cũng như đồng nghiệp, đặc biệt là ánh mắt, bởi nếu là người nhạy cảm bạn sẽ biết
những bước kế tiếp cho con đường giành niềm tin và thành công trong sự nghiệp của mình.
2. TRANG PHỤC
Trong hội nghị hay đàm phán, cách ăn mặc của mỗi nhân vật đều có giá trị thông báo
thông tin, bởi nó không những là phong cách thời trang thể hiện cá tính riêng của từng
người, mà còn thể hiện địa vị cũng như tầm quan trọng của cuộc họp hay đàm phán.

Dù là vật vô chi vô giác, nhưng trang phục lại là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc
với đối tác cũng như lần ra mắt đầu tiên trước nhà tuyển dụng, nó là một trong những nhân
tố quan trọng trong việc “lấy lòng” đối phương.
Ngoài ra, trang phục đôi khi còn là phương tiện để thể hiện phong cách ăn mặc, xu
hướng thời trang, đẳng cấp của mỗi người. Cũng đôi khi nó là cầu nối cho những ai “hợp
gu” dễ dàng thân thiết và bắt chuyện với nhau khi cùng một sở thích.
3. Tư thế, điệu bộ
Một thế đứng thẳng, bước chân nhanh nhẹn, nhẹ nhàng khiến mọi người xung quanh
đều cảm nhận được sự năng động, nhiệt huyết trong con người bạn, từ đó sinh ra sự quý
mến hay cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng…
Tư thế thẳng thắn, khoan thai, cùng với thái độ bình tĩnh, tràn ngập sự tự tin luôn là ưu
điểm “hút” ánh nhìn chú ý và sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Không ai có cảm tình
hay ngợi khen những tư thế ngồi ngỗ ngược, mất mỹ quan, hay dáng đi hiện rõ sự” luồn
lách” xu nịnh. Qua tư thế của bạn, mọi người phần nào đoán biết tính cách và con người của
bạn, hãy cẩn thận nếu không muốn ai đó nắm được yếu điểm của mình.
4. Ngữ điệu nói
Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại…cũng là một trong
những nhân tố quyết định sự thành công của bạn. Nói với tốc độ quá nhanh khiến mọi người
không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn truyền đạt, nói quá chậm lại không có sự
truyền cảm luôn khiến người nghe muốn ngủ gật. Giọng điệu quá kiêu, tự cao thể hiện cá
tính hay năng lực “ăn to nói lớn” của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung
quanh…
Trong bất kỳ tình huống, trường hợp nào (dù sang trọng, thân mật hay suồng sã…) đều
nên “học ăn học nói”, giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa phải khiến thông tin truyền đi
được hiểu đúng và rõ nghĩa.
18


5. Quà tặng
Giá trị lớn nhất ở mỗi phần quà tặng không mang tên vật chất mà đó là yếu tố tinh

thần, nặng về tình nghĩa. Giữa đồng nghiệp với nhau, việc tặng những món quà nhỏ nhân
ngày đặc biệt nào đó cũng khiến mối quan hệ hai phía trở nên khăng khít, thân mật hơn.
Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý đến những món quà tặng sếp. Đừng vì lợi ích cá nhân nào đó
mà tặng quà để lợi dụng. Nên xuất phát từ sự kính trọng hay lòng biết ơn do tạo công ăn
việc làm, do chiếu cố…Vấn đề này hết sức nhạy cảm, do đó bạn cần cân nhắc kỹ trước khi
tặng quà sếp kẻo gây hiểu nhầm.
6. Nụ cười
Sự thành công, ủng hộ, khuyến khích luôn được đánh dấu bằng những nụ cười thân
thiện. Luôn giữ thái độ hòa nhã với nụ cười thường trực trên môi không những mang lại
cảm giác thân thiện với mọi người xung quanh mà còn khiến chính bản thân có được sự
khoan khoái, thanh thản.
Trái lại, cần cảnh giác cao độ với những nụ cười mỉa mai, giả tạo của đồng nghiệp
nhằm tránh xa các trò” chơi khăm” của “ma cũ” hay “đối thủ”. Làm được điều này không
những đã tránh được mối họa mà còn thể hiện sự nhạy cảm trong chính năng lực phán đoán
và cảm nhận của bạn.
10 BÍ QUYẾT CẢI THIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
Vậy thì làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của
mình? Mười bí quyết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người
khác để giao tiếp hiệu quả hơn.
1. Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ
Con người có thể có nhiều cách để diễn đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ,
dáng điệu, chuyển động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả
những tín hiệu trên đều có thể phát đi những thông tin quan trọng. Chú ý kỹ tới những hành
động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình.
2. Chú ý tới những hành động mâu thuẫn
Bạn nên chú ý kỹ khi ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn
ngữ của họ.
Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của họ cau có
và mắt nhìn xuống đất. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với


19


các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các biểu
hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.
3. Chú ý tới âm lượng của giọng nói
Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện
sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế
nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để
nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt.
Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích thú tới một điều gì đó, hãy sử dụng một giọng nói
sôi nổi.
4. Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt
Khi một người không nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp thì anh ta có vẻ như
đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó. Mặt khác, giao tiếp bằng mắt
quá nhiều có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Giao tiếp bằng mắt là một phần quan
trọng của quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm vào mắt
người khác. Giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia về giao tiếp khuyên
rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.
5. Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ
Nếu bạn đang phân vân về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi
cho họ. Bạn có thể diễn đạt lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng chưa, chẳng hạn như
hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…
6. Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn
Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải
một thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng
những tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách
làm này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông.
7. Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm
Một cử chỉ đơn lẻ có thể có ám chỉ nhiều điều hoặc có thể chẳng là gì hết. Chìa khóa

để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn
mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì
rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.
8. Xem xét bối cảnh

20


Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của
cuộc đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi cách cư xử trang trọng nhưng trong những tình
huống khác thì cách cư xử đó lại bị xem là lạc lõng. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem những
hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu bạn đang cố
gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới cách làm cho những
tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình huống giao tiếp.
9. Hiểu được rằng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm
Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi
một cái bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém. Đây là một ví dụ minh họa về
khả năng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm. Một cái bắt tay hời hợt đôi khi còn có thể vì một
lý do hoàn toàn khác, chẳng hạn như người đó bị mắc chứng viêm khớp. Hãy luôn cố gắng
nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một
hành động riêng rẽ của họ.
10. Rèn luyện
Một vài người dường như rất có tài trong cách vận dụng những kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ và có thể hiểu chính xác người khác. Những người này thường được mô tả “có thể
đọc được tâm can của người khác”. Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng này
cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu giao
tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác. Chú ý tới những yếu tố phi ngôn ngữ và rèn
luyện những kỹ năng riêng của mình, bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp một cách
đáng kể.
KỸ NĂNG BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI

Trong những năm gần đây, bán hàng qua điện thoại được các cá nhân, tổ chức doanh
nghiệp sử dụng như một công cụ chính trong kinh doanh. Những cuộc trao đổi, những hợp
đồng mua bán đều được thỏa thuận qua điện thoại một cách nhanh chóng và mang lại hiệu
quả cao cho cả hai bên. Vậy để có được những thành quả đó nhân viên bán hàng qua điện
thoại cần có những kỹ năng gì để thuyết phục được khách hàng, đặc biệt là đối với những
khách hàng khó tính.
Chuẩn bị trước nội dung
Chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để tư vấn,
thuyết phục, mời chào khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Không nên chủ quan
cho rằng bạn đã am hiểu về sản phẩm thì không cần phải chuẩn bị, điều đó khiến bạn dễ rơi
21


vào thế bị động khi lỡ quên đi một vấn đề nào đó hoặc có thể bạn sẽ giới thiệu thiếu đi một
số tính năng quan trọng của sản phẩm mà bạn đã định sẽ nói với khách hàng trước đó. Vì
thế, dù là một chuyên viên bán hàng cừ khôi tới đâu, nhưng khi đã chọn hình thức bán hàng
qua điện thoại bạn vẫn cần chuẩn bị cẩn thận trước nội dụng cuộc gọi để chắc chắn tất cả
thông tin đều được chuyển tới khách hàng đầy đủ nhé.
Tìm hiêu rõ về thông tin khách hàng
Đây là điều kiện bắt buộc đối với một nhân viên bán hàng qua điện thoại. Bạn không
thể gọi điện đến cho khách hàng mà không biết họ là ai hoặc nói sai tên cá nhân, công ty của
họ. Vì như vậy cuộc gọi của bạn sẽ bị kết thúc nhanh chóng do khách hàng nghĩ một là bạn
nhầm số hoặc bạn là một người bán hàng không lịch sự, không chu toàn trong công việc,
như vậy nếu dùng sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng sẽ không được như ý.
Hiêu về sản phẩm, dịch vụ của công ty
Đã là nhân viên bán hàng, cho dù bán hàng trực tuyến, qua điện thoại hay trực tiếp gặp
khách hàng giới thiệu sản phẩm bắt buộc bạn phải am hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó. Đối với
nhân viên bán hàng qua điện thoại bạn lại càng phải làm tốt điều này, bởi cuộc tư vấn của
bạn chỉ được thông qua giọng nói, khách hàng không được trực tiếp nhìn thấy sản phẩm hay
dịch vụ của bạn, vì vậy việc thông tin chi tiết các tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch

vụ đến với khách hàng là vô cùng quan trọng.
Đi thẳng vào vấn đề
Trước khi gọi điện cho khách hàng bạn nên biết rằng thời gian của họ là vàng, vì vậy
thay vì lòng vòng mất thời gian bạn hãy đi thẳng vào vấn đề sau khi đã xác minh chính xác
thông tin của khách hàng. Hãy cố gắng thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng
những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục nhất trong khoảng thời gian ngắn ngủi, vàng ngọc đó
nhé.
Đặt những câu hỏi mở
Khách hàng sẽ không dễ dàng bị bạn thuyết phục và chấp nhận sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của bạn, trừ khi đó là những sản phẩm, dịch vụ đã nổi tiếng trên thị trường. Vì thế,
thay vì cứ áp đặt khách hàng theo ý của bạn, hãy đặt ra cho khách hàng những câu hỏi mở
như: “Nếu anh chị chưa từng sử dụng sẩm phẩm, dịch vụ của công ty chúng tôi, vậy chúng
tôi có thể gửi mẫu sản phẩm tới anh chị sử dụng thử và cho ý kiến”, hoặc “Anh chị khi thời
gian rãnh vào khi nào, có thể cho em một cuộc hẹn. Em sẽ mang sản phẩm tới để anh chị
trực tiếp dùng thử…” để khách hàng có thể lựa chọn phương án thuận lợi nhất cho mình.
22


Xử ký linh hoạt các tình huống
Bán hàng qua điện thoại bạn sẽ gặp phải những tình huống không thể lường trước
được như: Gặp phải những khách hàng khó tính, đòi hỏi khắt khe. Họ không muốn nghe tư
vấn qua điện thoại hoặc cho rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn không đủ để đáp ứng yêu cầu
của họ… Những lúc này bạn hãy bình tĩnh, đừng khó chịu với họ, dù là bán hàng qua điện
thoại nhưng bạn hãy cố gắng thể hiện cho họ biết bạn không hề tỏ ra chán nản với những lời
nói của họ. Hãy kiên trì thuyết phục và nếu được hãy cố gắng đặt một lịch hẹn trực tiếp với
những khách hàng khó tính này để bạn có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến họ được
hiệu quả hơn.
Xác định mức độ quan tâm của khách hàng
Khi gọi điện mời chào khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, sau những giây đầu tiên
bạn sẽ biết được khách hàng có thật sự quan tâm tới sản phẩm bạn đang giới thiệu hay

không để có cách tư vấn, lôi kéo khách hàng hợp lý. Nếu những khách hàng sẵn sàng dành
thời gian lắng nghe bạn thì mọi thứ thật dễ dàng, nhưng với những khách hàng không muốn
nghe bạn nói hoặc nghe với thái độ hời hợt bạn hãy nhanh chóng chuyển hướng bằng cách
nhấn mạnh vào những điểm nổi bật nhất của sản phẩm, dịch vụ… để lôi kéo khách hàng trở
lại với cuộc tư vấn bán hàng của bạn.
Bình tĩnh trước mọi tình huống
Sẽ có nhiều khách hàng từ chối thẳng thừng hoặc có thể cáu gắt vì bạn làm mất thời
gian của bạn, họ tắt máy khi bạn chưa kịp nói hết câu. Đây là những tình huống thường gặp
khi bán hàng qua điện thoại, vì vậy nếu gặp trường hợp bạn hãy cư xử thật khéo léo và lịch
sự, đừng tỏ ra chán nản và khó chịu với khách hàng. Hãy xem đó là bài học và rút kinh
nghiệm cho những lần sau.
Bán hàng qua điện thoại giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng đòi hỏi
bạn phải có kỹ năng để thuyết phục khách hàng. Nếu bạn chuẩn bị tốt cho nội dung các cuộc
gọi, nắm bắt được xu hướng của xã hội và tâm lý của khách hàng, chắc chắn sản phẩm, dịch
vụ của bạn sẽ được khách hàng tin dùng mặc dù bạn và họ chưa một lần gặp nhau. Chúc bạn
sẽ là một chuyên viên bán hàng qua điện thoại cừ khôi nhất.
BI QUYET BAN HANG QUA DIEN THOAI
Với những nhân viên bán hàng qua điện thoại, năm giây đầu tiên của một cuộc gọi có
thể thiết lập nên tiền đề cho sự thành công. Đâu là những việc quan trọng nhất bạn cần phải
nắm và bạn có tin vào ý nghĩa quan trọng của năm-giây-đầu-tiên không?
23


Dưới đây là 7 lời khuyên giúp bạn thực hiện cuộc gọi với khách hàng hiệu quả hơn:
1. Trước khi nhấc máy quay số một khách hàng tiềm năng, hãy chắc rằng bạn biết
chính xác tên người ấy. Nếu không chắc chắn, hãy kiểm tra lại với bạn bè hoặc người giám
sát của bạn. Nếu bạn bắt đầu cuộc gọi bằng cách gọi sai tên khách hàng tiềm năng, điều này
sẽ khiến họ thấy rằng bạn không biết họ là ai, ngay lập tức bạn đánh mất sự quan tâm từ họ.
2. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, xem xét tất cả tính năng chi tiết, tác dụng và lợi ích của sản
phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Cuộc gọi thuận lợi nhất là khách hàng tương lai sẽ bắt

đầu đặt câu hỏi và bạn làm rõ các nội dung. Như chị Trần Ngọc Thu Trinh - Group Account
Manager của CareerBuilder Vietnam - đã chia sẻ: "Khả năng tư vấn, giải đáp vấn đề một
cách nhanh chóng của bạn sẽ tạo nên sự khác biệt, quyết định về triển vọng bạn có thuyết
phục được người mua hàng hay không. Bạn hãy chắc chắn rằng mình có sẵn sàng tất cả các
câu trả lời vào mọi thời điểm, và nên hạn chế để khách hàng chờ đợi trong khi bạn tìm kiếm
câu trả lời. Đồng thời, đừng bao giờ miễn cưỡng trả lời qua quýt một câu hỏi nào đó mà bạn
không biết chắc chắn lời đáp."
3.

Hãy bắt đầu mỗi ngày làm việc với thái độ tích cực, vui vẻ và làm mọi điều tốt

nhất để có thể duy trì sự hăng hái cho đến tận cuộc gọi cuối cùng với khách hàng. Nhiều khả
năng là khi bạn bắt đầu liên lạc với ai đó bằng giọng nói ảm đạm, buồn tẻ thì người đối diện
có thể nhận ra tâm trạng tiêu cực, họ sẽ nhanh chóng mất sự chú ý dành cho bạn. Một giọng
điệu tích cực, lạc quan cũng có thể truyền cảm hứng sang người khác.
4.

Nếu có một câu chuyện hay chương trình nào đó mà sếp truyền đạt cho bạn,

hãy chắc chắn rằng mình đã hiểu và ghi nhớ những điểm mấu chốt quan trọng nhất. Nên tìm
hiểu và luyện tập để trở nên quen thuộc với ý tưởng đó, sau đó bạn có thể đề cập đến nó thật
dễ dàng. Biến điều đó thành một kịch bản của riêng bạn bằng cách tùy biến các phần cho
phù hợp với cá tính của mình. Nhưng cần lưu ý rằng, bạn phải luôn theo sát các ngôn từ và
thuật ngữ mà công ty đòi hỏi khi mô tả và sử dụng dịch vụ.
5.

Thường xuyên luyện tập, thực hiện cuộc gọi giả với khách hàng tưởng tượng,

về những gì mình sẽ trình bày, dù cho bạn là nhân viên mới hay đã làm công việc này lâu
năm. Trên thực tế, bạn có thể thực hành các cuộc gọi luyện tập với ai đó mà bạn thân quen,

đồng nghiệp cùng nhóm chẳng hạn, để có thể thoải mái diễn đạt. Nhiều khả năng người đó
sẽ giúp bạn thư giãn và nói chuyện tự tin hơn. Trong khi luyện tập, phải luôn chú ý đến việc

24


luyện biểu cảm và giọng nói sao cho đầy tràn năng lượng và giai điệu, nhằm đạt hiệu quả tốt
nhất khi bạn làm việc thực tế cùng khách hàng tiềm năng của mình.
6. Bạn bắt đầu cuộc gọi thật mạnh mẽ thì cũng hãy duy trì sức mạnh đó trong suốt thời
gian trò chuyện. Nếu bạn bắt đầu rất hào hứng và nhiệt tình rồi sau đó cuộc gọi kéo dài hơn
dự đoán thì cũng hãy đừng làm mọi thứ chệch khỏi quỹ đạo, khách hàng tương lai có thể
nhận ra được là bạn đang dần lạc xa khỏi chủ để muốn truyền đạt, nói lan man và đôi khi
bạn nói một mình. Điều quan trọng, bạn cần thể hiện sự tự tin trong vấn đề của mình và
luôn dành quan tâm theo dõi sự tương tác cho đến khi cuộc gọi hoàn tất.
7.

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy khách hàng có những dạng câu hỏi, hoặc những

mối quan tâm, sự phản biện các nội dung bạn trình bày mà mình khó có ngay câu trả lời
thuyết phục thì hãy ghi chú các vấn đề đó lại. Sau đó bạn có thể chia sẻ chúng với bạn bè,
đồng nghiệp và cấp trên của mình để cùng nhau bàn bạc, thảo luận và tìm ra giải pháp tốt
nhất cho các cuộc gọi trong tương lai.
Trên đây là những lời khuyên thực sự hữu ích cung cấp nền tảng giúp bạn có thể thực
hiện hiệu quả công việc của một người bán hàng trực tuyến. Không nghi ngờ gì là công ty
bạn sẽ tổ chức những buổi huấn luyện kỹ năng bán hàng và giao tiếp qua điện thoại để bạn
không chỉ thành công trong việc giành lấy nhiều khách hàng mà còn có thể đảm bảo bạn là
người đại diện các sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất theo mong muốn của công ty.
Ngoài ra, hãy tham khảo kiến thức và kỹ năng bán hàng từ những người khác và đừng bao
giờ bỏ cuộc khi bị từ chối.
PHÂN BIỆT NGHE VÀ LẮNG NGHE

Tưởng chừng hai khái niệm dễ lẫn vào nhau nhưng thực tế chúng hoàn toàn khác biệt.
Bạn biết “nghe” để cảm nhận âm thanh cuộc sống nhưng đã bao giờ thực sự “lắng nghe”
chưa? “Nghe” đơn thuần là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền” bởi
một tiếng động nào đó trong không gian. Đôi khi ta gật đầu, mỉm cười nghe ai đang nói.
Nhưng liệu đó có thật sự là lắng nghe? “Lắng nghe” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng làm nên ý nghĩa của mọi mối quan hệ trong cuộc sống. Để có thể lắng nghe ai đó, bạn phải
thực sự thấu hiểu vấn đề của họ, tựa như một cuộc điều tra vậy. “Lắng nghe” để cảm nhận
không chỉ âm thanh mà còn cả cảm xúc, ý nghĩ, ý kiến, mong đợi, niềm tin và cảm giác đến
từ phía người kia. Khi tâm sự với ai đó, bạn mong muốn gì ở họ nhất? Đó cũng chính là
điều mà họ mong muốn ở bạn. Tất cả chúng ta đều mang khát khao chia sẻ và muốn được
25


×