Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH VẤN ĐỀ LỰA CHỌN LẼ SỐNG CỦA GIỚI TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 20 trang )

BÀI THU HOẠCH
MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
VẤN ĐỀ LỰA CHỌN LẼ SỐNG CỦA GIỚI TRẺ
Tính cấp thiết
Mỗi người đều có lẽ sống của riêng mình. Xác định lẽ sống là lựa chọn cho
mình con đường đi trong cuộc đời. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, có khả
năng ảnh hưởng tới những lựa chọn còn lại của mỗi con người. Lẽ sống khác
nhau sẽ tạo ra những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác
nhau. Giới trẻ là tương lai của xã hội, của nhân loại; là một nhóm đối tượng có
khả năng tiếp xúc với những cái mới rất nhanh, linh hoạt trước sự biến đổi to lớn
của quá trình giao lưu văn hóa thời hiện đại. Những tác động nhiều hướng của
xu thế toàn cầu đó đặt thế hệ trẻ trước những đòi hỏi, thách thức mới. Việc lựa
chọn lẽ sống của giới trẻ cũng bởi thế mà ảnh hưởng không nhỏ cả về mặt tích
cực lẫn tiêu cực.
Tổng quan tài liệu
Không phải tới bây giờ, xã hội mới nhận thức được tầm quan trọng của
việc lựa chọn lẽ sống, nhất là sự lựa chọn của những người trẻ tuổi. Một số tài
liệu đã đề cập đến vấn đề này từ rất sớm, trong đó có thể kể đến hai tựa sách là:
Man's Search For Meaning: An Introduction to Logotherapy và Cách sống – Từ
bình thường đến phi thường.
Trước tiên, cuốn sách “Man's Search For Meaning : An Introduction to
Logotherapy” của Viktor Frankl được ra mắt năm 1946 đã giúp người đọc có
một số nhận thức về lẽ sống. Đây là một trong những quyển sách kinh điển của
thời đại. Thông qua các suy ngẫm và trải nghiệm của bản thân, Frankl đã tập
trung vào tìm hiểu nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong
cuộc sống của mình. Theo tác giả, về cơ bản, đời người có 3 vấn đề cần quan
tâm: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân
1


yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống.


Trong cuốn sách, Frankl có viết rằng “ có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá
và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự
đặt ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Từ
thâm tâm của mình, tác giả cũng phải thừa nhận chỉ một số ít người có thể giữ
được những phẩm chất ấy. Tuy nhiên, như thế cũng đủ để minh chứng cho việc
lựa chọn được con đường đúng đắn, thì dù có chỉ là bằng sức mạnh bên trong
con người cũng có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình.
Tiếp đến,ta tìm hiểu cuốn sách Cách sống – Từ bình thường trở nên phi
thường của Inamori Kazuo. Ông đem đến cho người đọc những tư tưởng về cách
sống được đúc rút từ thực tế sao bao năm gian nan cuộc đời. Là một người sinh
ra và trưởng thành trong xã hội Nhật Bản, khi mà con người ngày càng đánh mất
đi giá trị cuộc sống, Inamori Kazuo đưa ra một yêu cầu bức thiết là phải nhìn lại
“lẽ sống” của con người thời hiện đại. Lẽ sống qua cái nhìn của tác giả không
phải là cái gì xa vời mà là những điều giản đơn, những giá trị gần gũi hay những
thói quen hằng ngày: “những nguyên tắc đạo đức chân phương”. Cụ thể hơn,
theo quan điểm của tác giả thì lẽ sống liên quan tới 5 hành động cụ thể là: biến
suy nghĩ thành hiện thực, suy nghĩ từ nguyên lí và nguyên tắc, mài giũa nhân
cách và nâng cao tâm hồn, sống với lòng vị tha và hòa hợp với dòng chảy vũ trụ.
Ở mỗi quan điểm đó, tác giả đưa ra những dẫn chứng, những câu chuyện từ thực
thế có sức thuyết phục cao. Những điều Inamori Kazuo đề cập trong quyển sách
là những kinh nghiệm quý báu mà ông muốn chia sẻ, giáo dục giới trẻ.
Còn nhiều hơn những nghiên cứu, những tác phẩm nói về lẽ sống , về việc
lựa chọn lẽ sống, nhưng có thể thấy, lẽ sống là một phạm trù tuy lớn nhưng lại
có quan hệ gần gũi với những điều bình dị, đơn sơ trong cuộc sống. Và việc lựa
chọn lẽ sống của giới trẻ có sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới nhiều mặt trong đời
sống xã hội.
Đối tượng nghiên cứu: Thanh thiếu niên (dưới 30 tuổi).
2



Phương pháp nghiên cứu:
− Điều tra bảng hỏi;
− Phỏng vấn;
− Tài liệu.
Quá trình nghiên cứu tới nhóm 50 đối tượng. Trong đó có 25 nam, 25 nữ.
15 người dưới 18 tuổi; 20 người từ 18 đến 24 tuổi; 15 người từ 24 đến 20 tuổi.
1. Nhận thức về lẽ sống
1.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
Lẽ sống là khái niệm rất rộng, không dễ định nghĩa chính xác. Một số nhà
nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra các lí luận sát nhất để định nghĩa về lẽ sống.
Tìm hiểu khái niệm này từ xa xưa, Trang Tử đã có những cái nhìn nhất
định về nó. Trang Tử vốn được biết tới là một nhà triết học, đồng thời cũng là
một nhà văn tài hoa xuất chúng. Lẽ sống mà ông giải nghĩa cũng được thể hiện
bởi chính cuộc đời mình.
Trang Tử sẵn sàng sống trong cơ hàn suốt đời để được sống thảnh thơi giữa
trời đất. Giá trị triết lý Trang Tử ở vào ý nghĩa tồn tại của con người. Lẽ sống
cuối cùng của Trang Tử là mở ra một khung cảnh mới mẻ cho nhân sinh được
mô tả nhiều khía cạnh trong tân cảnh giới nhân sinh đó như sau :
- Sống như bậc Thần... mà ngao du ngoài bốn biển.
- Là bậc Thánh, chẳng phải lo việc phàm tục... ngao du ngoài cõi trần ai.
- Tinh thần thông đạt bốn phương, chẳng nơi nào không tới được.
- Trời đất sống chung với ta, vạn vật cùng ta là một.
- Tinh thần giao cảm vãng lai với trời đất, nhưng không coi thường vạn vật.
- Cá quên mọi thứ nhờ có sông ngòi, người quên mọi việc nhờ có đạo thuật
(thuật tu tiên).
Vậy lẽ sống mà Trang Tử muốn nói tới ở đây, đó là một lẽ sống tự do thư
thái, tương xứng với giá trị con người.

3



Tuy nhiên, hiện nay, trong các quan điểm của đạo đức học hiện đại về lẽ
sống, thì khái niệm đó đã có những biến đổi. Theo như Tiến sĩ TS Hồ Thiệu
Hùng thì có thể phân loại lẽ sống ở bốn loại:
•Vì mình và chỉ vì mình ;
•Vì mình và phù hợp với lợi ích XH ;
•Vì XH trong đó có vì mình ;
•Vì XH, không vì bản thân .
Các nghiên cứu còn đưa ra các khái niệm khác nhau về lễ sống, nhưng tóm
lại, có thể định nghĩa lẽ sống theo cách đơn giản nhất, đó là: Lẽ sống là hoài bão,
sứ mệnh của cuộc đời; là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của mỗi người. Việc
xác định lẽ sống cũng đồng nghĩa với việc trả lời cho câu hỏi: “ mình là ai, mình
sống cho cái gì?”.
1.2Theo nhận thức của giới trẻ
Các bạn trẻ hiện nay luôn quan tâm về con đường mình sẽ đi, có khó khăn
và thách thức gì. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay sớm nhận thức được trách nhiệm
của mình và muốn biết bản thân cần làm gì để vươn tới những mục đích đã đặt
ra. Nhưng khi được hỏi "lẽ sống" của họ là gì, thì nhiều người lại chưa có nhận
thức rõ ràng về việc này. Trong 1 cuộc khảo sát giới trẻ để trả lời cho câu hỏi
“Lẽ sống là gì”, câu trả lời của 50 đối tượng khảo sát được tổng hợp ở bảng sau.
Lẽ sống
Là những điều cao xa, lớn lao, khó xác định 5
Là sống đơn giản , thuận tự nhiên
20
Là sống theo lí tưởng, hoài bảo của bản 10

Lựa chọn (%)

thân
Là sống theo xu hướng của xã hội

35
Không có ý kiến
30
Như vậy, khảo sát sơ bộ về nhận thức của giới trẻ cho thấy gần 1/3 tổng số
đối tượng chọn “Không có ý kiến”. Có thể những đối tượng này vẫn đang thực
hiện một lẽ sống nào đó, nhưng họ không định nghĩa được chính xác đó có phải
là lẽ sống hay không. Một số ít thì cho rằng “lẽ sống” là điều khó xác định, mơ
4


hồ. Đa số người còn lại thì đã có phần nào định hình được thế nào là lẽ sống,
mặc dù đó vẫn chưa phải là khái niệm sát nhất do các nhà nghiên cứu đưa ra.
Theo kết quả này, giới trẻ đa phần hiểu lẽ sống là các phương hướng mà
mỗi cá nhân lựa chọn để tồn tại trong xã hội. Đây là nhận định có tính chung
nhất sau quá trình khảo sát sơ bộ.
2. Thực trạng của việc lựa chọn lẽ để sống của giới trẻ
Xét cho cùng, việc chọn lẽ sống cũng như chọn cách đối mặt xã hội, với
cuộc đời. Lẽ sống không phải là điều gì quá phức tạp, quá to lớn, có thể dễ dàng
nhận thấy qua cách biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử và thái độ hàng ngay của
thanh niên. Họ có thể sống vì những lợi ích chung, cho tập thể khi tham gia các
hoạt động xã hội. Các chiến dịch như “Mùa đông không lanh” hay “Áo ấm cho
em” của Đoàn Thanh niên, của các tổ chức, câu lạc bộ người trẻ tuổi hẳn không
còn xa lạ với mỗi người, đặc biệt là trong sinh viên. Mùa đông đến, các hoạt
động này diễn ra thật sự sôi nổi. Chúng ta không khó để có thể bắt gặp những
màu áo xanh tình nguyện đi tuyên truyền, vận động từng gia đình ở từng ngõ
xóm, từng con phố. Rồi bằng tinh thần tương thân tương ái,không ngại điều kiện
khó khăn, họ đưa những nhu yếu phẩm đó đến với các vùng thiếu thốn, đói
nghèo cần được giúp đỡ. Việc làm của họ đã phần nào tiếp thêm sức sống cho
những mảnh đời bất hạnh vẫn tồn tại trong xã hội. Câu khẩu hiệu “ Đâu cần
thanh niên có, đâu khó có thanh niên” đã rất quen thuộc, kể cả ở những vùng sâu

, vùng xa nơi miền núi, hải đảo. Điều đó cho thấy một bộ phận giới trẻ hiện nay
đang phát huy hết sức trẻ nhằm phục vụ cộng đồng một cách không vụ lợi.

5


Hình ảnh trong chương trình “Tôn vinh văn hóa dân tộc 2014”, tuyên
dương các tổ chức tham gia giúp đỡ đồng bào vùng cao.
Biểu hiện trong lẽ sống của thanh niên không chỉ thể hiện ở những việc làm
tình nguyện, vì cộng đồng và xã hội mà còn thông qua chính nỗ lực của bản thân
họ. Những tấm gương tự vươn lên trong học tập, làm việc, rèn luyện , đóng góp
công sức của mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, biểu hiện qua
những thành công cá nhân mà họ đạt được.

6


Hình ảnh “Kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường ĐH Văn hóa Hà Nội”,
giao lưu giữa các khoa, khen thưởng các sinh viên nổi bật.
Tuy nhiên, khi đề cập đến lẽ sống hay các vấn đề liên quan đến đạo đức thì
không thể bỏ qua mặt tiêu cực. Sự tiêu cực này xuất hiện không phải bởi cách
chọn lẽ sống mà nó là quá trình tha hóa, xói mòn các giá trị của lẽ sống . Biểu
hiện chủ yếu thường gặp của sự biến đổi này chúng ta bắt gặp ở các căn bệnh
như bệnh vô tâm, bệnh thực dụng. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng
trước những nỗi đau của người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ
nạn xã hội xảy ra trước mắt. Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc sống
của người khác, để “Mạnh ai nấy sống”, “Phải ai tai nấy”.Trên đường phố ngày
nay, vẫn còn rất nhiều những cách hành xử vô tâm theo kiểu nhìn cụ già không
dám đi qua đường vì xe cộ đông mà không giúp; thấy một phụ nữ loay hoay mãi
không lấy được xe máy từ bãi gửi xe, các cậu thanh niên đi qua lại vẫn không

đoái hoài; hay tà áo dài của cô gái bị cuộn vào bánh xe trở thành trò đùa chỉ trỏ
nhau của giới trẻ thậm chí cho đến khi cô ngã xuống đường cũng chưa chắc
nhận được sự quan tâm…
7


Poster của tổ chức Amnesty International về sự thờ ơ của con người (st).
Đặt những giá trị vật chất lên trên trong học tập, công việc cũng như trong
cuộc sống đang là một lối sống khá phổ biến và khiến giới trẻ đánh mất đi nhiều
thứ. Ngay trong mối quan hệ bạn bè, chọn người yêu cũng được tính toán trên
tiêu chí tiền bạc. Những biến động của xã hội bây giờ cũng đang kéo các bạn trẻ
rời xa với những giá trị tinh thần tốt đẹp cũng như chính gia đình, người thân và
bạn bè mình. Những lời hỏi thăm, quan tâm đến bố mẹ đang dần bị lãng quên;
những bữa cơm gia đình thường xuyên vắng mặt, thời gian ở nhà rất ít... chính là
những biểu hiện của việc không để tâm đến chính ngôi nhà của mình.
Việc chọn được lẽ sống phù hợp cũng đem lại vai trò định hướng cho giới
trẻ, hướng họ đi theo con đường đúng đắn, tích cực, ngăn chặn những cạm bẫy,
mặt tiêu cực.

3. Sự lựa chọn lẽ sống của giới trẻ
3.1 Lựa chọn của giới trẻ
8


Để dễ dàng định hướng cho các đối tượng khảo sát, nên bài thu hoạch đã sử
dụng sự phân loại của TS Hồ Thiệu Hùng , lẽ sống ở bốn loại: vì mình và chỉ vì
mình ; vì mình và phù hợp với lợi ích xã hội ; vì xã hội trong đó có vì mình ; vì
xã hội, không vì bản thân .
Sau khi được giải thích về khái niệm lẽ sống và giới thiệu qua sự phận loại của
TS Hồ Thiệu Hùng, nhóm đối tượng khảo sát đã cho ra kết quả tổng hợp ở biểu

đồ trên. Nhận thấy, đa số chọn lẽ sống vì mình vẫn là trên hết. Điều này chứng
tỏ ý thức cá nhân và lợi ích cá nhân rất được đề cao trong giới trẻ hiện nay. Xét
về góc độ nào đó, đây là nguyên nhân của căn bệnh vô cảm đang dần hình
thành,từ kết quả của lối sống thực dụng ngày càng ăn sâu vào suy nghĩ của thanh
thiếu niên. Các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình
thương yêu đồng loại, sự hy sinh vì tập thể... đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa
vật chất và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, ta vẫn thấy ở đây có một bộ phận nhỏ chọn lẽ sống vì xã hội mà
không vì bản thân. Lẽ sống này bản chất rất khó thực hiện. Bởi lẽ không cá nhân
nào có thể toàn tâm toàn ý cống hiến hết mình cho xã hội. Vậy nên, chỉ số người
chọn lẽ sống này không nhiều (kể cả ở các biểu đồ dưới đây) nhưng rất đáng để
chúng ta trân trọng.
Tiếp tục tìm hiểu về sự lựa chọn lẽ sống trong nhóm đối tượng trẻ, nhưng
có sự phân chia giữa giới tính nam và giới tính nữ. Đặc điểm giới tính đưa ra kết
quả rất khác biệt trong quyết định lựa chọn của từng giới.
9


Nhóm đối tượng nam cho thấy tính cá nhân đặc biệt được đề cao. Nếu xét
trong sự tương quan giữa môi trường xã hội Việt Nam xưa và nay, thì có lẽ đây
là sự ảnh hưởng bởi tính gia trưởng sâu sắc trong truyền thống. Điều này khá bất
bình thường khi xã hội hiện nay đang rất phát triển, nhận thức về vai trò và
quyền lợi của nam nữ đã bình đẳng hơn.
Nhóm đối tượng nữ chọn lẽ sống vì mình và hợp với lợi ích xã hội là nhiều
nhất. Nữ giới hiện nay, đặc biệt là giới trẻ đã ý thức được vị trí của mình trong
xã hội. Họ đang dần thay đổi để phù hợp với những biến đổi của xã hội hiện đại.
Trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ được ghi nhận là đối tượng có sự hi sinh
hết mình từ công việc tề gia nội trợ cho đến quá trình xây dựng, đấu tranh và
bảo vệ Tổ quốc. Có thể xếp họ vào nhóm “vì xã hội trong đó có vì mình” hoặc

“vì xã hội mà không vì bản thân”. Phụ nữ thời xưa gắn chặt với "Tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Phần nào minh chứng cuộc sống của
người phụ nữ là phải chịu nhiều áp đặt, không có được cơ hội để phát triển, để
được sống cho chính mình. Phụ nữ thời chiến tranh lại hết mình vì Tổ quốc, vì
dân tộc. Họ cống hiến tuổi trẻ để phục vụ công cuộc bảo vệ đất nước; chịu sự
mất mát khi người chồng, người con hi sinh nơi trận mạc. Vậy nên, dù đã có sự
thay đổi trong lẽ sống của các bạn trẻ ngày nay, chúng ta vẫn nhận thấy họ xứng
đáng với điều đó.

10


Ngoài ra, khi chia nhóm đối tượng được khảo sát theo độ tuổi, chúng ta
thấy sự lựa chọn cũng thay đổi theo từng giai đoạn, thời kì của con người. Với
nhóm đối tượng dưới 18 tuổi, tương ứng với các bạn trẻ vị thành niên, họ chọn
lẽ sống vì bản thân mình. Đến khi trưởng thành hơn, giai đoạn từ 18 đến 24 tuổi
(thanh niên và có thể đang học đại học), lựa chọn của nhóm đối tượng này dao
động giữa chỉ vì mình và vì lợi ích chung. Và nhóm đối tượng cuối, từ 24 đến 30
tuổi (thanh niên và có thể đã đi làm), lựa chọn lẽ sống của họ nghiêng hẳn về vì
bản thân và vì cả lợi ích chung của xã hội. Từ đây, có thể kết luận ảnh hưởng
của nhận thức và môi trường sống và làm việc tác động khá sâu sắc đến việc lựa
chọn lẽ sống. Khi còn là các cô cậu học sinh, ngồi trên ghế nhà trường và được
sự bao bọc của gia đình, những đối tượng vị thành niên còn mơ hồ về lẽ sống
của mình, nhận thức hậu quả những việc làm của bản thân chưa rõ ràng. Vậy
nên họ luôn khao khát được thể hiện chính mình, mọi suy nghĩ,hành động đều vì
bản thân mà không quan tâm đến xung quanh. Nhưng khi đã lớn hơn, cả về thể
chất lẫn tâm lí, thì con người sẽ có những thay đổi nhất định. Sự va chạm với
cuộc sống khiến con người dần hình thành lối tư duy tổng quát, xét trên một
khoảng thời gian, không gian, có chiều sâu chứ không chỉ nhìn vào tính chất để
lựa chọn. Ở đây, với các bạn trẻ thuộc lứa tuổi từ 18 đến 24, họ đang dần bước

11


ra khỏi ngưỡng cửa gia đình để đến với xã hội. Họ nhận ra rằng sống cho bản
thân mình là không đủ mà còn phải vì cộng đồng, vì xã hội. Chỉ số rất cân đối
(40%) của hai lẽ sống được chọn giúp ta phần nào hiểu được những biến
chuyển đó. Đối với nhóm trẻ là thanh niên và có thể đã đi làm ( từ 24 đến 30
tuổi), sự lựa chọn lẽ để sống đã rõ ràng nhất. Đây là độ tuổi mà một con người
phải đối diện với nhiều sự thay đổi cả về đời sống nội tâm và đời sống xã hội.
Họ vượt ra khỏi sự bồng bột của tuổi trẻ để trưởng thành. Họ phải đối mặt với xã
hội, bươn trải để khẳng định bản thân, để tạo dựng sự nghiệp và cả hạnh phúc.
Rất nhiều lí do tác động đến lựa chọn lẽ sống của họ. Họ không thể sống vì bản
thân mình và chỉ vì mình được, bởi họ còn những mối quan hệ cần giữ. Họ cũng
không thể sống hoàn toàn vì xã hội do tuổi trẻ là nhiều hoài bão, nhiều đam mê.
Bởi vậy, dù có gọi sự lựa chọn lẽ sống trong giai đoạn này là xu hướng chung thì
nó vẫn có yếu tố quyết định riêng của mỗi cá nhân trong đó.

Tổng hợp các bảng khảo sát, lẽ sống được giới trẻ lựa chọn nhiều nhất là “
Vì mình và phù hợp với lợi ích xã hội”. Kết quả này dẫn đến thực tế hiện nay, đa
số các bạn trẻ đã có sự quan tâm nhất định đến thời cuộc; có lối sống lành mạnh,
12


ý chí vươn lên làm giàu chính đáng; mong muốn đóng góp sức trẻ cho sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; có ý thức về các giá trị truyền thống,
văn hóa dân tộc, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật.
3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn lẽ sống của giới trẻ

• Yếu tố nhận thức cá nhân
Các bạn trẻ ngày nay rất năng động, họ được hưởng nhiều quyền tự do hơn

so với các thế hệ trước, trong đó có quyền quyết định lẽ sống của mình. Lẽ sống
có mối liên hệ với nhận thức cá nhân. Nó hình thành trong tư duy của mỗi
người, bởi vậy việc chọn theo lẽ sống nào cũng phụ thuộc vào từng cá nhân đó.
Có người chọn lẽ sống vì mình và chỉ vì mình, họ nghĩ rằng nếu sống mà không
vì bản thân, không coi trọng chính bản thân mình thì làm sao có thể quan tâm
đến những điều khác được.Ta có thể phán xét họ là ích kỉ, vô tâm nhưng không
thể ép buộc họ phải thay đổi lẽ sống đó, bởi đấy là lựa chọn của riêng họ. Cũng
có người lại sống và dành toàn bộ sự quan tâm tới các công việc chung của cộng
đồng, của xã hội. Những đối tượng này bị xếp vào nhóm “Ăn cơm nhà vác tù và
hàng tổng” hay “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng” . Tất cả chỉ là nhận
xét của người xung quanh, còn quyền quyết định sống như thế nào, làm gì vẫn
thuộc về bản thân mỗi người.
• Yếu tố gia đình

13


Yếu tố gia đình luôn có ảnh hưởng rất lớn tới mỗi người, bởi gia đình vốn
là cái nôi nuôi dưỡng, định hướng nhận thức của con người từ thưở ấu thơ. Tuy
nhiên ở đây, ta không bàn tới việc giáo dục từ gia đình mà xét tới khía cạnh hoàn
cảnh gia đình tác động đến lựa chọn của các bạn trẻ.
Trong quá trình khảo sát, có 2 trường hợp điển hình cho nguyên nhân này,
đó là: một bạn thuộc gia đình gia giáo, khắt khe với những quan niệm truyền
thống; một bạn thuộc giới tính thứ ba.
Trường hợp thứ nhất, đây là một bạn nữ , sinh ra và lớn lên trong gia
đình gia giáo, có nền nếp truyền thống, rất khắt khe trong các quan điểm sống.
Bạn nữ này mong muốn được sống một cách tự do, vì mình nhưng vẫn phù hợp
với lợi ích của xã hội. Bạn chia sẻ rằng rất thích thay đổi phong cách ăn mặc như
để tóc ngắn, trang điểm hợp mốt và đặc biệt là xăm hình. Bạn cũng muốn sau
này có thể theo đam mê là làm nghề xăm hình nghệ thuật. Nhưng trên thực tế,

bạn nữ này không thể vượt qua được rào cản là hình ảnh gia đình truyền thống
bấy lâu nay của mình. Đang học trường Sư phạm, tương lai sẽ theo nghiệp của
gia đình là một nhà giáo, mỗi hành động, việc làm của bạn đều vì gìn giữ hình
ảnh gia đình. Tất cả sở thích, đam mê cá nhân của bạn nữ này đều phải đặt sau
cái chung của gia đình, dòng họ.

14


Trường hợp thứ hai, một bạn nam
thuộc giới tính thứ ba, và là cháu đích
tôn của của dòng họ. Bạn nam cho biết
từ nhỏ đã thấy bản thân khác với những
bạn trai khác, chỉ quan tâm đến những
người cùng giới. Đến khi lớn lên,cậu biết
mình là người đồng tính và hiện đang có
người yêu là một bạn nam khác. Thế
nhưng, vì là cháu đích tôn của gia đình,
nên bạn ấy không dám công khai mối
quan hệ này. Tất cả những hoạt động
15


sống hàng ngày trong gia đình, cho tới quan hệ ngoài xã hội, cậu đều phải gò ép
bản thân mình cho giống với một người mang giới tính nam. Trong tương lai,
bạn cũng dự định sẽ lấy vợ để đáp ứng yêu cầu từ gia đình, nhưng không đảm
bảo được mối quan hệ vợ chồng đó có bền chặt hay không. Đây cũng là biện
pháp mà nhiều người đồng giới sử dụng khi họ không dám sống thật với bản
thân mình, đó là điều mà bạn nam chia sẻ.
Có thể thấy, gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành

nhân cách con người, là nền tảng giáo dục cơ bản. Nhưng sự hạn chế về quan
điểm, thiếu linh hoạt trước những biến đổi của xã hội đã khiến cho một số gia
đình vô tình trở thành bức tường ngăn cách, cản trở các cá nhân với lẽ sống của
mình.
• Yếu tố xã hội
Con người có một thói quen là dễ bị dao bộng bởi số đông. Ngay cả trong
việc lựa chọn lẽ sống, nếu đa số người cùng lựa chọn một lẽ sống thì cá nhân
nào đó cũng sẽ bị ảnh hưởng về quan điểm mà chọn theo. Ví dụ rõ ràng nhất khi
giới trẻ chịu ảnh hưởng của số đông trong quyết định là khi lựa chọn nghề
nghiệp. Từ nhỏ, mọi người đã định hình là phải đạt thành tích cao trong học tập,
làm việc, bằng mọi giá phải vào đại học. Chúng ta đã quên đi rằng đại học
không phải là con đường duy nhất để tiến đến thành công, do chúng ta bỏ qua
đam mê cá nhân, chỉ chú trọng chạy theo đa số, theo mong muốn của xã hội.
Nhiều bạn trẻ không biết lựa chọn nghề theo đam mê, sở thích hay theo xu thế
ngành được quan tâm của xã hội. Có rất nhiều người nói rằng, họ thích sự xê
dịch của các ngành nghề liên quan đến du lịch, hay môi trường giáo dục của
nghề sư phạm,… nhưng cuối cùng họ lại chọn công việc liên quan đến ngành
kinh tế, thương mai. Bởi vì mọi người quan niệm “Phi thương bất phú” , công
việc liên quan đến giao thương đa dạng hơn, nghề nghiệp cũng có phần ổn định
hơn.
4. Kết luận
16


Lẽ sống là điều giản dị nhất nhưng cũng linh thiêng nhất của mỗi con người
trong xã hội đang cố gắng, vun đắp, xây dựng và phát triển. Xác định được trách
nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội, trong đó chúng ta cần phải sống
lành mạnh, tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội, tự giác và tích cực học tập. Lẽ
sống của ta không cần lớn lao, có thể không phải theo số đông, có thể chỉ là
quan niệm nhỏ mà ta cho là đúng nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý

tưởng bình dị để vươn lên.Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho
mọi người. Rõ ràng lẽ sống là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lẽ
sống quyết định đến sự thành công trong cuộc sống; dẫn dắt sự nghiệp, tăng
thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lẽ sống
cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Thế hệ trẻ là
những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp
cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng cần phải
sống có mục đích cao đẹp, phải có cho mình một lẽ sống phù hợp.

17


Tài liệu tham khảo
1. M. M. Chambers (1937) , The Literature of Youth Problems,Annals of
the American Academy of Political and Social Science.
2. Viktor Frankl (1946), Man's Search For Meaning: An Introduction to
Logotherapy.
3. Inamori Kazuo,CÁCH SỐNG - TỪ BÌNH THƯỜNG TRỞ NÊN PHI
THƯỜNG.
4. Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai
đoạn phát triển 2011-2020. Viện Gia đình và Giới (Phòng Gia đình).

18


MỤC LỤC
Tính cấp thiết.........................................................................................................
1
Tổng quan tài liệu..................................................................................................
1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................
3
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................
3
1. Nhận thức về lẽ sống..........................................................................................
3
1.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu.....................................................
3
1.2. Theo nhận thức của giới trẻ...........................................................................
4
2. Thực trạng của việc lẽ để sống của giới trẻ.....................................................
5
3. Sự lựa chọn lẽ sống của giới trẻ........................................................................
9
3.1. Lựa chọn của giới trẻ.....................................................................................
9
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn lẽ sống của giới trẻ.............................
13
4. Kết luận..............................................................................................................
17
Tài liệu tham khảo.................................................................................................
18
19


20




×