Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chủ đề nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe và cơ thể bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.68 KB, 17 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề con: Nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe và cơ thể bé và ngày vui 20/10
Số tuần: 1 tuần
Thời gian: Từ ngày 16/ 10 đến 20/10 /2017
Thứ


ĐÓN
TRẺ,
CHƠI

THỂ
DỤC
SÁNG

HOẠT
ĐỘNG
HỌC

CHƠI
NGOÀI
TRỜI

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5


Thứ 6

- Cô đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định. Cô trò
chuyện về chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
* Khởi động : cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi mũi bàn chân, gót chân,
nghiêng bàn chân, chạy chậm chạy nhanh
Làm các động tác xoay cổ tay ,bả vai, hông, gối
* Trọng động : Bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát : Dậy đi thôi 9 (2
lần)
- ĐT Hô hấp : giơ tay lên cao hít vào thở ra.
- ĐT Tay : Đưa hai tay ra trước, sang hai bên.
- ĐT Bụng : đưa hai tay lên cao cúi gập người xuống chạm mũi bàn chân.
- ĐT Chân : đưa ra trước giang ngang đưa ra phía sau.
* Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng , thả lỏng cơ thể.
-Làm đàn bướm bay nhẹ nhàng.
PTNT
PTNN
PTTM
PTTC
PTTM
Trò chuyện về Thơ: Bé ơi
Tô màu
Ném xa
DH: Mời bạn ăn
nhu cầu dinh
chiếc váy
bằng một tay NH: Khúc hát ru
dưỡng đối với
người mẹ trẻ
sức khỏe và cơ

TC: Nghe tiếng
thể bé và ngày
hát tìm đồ vật.
20/10

- Quan sát bếp
ăn của trường.
- TCVĐ: Về
đúng nhà

- Cho trẻ
thổi bong
bóng xà
phòng.
TCVĐ: Ô tô
và chim sẻ

- Thực hành
chăm sóc
cho cây.
- TCVĐ:
Mèo đuổi
Chuột

- Nhặt lá
rụng làm đồ
chơi.
TCVĐ: Lộn
cầu vồng


- Giải câu đố
trong chủ đề.
TCVĐ: Kéo co


CHƠI,
HOẠT
ĐỘNG
THEO Ý
THÍCH

Làm quen bài
hát: Mời bạn ăn

Góc Chơi
Góc Xây
Dựng
- Xây phòng ăn
- Xếp bàn ăn
cơm.

Góc Phân Vai
- Bán hàng
thực phẩm, hoa
quả.
- Nấu ăn

Góc Nghệ
Thuật
- Tô màu, vẽ,

nặn một số loại
quả, hát múa
các bài hát về
chủ đề.
Góc học tập
-Xem tranh
ảnh, sách báo
về các nhóm
thực phẩm giàu
dinh dưỡng

Luyện kỹ
năng cho trẻ

Cho trẻ chơi
ở các góc

Tổ chức
ngày vui
20/10

Đóng chủ đề:
Bản thân
Mở chủ đề:
Ngôi nhà thân
yêu.

KẾ HOẠCH CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Kết Qủa mong
Chuẩn bị

Cách tiến hành
Đợi
Trẻ biết cách lắp Đồ chơi lắp - Cô cho trẻ thỏa thuận các góc chơi.
ghép các khối
ghép, gỗ,
- Cô cho trẻ về góc chơi.
gỗ, gạch, tạo
gạch.
-Cô hướng dẫn trẻ cách xây, xếp và cho trẻ
thành phòng ăn,
chơi.
xếp được bàn ăn
- Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ thực hiện tốt
cơm.
góc chơi của mình.
- Kết thúc cô nhận xét từng vai chơi
Trẻ thể hiện
Một số loại
- Cô giới thiệu các góc chơi kết hợp
được cách chơi, đồ chơi bán - Cho trẻ nhận góc chơi.
vai chơi của
hàng.
- Cô gợi ý cho trẻ cách chơi: Người bán
mình trong khi
Bộ đồ nấu
hàng phải như thế nào? Bác cấp dưỡng nấu
chơi.
ăn, bán
những món gì.
hàng.

- Kết thúc cô nhận xét từng vai chơi.
- Cho trẻ sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Trẻ biết cách tô -Giấy vẽ,
- Cô cho trẻ thỏa thuận các góc chơi.
màu, vẽ, nặn
bút màu, đất - Cô cho trẻ về góc chơi.
một số loại quả nặn, bảng
- Cô gợi ý trẻ cách tô màu, vẽ, nặn các loại
quen thuộc.Trẻ
con, một số hoa quả như thế nào.
hát được một số dung cụ âm - Cô hướng dẫn trẻ tư thế ngồi cách cầm bút
bài hát về chủ
nhạc.
để tô màu, vẽ, các thao tác nặn. Cách thể
đề.
hiện các bài hát, bài múa.
- Kết thúc cô nhận xét vai chơi.
- Trẻ biết cách
- Tranh ảnh - Cô giới thiệu góc chơi kết hợp.
xem tranh lật dỡ sách báo chủ - Cho trẻ về góc chơi.
từng trang và
đề.
- Cô hướng dẫn trẻ cách xem tranh. Cách lật
biết được nội
dở từng trang sách. Gợi ý cho trẻ nêu lên
dung của các
được nội dung của các bức tranh.
bức tranh.



- Xếp hình
vuông, tròn,
tam giác bằng
que tính, hột
hạt.

- Trẻ biết sử
- Que tính,
dụng các vật
vỏ sò, vỏ ốc,
liệu sẵn có để
hột hạt.
tạo ra nhiều hình

- Cô gợi ý giúp trẻ xếp được người, các loại
hình khác theo yêu cầu của cô.
- Cô đến góc chơi gợi hỏi trẻ giúp trẻ thực
hiện tốt.
- Kết thúc cô nhận xét từng vai chơi.

Thứ 2 ngày 16 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT: Nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe và cơ thể bé và ngày 20/10
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết mình lớn lên được là nhờ gì.
- Trẻ biết được những người chăm sóc mình.
- Trẻ biết được ngày 20/10 là ngày liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh và chủ đề.

- Các loại thực phẩm giúp bé mau lớn.
- Lô tô về các loại thực phẩm.
3. Cách tiến hành:
- Cô ngồi quây quần trò chuyện cùng trẻ:
- Các con có biết sắp đến ngày lễ gì không nào?
- Ngày 20/10 là ngày lễ của ai?
- Ngày 20/10 là ngày liên hiệp phụ nữ, là ngày dành cho các bà, mẹ, cô giáo và tất cả
các chị em phụ nữ.
- Cô được một bạn nhỏ tặng môt món quà.
- Cô mời một bạn lên mở quà cùng cô nào?
- Cô có món quà gì đây? Có những loại thực phẩm nào? Thuộc vào chất gì
- Còn món quà gì đây nữa?
- Cô lần lượt cho trẻ mở quà và kể tên các loại thực phẩm đó.
- Ở nhà mẹ có cho chúng ta ăn những loại thực phẩm này không?
- Hằng ngày chúng ta cần phải ăn đủ chất dinh dưỡng.
- Ở nhà ai là người chăm sóc cho con? ở trường ai là người chăm sóc, dạy dỗ các con?
- Đến trường nhờ ai mà các con luôn được ăn uống đủ chất?
Khi mới sinh ra ai cũng rất bé nhưng nhờ sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà nên cơ thể
chúng ta mới phát triển và khỏe mạnh.
- Nhìn xem cô có gì đây? Cô cho trẻ quan sát 4 nhóm thực phẩm.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi trẻ đây là cái gì?
+ Lúa, ngô, khoai, sắn là thực phẩm giàu chất gì?
+ Thịt, trứng, cá, tôm giàu chất gì?
+ Lạc, đỗ, vừng giàu chất gì?
+ Rau, củ, quả giàu chất gì?
Cho trẻ lên chỉ các nhóm thực phẩm trong tranh.
* TC: Giơ nhanh, đọc đúng


- Cô nêu luật chơi cho trẻ thực hiện (2-3 lần)

Giáo dục trẻ: Để cơ thể chúng ta mỗi ngày khỏe mạnh, thông minh các con phải ăn đầy
đủ các chất và ăn hết khẩu phần ăn của mình, ngoài ra các con còn phải chăm luyện tập
thể dục, thể thao, giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ như thế cơ thể con mới phát triển mạnh cân
đối và khỏe mạnh.
* Kết thúc: Mời trẻ đứng dậy hát bài hát: Mẹ của em ở trường, sau đó cho trẻ về góc nặn
hoa quả.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát bếp ăn của trường
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết bếp ăn dùng để chế biến các món ăn phục vụ hằng ngày ở trường cho trẻ.
- Trẻ biết đặc điểm và những đồ dùng có trong phòng âm nhạc.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn tài sản chung.
2. Chuẩn bị:
- Khu vực phòng âm nhạc cho trẻ quan sát.
- Khăn chơi trò chơi.
- Bóng, chong chóng.
3. Cách tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ khi ra sân phải trật tự, không chen lấn xô đẩy nhau.
- Cô cùng cả lớp đọc bài đồng giao “Đi cầu đi quán” dẫn trẻ đến nhà bếp.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đang ở chổ nào đây?
+ Trong nhà bếp có những gì? Cô mời trẻ kể.
- Cô chỉ vào các dụng cụ trong nhà bếp và hỏi trẻ:
+ Cái gì đây? Và dùng để làm gì?
+ Còn cái gì đây nữa? và dùng để làm gì?
- Lần lượt cho trẻ quan sát một số đồ dùng khác như bếp ga, tủ đựng thức ăn…
+ Những đồ đó dùng để làm gì?
+ Để các loại đồ dùng được bền đẹp các con phải làm gì?
- Cô khen trẻ kết hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh nhà bếp cũng như vệ
sinh mọi nơi nhất là lúc ăn uống phải sạch sẽ.

* TCVĐ : Về đúng nhà
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ trẻ.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc Chính: Góc xây dựng:Xây phòng ăn
+ Góc Kết Hợp: Góc phân vai: Bán hàng
Góc nghệ thuật: Tô màu tranh.
Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề.


CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Làm quen bài hát: Mời bạn ăn
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung của bài hát Mời bạn ăn.
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
- Giáo dục cho trẻ biết bảo vệ và giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
Bài hát Mời bạn ăn
3. Cách tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về các chất dinh dưỡng, gợi hỏi trẻ kể một số thực phẩm giàu
chất dinh dưỡng.
- Cô giới thiệu bài hát: Mời bạn ăn và hát cho trẻ nghe 2 lần.
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát cho trẻ nghe bài gì?
+ Bài hát do ai sang tác?
- Cô hát cho trẻ nghe lần 3.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
+ Bài hát nói đến điều gì?

+ Mời bạn ăn để làm gì?
+ Uống nước như thế nào?
- Cô tập cho trẻ hát nhiều lần.
- Cô mời tổ nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô tuyên dương trẻ kết hợp giáo dục cho trẻ biết chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cơ thể sạch
sẽ, khỏe mạnh.
* Chơi tự do ở các góc
- Chơi theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
....................................................................................................................................


Thứ 3 ngày 17 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC: Thơ “Bé ơi”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác, đọc thuộc thơ.
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi của
cô.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Tay thơm tay ngoan”.
3. Cách tiến hành:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Tay thơm tay ngoan”, gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa hát bài gì? Bàn tay dùng để làm gì?

+ Để hai bàn tay luôn sạch đẹp thì chúng ta phải làm gì?
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1, hỏi trẻ tên bài thơ?
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
- Các con vừa được đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Câu thơ “Bé này bé ơi….đất cát” khuyên bé điều gì?
- Vì sao không được chơi đất cát?
- Khi cô cho các con chơi ở góc thiên nhiên thì các con phải làm gì sau khi chơi?
- Nếu trời nắng to thì phải làm gì? Tại sao?
- Cô dạy các con ăn xong không được làm gì? Vì sao?
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy cần phải làm gì?
- Bây giờ chúng ta không chỉ đánh răng vào mỗi buổi sáng mà cần đánh răng lúc nào
nữa?
- Sắp đến bữa ăn phải làm gì?
- Qua bài thơ các con rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ, chăm sóc cơ thể mình, không chơi đùa nghịch với đất cát,
khi nắng to hãy chơi ở bóng mát, ngủ dậy nhớ đánh răng, rửa mặt sạch sẽ, trước khi ăn
nhớ rửa tay.
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc thi đua nhau giữa các tổ nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ đọc giọng đọc to, giọng đọc nhỏ. Đọc luân phiên theo tổ.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi “Mũi cằm tai” và chuyển hoạt động.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Cô cho trẻ thổi bong bóng xà phòng
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ hứng thú trong khi chơi.


- Trẻ tập dự đoán điều gì sẽ xảy ra.

- Giáo dục trẻ: Trong khi chơi không được xô đẩy nhau.
2. Chuẩn bị
- Cốc, xà phòng, ống nhựa để thổi bong bóng.
- Trẻ ăn mặc gọn gang.
3. Cách tiến hành:
- Ổn định lớp, kiểm tra sức khỏe trẻ, dặn dò trẻ khi ra sân không được xô đẩy lẫn nhau.
- Cô cho trẻ ra sân quây quần bên cô.
- Trên tay cô có cái gì đây.
- Những dụng cụ này dùng để làm gì?
- Cô có cốc gì đây? Lấy xà phòng cho vào nước. Các con dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi
bong bóng tiếp xúc với ống nhựa?
- Cô thổi bong bóng xà phòng cho trẻ xem, các con có thể bắt được nó không? Chơi và
đuổi bắt nó.
- Cô cho trẻ thổi bong bóng và đuổi bắt.
* Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ.
* Chơi theo ý thích:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ chơi.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc Chính: Góc học tập: Xếp hình vuông, hình tròn bằng que tính
+ Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xếp bàn ăn cơm
Góc phân vai: Cửa hàng hoa quả
Góc sách truyện: Xem tranh về chủ đề.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Luyện kỹ năng vẽ cho trẻ
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ luyện được kỹ năng như tô màu và vẽ về bé trai, bé gái, các chất dinh dưỡng của bé.
- Trẻ biết cách cầm bút tô, biết ngồi đúng tư thế khi tô vẽ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn cơ thể, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
2. Chuẩn bị
- Giấy A4, bút màu.
3. Cách tiến hành:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Mắt mồm tai”
- Cô gợi hỏi trẻ về các bộ phận trên cơ thể và chức năng của các bộ phận.
- Các con có thích vẽ 1 bức tranh về các bạn trai, bạn gái, về các chất dinh dưỡng.
- Cô gợi ý để trẻ vẽ những gì.
- Cô phát đồ dùng cho trẻ thực hiện.


- Cô đến từng nhóm trẻ gợi hỏi giúp đỡ trẻ vẽ tốt.
- Cô bao quát trẻ.
- Cô hỏi trẻ: Con vẽ gì đây? Vẽ tóc bạn gái như thế nào?
- Cô tuyên dương trẻ kết hợp giáo dục trẻ phải biết ăn uống hợp lý, giữ gìn vệ sinh sạch
sẽ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………................................................


Thứ 4 ngày 18 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM:Tô màu chiếc váy
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, ngồi thoải mái, biết cầm bút bằng ba đầu ngón tay và tô màu

chiếc váy không bị chờm ra ngoài.
- Trẻ biết cách to màu, hoàn thành tranh của mình.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn sản phẩm của mình và cất đồ dung gọn
gang.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 3 hình mẫu chiếc váy đã tô mầu sẵn, 3 hình chiếc váy chưa được tô
màu, ghế ngồi, bút màu...
- Đồ dùng của trẻ: bàn, ghế, màu, tranh chiếc váy trên giấy A4 chưa được tô màu.
- Đầu đĩa, loa, đĩa nhạc có các bài hát về chủ đề.
3. Cách tiến hành:
- Cho trẻ xem đoạn video về trình diễn thời trang nhí.
- Đàm thoại về nội dung đoạn video:
+ Các con vừa xem đoạn video nói về gì nào?
+ Các con có nhận ra những chiếc váy có màu không?
+ Những chiếc váy có rất nhiều màu sắc khác nhau, hôm nay cô đã chuẩn bị một số
chiếc váy cho đêm trình diễn thời trang các con cùng xem nhé.
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh?
- Bức tranh có màu gì? Đây là trang phục của bạn trai hay bạn gái?
- Để có một chiếc váy xinh chúng ta cần phải làm gì?
- Nếu trẻ biết mời trẻ lên trình bày cách thực hiện, sau đó cô hướng dẫn lại cách tô màu.
- Nếu trẻ không biết cô sẽ gợi ý hướng dẫn cách tô màu.
- Mời một trẻ nhắc lại cách tô màu.
- Bây giờ chúng mình cùng chuẩn bị một chiếc váy thật đẹp cho đêm trình diễn thời
trang nào.
- Cho trẻ về chỗ ngồi thực hiện.
- Cô bao quát nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Gợi ý hướng dẫn những trẻ còn lúng túng.
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ nhận xét bức tranh của mình, của bạn.
- Cô nhận xét bổ sung.

- Cô động viên, khuyến khích trẻ.
* Kết thúc: Cho trẻ vận động bài hát “ Mời bạn ăn” đi ra sân.
CHƠI NGOÀI TRỜI.
HĐCCĐ: Thực hành chăm sóc cho cây
1. Kết quả mong đợi.


- Trẻ chăm sóc vườn cây của lớp. Nhận biết được một số hành vi đúng, sai khi chăm sóc
cây.
- Rèn một số kỹ năng chăm sóc cây: tưới nước, nhặt lá vàng, lá úa..., kỹ năng diễn đạt
mạnh lạc.
- Phát triển khả năng quan sát, chủ ý có chủ định, sự phối hợp cùng nhau.
- Giáo dục trẻ không bứt lá, bẻ cành, không dẫm đạp lên cây.
2. Chuẩn bị
- Chậu cây: 3-4 cây.
- Một số vật dụng làm vườn: Phểu, bình tưới nước, giỏ đựng lá cây, bình chứa nước,
khăn…. Đủ để trẻ thực hiện.
3. Cách tiến hành:
- Ổn định lớp, kiểm tra sức khỏe. Dặn trẻ trước lúc ra sân không được xô đẩy bạn, khi ra
sân không chơi những chỗ trời nắng.
- Cô cho cả lớp nghe hát bài “Em yêu cây xanh”.
- Bài hát có tên là gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Muốn được cây xanh tốt chúng ta phải làm gì?
- Cô đưa dụng cụ ra hỏi trẻ: Cái gì đây? Bạn nào có thể cho cô biết dụng cụ này dùng để
làm gì? Bạn nào có thể dùng dụng cụ này thực hiện nào?
- Cô mời các con nhẹ nhàng về các nhóm chọn dụng cụ làm vườn để chăm sóc cây đi
nào.
- Cô cho trẻ thực hành chăm sóc cây.
- Cô bao quát trẻ.

- Trong quá trình thực hiện, cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Em yêu cây xanh”
Giáo dục: Để vườn cây của lớp mình thêm xanh tươi, hàng ngày chúng ta phải nhổ cỏ,
tưới nước cho cây. Khi chăm sóc cây các con nhớ không được dẫm đạp lên cây, tưới
nước vừa phải, không nghịch nước làm ướt, bẩn quần áo.
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần).
- Cô bao quát trẻ.
* Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời như cầu vượt, đu quay...
- Cô bao quát trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc chính:
Góc phân vai: Bán hàng
+ Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xây phòng ăn
Góc học tập: Xếp hình bằng hột hạt
Góc nghệ thuật: Tô màu một số quả
.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Cho trẻ chơi ở các góc
1.Kết quả mong đợi:
Trẻ ngoan, hiểu luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi.
2. Chuẩn bị:


Các loại đồ dùng ở các góc chơi.
3. Cách tiến hành:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
- Cô trò chuyện với trẻ về nghề nông và công việc của các bác nông dân, cô giới thiệu
các góc chơi.
Góc phân vai: Bán hang
Góc xây dựng: Xây phòng ăn

Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về chủ đề
Góc nghệ thuật: Nặn một số loại quả
- Cô hỏi trẻ thích chơi góc nào, cho trẻ chọn góc chơi, vai chơi.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé ơi” và đi về góc chơi theo ý thích của mình.
- Cô đi đến từng góc quan sát và trò chuyện với trẻ về góc chơi.
- Các con đang làm gì đây?
- Các bác thợ xây đang làm gì đây?
- Bức tranh vẽ gì đây?
- Còn gì đây nữa?
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi và bao quát trẻ.
- Nhận xét góc chơi: Cô cho trẻ nhận xét, cô bổ sung thêm.
- Cô giáo dục trẻ khi chơi phải chơi đoàn kết, không được tranh giành đồ chơi của bạn.
* Đánh giá cuối ngày:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát trển thể chất: Ném xa bằng một tay
1. Kết quả mong đợi :
- Trẻ cầm túi cát bằng một tay và dùng sức của cơ tay ném thật xa
- Rèn luyện tính mạnh dạn , phát triển hệ cơ cho trẻ
- Trẻ tích cực tham gia vào trò chơi
- Giáo dục trẻ nề nếp trật tự trên giờ học.
2. Chuẩn bị:
- Túi cát, sân tập sạch sẽ
- Trang phục gọn gàng
3. Cách tiến hành :
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ điểm
- Hỏi trẻ :Ước mơ sau này của các con là gì? Các con có muốn sau này trở thành người

có ích cho xã hội không?
- Muốn được như vậy thì trước tiên chúng ta cần có sức khỏe tốt và việc phải làm bây
giờ là tập thể dục các con đồng ý không ?
* Khởi động:


- Cho trẻ kết hợp các kiểu đi: đi thường-> đi mũi chân -> đi thường -> đi gót chân->
đi thường-> đi khom -> đi giậm chân-> chạy chậm -> chạy nhanh -> kết hợp với bài
hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” về 3 hàng dọc nhận biết trên dưới, phải trái, trước sau. Chuyển
đội hình thành 3 hàng ngang tập Bài tập phát triển chung.
* Trọng động: Động tác phát triển chung
Đt 1: Động tác hô hấp: Động tác hít vào thở ra
Đt 2 phát triển cơ tay và bả vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước, dang ngang
Đt 3 phát triển cơ lưng, bụng: Đứng cúi về trước
Đt 4 phát triển cơ chân: Đứng khuỵu gối
* Vận động cơ bản:
- Các con nhìn xem trên tay cô cần gì ?
- Cậy bạn nào có thể cầm túi cát làm thử cô xem nào?
- Cô mời trẻ làm thử.
Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động " Ném xa bằng một tay ”
- Để thực hiện được vận động này các con nhìn cô thực hiện trước nha.
Cô làm mẫu. Cho trẻ xem
- Lần 1: Không giải thích.
- Lần 2: Miêu tả + giải thích. Cô cầm túi cát bằng một tay, một chân làm trụ và dùng
sức mạnh của tay ném thật mạnh để đấy túi cát ra thật xa đồng thời mắt cô nhìn theo
túi cát.
- Cô vừa thực hiện xong vận động gì?
- Gọi 1,2 trẻ lên làm mẫu
- Cho trẻ lần lượt thực hiện, cô quan sát và sửa sai.
- Cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm

Hỏi trẻ: Hôm nay các con học bài thể dục gì? Muốn cơ thể được luôn khỏe mạnh
các con thường xuyên phải làm gì?
- Nhận xét và tuyên dương trẻ
* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Cô nêu luật chơi – Cách chơi – Trẻ thực hiện (2 – 3 lần)
* Hồi tĩnh:
- Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng và thả lỏng tay chân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Nhặt lá vàng làm đồ chơi
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên để làm đồ chơi mình thích.
- Biết giữ vệ sinh khi tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Lá vàng. Dây chỉ to.
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “gieo hạt” trò chuyện về môi trường sống và cây xanh.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? Chúng ta vừa gieo gì?


Các con biết lá gì đây ? Bạn nào biết làm một loại đồ chơi về chiếc lá nào?
Cô hướng dẫn cách làm đồ chơi?
Cô mờ một bạn nhắc lại cách làm.
Cô cho trẻ thực hiện.
Cô bao quát trẻ thực hiện. Hướng dẫn thêm cho trẻ cách làm như dùng cuống lá để nối
giữa thân và cánh...
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của nhau, cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Tuyên dương, động viên, khuyến khích trẻ.
* Trò chơi vận động: Lộn càu vồng.
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi theo ý thích: Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời: Đu quay, cầu trượt...
- Cô bao quát trẻ chơi.
-

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc chính: Góc xây dựng: Xây bàn ăn cơm
+ Góc kết hợp: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề
Góc phân vai: Bán hàng
Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về chủ đề
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Tổ chức ngày vui 20/ 10
1 Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết được ngày 20/ 10 lafngayf liên hiệp phụ nữ.
- Trẻ kể được một số hoạt động trong ngày 20/ 10.
- Trẻ thích thú khi tham gia kể các hoạt động đó.
- Giáo duc trẻ kính trọng bà, mẹ, cô giáo gườ đã yêu thương chăm sóc mình.
2. Chuẩn bị
- Lớp học sạch sẽ có đồ dùng đồ chơi trang trí đúng với ý nghĩa ngày 20/ 10
3. Cách tiến hành:
- Cô là người dẫn chương trình cho buổi lễ.
- Mở đầu chương trình cô giới thiệu cho trẻ bài hát “ Mẹ và cô”
- Gợi hỏi trẻ các con có biết bài hát nhắc đến ngày lễ gì không ?
- Diễn ra vào ngày nào trong năm ?
- Các con có biết ngày 20/ 10 diễn ra những hoạt động gì không ?
- Sau đó mời các tiết mục văn nghệ lên tham gia.
- Mở đầu là tiết mục múa “ Múa cho mẹ xem” do các bạn nữ biểu diễn.
- Tiếp theo là tiết mục múa đêm trung thu của tốp nam nữ lớp 3 tuổi A.
- Mời bạn Quỳnh Anh và Đăng Khoa lên hát bài cô và mẹ.
- Tiếp theo chương trình là tiết mục múa múa dưới trăng do các ban nữ lớp 3 tuổi A biểu diễn.

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như kéo co, mèo đuổi chuột..
- Kết thúc chương trình cô và trẻ đọc bài thơ “ Mẹ và cô”
* Đánh giá cuối ngày:


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………............
Thứ 6 ngày 20 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM: Dạy hát: Mời bạn ăn
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ thuộc và biết tên bài hát , hiểu nội dung, biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ chú ý nghe và hát đúng lời, hát đúng theo giai điệu bài hát.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc và trò chơi “ hát to/ nhỏ theo yêu cầu”
- Trẻ biết yêu quý chia sẻ tình cảm thân ái với bạn.
2. Chuẩn bị:
- Trống, xắc xô, phách tre, mũ.
3.Cách tiến hành:
- Cô và trẻ trò chuyện về sự phát triển của cơ thể.
- Để cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần phải làm gì?
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nôi dung bài hát.
* Cô hát mẫu:
- Cô hát lần 1: hát trọn vẹn bài hát ( có nhạc đệm)
- Cô hát lần 2: không nhạc
- Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
* Dạy trẻ hát:
- Cô giới thiệu bài hát này cô chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ “ Mời bạn ăn……mịn da”
+ Đoạn 2: Từ “ Thịt….tôm”

+ Đoạn 3: Từ “ Mình cùng ăn….lớn nhanh”


+ Đoạn 4: Từ “ Được đi thi….bé ngoan”
- Cô dạy trẻ hát lần lượt từng đoạn
+ Cô hát mẫu từng đoạn
+ Trẻ hát theo cô ( cô chú ý sữa sai cho trẻ)
+ Trẻ nghe đàn và hát theo tiếng đàn ( đàn nốt)
- Cho cả lớp hát lại cả bài 2 lần ( lần đầu không có nhạc đệm, lần thứ 2 có nhạc đệm)
( cô chú ý sữa sai cho trẻ).
- Tiếp tục cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ/ nhóm/ cá nhân
- Cả lớp hát lại bài hát theo nhạc.
* Nghe hát: Khúc hát ru người mẹ trẻ
- Cô giới thiệu tên bài hát.
- Tóm tắt nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2.
* Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Cô gới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Giải câu đố về chủ đề
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết giải một số câu đố nói về chủ đề.
- Luyện khá năng nghe và phán đoán đúng.
- Hào hứng tham gia thực hiện trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sách câu đố



- Đồ dùng để chơi trò chơi .
3. Cách tiến hành:
- Cô và cả lớp hát bài “ Mời bạn ăn” . Trò chuyện về chủ đề.
- Bài hát có tên là gì?
- Giáo dục trẻ để cơ thể khỏe mạnh, thông minh, các con phải ăn đầy đủ các chất và ăn
hết phần ăn của mình, ngoài ra các con phải chăm tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ
sinh cơ thể mình luôn sạch sẽ như thế cơ thể con mới phát triển cân đối và khỏe mạnh.
- Cô đọc câu đố về chủ đề:
+ Cái gì chum chím đáng yêu
Thốt lời chào hỏi, nói nhiều điều hay?
( cái miệng)
+ Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô.
Âm thanh , tiếng động nhỏ, to quanh mình?
( Cái tai)
+ Nhô cao giữa mặt một mình
Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi?
( Cái mũi)
+ Cô gợi ý hoặc giải câu đố khó mà trẻ không giải được
+ Cô động viên, khuyến khích trẻ trả lời .
+ TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi ngoan.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
+ Góc chính: Góc phân vai: Nấu ăn
+ Góc kết hợp: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề

Góc xây dựng: Xếp bàn ăn cơm
Góc nghệ thuật: Vẽ một số loại quả.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Đóng chủ đề : Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh và ngày vui 20/ 10:
- Cô cho trẻ ngồi gần cô, cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Cô gợi hỏi trẻ nhắc lại tên chủ đề con vừa học ?
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ,bài hát đã học trong chủ đề
- Cô tổ chức cho trẻ hát múa, đọc thơ dưới hình thức biểu diễn văn nghệ.
- Cô giáo dục trẻ phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Cô tu don tranh của chủ đề cũ.
* Mở chủ đề: Ngôi nhà thân yêu.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “ Thăm nhà bà”
- Cô giới thiệu với trẻ một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao, đồng dao về trong
chủ đề.


- Cô cùng trẻ treo tranh, đồ dùng, đồ chơi, theo chủ đề mới.
- Hát, đọc thơ, các bài có nội dung trong chủ đề sắp học.
- Cho trẻ chơi tự do.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Nêu gương phát biểu bé ngoan
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ.



×