Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Buôn Hồ, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.78 KB, 4 trang )

Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
UBND TX BUÔN HỒ

KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ

HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút

A/ TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25đ)
1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
a. Tạo ra các cặp gen dị hợp
b. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
c. Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
d. Cả 3 ý trên
2/ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:
a. Lai khác dòng

b. Lai khác thứ

c. Lai kinh tế

d. Cả a, b, c

3/ Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?
a. Bạch đàn, lúa, lá lốt
b. Tre, dừa, mít


c. Ớt, phượng, hồ tiêu
d. Trầu không, ngô, lạc
4/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
a. Cá sấu, ếch đồng, giun đất
b. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
c. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
d. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
5/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
a. Độ đa dạng

b. Loài ưu thế

c. Loài đặc trưng

d. Cả a, b, c

6/ Trong các loại tài nguyên sau, tài nguyên nào thuộc loại tài nguyên tái sinh:
a. Dầu mỏ

b. khoáng sản

c Tài nguyên đất.

7/ Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là
a. Chất thải rắn

b. Khí thải từ các nhà máy

c. Khí nitơ


d. Nước thải sinh hoạt

8/ Mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ?
1

d. Năng lượng gió


Sách Giải – Người Thầy của bạn

a. Cộng sinh;

b. Hội sinh;

/>
c. Cạnh tranh;

d. Kí sinh

9/ Nhóm sinh vật nào thích nghi cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
a. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.
b. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
c. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
d. Không có nhóm nào cả.
10/ Ao, hồ, sông, suối là thuộc hệ sinh thái:
a. Các hệ sinh thái nước ngọt;
b. Các hệ sinh thái nước đứng;
c. Các hệ sinh thái nước chảy;
d. Các hệ sinh thái ven bờ.
11/ Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?

a. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
b. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;
c. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;
d. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
12/ Hãy xác định tập hợp nào sau đây là quần thể:
a. Tập hợp các cá thể nai, sóc, thỏ sống chung trong rừng.
b. Tập hợp các cá thể cá lóc, cá trê, cá basa,… cùng sống chung một đầm.
c. Các cá thể ngựa, nai được nuôi ở trong vườn quốc gia,
d. Các cá thể thỏ ở khu bảo tồn Cát Tiên.
B/ TỰ LUẬN
1/ (1.0đ) Viết lưới thức ăn có các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, chuột, hổ, cầy, vi
sinh vật.
2/ (2.0đ) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu 1 số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
3/ (3.0đ) Nêu đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho VD các dạng
tài nguyên đó?
4/ (1.0 đ) Giải thích vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng?

2


Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9
A/ TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25đ)
C1

C2


C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

C11

C12

c

d

b

b

a


c

b

a

c

a

d

d

B/ TỰ LUẬN
Câu 1 (1.0đ ) Lưới thức ăn: có thể có như sau

Dê 

Cỏ

Hổ

Thỏ

Vi sinh vật
Chuột 
 Cầy

Câu


Đáp án

Điểm

Câu 2

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,

0.5đ

2.0 đ

các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi,
gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Các tác nhân:

0.75đ

+ Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
+ Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
+ Các chất phóng xạ
+ Các chất thải rắn
+ Các sinh vật gây bệnh
- Các biện pháp cơ bản hạn chế ô nhiễm

0.75đ

+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
+ Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm

+ Sử dụng năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng
mặt trời
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Tăng cường công tác giáo dục vệ sinh môi trường
Câu 3
3.0đ

Các dạng tài nguyên
a/ Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát
triển phục hồi như:

3

0.75đ


Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
VD Tài nguyên đất, nước, sinh vật

0.25đ

b/ Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn

0.75đ

kiệt
VD: Như than đá, dầu lửa …


0.25đ

c/ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: sử dụng mãi mãi không gây

0.75đ

ô nhiễm môi trường

Câu 4
1.0đ

VD Như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời …

0.25đ

- Rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, thuốc

0.25đ

chữa bệnh
- Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, ngăn

0.25đ

chặn lũ lụt và xói mòn đất
- Rừng giúp bảo vệ các nguồn gen sinh vật, giữ cân bằng sinh

0.25đ

thái

- Rừng là tài nguyên tái sinh nên khai thác hợp lý sẽ có khả năng
phục hồi

4

0.25đ



×