Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức hs ở thpt trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.36 KB, 17 trang )

Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức HS ở THPT trong tình
hình hiện nay

I. Lý do chọn đề tài.
Hơn hai thập kỷ thực hiện cải cách giáo dục, chúng ta
giành nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, ngành Giáo Dục
cũng chịu nhiều tác động của mặt trái cơ chế thị trờng, của
công nghệ thông tin, mặt trái của phim ảnh và mặt trái của
làn sóng Toàn cầu hóa. Một bộ phận không nhỏ trong học sinh
lý tởng bị xói mòn, đạo đức bị xuống cấp. Theo thống kê của
Tổng cục phòng tội phạm, trong mấy năm gần đây, mỗi năm
có khoảng 10 000 vụ án do trẻ dới 18 tuổi gây ra. Trong đó, số
vụ án do học sinh, - sinh viên gây ra chiếm 1/5. Các giá trị văn
hóa truyền thống ngày càng bị xói mòn, thay vào đó là các lối
sống buông thả ngày càng có chiều hớng tăng mạnh trong giới
trẻ, trong học sinh, sinh viên.
Những vấn đề nêu trên đã đợc các phơng tiện truyền
thông nói nhiều, viết nhiều từ lâu. Họ đã dóng lên những hồi
chuông cảnh tỉnh xã hội, cảnh tỉnh với ngành Giáo Dục.
Trờng THPT Hàm Nghi hiện có 31 lớp với gần 1450 học
sinh, 80 cán bộ giáo viên. Là một trờng ở miền núi, địa bàn đi


lại khó khăn, đời sống của cán bộ - giáo viên cũng nh của học
sinh còn nhiều khó khăn.
Cũng nh bao trờng THPT khác, nhiệm vụ của trờng THPT
Hàm Nghi là chuẩn bị cho các em học sinh hành lý trí tuệ và
đạo đức cho các em vững bớc vào đời.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của nhà trờng và
nhiệm vụ chung, trong mấy năm trở lại đây, nhà trờng đã gặt
hái đợc một số thành tích trong giảng dạy, giáo dục đạo đức


học sinh.
Trong phạm vị đề tài này, tôi trình bày một số kinh
nghiệm trong việc giáo dục đạo đức ở trờng THPT Hàm Nghi.
II. Tình hình đạo đức học sinh ở trờng THPT Hàm
Nghi trong những năm gần đây.
Theo con số thống kê ở trờng THPT Hàm Nghi từ năm 2002
lại nay, chúng tôi có đợc nh sau:
Năm

2002 200

Số vụ vi phạm 18

3
19

2004 2005 2006 200
24

26

29

7
31

200
8
34


đạo đức, pháp
luật
Qua trên số liệu thống kê trên, ta thấy, số học sinh vi
phạm ngày càng tăng. Trong 7 năm có 181 vụ vi phạm pháp


luật, Điều lệ trờng THPT. Trung bình mỗi năm có 25 vụ. Chiều
hớng gia tăng.
Trong số vụ vi phạm, chúng tôi phân loại có các nhóm nh sau:
+ Trộm cắp: 3.
+ Bạo lực: 31
+ Vi phạm ATGT: 8.
+ Vi phạm về trang phục, về hành vi ứng xử, ngôn ngữ:
51.
+ Bỏ giờ học để tham gia chơi Game; bida...: 83.
+ Hút thuốc: 5.
Trong số 181 Vụ, có nhiều vụ việc nghiêm trọng. Trộm
cắp 2 vụ; đánh nhau gây thơng tích 2 vụ, tai nạn giao thông
giây ra chết ngời 1 vụ. Riêng nghiện hút ma túy, tiêm chích
cha có trờng hợp nào.
Qua việc xử lý các vụ việc, chúng tôi rút ra mấy nguyên
nhân dẫn đến việc học sinh vi phạm pháp luật, vi pham đạo
đức học sinh:
1- Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình;
2 - Thiếu sự quan tâm, giáo dục của nhà trờng mà trực
tiếp là của GVCN;
3 - Sự thay đổi về tâm - sinh lý;
4 - Học lực yếu;



5 - Tác động của phim ảnh;
6 - Tác động của Internet;
7 - Nghèo - đói.
8 - Chịu sự tác động của các mặt trái của kinh tế thị trờng.
9 Thiếu sự hớng dẫn, t vấn của nhà trờng trong việc rèn
luyện, học tập, lối sống...
Trong các nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn trên, chúng
tôi cho rằng nguyên nhân 1 và 2 là cơ bản. Nh vậy, trách
nhiệm trớc hết là thuộc về nhà trờng và gia đình.
III. Một số giải pháp thực hiện.
Để ngăn chặn các tệ nạn trong học sinh, trong 5 năm qua
(từ năm 2008 đến nay) chúng tôi đã áp dụng một số giải pháp
nh sau:
1. Quán triệt cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên
chủ nhiệm về vai trò to lớn của nhà trờng trong việc quản lý,
giáo dục đạo đức học sinh.
Thông qua các cuộc họp, hội nghị cán bộ-giáo viên, hiệu
trởng phải làm cho cán bộ- giáo viên nhận thức sâu sắc rằng,
giáo dục đạo đạo đức học sinh cấp THPT là một việc làm hết
sức khó khăn, lâu dài, gian khổ và phức tạp nhng cũng đầy
vinh quang. Đó là góp phần to lớn vào việc ổn định xã hội, h-


ớng cho các em tới một lý tởng cao đẹp, một trạng thái tâm lý
thăng bằng. Đây là nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo DụcĐào Tạo, của mỗi thầy - cô giáo, của cả hệ thống chính trị
trong nhà trờng, của mỗi bậc cha, mẹ học sinh. Trong đó, nhà
trờng và gia đình đóng vai trò quyết định. Nhà trờng mua
đủ cho 31 GVCN các tài liệu về công tác chủ nhiệm. Đối với học
sinh khối 12, nhà trờng phải bố trí lại 2/3 số giáo viên chủ
nhiệm. Những giáo viên yếu về nghiệp vụ, yếu về trách

nhiệm kiên quyết phải thay.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đạo
đức học sinh, chúng tôi có kết luận. Nhiều giáo viên chủ
nhiệm nhận thức thiếu đúng đắn về vai trò của mình đối
với công tác giáo dục học sinh hoặc nhiều giáo viên chủ nhiệm
cha quan tâm đúng mức về công tác chủ nhiệm nên phong
trào thi đua, nề nếp học tập, kết quả học tập ở lớp đó tụt hậu
so với các lớp có GVCN tốt. Thậm chí, có nhiều học sinh vi phạm
pháp luật. Tại trờng đã diễn ra 2 vụ học sinh đánh nhau gây
thơng tích (năm 2002 ở lớp 11B1;, 11 B2; năm 2009 lớp B5) , 2
vụ học sinh bỏ học vì thiếu sự quan tâm chủ GVCN ( 1 em lớp
11 B9 năm 2011; 1 em ở lớp 11B 9 năm 2012).
2. Tập huấn công tác chủ nhiệm cho GVCN.


Nhà trờng lựa chọn những giáo viên có tâm, có lực, có
kinh nghiệm vào công tác chủ nhiệm. Đầu năm học, trờng tổ
chức tập huấn công tác chủ nhiệm cho các giáo viên mới đợc
phân công tác chủ nhiệm hoặc các giáo viên còn thiếu kinh
nghiệm chủ nhiệm.
Trong công tác chủ nhiệm cần chú trọng các vấn đề sau:
+ Chú trọng tìm hiểu học sinh về các mặt: sức khỏe,
tâm - sinh lý, hoàn cảnh gia đình của học sinh. Hoàn cảnh
gia đình có một ảnh hởng rất lớn đến đạo đức các em. Qua
tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng có khoảng 60% học sinh vi
phạm đạo đức, pháp luật là do hoàn cảnh gia đình. Có thể là
bố - mẹ ly hôn; bố - mẹ làm ăn xa, các em sống vơi ông- bà;
bố - mẹ không có biện pháp giáo dục, cha quan tâm đến việc
học và giáo dục con cái.
Để làm tốt công tác này, Ban giám hiệu đã cùng GVCN

đến tập nhà của học sinh để nắm bắt tình hình, t vấn cho
bố, mẹ, ngời giám hộ...về việc quản lý, giáo dục các em. Năm
2009, chúng Ban giám hiệu và GVCN đã đi đến gần 600 gia
đình học sinh để tìm hiểu và t vấn.
+ Nhà trờng hớng dẫn GVCN uốn nắn cho HS những sai
phạm dù nhỏ; động viên khuyến khích các em phấn đấu trong
học tập và rèn luyện. Đặc biệt quản lý các em trong các hoạt


động ở trờng; hớng dẫn GVCN thông qua các cuộc họp CMHS
để phối hợp họ kiểm soát các hoạt động của các em ở trờng
cũng nh ở nhà. GVCN cần phải thông tin kịp thời, chính xác
đến cho cha mẹ các em về những vi phạm của các em. GVCN
phải thực sự là địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh; là địa
chỉ là niềm tin của các em khi các em gặp rắc rối trong học
tập cũng nh trong cuộc sống. Năm học 2012-2013, nhà trờng
chi phí gần 20 triệu đồng cho công tác liên lạc giữa nhà trờng
và CMHS.. Trung bình, mỗi lớp chi 600 000 đồng cho công tác
thông tin, liên lạc.
+ Đánh giá nhận xét học sinh công bằng, khách quan.
Để đông viên, khuyến khích GVCN là tốt công tác chủ
nhiệm, nhà trờng đa tiêu chí thi đua công tác chủ nhiệm vào
Nghị quyết của Hội nghị cán bộ-giáo viên đầu năm. Có phần
thởng thích đáng cho giáo viên chủ nhiệm giỏi đồng thời có
chế tài xử lý nhũng giáo viên thiếu trách nhiệm trong công tác
giáo dục đạo đức học sinh để xẩy ra các vụ việc tiêu cực
trong học sinh hoặc chậm xử lý các vụ việc tiêu cực để kéo
dài, phức tạp.
3. Chú trọng giáo dục học sinh cá biệt.
Xác định học sinh cá biệt về đạo đức là những nhân tố

gây ra những rắc rối, phức tạp trong nhà trờng. Vì vậy, nhà


trờng đã chỉ đạo GVCN, Đoàn thanh niên và giáo viên bộ môn
rà soát các đối tợng cần phải đợc theo dõi, giáo dục, giúp đỡ.
Cụ thể là các đối tợng: học sinh yếu một trong hai mặt hoặc
là yếu hạnh kiểm, hoặc yếu học lực; học sinh lu ban. Hai đối
tợng trên là lực lợng lôi kéo các học sinh khác vi phạm. Bởi vậy,
ngay từ đầu năm học, nhà trờng đã trực tiếp cùng GVCN và gia
đình có sự thỏa ớc, phối hợp giáo dục, giúp đỡ các em trong rèn
luyện cũng nh trong học tập. Đối với những trờng hợp khó khăn,
cần phải kiên trì và phải phối hợp với chính quyền địa phơng.
Năm 2012-2013, nhà trờng đã thành công giáo dục 15 học
sinh cá biệt ở các lớp: 11 B10, 10 B11, 12b5, 12B6, 12B7, 12.
Trong 2 năm trở lại đây, không có học sinh nào bị kỷ luật.
Nhà trờng có phần thởng thích đáng cho các giáo viên có
thành tích trong việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. Khi
có những trờng hợp phức tạp, hiệ trởng phải trực tiếp giải
quyết vụ việc, không để vụ việc kéo dài, phức tạp.
3. Lập góc t vấn cho học sinh:
Xác định trong cuộc sống, học sinh còn thiếu nhiều kỹ
năng nh: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng bảo vệ
sức khỏe (chủ yếu là

nữ sinh)...; học sinh còn lúng túng trong

việc chọn nghề... Nhà trờng đã đầu t 50 triệu đồng để mua


các trang thiết bị lập góc t vấn cho các em. Lập góc t vấn,

thực chất là lập tổ hòa giải các vụ việc. Cán bộ t vấn phải là
những giáo viên nhiệt tình, có năng lực, năng khiếu, hiểu biết
về cố tác xã hội.
Qua 2 năm hoạt động của công tác t vấn, chúng tôi đã
tiến hành hàng chục cuộc t vấn cho tập thể và hàng trăm cuộc
t vấn cho cá nhân các học sinh những vấn đề mà các em còn
băn khoăn, hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn của học sinh rất
thành công.
Ưu điểm của công tác hòa giải là triệt tiêu đợc lòng hận
thù giữa học sinh với nhau, xây dựng cho các em lòng nhân ái,
tình đoàn kết, thơng yêu. Tuy nhiên, để công tác hòa giải có
kết quả, cán bộ phụ trách phải có biện pháp, kinh nghiệm và
thực sự có trách nhiệm. Công tác t vấn còn giúp đợc nhiều em
giải tỏa tâm lý bức xúc về hoàn cảnh gia đình, những băn
khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe, những băn khoăn trong
khâu chọn nghề...
4. Xây dựng trờng học một môi trờng thân thiện, đoàn
kết.
Một trong những biện pháp tích cực để công tác giáo
dục đạo đức học sinh có hiệu quả là phải tạo nên môi trờng
thân thiện. Nhà trờng đã chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức


các sân chơi bổ ích nh: tổ chức các trò chơi dân gian (kéo
co, đá cầu...), tổ chức câu lạc bộ thơ, thi hát dân ca, tổ chức
các hoạt động thể thao...Đoàn thanh niên đã tổ chức các trận
đấu giao hu bóng chuyền, bóng đá giữa học sinh và giáo viên.
Trong các trận đấu, "phần thắng" bao giờ cũng thuộc về các
học sinh.
6. Quản lý các hoạt động của học sinh.

Chúng tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn
đến các em học sinh vi phạm tệ nạn là do sự buông lỏng quản
lý của nhà trờng và của gia đình. Bởi vậy, nhà trờng đã chỉ
đạo Đoàn thanh niên phối hợp với GVCN và gia đình quản lý
chặt học sinh trong các hoạt động của học sinh.
Thực tế cho thấy, rất nhiều học sinh lợi dụng việc đau
ốm, hoặc một số việc khác để lừa dối nhà trờng nghỉ học
chơi Game, bi da....
Để ngăn chặn tình trạng này, nhà trờng đã t vấn cho bố
mẹ phơng pháp quản lý con học và hoạt động. Cụ thể, cha
mẹ học sinh phải nắm đợc thời khóa biểu hoạt động ở trờng
của con. GVCN t vấn việc kiểm tra con học ở lớp cũng nh ở
nhà. Cụ thể, nhà trờng qui định học sinh phải ghi vào đầu
bài học thời gian (ngày-tháng- năm), nhờ đó mà bố mẹ kiểm
tra biết đợc con đến trờng có vào lớp hay không, ngồi học có


ghi chép hay không. Buổi tối cần phải quản lý con học ở nhà.
Về phần mình, nhà trờng kiểm tra liên tục sĩ số trên lớp bằng
việc giáo viên bộ môn và Đoàn trờng phối hợp để nắm sĩ số.
Nếu phát hiện học sinh bỏ học, giáo viên bộ môn, Đoàn trờng
báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm báo
cho cha, mẹ biết để xử lý. Trong năm học này, nhà trờng đã
phát hiện có 12 em có hiện tợng tiết hoặc lừa bố mẹ để đi
chơi. Nhà trờng đã phối hợp với gia đình giải quyết triệt để.
Nh vậy, các em có chu trình thời gian khép kín nên nhà
trờng và gia đình kiểm soát đợc các hoạt động của học sinh.
Để thực hiện đợc công tác này, nhà trờng đã huy động giáo
viên về tận nhà học sinh vừa để tìm hiều hoàn cảnh các em,
vừa để t vấn cho cha mẹ học sinh trong việc quản lý việc học

tập của các em.
7. Tăng cờng phối hợp với cha mẹ học sinh.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm
tệ nạn xã hội là thiếu sự quan tâm của nhà trờng và gia đình.
Do vậy, trong quá trình giáo dục học sinh, nhà trờng rất chú
trọng việc phối hợp giữa nhà trờng và gia đình. Coi sự phối
hợp này là sự quyết định thành công. Một trong những vấn
đề khó khăn mà chúng tôi gặp phải đó là học sinh thờng tìm
cách giấu bố-mẹ mỗi khi các em phạm lỗi. Đã có nhiều em khi


nhà trờng mời cha mẹ đến để trao đổi, các em đã nhờ
những ngời không phải trong gia đình đóng vai bố hoặc mẹ
đến gặp nhà trờng. Đã có một số trờng hợp để lại hậu quả
khôn lờng.
Bởi vậy, một trong những nguyên tắc trong khi làm việc
với cha-mẹ học sinh, trớc hết GVCN phải nắm rõ sự việc xẩy ra
và phải thu thập đợc bằng chứng. Kinh nghiệm cho thấy rằng,
cha mẹ học sinh chỉ thừa nhận con mình có khuyết điểm
khi các bằng chứng đã rõ ràng. Tiếp theo, khi làm việc với cha
mẹ học sinh phải yêu cầu họ xuất trình CMND và sổ hộ khẩu.
Có nhiều vụ việc các em học sinh mợn, thậm chí là thuê ngời
đóng giả bố-mẹ mình để lừa GVCN. Chừng nào các vụ việc
của các em cha giải quyết xong thì cha thể cho các em tiếp
tục học.
7. Giúp đỡ những học sinh học yếu trong học tập, rèn
luyện.
Đối với những đối tợng học sinh này, nhà trờng đã tổ chức
khảo sát chất lợng học tập đầu năm học để phát hiện đúng
đối tợng. Theo đó, nhà trờng bố trí các giáo viên có tâm

huyết, có trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp
giúp đỡ các em trong học tập. Kết quả, số học sinh có điểm


kém: 0; số học snh có điểm yếu đã giảm thiểu. số học sinh
đạt loại khá và giỏi tăng lên rõ rệt.
8. Phối hợp với chính quyền địa phơng xử lý nghiêm túc,
dứt điểm các vụ việc, không để kéo dài gây phức tạp.
Có nhiều vụ việc xẩy ra nhà trờng không thể giải quyết.
Trong trờng hợp này, chúng tôi đã phối hợp với chính quyền
địa phơng. Cụ thể, đối với các vụ đánh nhau có liên quan
đến thanh niên địa bàn trờng đóng, các vụ trộm cắp...Nhờ
phối hợp với chính quyền địa phơng, chúng tôi đã ngăn chặn
đợc nhiều vụ việc xẩy ra. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn
giữa các học sinh với nhau.
9. Bản thân các thầy- cô giáo phải là một tấm gơng để
học sinh noi theo.
Hoạt động của giáo viên có ảnh hởng rất lớn đến học
sinh. Việc giáo viên thực hiện nội qui trong nhà trờng có tác
dụng to lớn đến học sinh. Cụ thể, cách xng hô giữa thầy-trò
đúng mực; giáo viên không đợc hút thuốc lá trong trờng; trang
phục chỉn chu khi lên lớp, lên lớp có giáo án, đúng giờ....
10. Đẩy mạnh công tác dân vận.
Đối với các hộ dân xung quanh trờng phải làm cho học
hiểu rằng, chính họ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp
nhà trờng quản lý học sinh. Tình trạng học sinh đợc gia đình


cho đi xe máy đến trờng, học sinh gửi xe đạp, xe máy ở các
nhà dân, các quán hàng xung quanh trờng khá phổ biến. Bởi

vậy, nhà trờng đã cùng với chính quyền địa phơng và các hộ
dân xung quanh khu vực trờng đã phối hợp với nhau làm tốt
việc quản lý các em. Kiên quyết không cho các em gửi xe đạp,
xe máy trong nhà dân. Vì vậy, số học sinh bỏ học giữa buổi
rất ít, các tiêu cực khác cũng theo đó giảm sút.
11. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức,
pháp luật.
Đây là phơng pháp đợc tiến hành thờng xuyên qua các
tiết chào cờ đầu tuần, đặc biệt qua lồng ghép môn GDCD
và các môn khoa học xã hội khác để nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật, đạo đứ của học sinh. Mặt khác, nhà trờng
phối hợp với Công An huyện tập trung học sinh tuyên truyền về
ATGT, về chấp hành pháp luật...
Với 11 giải pháp trên, qua 4 năm chúng tôi đã thu đợc kết
quả nh sau:
Năm
Số vụ vi phạm đạo

2009
20

2010
19

2011
16

2012
11


đức, pháp luật
Tổng số: 72 vụ. Trung bình mỗi năm có 14.4 vụ.
Trong đó:
+ Trộm cắp: 0.

2013
6


+ Bạo lực: 3
+ Vi phạm ATGT: 8.
+ Vi phạm về trang phục, về hành vi ứng xử, ngôn ngữ:
43.
+ Bỏ giờ học để tham gia chơi Game; bida...: 15.
+ Hút thuốc: 4.
Nh vậy, so với các năm trớc các vụ tiêu cực trong học sinh
đã giảm hẳn. Trong đó, các vụ việc nguy hiểm nh bạo lực,
trộm cắp hầu nh không còn. Trong 6 vụ vi pham năm 2013,
chỉ có vi phạm về trang phục, ứng xử thiếu văn hóa, hút
thuốc. Còn trộm cắp, bạo lực, vi pham ATGT không còn. Có thể
nói, cha có năm học nào mà số vi phạm pháp luật, đạo đức học
sinh đã giảm thiểu nh vậy. Đây là một kết quả đáng nghi
nhận và trân trọng.

IV. Kết luận.
Công tác giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ
chính trị của mỗi nhà trờng. Với đặc thù của lứa tuổi và chịu
tác động đa chiều, nên việc giáo dục đạo đức học sinh rất
khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi vừa khoa học, vừa bản lĩnh,
vừa kinh nghiệm và kiên trì. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của

cả hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ- giáo viên trong
nhà trờng. Trong đó, lực lợng cốt yếu là GVCN, Đoàn thanh


niên, Ban giám hiệu. Bên cạnh đó, gia đình đóng vai trò
không kém phần quan trọng trong việc quản lý và giáo dục
học sinh.
Trong mấy năm qua, với cơng vị là cán bộ quản lý, trờng
THPT Hàm Nghi căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào tình
hình thực tiễn của đơn vị đã tiến hành thực hiện 11 giải
pháp (đã trình ở trên) và thu đợc nhiều kết quả quan trọng.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra các u, nhợc điểm
nh sau:
a. Ưu điểm:
Các giải pháp đều thực hiện đợc ở tất cả các đối tợng học
sinh. Đặc biệt là học sinh cá biệt về các mặt đạo đức, học
lực.
Giải thực hiện thành công có tác dụng mang tính lâu dài,
bền vững.
Kinh phí cho các giải phải không lớn, nó phù hợp với các trờng học trong tình hình kinh phí các trờng còn có hạn.
Khi cha mẹ học sinh và các lực lợng đồng thuận thì kết
quả hết sức to lớn.
b. Nhợc điểm.
Để các giải pháp có hiệu quả, trong quá trình thực hiện
phải đợc tiến hành đồng bộ, thờng xuyên, liên tục; phải đợc cả


hệ thống chính trị của nhà trờng thực hiện đồng bộ; phải có
sự phối hợp tích cực của cha mẹ học sinh và của chính quyền
địa phơng. Trong quá trình thực hiện, đòi hỏi hiệu trởng

phải có kế hoạch cụ thể cho các bộ phận nh Đoàn thanh niên,
Ban ĐDCMHS đặc biệt là hội đồng giáo viên chủ nhiệm, cán
bộ lớp.
Phải nghiên cứu cụ thể đến mỗi một học sinh, chí ít là
mỗi nhóm mới nắm đợc hoàn cảnh của học sinh từ đó mới đề
ra đợc biện pháp cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm thực sự phải có
lòng thơng yêu học sinh; phải có tinh thần trách nhiệm, đạo
đức nhà giáo trong khi mặt trái cơ chế thị trờng đang len lỏi
đến tận hàng cùng, ngõ hẽm. Chỉ cần một chút thiếu cảnh
giác, thiếu trách nhiệm công việc có thể xẩy ra với chiều hớng
xấu.
Với những u-nhợc điểm trên, chúng tôi kết luận những
kinh nghiệm trên đây có thể áp dụng đợc rộng rãi ở các trờng
THPT có hiệu quả. Mong rằng, các kinh nghiệm trên sẽ đợc các
đồng nghiệp tham khảo và bổ sung đầy đủ hơn.



×