Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến phương pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành môn công nghệ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.62 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………
1. Tên sáng kiến: “ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CÁC
BÀI THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 9 ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn Công Nghệ 9.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Môn công nghệ lớp 9 là môn học mới, khó cho cả GV và HS cả về phương pháp
dạy cũng như phương pháp học. Vì vậy để thực hiện một tiết dạy thực hành đạt hiệu quả
là một vấn đề cần phải quan tâm.
- Thực tế cho thấy HS cấp THCS ở trong Huyện hầu hết là HS gia đình nghề
nông là chính, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên các em chưa tiếp cận được với những
thông tin mới, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Bên cạnh đó lực lượng GV là những
GV còn trẻ, ít kinh nghiệm. Nhiều GV và HS coi môn này là môn phụ nên chưa đầu tư
nhiều về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho giờ dạy lý thuyết và đặc biệt là các giờ
dạy thực hành lên lớp chưa được chuẩn bị, đầu tư đúng mức dẫn đến những tiết thực
hành chưa mang lại hiệu quả đích thực.
a. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH nhà trường trong việc giảng dạy bộ môn
Công nghệ 9 .
- Đa phần HS cuối cấp có ý thức học tập tốt, biết vâng lời, ham học hỏi, tìm tòi và
có tính tự giác cao.
- Thiết bị nhà trường cung cấp khá đầy đủ, đảm bảo tốt cho các giờ thực hành lên
lớp.
b. Khó khăn :
- Một số HS xem môn này là môn phụ nên chưa có ý thức tốt trong học tập đặc
biệt là những HS yếu.
1



- Hoạt động giữa các HS trong nhóm chưa đều, thường chỉ tập trung ở HS khá
giỏi.
- Đồ dùng kém chất lượng nhiều dẫn đến việc thực hành còn gặp nhiều khó khăn .
- Thời gian tập huấn cho GV còn ít, chưa được tập huấn kĩ về việc sử dụng đồ
dùng dạy học
- Chưa có nhiều sách giáo khoa, tài liệu tham khảo của bộ môn
- Thời lượng 1tiết/ tuần dẫn đến bài thực hành bị gián đoạn, không liên tục. GV
chỉ có thể làm mẫu, HS quan sát dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hành gặp rất nhiều
khó khăn đồng thời chưa giúp HS phát huy tính sáng tạo, tự giác trong học tập.
Trước khi chưa thực hiện các giải pháp này thì ý thức, thái độ, tinh thần tự giác,
lòng say mê lao động của học sinh hầu như chưa có.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
- Góp phần hướng dẫn và đẩy mạnh hoạt động nhận thức của HS, giúp HS nhận
thức bài học nhanh hơn để nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng cải tiếng.
- Hợp lý hóa quá trình hoạt động của GV và HS.
- Kích thích sự hứng thú học tập của HS.
- Phát triển trí tệ và rèn luyện kỹ năng sáng tạo hoạt động cho HS.
- Nội dung giải pháp:
* Sự khác biệt:
- Kết quả học tập của HS phản ánh đúng năng lực và trình độ của mỗi HS, không
còn đánh giá kết quả học tập theo từng nhóm học tập .
- Phần lớn HS được phát huy tối đa năng lực của bản thân. Tự học, tự làm thông
qua hướng dẫn của GV, các em tự thấy được những chỗ sai trong quá trình thực hành tự
khắc phục và sửa chữa những thiếu sót
- Tính năng động sáng tạo của học sinh được thể hiện rất rõ thông qua các bài
thực hành .
* Cách thức thực hiện:
- Cách thức thực hiện:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, do sự phát triển nhanh của khoa học và
công nghệ .
2


- Để đáp ứng nhu cầu chung của xã hội ngành giáo dục và đào tạo đã tiến hành
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lí thuyết, tăng thực hành vì vậy đòi hỏi
người giáo viên phải có phương pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy
thực hành .
- Do đặc thù môn Công nghệ lớp 9 được thiết kế theo môđun nghề nên có thời
lượng thực hành khá cao, thường thì một bài thực có hai dạng :


Vận dụng lý thuyết để giải quyết bài thực hành rèn luyện kĩ năng .



Thực hành tạo sản phẩm : chủ yếu là thực hành việc thực hiện quy trình công

nghệ, các thao tác kĩ thuật tạo ra sản phẩm đơn giản.


Cấu trúc chung của bài thực hành : có phần chuẩn bị, nội dung thực hành, trình tự

tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá. Cấu trúc này đã đảm bảo được những yêu
cầu của nội dung thực hành tuy nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm giúp học sinh nâng
cao kỹ năng thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo từng nội dung cụ thể


Một thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thì đa phần HS thao tác thực hành


còn yếu, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu của môn học là rất khó khăn vì
đặc trưng của môn học đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều kỹ năng khác nhau
như cách sử dụng các loại kìm điện, khoan, … mặc khác cần đòi hỏi óc quan sát và tính
thẩm mỹ cao .
* Để có thể đổi mới trong việc giảng dạy thực hành tôi đã đưa ra một số vấn đề
để giải quyết như sau :
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành mỗi khi lên lớp.
- Những dụng cụ, thiết bị đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng
- Người GV cần thực hành trước các bài thực hành để dự đoán được những tình
huống, sự cố xảy ra.
- Hướng dẫn HS thực hành có tổ chức nhóm, có phân công công việc cụ thể từng
thành viên trong nhóm, GV theo dõi suốt quá trình thực hành.
- Không nên áp đặt HS thực hành theo ý của GV ( rập khuôn ) mà GV nên hướng
dẫn ban đầu để HS tự thực hành tự sáng tạo, GV theo dõi uốn nắn, sửa sai, hình thành
kỹ năng cho HS .
- Đối với những bài thực hành nhìn chung đều có nội dung khá giống nhau nên
việc hướng dẫn cho HS ở những bài sau GV không cần đi sâu, cụ thể mà GV nên hướng
3


dẫn sơ lược, cho HS thấy được những điểm khác nhau ở các mạch điện và cho HS thực
hành để tránh mất thời gian.
- Cuối bài thực hành nên cho các em tự đánh giá kết quả chéo nhau để các nhóm
rút được kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho cả nhóm và HS phải hoàn thành báo
cáo thực hành và nộp cho GV .
- Cuối giờ thực hành GV nhận xét chung kết quả các nhóm có rút kinh nghiệm
- Tiết thực hành GV cần có phiếu đánh giá cụ thể cho từng thành viên trong nhóm
nhằm tạo sự công bằng khách quan và đánh giá đúng năng lực của từng thành viên trong
nhóm .

- Lập kế hoạch giảng dạy cho từng tiết dạy. Đối với một bài thực hành (thời lượng
3 tiết ) tôi phân phối thời gian thành 2 phần :
+ Phần lý thuyết ( 1tiết )
+ Phần thực hành ( 2tiết )
- Đối với từng phần cần có mục tiêu bài học cụ thể và điều kiện an toàn khi thực
hành, đồng thời GV nên nhắc nhở HS thực hành tiết kiệm chống lãng phí, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
Ví dụ:
Khi GV cho HS thực hành lắp đặt “ Mạch điện đèn ống huỳnh quang ”. GV cần
hướng dẫn HS mạch điện mẫu và thấy được mối liên hệ giữa các phần tử trong mạch
điện. GV có thể đặt ra một số câu hỏi có vấn đề :
?1 Cho biết chức năng của các phần tử trong mạch điện ?
?2 Các phần tử trong mạch điện có mối liên hệ với nhau như thế nào ?
?3 Nêu nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang ?
- Ở phần thực hành với thời gian 2 tiết theo cách dạy như đã nói trên thì khoảng
thời gian 10 – 15 phút đầu GV cần hướng dẫn cơ bản cách lắp đặt đồng thời chỉ rõ cho
HS mối liên quan giữa các phần tử và quy trình thực hiện.
- Trong thời gian thực hành GV theo dõi, nhắc nhở uốn nắn những động tác sai,
hình thành cho HS thói quen cũng như kỹ năng cơ bản nhất.
- Nếu có điều kiện và thời gian GV nên sắp xếp một buổi học ngoại khoá cho HS ( ví dụ
: tổ chức cho học sinh lắp đặt mạng điện của một phòng học hay gia đình )
4


Ví dụ một bài thực hành cụ thể : Tuần 13,14,15 : Tiết 13,14,15
Bài 7 : Thực Hành : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
Tiết: 13
Tuần : 13
Bài 7: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG

A. Mục tiêu:
Sau khi học xong tiết này HS phải nắm được:
Kiến thức :
- Hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Biết cách lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị để lắp đặt mạch điện
Kĩ năng :
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
Thái độ :
- Hứng thú học tập bộ môn
B. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học
- Tranh sơ đồ mạch điện, mạch diện đèn huỳnh quang
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài củ:
- Quy trình xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng ?
III. Tiến trình bài mới:
5


1/ Giới thiệu bài:
Đèn huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo hình dáng, kích
thước, màu sắc ánh sáng, công suất mà sử dụng theo mục đích. Để hiểu nguyên lý làm
việc của mạch điện, vẽ được sơ đồ lắp đặt và lắp đặt được mạch điện đúng quy trình và
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chúng ta cùng làm bài thực hành.

2 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị và nêu yêu cầu bài I.Chuẩn bị và nêu yêu
thực hành
GV chia nhóm thực hành: 4 - HS chia lớp

cầu bài thực hành
SGK

nhóm/lớp
GV giao nhiệm vụ cho các - Nhóm trưởng nhận nhiệm
nhóm trưởng

vụ

+Kiểm tra dụng cụ thực hành
của nhóm
+Nhận dụng cụ thực hành
+Hướng dẫn các thành viên
trong nhóm làm việc
. Tiêu chí đánh giá kết quả - Đại diện HS đọc tiêu chí
thực hành
+Kết quả thực hành (7đ)
+Thực hiện đúng quy trình
thực hành, thao tác chính xác
(1đ)
+Thái độ thực hành nghiêm
túc, đảm bảo vệ sinh môi
trường (2đ)

GV giao cho các nhóm dụng - Các nhóm nhận dụng cụ
cụ thực hành

6


Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành

II. Nội dung và trình tự
thực hành

1/ Vẽ sơ đồ lắp đặt

1. Vẽ sơ đồ lắp đặt

- GV treo bảng phụ sơ đồ - HS: Quan sát

- Sơ đồ nguyên lí

nguyên lí hình 7.1 SGK
? Mạch điện trên có bao nhiêu - Có 5 phần tử : cầu chì,
phần tử ?

chấn lưu, tắc te, công tắc ,
bóng đèn

- GV yêu cầu HS thảo luận - HS: Thảo luận nhóm
nhóm

+ Đại diện nhóm trả lời


? Nêu chức năng của các phần + HS: Bổ sung
tử ?
? Các phần tử liên hệ với nhau
như thế nào ?
- GV nhận xét bổ sung

- HS: Tiếp thu

- GV cho HS thảo luận vẽ sơ - HS: Thảo luận nhóm
đồ lắp đặt

- Sơ đồ lắp đặt

+ Các nhóm treo bảng phụ

? Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
đèn ống huỳnh quang .
- GV yêu cầu HS kiểm tra - HS: Kiểm tra chéo kết
chéo kết quả

quả

- GV nhận xét , bổ sung

- HS:Tiếp thu

- GV kết luận chung

- HS: Ghi bài


2/ Lập bảng dự trù dụng cụ,

2. Lập bảng dự trù

vật liệu và thiết bị

dụng cụ , vật liêu và

? Tại sao cần phải lập bảng dự

thiết bị

trù ?

- HS: Để

tính toán và

- GV yêu cầu HS thảo luận chuẩn bị cho phù hợp
nhóm

(
SGK)

- HS: Thảo luận nhóm

? Lập bảng dự trù dụng cụ, vật + Đại diện báo cáo kết quả
7



liệu và thiết bị .

- HS: Lắng nghe

- GV kiểm tra bảng dự trù của
các nhóm và nhận xét, bổ sung - HS: Tiếp thu
- GV kết luận theo bảng SGK

IV. Củng cố:
- Nêu sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt ?
- Mạch điện đèn huỳnh quang làm việc theo nguyên lí nào ?
V. Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- GV dặn dò HS :
+ Chuẩn bị tiếp bài 7 trước ở nhà
+ Chuẩn bị mỗi nhóm : Bảng điện, giấy ráp, dây dẫn, băng cách điện, báo cáo thực hành
…..
Tiết: 14
Tuần : 14
Bài 7:

THỰC HÀNH

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (tt)
A. Mục tiêu:
Sau khi học xong tiết này HS phải nắm được:
Kiến thức:
- Biết được quy trình lắp dặt và vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang
Kỹ năng:

- Lắp đặt được mạch điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng được một số dụng cụ cơ khí trong nghề điện
Thái độ:
- Làm việc nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
8


B. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học
- Tranh sơ đồ mạch điện, mạch diện đèn huỳnh quang
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài củ:
- Quy trình xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng ?
III. Tiến trình bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Chúng ta đã tìm hiểu và xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh
quang . Trên cơ sở sơ đồ đã xây dựng chúng ta thực hành lắp đặt mạch điện đèn ống
huỳnh quang. Đó là nội dung bài học hôm nay , thực hành “ Lắp mạch điện đèn ống
huỳnh quang ” ( tiếp theo)
2 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị và nêu yêu cầu bài I.Chuẩn bị và nêu yêu
thực hành

GV chia nhóm thực hành: 4 - HS chia lớp

cầu bài thực hành
SGK

nhóm/lớp
GV giao nhiệm vụ cho các - Nhóm trưởng nhận nhiệm
nhóm trưởng

vụ

+Kiểm tra dụng cụ thực hành
của nhóm
+Nhận dụng cụ thực hành
+Hướng dẫn các thành viên
9


trong nhóm làm việc
. Tiêu chí đánh giá kết quả - Đại diện HS đọc tiêu chí
thực hành
+Kết quả thực hành (7đ)
+Thực hiện đúng quy trình
thực hành, thao tác chính xác
(1đ)
+Thái độ thực hành nghiêm
túc, đảm bảo vệ sinh môi
trường (2đ)
GV giao cho các nhóm dụng - Các nhóm nhận dụng cụ
cụ thực hành

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành

II. Nội dung và trình tự
thực hành

Quy trình lắp đặt mạch điện

Quy trình lắp đặt mạch

đèn ống huỳnh quang

điện đèn ống huỳnh

- GV treo bảng phụ quy trình - HS quan sát

quang

lắp đặt
- GV yêu cầu HS đọc

- HS đọc

- GV yêu cầu HS thảo luận - HS thảo luận nhóm
nhóm
? Trình bày nội dung công
việc, dụng cụ và yêu cầu kĩ
thuật các công đoạn của quy
trình lắp đặt ?
- GV yêu cầu HS ghi kết quả - Đại diện nhóm ghi kết
vào phiếu học tập theo mẫu


quả

- GV yêu cầu HS kiểm tra - HS kiểm tra chéo kết quả
chéo kết quả
10


- GV nhận xét, kết luận chung

- HS tiếp thu

1/ Hướng dẫn thực hành

1. Hướng dẫn thực hành

* Bước 1,2 : Vạch dấu và
khoan lỗ bảng điện
- GV hướng dẫn
? Nội dung công việc của - Chúng ta phải bố trí TBĐ
bước vạch dấu là gì ?

lên bảng điện sau đó tiến
hành vạch dấu

- GV nhấn mạnh : bố trí hợp lí - HS tiếp thu
vạch dấu chính xác
? Tại sao khi khoan lỗ mũi - Nếu khoan xéo khi bắt vít
khoan phải đặt vuông góc với sẽ bị lệch khỏi vị trí đã
bảng điện ?


vạch dấu, không thẩm mĩ

- GV nhấn mạnh : lỗ khoan bắt - HS tiếp thu
vít chỉ khoan mồi còn lỗ khoan
luồn dây phải khoan thủng
- GV thao tác mẫu bước 1,2 - HS quan sát
của quy trình
* Bước 3 : Lắp TBĐ của BĐ
? Để lắp thiết bị điện của bảng - HS trả lời
điện ta phải làm các công việc
gì ?
- GV đúc kết

- HS tiếp thu

- GV thao tác mẫu bước 3 của - HS quan sát
quy trình
- GV lưu ý HS :
. Nối đúng sơ đồ
. Mối nối đạt yêu cầu kĩ
thuật
. Cắt dây nối vừa phải
2/ HS thực hành

2. Học sinh thực hành
11


- GV yêu cầu HS thực hành - HS thực hành theo nhóm

theo nhóm bước 1,2,3 của quy
trình
- GV theo dõi giúp đở nhóm
chậm

- HS tiếp thu

- GV lưu ý HS :
. Làm việc khoa học , an - HS tiếp thu
toàn
. Đúng quy trình
GV nhấn mạnh : Trong quá - HS tiếp thu
trình thực hành cần có thói
quen làm việc theo quy trình,
tiết kiệm nguyên liệu, giữ vệ
sinh nơi thực hành, góp phần
bảo vệ môi trường xung quanh
- Cuối giờ thực hành GV cho - Các nhóm làm việc theo
các nhóm nhận xét chéo kết yêu cầu GV
quả thực hành
- GV nhận xét , đánh giá - HS lắng nghe
chung
IV. Củng cố:
- Quy trình lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang gồm mấy bước ?
- Lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang gồm những yêu cầu gì ?
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, thiết bị cần thiết cho bài thực hành
Tiết: 15
Tuần : 15
Bài 7:


THỰC HÀNH

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (tt)
12


A. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Biết được quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
Kỹ năng:
- Lắp mạch điện đèn huỳnh quang đúng yêu cầu kĩ thuật
- Sử dụng thành thạo một số dụng cụ cơ khí trong nghề điện
Thái độ:
- Làm việc nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
B. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học
- Tranh sơ đồ mạch điện, mạch diện đèn huỳnh quang
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài củ:
- Quy trình xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng ?
III. Tiến trình bài mới:
1/ Giới thiệu bài:

Chúng ta đã tìm hiểu và xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh
quang . Trên cơ sở sơ đồ đã xây dựng chúng ta thực hành lắp đặt mạch điện đèn ống
huỳnh quang. Đó là nội dung bài học hôm nay , thực hành “ Lắp mạch điện đèn ống
huỳnh quang ” ( tiếp theo)
2 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị và nêu yêu cầu bài I.Chuẩn bị và nêu yêu
13


thực hành
GV chia nhóm thực hành: 4 - HS chia lớp

cầu bài thực hành
SGK

nhóm/lớp
GV giao nhiệm vụ cho các - Nhóm trưởng nhận nhiệm
nhóm trưởng

vụ

+Kiểm tra dụng cụ thực hành
của nhóm
+Nhận dụng cụ thực hành
+Hướng dẫn các thành viên
trong nhóm làm việc
. Tiêu chí đánh giá kết quả - Đại diện HS đọc tiêu chí
thực hành

+Kết quả thực hành (7đ)
+Thực hiện đúng quy trình
thực hành, thao tác chính xác
(1đ)
+Thái độ thực hành nghiêm
túc, đảm bảo vệ sinh môi
trường (2đ)
GV giao cho các nhóm dụng - Các nhóm nhận dụng cụ
cụ thực hành
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành

II. Nội dung và trình tự
thực hành

1/ Hướng dẫn thực hành

1. Hướng dẫn thực hành

* Bước 4 : Nối dây bộ đèn và
nối dây mạch điện
? Các phần tử của đèn ống - Cầu chì, công tắc, chấn
huỳnh được nối với nhau như lưu mắc nối tiếp với bóng
thế nào ?

đèn , tắc te mắc song song
14


với bóng đèn
? Cho biết nội dung của công - Ta đi dây từ bảng điện ra

việc nối dây mạch điện

đèn

- GV nhận xét

- HS nhận xét, bổ sung

- GV thao tác mẫu bước 4 và - HS quan sát
bước 5 của quy trình
- GV lưu ý :

- HS tiếp thu

. Nối đúng sơ đồ
. Mối nối đạt yêu cầu kĩ
thuật
. Cắt dây nối vừa phải
2/ HS thực hành

2. Học sinh thực hành

- GV yêu cầu HS thực hành - HS thực hành theo nhóm
theo nhóm bước 4 và 5 của
quy trình
- GV theo dõi giúp đở nhóm
chậm

- HS tiếp thu


- GV lưu ý HS :
. Làm việc khoa học , an - HS tiếp thu
toàn
. Đúng quy trình
GV nhấn mạnh : Trong quá - HS tiếp thu
trình thực hành cần có thói
quen làm việc theo quy trình,
tiết kiệm nguyên liệu, giữ vệ
sinh nơi thực hành, góp phần
bảo vệ môi trường xung quanh
3/ Hướng dẫn kiểm tra và

3. Hướng dẫn kiểm tra

vận hành

và vận hành

- GV cho các nhóm kiểm tra - HS kiểm tra chéo kết quả
chéo sản phẩm theo tiêu chí :

- HS tiếp thu
15


+ Các thiết bị điện được lắp
chắn chắn, bố trí hợp lí trên
bảng điện
+ Các mối nối đúng yêu cầu kĩ
thuật

+ Mạch điện đúng theo sơ đồ
lắp đặt
- GV kiểm tra đánh giá chung
các sản phẩm
- GV cho các nhóm cách điện - Các nhóm cách điện mối
các mối nối

nối

- GV cho phép HS đóng nguồn - HS đóng nguồn vận hành
vận hành thử mạch điện

thử mạch điện

GV tổng kết và nhận xét giờ -HS lắng nghe
thực hành:
+ Kết quả thực hành
+ quy trình tiến hành.
+ Thời gian hoàn thành
+ Thái độ tham gia thực hành
của các nhóm
IV. Củng cố:
- Quy trình lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang gồm mấy bước ?
- Lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang gồm những yêu cầu gì ?
V. Dặn dò:
- Về nhà xem trước bài 8
GV hướng dẫn HS làm báo cáo thực hành theo mẫu. Sau đó tự đánh giá nhận xét kết
quả thực hành.
Họ và tên : .............................................. lớp : ................................
BÁO CÁO THỰC HÀNH

16


BÀI THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN DÈN HUỲNH QUANG
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt
2. Lập bảng dự trù
3. Quy trình lắp đặt
TT

Vật liệu, dụng cụ và thiết bị

Số lượng

Yêu cầu kĩ thuật

BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC HÀNH
Quy trình

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu kĩ thuật

Đánh giá kết quả thực hành :
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Môn Công nghệ lớp 9 là môn học mang tính thực hành khá cao. Bên cạnh đó
nghề điện gắn liền với thực tế cuộc sống vì đã tạo cho các em tính tò mò và hiếu động

cho nên việc giúp các em phát huy hết khả năng của bản thân là rất cần thiết .
Đối tượng áp dụng :
- Tất cả HS khối 9 ở trường.
- Có thể ứng dụng sáng kiến này với các trường trong huyện .
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Đa số học sinh không nghiêm túc trong giờ học ở đầu năm giờ đã tích cực hơn,
thích thú trong giờ học là động lực tốt cho tiết học có hiệu quả, vì GV dễ truyền đạt kiến
thức hơn, HS cũng dễ nắm bắt thông tin từ GV hơn
- Khi chưa áp dụng: Số HS nắm bắt kiến thức một cách hời hợt, thụ động, chủ
yếu là trông dựa vào các bạn khác làm để chép cho có đủ bài, không hiểu bản chất vấn
đề..
- Khi áp dụng: Phương pháp này đã được áp dụng vào việc giảng dạy ở các lớp 9
trong trường, có tác dụng nâng cao chất lượng rõ rệt và đạt được những kết quả cao
17


- Giờ học đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. HS không thụ động trong
việc tiếp thu kiến thức mới mà say sưa phân tích, suy nghĩ, quan sát để trả lời các câu
hỏi do GV đưa ra, trao đổi trong nhóm, tự bản thân chiếm lĩnh kiến thức mới, tự liên hệ
kiến thức thực tế của bản thân vào bài học.
- Thái độ của HS: HS cảm thấy hào hứng, say mê học tập
- HS hiểu và nắm được các kiến thức bài và vận dụng được ngay kiến thức mới
vào để trả lời các câu hỏi ở phần củng cố và câu hỏi trong SGK
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến :
Số

Họ và tên

TT


01

Giáo

viên

giảng

dạy

môn

Ngày

Nơi công

Chức

Trình độ chuyên

Nội dung

tháng

tác (hoặc

danh

môn


công việc

năm sinh

nơi cư
trú)
Tại trường

hỗ trợ
Giáo

CĐSPKT, ĐHSP KT

viên

Áp dụng
theo nội

Công

dung sáng

Nghệ 9
Học sinh lớp 9

kiến
Đối tượng

Tại trường


trường THCS

Học

9/12

sinh

02

áp dụng
theo nội
dung sáng
kiến

3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên cần có những phẩm chất năng lực sư phạm cao.
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, yêu thương, tôn trọng học sinh.
- Giáo viên phải đối xử công bằng giữa các học sinh với nhau.
- Trường học phải có phòng thực hành cho HS
- Phòng thiết bị của trường phải có đầy đủ các thiết bị cần thiết theo bộ môn
giảng dạy.
3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Không
18


19




×