Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Môn VĂN hóa GIA ĐÌNH lễ cưới của dân tộc THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.54 MB, 10 trang )

BÀI TẬP MÔN VĂN HÓA GIA ĐÌNH

LỄ CƯỚI CỦA DÂN TỘC THÁI

Từ thuở biết trồng cây lúa, cây ngô, biết lấy sừng trâu làm vòi đong rượu
cần, cũng là lúc con trai, con gái Thái biết trao gửi tình ý với nhau.
Tình yêu đôi lứa của con trai, con gái Thái cũng mộc mạc, tự nhiên như cỏ
cây, hoa lá, như măng mọc trên rừng và mãnh liệt, bất tận như mạch nguồn của
dòng sông, con suối. Khi đã đem lòng thương nhau, để tình yêu đơm hoa kết trái,
họ sẽ tiến tới một lễ cưới long trọng, thiêng liêng.
Khi chàng trai người Thái đến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay
mười tám, đôi mươi sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ
"nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến
nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc
đời ở rể.
Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để
đến ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai
rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây
mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người Thái cho biết thì vật này để
cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà
cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ tiên
biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành
viên mới của gia đình.


Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chăm chỉ, lao động cật
lực, cùng ăn với cả gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà
phải ngủ ở vị trí dành cho khách (người Thái gọi là khơi). Trong ngôi nhà sàn của
người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần
được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu là khan dùng để làm công
việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này thường


là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khơi (trong tiếng Thái, khơi là rể, lục khơi là con rể)
là phần đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng
để tiếp khách và nếu gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ
ngủ ở đây...
Trong lễ cưới truyền thống của người Thái, nhà trai phải 3 lần làm lễ đi hỏi
vợ. Lần thứ nhất gọi là lễ "do khoằm" (chạm ngõ); lần thứ hai là lễ "tham pở" (ăn
hỏi); ở lần này, lễ vật mang theo chủ yếu là trầu cau. Lần thứ ba là lễ "hạp pở" (đón
vợ); vào ngày lễ này, nhà trai dậy sớm mổ bò, mổ trâu, chuẩn bị các lễ vật đem
sang nhà gái bao gồm: lợn hơi, gạo nếp, rượu, gà, trầu cau.nhà trai phải mang thịt
lợn rượu sang nhà họ hàng bên ngoại của cô dâu “lúng ta” (cậu bên ngoại); gói “xí
hó, khát pú” (4 gói trầu rừng) ăn cùng với rễ cây “co hát” (lá trầu lấy ở rừng về gọi
là “co tói”), loại trầu này không ăn với vôi, vì ăn vôi, sợ con cháu nóng bỏng.
Cũng trong lễ “hạp pở” nhà trai còn mang đến món bánh ốc. Phía nhà gái sau
khi được nếm thử món bánh ốc cũng có thể đoán được chàng rể có phải là “cái cây
to”, là “thân gỗ chắc” cho con gái mình leo dây, bén rễ hay không. Món bánh cũng
thể hiện sự công phu, khéo léo của người làm bánh.
Bánh ốc của người Thái được làm từ gạo nếp .Bánh được gói bằng lá chuối.
Người khéo tay, cẩn thận là người gói bánh tròn đầy, dễ làm vừa lòng, đẹp ý người
thưởng thức.


Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong đó có hai thiếu nữ làm phù
dâu, thường là bạn thân của cô dâu. Đồ sính lễ được bố mẹ chồng đưa sang thường
gồm: vải trắng tự dệt, vải thổ cẩm, thắt lưng và tiền,trang phục của người thái.
Tặng phẩm của bố mẹ trao cho con gái trong lễ cưới gồm: vải trắng tự dệt, vải thổ
cẩm, tiền,vòng tay bạc.
Đám cưới của người Thái thường diễn ra trong hai lần. Lần thứ nhất, nhà trai,
nhà gái đều có mặt đông đủ. Ngoài chú rể, nhà trai còn mang theo một chàng “rể
phụ” đến nhà gái. Tất cả mọi người lưu lại nhà gái trong một ngày rồi ra về. Riêng
chú rể được ở lại thêm 2 ngày đến 1 tuần. Sau đó, nhà gái đưa cô dâu đến ở lại nhà

trai trong khoảng thời gian tương ứng. Trong khoảng thời gian này, cha, mẹ hai bên
đều có cơ hội hiểu biết về con dâu, con rể tương lai của mình.
Nghi lễ ở lần cưới thứ nhất, cô dâu, chú rể chỉ bái cha, mẹ và khi ở rể, chú rể
phải đội khăn trên đầu, còn cô dâu sang nhà chồng phải đội nón. Lễ cưới lần hai
được tổ chức sau đó 1 - 2 năm. Trong lần cưới trọng đại này, cô dâu, chú rể được
mặc lễ phục truyền thống đẹp nhất của dân tộc Thái.
Đây cũng là lúc cô dâu mang về nhà chồng những tấm chăn đệm mà mình đã
kỳ công dệt từ khi còn con gái. Đám cưới được tổ chức trong ba ngày liên tiếp, tất
cả cùng nhau uống rượu xòe, "khắp" tưng bừng. Đồng thời, đôi trai gái chính thức
trở thành chồng vợ và về sống với nhau.
Khác với lễ cưới truyền thống, lễ cưới của người Thái ngày nay đã có nhiều
thay đổi, ảnh hưởng và có sự giao thoa trong văn hóa cưới hỏi. Nghi thức cưới
truyền thống đã không còn tổ chức cầu kỳ, tốn kém. Lễ hỏi và lễ cưới thường được
tổ chức gộp một lần…


Tuy vậy, với những nét đặc trưng về văn hóa, lễ cưới truyền thống của đồng
bào dân tộc Thái đã góp phần làm đặc sắc văn hóa vùng cao và phong phú kho tàng
văn hóa của dân tộc Việt.
Một số hình ảnh cho nghi lễ cưới của người Thái:


:









×