Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

Quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 46 trang )

ĐỀ TÀI: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

GVHD: TS.TRẦN DOÃN VINH
SVTH: Nhóm 4
Đặng Thị Tú Loan
Phạm Minh Đức
Phạm Văn Hinh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Dương Thị Phương Mai Chi
Nguyễn Thị Xuyên

1


I. Giới Thiệu Chung Về SHTT

SHTT là việc sở hữu các tài sản trí tuệ -những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con
người.

Đối tượng là các tài sản phi vật chất :tác phẩm văn học, nghệ thuật,công trình khkt ,hình ảnh
được sử dụng trong các hoạt động thương mại.

SHTT là cái vô hình nhưng lại trở nên có giá trị dưới dạng sản phẩm hữu hình. Chính vì giá
trị có thực của các đối tượng SHTT mà nó được gọi là “tài sản”

 Quản lý tốt vấn đề SHTT tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt khi cạnh tranh với các đối thủ trên
thị trường.

2



Tại sao phải thực thi quyền sở hữu trí tuệ?

Mục đích chính của viêc có được sự bảo hộ SHTT là giúp công ty
thu được thành quả từ những sáng chế và sáng tạo của những người
lao động trong công ty.
Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm:

 Duy trì hiệu lực pháp lý quyền sở hữu trí tuệ của mình trước cơ quan
công quyền có liên quan

Ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền xảy ra hoặc tiếp diễn trên thị
trường ,như vậy sẽ tránh được thiệt hại như mất uy tín đối với khách
hàng .
 Đòi bồi thường cho những thiệt hại thực tế ,ví dụ lợi nhuận bị giảm
do hành vi xâm phạm quyền bất kỳ trên thị trường.
3


Ai có trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ?
 Việc thực thi phụ thuộc vào chủ sở quyềnSHTT,trong việc xác định hành vi xâm phạm hoặc làm giả quyền
sở hữu trí tuệ bất kỳ và áp dụng biện pháp nào.

 Trách nhiệm của quốc gia hoặc chính phủ trong việc thành lập các cơ quan hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí
tuệ.

 Các cơ quan hải quan luôn giữ vai trò chính trong việc thực thi quyền SHTT .các cơ quan này có thể hành
động một cách chủ động hoặc theo yêu cầu của chủ thể quyền ,hoặc thực thi lệnh của tòa án.

4



Cách thức khác nhau để bảo hộ quyền SHTT
 Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích ;
 Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
 Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu
 Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn ;
 Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chit dẫn địa lý ;
 Bí mật thương mại bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại ;
 Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học, kể cả phần mềm máy tính và sưu tập dữ liệu, được bảo hộ quyền tác giả và
quyền liên quan.

5


Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ

Quyền SHTT đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành một
nền kinh tế toàn diện phát triển và bền vững.
Quyền sở hữu trí tuệ giúp:
 Tạo động lực cho các nỗ lực sáng tạo trí tuệ khác nhau;

 Dành sự thừa nhận chính thức đối với các nhà sáng tạo;
 Tạo ra nguồn thông tin quan trọng;
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền công nghiệp và văn hóa nội địa cũng
như thương mại quốc tế.
6


Các loại hình sở hữu trí tuệ
 Bản Quyền:

o Là quyền tác giả(cá nhân ,tổ chức) đối với sản phẩm mình tạo ra hay sở hữu phẩm văn học,các chương trình máy tính,
… Người được cấp bản quyền có quyền sử dụng sản phẩm một cách hợp pháp.

o Chỉ chủ sở hữu bản quyền mới có quyền nhất định đối với tác phẩm của mình trong sản xuất, sử dụng, chào bán
o Bản quyền mang tính chất quốc gia, khu vực, thế giới.
o Bản quyền không bảo vệ ý tưởng hay quy trình mới.
 Bằng sáng chế :
o là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các
quy luật tự nhiên .
o Gồm bằng độc quyền giải pháp hữu ích và Bằng độc quyền sáng chế .

7


Các loại hình sở hữu trí tuệ
o Bằng độc quyền giải pháp hữu ích : không phải là hiểu biết thông thường, có tính mới, tính khả thi
o Bằng độc quyền sáng chế : có thêm tính sáng tạo
o Khi công bố phát minh, người có bằng sáng chế có toàn quyền trong sử dụng, bán,…
o Thúc đẩy nghiên cứu , công bố những phát minh=> thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.
o Việc cấp bằng sáng chế phải được làm cẩn thận , do các chuyên gia xem xét
o Trên con đường hội nhập, các sáng chế mới thực sự là hệ xương sống của ngành công nghiệp PM

8


Các loại hình sở hữu trí tuệ

 Bí mật kinh doanh
o Là những thông tin bí mật được sử dụng trong kinh doanh : các số liệu, dữ liệu, các chương trình, kế hoạch, quy trình
công nghệ,thiết kế,…


o Điều kiện :
1.Không phải là hiểu biết thông thường.
2. Tạo ra lợi thế cạnh tranh khi áp dụng.
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không
bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
4. Không phải là bí mật thân nhân, quản lý nhà nước hay các thông tin không liên quan đến kinh doanh .

9


Các loại hình sở hữu trí tuệ
o Thực hiện bí mật kinh doanh : Áp dụng bí mật kinh doanh vào kinh doanh
o Bí mật kinh doanh được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký.
o Dễ bị lộ và việc bảo vệ bí mật thương mại thì phải trả tiền
o Lí do lộ bí mật kinh doanh:
1.Các nhà thầu , công nhân thời vụ
2.Nhân viên không trung thành
3.Các đối tượng ăn cắp, tội phạm chuyên nghiệp
4.Bị mất các thiết bị lưu trữ như USB, CD,…
5.Bị hacker tấn công
6.Gián điệp kinh tế

10


Các loại hình sở hữu trí tuệ
Để bảo vệ bí mật kinh doanh cần :
Nhận dạng bí mật kinh doanh


o

o
o
o
o
o

Xây dựng chính sách bảo vệ
Giáo dục nhân viên
Hạn chế tối đa số người tiếp cận thông tin nếu có thể
Cách ly và bảo vệ về mặt vật lý
Có quan hệ dựa trên nền tảng pháp lý chặt chẽ với bên thứ ba

11


Các loại hình sở hữu trí tuệ

 Nhãn hiệu:
oLà dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân
khác nhau
Điều kiện bảo hộ :
1. nhìn thấy được, có khả năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể
khác.
2. phải được ký và Cục Sở hữu trí tuệ
cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu.


oChủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ

12


Các loại hình sở hữu trí tuệ

o Là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải nghĩ tới khi chuẩn bị đưa một sản phẩm mới ra thị trường.
Phải dễ dàng nhận biết.

o

Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau.

o Thời hạn bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn theo nhiều chu kỳ 10 năm tiếp theo.

13


II.LUẬT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

14


Quyền sở hữu trí tuệ

Kỳ họp thứ 8, khóa XI, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam với những nội dung như sau
1.Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

2.Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

15


Quyền sở hữu trí tuệ
3.Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
4.Quyền sở hữu công nghiệp: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật
kinh doanh.

16


1. Quyền tự bảo vệ
(Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của
mình:
1.1 Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
1.2 Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin
lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
1.3 Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;
1.4 Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

17


2.Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

(Điều 199, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

2.1 Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ
xâm phạm để xử lý.
2.2 Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp
ngăn.

18


2.Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:







Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
Buộc bồi thường thiệt hại;
Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối

19


3.Giám định về sở hữu trí tuệ


(Điều 201, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ.

20


4.Nguyên tắc xác định thiệt hại

(Điều 204, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn
thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả;
Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải
chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

21


5. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu
 Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
(Điều 8, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006)
a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản
phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định
theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.


22


5.Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu
(Điều 9, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006)
 Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thuộc một trong các dạng sau
đây:
a) Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế
bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

23


6.Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
(Điều 69, Luật Công nghệ thông tin năm 2006)

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải thực hiện theo các quy định
sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin trên môi trường mạng có quyền tạo ra bản sao tạm thời một
tác phẩm được bảo hộ do yêu cầu kỹ thuật của hoạt động truyền đưa thông tin và bản sao tạm thời
được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa thông tin;
2. Người sử dụng hợp pháp phần mềm được bảo hộ có quyền sao chép phần mềm đó để lưu trữ dự
phòng và thay thế phần mềm bị phá hỏng mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền.

24



Luật quốc tế

Xét ở phương diện lập pháp, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt
nhiều lắm so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×