Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tho tham nha ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.62 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN
LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: Thơ “ Thăm nhà bà”
Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi
Thời gian: 15-20 p
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển thính giác cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý, vâng lời và giúp đỡ ông bà
- Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh nội dung bài thơ
- Tranh chữ to
2. Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ số 1 số 2
- Tranh ngôi nhà
III. Tổ chức hoạt động ;
1.Hoạt động 1:
- Cô cùng trẻ hát bài "Cháu yêu bà”
- Cô đàm thoại nội dung bài hát :
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói về ai?
=> Bà là người luôn yêu thương các con và chăm sóc cho các con những lúc
mẹ vắng nhà. Chính vì thế các con phải biết yêu quý vâng lời bà nhé.
2. Hoạt động 2:


- Có một bạn nhỏ rất yêu thương bà của mình. Bạn đến thăm nhà bà nhưng
không có bà ở nhà, bạn không về mà còn ở lại giúp bà lùa những đàn gà
ngoài nắng vào mát đấy. Đó cũng chính là nội dung của bài thơ “ Thăm nhà
bà” của tác giả “Như Mao” sáng tác mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình.
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm
- Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh, giải thích nội dung.


=> Bài thơ nói về một bạn nhỏ đến thăm bà nhưng không có bà ở nhà nhưng
bạn không về mà còn giúp bà lùa những đàn gà vào mát giúp bà.
- Cô đọc lần 3: Đọc với tranh chữ to, giải thích từ khó.
* Đàm thoai:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?Của ai?
- Bạn nhỏ đến thăm ai?
- Bạn nhỏ thấy gì ở trước sân nhà bà?
- Khi gọi những chú gà thì đàn gà chạy thật nhanh và kêu như thế nào?
- Những chú gà mãi miết nhặt thóc ngoài sân thì bạn nhỏ đã giúp bà làm gì?
- Các con thấy bạn nhỏ có ngoan không?
- Ở nhà các con có thể làm việc gì để giúp ông bà, bố mẹ.
=> Qua bài thơ các con phải biết ngoan ngoãn vâng lời ông bà, bố mẹ. Các
con còn nhỏ chưa làm được việc gì nhưng có thể vâng lời ông bà, bố mẹ đi
học không khóc nhè, biết vâng lời cô giáo, không chơi ngoài nắng là đã rất
ngoan.
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
- Mời từng tổ đọc thơ
- Mời nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ
- Mời cá nhân đọc thơ.
3. Hoạt động 3:
*Trò chơi: Về đúng nhà
- Cách chơi: Cô sẽ cho các con chọn một thẻ số. Vừa đi vừa hát khi có hiệu

lệnh chạy về nhà của cô thì các con phải chạy thật nhanh về ngôi nhà có thẻ
số giống thẻ số các con đã chọn.
- Luật chơi: Phải chạy về đúng ngôi nhà giống với thẻ số trên tay.


GIÁO ÁN
ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: Nghe hát “ Ba ngọn nến lung linh”
Dạy hát “ Cả nhà thương nhau”
Trò chơi “ Đoán tên bạn hát “
Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi
Thời gian: 15-20 p
1. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhớ tên bàì hát tên tác giả
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca. Thể hiện được sắc thái vui tươi qua giọng hát
và nét mặt.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát “ Ba ngọn nến lung linh”
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Của cô:
+ sắc xô
+ đĩa nhạc
+ tranh nội dung bài hát
- Của trẻ:
+ Mũ chóp
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Ôn định tổ chức.
Chơi trò chơi “ Mẹ yêu bé”. Đàm thoại:
- Trò chơi có tên gì?
- Trò chơi nói về ai?

- Trong gia đình của con ngoài mẹ và con thì còn có ai?
=> Trò chơi nói về tình cảm của người mẹ đối với con, mẹ xem con như
những bông hoa hồng nhỏ và mẹ hôn mỗi ngày. Trong gia đình ngoài mẹ,
con còn có bố , có ông bà… Mọi người trong gia đình đều rất yêu thương
nhau chính vì thế hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát “ Cả nhà thương
nhau” sáng tác của “ Phan Văn Minh”
*Hoạt động 2. Dạy hát “Mừng sinh nhật”
* Cô hát cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Cô hát . Đàm thoại:
+ Cô vừa hát bài gì?
+ Ai sáng tác ?
+ Lần 2: Cô vừa hát vừa vận động. Xem tranh ,giải thích nội dung bài hát
=> Bài hát nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình rất yêu thương
nhau, xa thì nhớ gặp nhau thì cười. Chính vì thế các con phải biết yêu
thương, quý trọng các thành viên trong gia đình mình nhé.


* Dạy trẻ hát:
- Cô dạy trẻ hát từng đoạn.
- Cô cho cả Lớp hát cùng cô 2-3 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân hát. Cô theo dõi sửa sai cho trẻ.
- Cho cả lớp hát lại lần nữa.
* Hoạt động 3: Nghe hát (tt)
- Hôm nay cô có bài hát gửi tặng lớp mình đó là bài “ Ba ngọn nến lung
linh” của nhạc sỹ Ngọc Lễ. Các con cùng chú ý lắng nghe nhé!
- Lần 1: Cô hát. Cho trẻ xem tranh, giải thích nội dung:
=> “Ba là cây nến vàng…thắp sáng một gia đình” Mỗi thành viên trong gia
đình tạo nên sự gắn bó ấm cúng, bên nhau chia sẽ những niềm vui nỗi buồn.
Chính vì thế các con phải biết trân trọng các thành viên trong gia đình và
yêu thương nhau các con nhớ chưa?

- Lần 2: Bài hát sẽ hay hơn khi cô múa đấy, bây giờ các con hãy cùng xem
cô múa nhé.
- Lần 3: Bây giờ cô mời lớp mình cùng đứng lên biểu diễn với cô bài hát này
cho vui nhé.
* Hoạt động 4: TCAN Đoán tên bạn hát.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Đoán tên bạn hát”
- Cách chơi: Cô sẽ mời một bạn lên đội mũ chóp che kín mặt. Mời một bạn
khác hát. Bạn hát xong và hỏi: Bạn nào hát? Bạn đội mũ chóp phải trả lời
đúng tên bạn vừa hát
- Luật chơi: Nếu trẻ nói đúng thì sẽ được thưởng một tràn pháo tay
- Lớp chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.tuyên duơng trẻ kịp thời.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×