Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

...Giao trinh KTNTNMT 2010 - 2.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.56 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chủ biên: ThS. Phạm Thị Bích Thuỷ

GIÁO TRÌNH
KINH TẾ TÀI NGHUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2010
i


LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường không chỉ là không gian sống, là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cho quá trình phát triển của con người mà môi trường còn là nơi chứa đựng chất thải
do quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người tạo ra. Ngày nay, bên cạnh những thành tựu
trong phát triển kinh tế, con người đang phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn
kiệt tài nguyên. Làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của con
người vừa bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ việc ô nhiễm môi
trường đến sức khoẻ và đời sống tinh thần của con người là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng
đối với Việt Nam mà là câu hỏi đặt ra cho toàn nhân loại.
Kinh tế tài nguyên và môi trường là một môn học nghiên cứu các vấn đề về tài nguyên,
môi trường với viễn cảnh và những ý tưởng phân tích của kinh tế học. Môn học tập trung vào
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường; những vấn đề cơ bản về kinh tế ô
nhiễm; khai thác tài nguyên tối ưu; đánh giá tác động môi trường; tìm hiểu nguyên nhân và
cách thức con người gây ô nhiễm môi trường và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; từ
đó đề ra những chính sách, những công cụ kiểm soát ô nhiễm và giải pháp khai thác tài
nguyên nhằm giảm suy thoái môi trường cũng như khai thác tài nguyên thiên nhiên có hiệu
quả hơn.
Kinh tế tài nguyên và môi trường là một môn học bắt buộc thuộc nhóm các môn học cơ
sở ngành cho tất cả các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế và được đưa vào giảng dạy ở


nhiều ngành đào tạo khác ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Thực hiện chủ trương, quan điểm của Ban giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội về việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đưa
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trở thành một trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực hàng đầu trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đồng thời nhằm cung cấp tài liệu
học tập môn Kinh tế tài nguyên và môi trường cho sinh viên trong trường, chúng tôi tiến hành
biên soạn cuốn giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường.
Thông qua việc học tập, nghe giảng trên lớp kết hợp với việc nghiên cứu giáo trình sẽ
giúp cho sinh viên có thể nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế tài nguyên môi trường:
hiểu được mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường; hiểu được những vấn đề về ô
nhiễm môi trường và phân tích các công cụ kiểm soát ô nhiễm từ đó biết vận dụng được từng
công cụ trong từng trường hợp cụ thể; nắm được nguyên tắc khai thác và sử dụng hiệu quả
tài nguyên; nắm được phương pháp phân tích lợi ích – chi phí trong phân tích các dự án tài
nguyên môi trường; nắm được phương pháp định giá tài nguyên môi trường; phương pháp
đánh giá tác động môi trường và hiểu rõ thực trạng về những vấn đề này ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, giáo trình còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy môn kinh tế tài
nguyên và môi trường cũng như là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho những nhà quản lý môi
trường và những ai đang quan tâm đến lĩnh vực kinh tế tài nguyên môi trường.

ii


Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo nội dung của 3 tài liệu chính đó là
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường do PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh làm chủ biên; Giáo
trình Kinh tế môi trường do PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ biên soạn và Bài giảng Kinh tế tài
nguyên môi trường do TS. Nguyễn Văn Song biên soạn. Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo
nhiều tài liệu trong và ngoài nước khác phục vụ cho việc biên soạn giáo trình. Tuy nhiên,
trong qúa trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật thông tin và đi sâu nghiên cứu
những vấn đề cấp thiết hiện nay như vấn đề định giá tài nguyên môi trường và phân tích một
cách cụ thể hơn các vấn đề cơ bản của Kinh tế tài nguyên và môi trường như phân tích các

công cụ kiểm soát ô nhiễm, phân tích các điều kiện tối ưu trong khai thác tài nguyên,...
Tham gia biên soạn giáo trình gồm có Th.S. Phạm Thị Bích Thuỷ và CN. Lê Dũng Kiên,
cụ thể như sau:
- ThS. Phạm Thị Bích Thuỷ biên soạn các chương: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8
- CN. Lê Dũng Kiên biên soạn các chương: 5, 9 và 10
Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, bằng sự tìm tòi, nghiên cứu và kinh nghiệm giảng
dạy để biên soạn cuốn giáo trình với nội dung khoa học và phù hợp với đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm biên soạn giáo trình còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót về
nội dung cũng như hình thức. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân tình từ
phía đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc.
Chủ biên:
Th.S. Phạm Thị Bích Thuỷ

iii


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ............................3
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................3
1.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC .................................................................4
1.2.1. Khái niệm kinh tế tài nguyên môi trường ...................................................................4
1.2.2. Nội dung môn học .....................................................................................................4
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ............................................................5
1.3.1. Phương pháp phân tích hệ thống...............................................................................5
1.3.2. Phương pháp toán học ..............................................................................................5
1.3.3. Phương pháp phân tích biên và phân tích lợi ích – chi phí ........................................5
CHƯƠNG 2. THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ..................................................9
2.1. CUNG - CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG .........................................................9
2.1.1. Thị trường.................................................................................................................9

2.1.2. Cầu ...........................................................................................................................9
2.1.3. Cung ....................................................................................................................... 12
2.1.4. Cân bằng thị trường ................................................................................................ 14
2.2. THẶNG DƯ TIÊU DÙNG VÀ THẶNG DƯ SẢN XUẤT ....................................... 14
2.2.1. Lợi ích và chi phí .................................................................................................... 14
2.2.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất ................................................................ 18
2.2.3. Lợi ích xã hội ròng.................................................................................................. 20
2.3. HIỆU QUẢ PARETO ............................................................................................... 21
2.4. THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG .............................................................................. 22
2.4.1. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo ................................................................... 22
2.4.2. Tác động của các ngoại ứng ................................................................................... 23
2.4.3. Vấn đề cung cấp các hàng hoá công cộng ............................................................... 23
2.4.4. Sự thiếu vắng của một số thị trường ........................................................................ 23
2.5. NGOẠI ỨNG ........................................................................................................... 24
2.5.1. Khái niệm và phân loại ngoại ứng........................................................................... 24
2.5.2. Ngoại ứng và thất bại thị trường ............................................................................. 25
CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG .......................................................................................................... 30
3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .............................................................................. 30
3.1.1. Khái niệm về môi trường và tài nguyên ................................................................... 30
3.1.2. Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững ................................ 32
3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG ..................... 36
3.2.1. Hoạt động của hệ thống kinh tế và tác động của nó đến môi trường ........................ 37
3.2.2 Vai trò của hệ thống môi trường .............................................................................. 38
3.2.3. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường .......................................................... 40
3.2.4. Biến đổi môi trường ................................................................................................ 43
CHƯƠNG 4. KINH TẾ Ô NHIỄM ................................................................................... 46
4.1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................... 46
4.2. CÁC DẠNG CHẤT Ô NHIỄM ................................................................................ 47
4.2.1. Chất ô nhiễm tích tụ và chất ô nhiễm không tích tụ ................................................. 47

4.2.2. Chất ô nhiễm địa phương, vùng và toàn cầu............................................................ 47
4.2.3. Chất ô nhiễm có điểm nguồn và không có điểm nguồn ............................................ 48
4.2.4. Chất phát thải liên tục và không liên tục ................................................................. 48
4.3. Ô NHIỄM TỐI ƯU ................................................................................................... 48
4.3.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường ........................................................................... 48
4.3.2. Mức ô nhiễm tối ưu (Ngoại ứng tối ưu - Optimal Externalities) ............................... 49
iv


4.3.3. Ô nhiễm tối ưu và thị trường (Định lý Ronald Coase) ............................................. 51
4.4. CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................................................ 54
4.4.1. Thuế Pigou ............................................................................................................. 54
4.4.2. Biện pháp kinh tế giảm nhẹ ô nhiễm môi trường...................................................... 55
4.4.3. Phí xả thải và tiêu chuẩn môi trường ...................................................................... 57
4.4.4. Trợ cấp ................................................................................................................... 65
4.4.5. Cô ta ô nhiễm (Giấy phép xả thải - Tradable Pollution Permit - TPP)..................... 66
4.4.6. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả và việc tái sử dụng rác thải ......................................... 68
4.4.7. Ký quỹ bảo vệ môi trường ....................................................................................... 70
4.5. HÀNG HOÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ......................................................... 71
4.5.1. Chất lượng môi trường là hàng hoá ........................................................................ 71
4.5.2. Tài nguyên sở hữu chung ........................................................................................ 71
4.5.3. Hàng hoá công cộng ............................................................................................... 72
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ....................................................................................................... 75
5.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) .................................................... 75
5.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường. ........................................................... 75
5.1.2.Lịch sử của ĐTM. .................................................................................................... 76
5.1.3. Đối tượng của ĐTM ................................................................................................ 76
5.1.4. Các phương pháp ĐTM........................................................................................... 76
5.1.5 Đo đạc tổn thất về môi trường bằng biện pháp kinh tế ............................................. 77
5.1.6. Nội dung báo cáo ĐTM ........................................................................................... 77

5.2. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ ............................................................................ 79
5.2.1 Khung phân tích cơ bản ........................................................................................... 79
5.2.2. Phạm vi của dự án .................................................................................................. 81
5.2.3. Chiết khấu .............................................................................................................. 82
5.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá một dự án ........................................................... 83
CHƯƠNG 6. LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TỐI ƯU TÀI NGUYÊN TÁI TẠO ................... 86
6.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN TÁI TẠO ............................................................ 86
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên tái tạo ................................................................ 86
6.1.2. Đặc điểm khai thác tài nguyên tái tạo ..................................................................... 87
6.2. MÔ HÌNH SỬ DỤNG TỐI ƯU TÀI NGUYÊN TÁI TẠO ....................................... 91
6.2.1. Mô hình khi có chủ sở hữu xác định ........................................................................ 91
6.2.2. Mô hình khi không có chủ sở hữu xác định hoặc là tài sản chung............................ 93
CHƯƠNG 7. LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TỐI ƯU TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI TẠO.... 95
7.1. TỐI ƯU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI TẠO ............................................. 95
7.1.1. Tài nguyên không tái tạo ......................................................................................... 95
7.1.2. Tối ưu khai thác tài nguyên không tái tạo................................................................ 96
7.2. MÔ HÌNH “KHAI THÁC CẠN” TỐI ƯU TỔNG QUÁT....................................... 101
7.2.1. Thành lập mô hình kết quả .................................................................................... 101
7.2.2. Sơ đồ sử dụng tối ưu tài nguyên không tái tạo ....................................................... 102
7.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TỐC ĐỘ KHAI THÁC ......................... 104
7.3.1. Độc quyền thị trường ............................................................................................ 104
7.3.2. Thăm dò tài nguyên không tái tạo ......................................................................... 106
7.3.3. Tình trạng không biết chắc chắn ........................................................................... 107
CHƯƠNG 8. ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ............................................. 110
8.1. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN ....................................................................................................... 110
8.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 110
8.1.2. Tầm quan trọng của việc định giá tài nguyên thiên nhiên ...................................... 110
8.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ....................... 110
8.2.1. Phương pháp định giá sơ cấp................................................................................ 110

v


8.2.2. Phương pháp định giá thứ cấp .............................................................................. 113
CHƯƠNG 9. THUẾ/ PHÍ MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 115
9.1. CÁC LOẠI THUẾ, PHÍ MÔI TRƯỜNG ................................................................ 115
9.2. CƠ SỞ TÍNH PHÍ MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 116
9.2.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)................................................ 116
9.2.2. Phương pháp luận tính thuế/ phí môi trường ......................................................... 116
9.2.3. Tiêu chuẩn môi trường và vấn đề xác định phí ô nhiễm ......................................... 117
9.2.4. Xác định thuế/ phí dựa vào đặc tính của chất gây ô nhiễm .................................... 117
9.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ, PHÍ ................................................... 117
9.3.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào.................... 117
9.3.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận ................................................................................... 119
9.3.3. Tính thuế/ phí dựa vào sản phẩm .......................................................................... 119
9.3.4. Tính thuế/ phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm .......................................................... 119
9.4. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ, PHÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ............... 120
9.4.1. Phân tích các hệ số trong công thức tổng quát ...................................................... 120
9.4.2. Công thức áp dụng ................................................................................................ 123
9.4.3. Đối tượng nộp thuế/ phí môi trường ...................................................................... 123
CHƯƠNG 10. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ
CÁC CHÍNH SÁCH VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ........................ 126
10.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ............................... 126
10.2. MỘT SỐ VÁN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN Ở VIỆT
NAM ...................................................................................................................... 128
10.2.1. Những vấn đề về sử dụng tài nguyên tái tạo ở Việt Nam ...................................... 128
10.2.2. Các vấn đề về khai thác tài nguyên không tái tạo ở Việt Nam .............................. 129
10.3. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 133


*****************************
Cảm ơn bạn đã truy cập cổng Thông tin Thư viện Điện tử
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đây là tài liệu nội
bộ của Nhà trường. Để có nội dung đầy đủ của tài liệu, mời bạn liên
hệ trực tiếp với Trung tâm Thông tin Thư viện.
Điện thoại: (04) 37630167
Email:

vi



×