TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HÒA
LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN Ở HÀ NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
HÀ NỘI – 2016
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HÒA
LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN Ở HÀ NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Nguyễn Thị Việt Hằng ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2016
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Hòa
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của bản
thân, không trùng với bất cứ một kết quả nào khác.
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2016
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Hòa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVSK
Đại Việt sử kí
NXB
Nhà xuất bản
TS
Tiến sĩ
THCS
Trung học cơ sở
UBND
Uỷ ban nhân dân
UBMTTQ
Uỷ ban mặt trận Tổ quốc
VHTT
Văn hóa thông tin
VHTTDL
Văn hóa thông tin du lịch
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6
1.1. Lễ hội.......................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm lễ hội ...................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại lễ hội ........................................................................................ 8
1.1.3. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội ................................................... 9
1.1.4. Cấu trúc của lễ hội................................................................................... 9
1.1.5. Những giá trị của lễ hội cổ truyền......................................................... 12
1.2. Những đặc trƣng văn hóa của tỉnh Hà Nam............................................. 17
1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .............................................................. 17
1.2.2. Văn hóa – Xã hội................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN
Ở HÀ NAM ..................................................................................................... 24
2.1. Lễ Tịch điền trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp ở Việt Nam.......... 24
2.2. Những đặc điểm cơ bản của lễ hội Tịch điền ở Hà Nam ......................... 29
2.2.1. Nguồn gốc, lịch sử ................................................................................ 29
2.2.2. Không gian, thời gian, địa điểm tổ chức ............................................... 33
2.2.3. Cấu trúc của lễ hội Tịch điền ................................................................ 36
2.2.4. Giá trị của lễ hội .................................................................................... 47
2.2.5. Thực trạng của lễ hội............................................................................. 48
2.2.6. Giải pháp ............................................................................................... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, lễ hội đã trở thành một nét văn hóa không
thể thiếu trong đời sống của mỗi ngƣời dân Việt Nam. Lễ hội đƣợc tổ chức
thỏa mãn các nhu cầu về vui chơi, giải trí, đặc biệt thỏa mãn nhu cầu về tâm
linh. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về một lễ hội nào đó rất có ý nghĩa thiết thực.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nền văn
minh lúa nƣớc lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú thể hiện qua các
điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Hà Nam cũng
đƣợc coi là quê hƣơng của những lễ hội cổ truyền mang đậm bản sắc với trên
100 lễ hội truyền thống, trong đó có 5 lễ hội là: Lễ hội Trần Thƣơng, Lễ hội
đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, Lễ hội Lảng Giang, Lễ hội vật Liễu Đôi và Lễ
hội Long Đọi Sơn. Các lễ hội này vẫn duy trì các trò chơi dân gian truyền
thống phản ánh tín ngƣỡng cổ xƣa của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc
nhƣ vật cầu, cƣớp cầu, đấu vật, trọi gà, đánh đu…Đặc biệt, vào năm 2009
Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với phòng văn hóa thông tin
huyện Duy Tiên và ban văn hóa xã Đọi Sơn cùng toàn thể nhân dân trong xã
đã tiến hành phục dựng thành công “Lễ hội Tịch điền”, một nghi lễ cổ truyền
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tín ngƣỡng nông nghiệp.
Với tƣ cách là là một sinh viên chuyên ngành Việt Nam học, một ngƣời
con đƣợc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nam, việc nghiên cứu về lễ hội
Tịch điền giúp em thấy đƣợc những giá trị về lịch sử và văn hóa của tỉnh Hà
Nam. Từ đó, có thể đƣa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của
địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay.
1
2. Lịch sử vấn đề
Trên thực tế, tuy đã có nhiều ghi chép nghiên cứu, các bài viết về quản
lí, tổ chức lễ hội truyền thống ở di tích Long Đọi Sơn (Đọi Sơn - Duy Tiên Hà Nam) nhƣng nghiên cứu về phục dựng lại nghi lễ cày Tịch điền của vua
Lê Đại Hành năm 987 thì hoàn toàn chƣa có và các tài liệu khoa học làm căn
cứ để phục dựng còn quá ít ỏi.
Các sử liệu cổ nhƣ Đại Nam Nhất Thống Chí, Đại Việt sử kí toàn thư,
Việt sử lược chỉ có chép vài dòng ngắn ngủi về sự kiện này mà không có bất
cứ chi tiết nào miêu tả tỉ mỉ về quy mô của nghi lễ: Theo Việt Sử lược - cuốn
sử có niên đại sớm nhất của nƣớc ta: “năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Trù
năm thứ 7 (987), vua Lê Đại Hành cày ruộng Tịch điền ở Đọi Sơn, được một
lọ vàng, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa, vua đặt tên đất đó là ruộng Kim
Ngân” [6, tr 57]. Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào thế kỉ
XV chép về sự kiện này cụ thể hơn: “Đinh Hợi, Thiên Phúc năm thứ 8 (987)
mùa xuân vua (Lê Đại Hành) lần đầu cày ruộng Tịch điền ở núi Đọi, được
một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải được một chĩnh bạc, vì thế đặt tên
là ruộng Kim Ngân” [7, tr.299]. Nay trên nóc nhà thờ tổ chùa Long Đọi Sơn
(Duy Tiên - Hà Nam) còn bức phù điêu khắc họa cảnh vua đi cày thời ấy, tục
đẹp này truyền mãi gần nghìn năm qua các triều đại lịch sử. Nhƣ vậy, các
khối sử cũ đều ghi chép Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên dƣới chế độ phong
kiến Việt Nam tiến hành lễ cày Tịch điền nhằm mục đích sản xuất nông
nghiệp. Đại Việt Sử kí toàn thư còn ghi lại một số sự việc: “…Mùa đông,
tháng 10, được mùa to. Ngày 14, vua thân ra ruộng ở Điểu Lộ xem gặt, nhân
đổi tên cánh ruộng ấy gọi là ruộng Vĩnh Hưng. Ngày ấy, trở về cung…” (14
tháng 10 năm Canh Ngọ, 1930) [7, tr.287], nhà Lý, năm 1032, “ Mùa hạ,
tháng tư, ngày mồng một vua (Lý Thái Tông) ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động
Giang cày ruộng Tịch điền. Có nhà nông dâng cây lúa thơm chín bông thóc,
2
vua xuống chiếu đổi tên đất ấy là ruộng Ứng Thiên” [7, tr.287 - 288], “ Đến
năm 1038 vua ngự ra Bối Hải Khẩu cày Tịch điền. Quan Hữu ty dọn cỏ đắp
bờ. Vua tế thần Nông, rồi tự cầm cày. Các quan tả hữu có người tâu rằng: Đó
là việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm như thế? Nhà vua nói: Trẫm
không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo”. Sử thần
Ngô Sĩ Liên dâng lời bàn: “Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng Tịch
điền là nêu gương cho thiên hạ. Trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi dân.
Công hiệu trị nước dẫn đến dân đông, của giàu, nên thay!” [7, tr.294]. Sách
Đại Nam thực lục phần Chính biên đã ghi chép vào tháng 2 năm Mậu Tý
(1828) vua Minh Mạng đã ban hành lời Dụ về việc cày ruộng tịch điền nhƣ
sau: “Vua bảo bày tôi rằng: “Đời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm
xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên tốt nhân dân,
thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn
chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần
nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy
việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm
phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở Kinh thành làm chỗ
Tịch điền”. Bèn sai đặt ở hai phường Hậu Sinh và An Trạch, bên tả dựng đài
Quan canh, đằng trước làm ruộng đế tịch, đằng sau làm điện thay áo, bên
hữu đặt dàn Tiên Nông và đình Thần Thương thu thóc. Sai Trung quân Tống
Phước Lương coi làm. Thưởng tiền cho thợ và biền binh làm việc 5000 quan.
Lại đặt sở Diễn canh (tập cày) ở phía Bắc cung Thánh Ninh, gọi là vườn Vĩnh
Trạch. Sai bộ Lễ bàn định điển lệ. Hàng năm cứ tháng trọng Hạ (tháng 5)
chọn ngày tốt làm lễ…[11, tr 21 - 24]. Từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn
đều tổ chức lễ Tịch điền nhƣ một quốc lễ. Sau một thời gian gián đoạn, năm
2009, lễ hội Tịch điền đƣợc khôi phục lại sau gần 100 năm không tổ chức. Vì
3
vậy, với bài khóa luận tốt nghiệp này sẽ làm sáng tỏ thêm về lễ cày Tịch điền
ở Hà Nam một cách khái quát nhất.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, khóa luận góp phần làm
sáng tỏ nguồn gốc, bản chất đặc điểm nổi bật của lễ hội Tịch điền ở Hà Nam
từ đó giúp cho nhân dân địa phƣơng cùng du khách thập phƣơng có cái nhìn
đúng đắn về bản chất, ý nghĩa của lễ hội, giữ gìn phát huy truyền thống tốt
đẹp của lễ hội, bên cạnh đó bài khóa luận cũng góp phần làm rõ vị trí của lễ
hội Tịch điền trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ đƣợc đến các vấn đề liên quan đến lễ hội nói chung từ
khái niệm, phân loại, thời gian không gian diễn ra lễ hội, cấu trúc của lễ hội
và giá trị của lễ hội.
Thứ hai, tìm hiểu về lễ hội Tịch điền ở Hà Nam với các vấn đề nhƣ
nguồn gốc, lịch sử, thời gian, địa điểm tổ chức, cấu trúc và các giá trị của lễ
hội. Đồng thời cho thấy đƣợc vị trí của lễ hội trong hệ thống các nghi lễ nông
nghiệp ở Việt Nam.
Thứ ba, tìm hiểu về thực trạng của lễ hội Tịch điền ở Hà Nam từ đó đƣa
ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của lễ hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của chính khóa luận là toàn bộ các yếu tố, hiện
tƣợng và mọi khía cạnh liên quan đến lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thuộc xã Đọi
Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là không gian địa lí hành chính,
không gian văn hóa của xã Đọi Sơn. Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ
quy trình lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thông qua các huyền thoại, huyền tích,
4
nghi thức, trò diễn xƣớng, trò chơi dân gian. Về thời gian, khóa luận đề cập
đến nguồn gốc của lễ hội Tịch điền và lễ hội Tịch điền sau khi đƣợc phục
dựng từ năm 2009 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã sử dụng một số biện
pháp sau nhƣ:
Phƣơng pháp điền dã.
Phƣơng pháp thu thập và xử lí thông tin dựa trên nguồn tài liệu thu thập
đƣợc nhƣ sách báo, internet, tài liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà
Nam…kết hợp với phƣơng pháp phân tích chọn lọc các dữ liệu vào bài viết
một cách hợp lí làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp
điều tra xã hội học để tiếp cận, giải mã các vấn đề có liên quan đến lễ hội Tịch
điền ở Hà Nam.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung chính của khoa luận gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Những đặc trƣng cơ bản của lễ hội Tịch điền ở Hà Nam
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lễ hội
1.1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đậm màu
sắc tôn giáo tín ngƣỡng, chứa đựng các giá trị tinh thần, ý nghĩa lịch sử văn
hóa, là tấm gƣơng phản chiếu khá trung thực đới sống của mỗi dân tộc, nó ra
đời, tồn tại gắn liền với quá trình phát triển của làng xã ngƣời Việt, phản ánh
nhiều giá trị trong đời sống của cộng đồng. Khi xã hội ngày một phát triển,
cuộc sống con ngƣời càng đòi hỏi cao về tinh thần vui chơi giải trí, tìm hiểu
lịch sử văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán thì lễ hội gần nhƣ đáp ứng đầy
đủ các yếu tố đó. Đến với lễ hội truyền thống là dịp con ngƣời đƣợc trở về với
tự nhiên, về với văn hóa xƣa và về với kí ức cũ.
Hàng năm, ở các làng quê Việt Nam cứ đến dịp tết đến, xuân về thì
đua nhau mở hội, chính sự tồn tại và phát triển của hội làng đã phản ánh và
thể hiện nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc địa phƣơng, vùng miền trong
một lãnh thổ quốc gia thống nhất, một nền văn hóa “thống nhất trong sự đa
dạng”. Có thể nói, lễ hội ra đời cùng lịch sử, tồn tại và vận hành cùng lịch sử.
Lễ hội có từ trƣớc năm 1945 đƣợc gọi là “lễ hội cổ truyền”, “lễ hội dân gian”.
Những lễ hội ra đời sau năm 1945 đƣợc gọi là “lễ hội hiện đại”. Và dù là lễ
hội dân gian hay lễ hội hiện đại thì ở mỗi nơi, mỗi con ngƣời có cách tiếp cận
khác nhau và gọi bằng các tên khác nhau. Có thể kể đến hai dòng tên gọi:
Dòng tên gọi dân gian (trò, hội, Đám xứ, Tiệc làng, Việc làng, Hội làng, Làng
vào đám, Làng mở hội, Hội hè đình đám). Dòng tên gọi theo các nhà nghiên
cứu (Lễ hội, Hội lễ, Lễ hội cổ truyền, Lễ hội dân gian, Liên hoan du lịch làng
nghề truyền thống, Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, Lễ hội văn hóa -
6
thể thao - du lịch, Lễ hội du lịch, Festival). Cách gọi “Lễ hội” về cơ bản đã đi
vào đời sống văn hóa ở nƣớc ta và đƣợc đặt trong quy chế tổ chức lễ hội do
Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành năm 2001.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về lễ hội tùy thuộc vào
cách tiếp cận:
Khi nghiên cứu về những đặc tính và ý nghĩa của lễ hội nƣớc Nga,
M.Bachie cho rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình
thức lễ tế và trò diễn là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư
dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể hình thành lễ hội được nếu như
chính nó không được sự thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của
tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới của những
phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly
tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới hiện thực lí tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở
nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.” [5, tr23].
Xem xét về tính chất và ý nghĩa của lễ hội Nhật Bản, Giáo sƣ
Kurahayasi lại định nghĩa: “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng trường
của tâm hồn, xét về tính chất văn hóa, lễ hội là cái nơi sản sinh và nuôi
dưỡng nghệ thuật như mỹ thuật, nghệ thuật giải trí, kịch văn hóa và với ý
nghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển văn hóa”
[5, tr.24].
Ở Việt Nam, trong cuốn Bản sắc văn hóa lễ hội, Thuận Hải cho rằng:
“Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con
người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt
văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống,
từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự yên bình cho từng cá nhân, hạnh
phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở
7
của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà bao đời nay đã quy tụ vào miền mơ
ước chung với bốn chữ “nhân khang vật thịnh” [4, tr.5].
Theo Dương Văn Sáu trong cuốn Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển
du lịch thì: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trong
một địa bàn dân cư trong thời gian không xác định, nhằm nhắc lại một sự
kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng
xử văn hóa của con người với tự nhiên-thần thánh và con người trong xã hội”
[10, tr.35].
Có thể các cách định nghĩa, các cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào cách
tiếp cận nhƣng nhìn chung đều cho rằng, lễ hội tạo ra một môi trƣờng mới,
huyền diệu, giúp con ngƣời thỏa mãn nhu cầu tâm linh và nhu cầu giải trí.
Chính vì vậy mà lễ hội là một tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta từ xƣa đến nay.
1.1.2. Phân loại lễ hội
Theo Quy chế tổ chức lễ hội [3] lễ hội nƣớc ta gồm bốn loại hình:
Lễ hội dân gian
Lễ hội tôn giáo
Lễ hội lịch sử, cách mạng
Lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài vào Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Văn hóa cơ sở (2008), nƣớc ta có
khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, chiếm 88,36%; 332 lễ
hội lịch sử cách mạng, chiếm 4,16%; 544 lễ hội tôn giáo, chiếm 6,82%; 10 lễ
hội du nhập từ nƣớc ngoài vào chiếm 0,12%; 40 lễ hội khác, chiếm 0,5%. Các
địa phƣơng có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dƣơng và
Phú Thọ.
8
1.1.3. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội
Lễ hội thƣờng diễn ra vào hai dịp xuân thu: Mùa xuân thì mở màn vụ
gieo trồng, mùa thu là để bƣớc vào vụ thu hoạch. Đây chính là các mốc mở
đầu và kết thúc, tái sinh một chu kì sản xuất. Qúa trình sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Vì vậy,tƣ lúc cắm cây mạ, gieo hạt xuống
ruộng nƣơng, ngƣời nông dân chỉ còn biết trông chờ vào sự phù hộ của các
lực lƣợng siêu nhiên. Để tăng thêm niềm tin họ tìm mọi cách tác động, cầu
xin các lực lƣợng tự nhiên giúp đỡ. Từ đó sinh hoạt lễ hội và các tín ngƣỡng
dân gian bắt nguồn từ sự cầu mùa. Do vậy, phần lớn các lễ hội đƣợc tổ chức
vào mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch. Phần khác, một số lễ hội
lại đƣợc tổ chức vào mùa thu, từ tháng bảy đến tháng tám âm lịch. Đó là thời
gian làng quê đã xong công việc cày bừa, cấy hái. Khoảng thời gian nghỉ ngơi
này cũng là dịp để ngƣời dân cảm tạ thần linh phù hộ cho họ một mùa màng
đã qua và vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới.
Lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức ở nơi thờ tự nhƣ: Đình, Đền, Phủ, Miếu,
Chùa…Lễ sơ kì xuất phát từ nơi thần linh ngự, nhất là Đình - trung tâm của
cả làng, sau đó tỏa ra vùng rộng, ra nhiều điểm để thực hiện các hình thức
sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật khác.
1.1.4. Cấu trúc của lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần
và vật chất, tôn giáo tín ngƣỡng và văn hoá nghệ thuật, linh thiêng và đời
thƣờng…là một sinh hoạt có sức hút một số lƣợng lớn những hiện tƣợng của
đời sống xã hội. Lễ hội là dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử
trọng đại của đất nƣớc, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngƣỡng của
nhân dân , hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất giải trí. Thông
thƣờng lễ hội đƣợc chia thành hai bộ phận: phần lễ và phần hội.
9
Phần lễ là các nghi thức đƣợc thực thi trong lễ hội. Tùy vào tính chất
của lễ hội mà nội dung của phần nghi lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần
nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tƣởng niệm lịch sử hƣớng về một sự kiện
lịch sử trọng đại, tƣởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là
nghi thức thuộc về tín ngƣỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc
thánh hiền và thần linh, cầu mong đƣợc những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị
văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mĩ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó
mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của lễ hội đến với du khách. Phần nghi lễ chính là
phần hạt nhân của lễ hội. Lễ hội là một sự kiện thực hiện rất nhiều nghi thức
mang tính bắt buộc. Các nghi thức này đƣợc tiến hành theo một trình tự chặt
chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội. Thông thƣờng
một lễ hội có các nghi lễ: lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rƣớc, lễ tế khai hội và
tế giã đám.
Lễ mộc dục (lễ tắm tƣợng thần hay thần vị): lễ này thƣờng đƣợc tiến
hành vào nửa đêm hôm trƣớc ngày khai hội. Trƣớc khi làm lễ mộc dục, có
nơi ngƣời ta tổ chức lễ rước nước.Trƣớc khi thực hiện việc tắm tƣợng (lau
chùi tƣợng thờ) phải làm lễ cáo thần. Sau lễ mộc dục là tế gia quan (mặc áo,
đội mũ cho tƣợng thần). Nếu thần không có tƣợng mà chỉ có bài vị (thần vị)
thì áo mũ đặt lên ngai. Sau đó tƣợng thần (hay thần vị, hoặc có khi chỉ là áo
mũ) đặt lên kiệu, chuẩn bị cho đám rƣớc thần sáng ngày khai hội.
Lễ rƣớc: trong một lễ hội thƣờng có rƣớc thần, rƣớc thành hoàng, rƣớc
văn hay rƣớc nƣớc. Lễ rƣớc thần hay rƣớc thành hoàng thƣờng cử hành trƣớc
khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rƣớc ở mỗi lễ hội
đều có sự khác biệt về đối tƣợng rƣớc, cách thức tiến hành, trình tự đoàn
rƣớc, thành phần ngƣời tham gia... Trong số các lễ rƣớc thì rƣớc thần và rƣớc
nƣớc phổ biến hơn cả. Lễ hội thƣờng tôn vinh đối tƣợng thiêng, đó là
10
“Thánh”, “Thần”, nhƣng thánh và thần thƣờng đƣợc thờ ở đền, miếu. Đa số
lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức ở đình làng, đền, nơi rộng rãi tiện cho việc hành
lễ và tổ chức các trò chơi. Do vậy trƣớc khi khai hội, ngƣời ta thƣờng tổ chức
cuộc rƣớc thần đi theo lộ trình từ đền hoặc đình về nơi hành lễ, xong hội lại
rƣớc thần trở lại nơi thờ cũ. Sau lễ rƣớc sẽ là lễ tế thần và khai hội. Đặc biệt
có nơi, trong dịp lễ hội ngày nào cũng có rƣớc, lễ rƣớc này không phải rƣớc
thần mà là rước sớ (rước văn), tức bài văn cúng thần. Mỗi ngày ngƣời ta
cúng thần bằng một bài sớ riêng. Trong đám rƣớc văn, bài sớ cũng đƣợc đặt
lên kiệu rƣớc, gọi là kiệu văn. Lễ rƣớc trong các lễ hội truyền thống thƣờng
quy định ngƣời trực tiếp tham gia rƣớc phải là nam giới tuổi từ mƣời tám trở
lên, không có phụ nữ, trừ một vài lễ hội thờ nữ thần (nhƣ lễ hội Phủ Dày, lễ
hội Hạ Lôi) đoàn rƣớc lại chủ yếu do nữ đảm nhiệm. Ngƣời tham gia rƣớc
(gọi là giai đô), là những ngƣời đƣợc dân làng lựa chọn, cắt cử. Họ là những
chàng trai khoẻ mạnh, có tài có đức, không có điều tiếng đáng chê trách trong
làng xóm. Ai đƣợc chọn trong đội rƣớc là vinh dự cho bản thân và gia đình.
Đám rƣớc khi đi đƣờng có biểu tƣợng riêng để tránh sự trùng lặp giữa các
nhóm cộng đồng. Trƣớc khi khởi hành, chiêng, trống nổi lên từ trong đền,
đình (trƣớc đây đốt pháo). Thƣờng từ nửa đêm, tiếng trống đã gióng liên hồi
để mọi ngƣời đều biết, ai có phận sự phải lo sửa soạn trƣớc. Ngày xƣa thƣờng
đốt pháo lệnh trƣớc khi đám rƣớc bắt đầu.
Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn. Mặc dù
cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống nhƣng phạm vi nội dung
của nó không khô cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn đƣợc bổ sung bằng
những yếu tố văn hóa mới. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn
và phát triển đƣợc những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi
mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn. Thông thƣờng phần hội
gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ. Một số trò chơi dân gian thƣờng đƣợc
11
tổ chức trong các dịp lễ hội nhƣ đánh đu, kéo co, bơi chải, chọi gà, đấu vật, cờ
ngƣời, các hội thi diễn xƣớng hát chèo, quan họ, chầu văn…Cũng có những lễ
hội mà ở đó hai phần lễ và phần hội hòa quyện với nhau, trong đó trọng tâm
là phần hội, nhƣng bản thân phòng hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh
của phần lễ. Thực ra, tách biệt ra các phần kể trên cũng chỉ là để xem xét cho
rõ ràng để nhìn nhận, còn trong lễ hội tất cả luôn đan xen với nhau một cách
linh hoạt. Có thể lúc trong đình đang làm lễ rất long trọng thì ngoài sân đình
hay xung quanh đó lại diễn ra các trò chơi. Lễ hội nói chung là một hiện
tƣợng văn hóa tổng hợp trong đó các yếu tố của nó đan xen, liên kết chặt chẽ
với nhau nhƣng đồng thời cũng tác động, bổ sung cho nhau để tạo nên bộ mặt
hoành tráng của lễ hội mà ta còn thấy đến bây giờ. Lễ hội nào về cấu trúc
cũng thể hiện lễ trƣớc hội sau, gần nhƣ là một tục lệ bắt buộc có tính truyền
thống. Sự khác nhau chỉ là ở các nghi thức lễ, nghi thức hội, các diễn xƣớng,
các tích trò, các cuộc thi, thời gian mở hội và thời gian kéo dài đến bao giờ.
Những sự khác biệt về nội dung của hội, trƣớc hết đó là vị thần linh nào mà
làng, hoặc vùng thờ, chính vị thần linh đƣợc thờ đó sẽ quyết định các hình
thức hội diễn (chẳng hạn thần linh là nhiên thần sẽ khác thần linh là nhân
thần, thần linh là anh hùng dân tộc sẽ khác với thần linh là tổ sƣ dạy nghề).
Ngoài ra còn có sự khác nhau về phong tục tập quán và hoàn cảnh tự nhiên,
xã hội của làng (vùng), nơi tiến hành lễ hội.
1.1.5. Những giá trị của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là yếu tố vừa đặc trƣng cho mỗi dân tộc, vừa góp phần làm cho
văn hóa đất nƣớc đặc sắc hơn. Lễ hội là sự kết tinh thành quả lao động sản
xuất, chiến đấu của các cá nhân, tập thể trong quá trình dựng nƣớc và giữ
nƣớc của dân tộc. Lễ hội còn là dịp hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị
văn hóa đƣợc hun đúc trong quá trình phát triển di lên của đất nƣớc. Lễ hội là
một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn
12
giáo tín ngƣỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thƣờng…là một
sinh hoạt có sức hút một số lƣợng lớn những hiện tƣợng của đời sống xã hội.
Đánh giá về vai trò của lễ hội đối với sự phát triển của xã hội hiện nay có
nhiều ý kiến khác nhau. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, trong xã hội đƣơng đại
lễ hội truyền thống còn giữ đƣợc rất nhiều những giá trị có thể kể đến nhƣ:
Giá trị cố kết cộng đồng, lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng
đồng ngƣời nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng
nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ),
cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, nhƣ gia tộc,
dòng họ. Chính lễ hội là dịp biểu dƣơng sức mạnh của cộng đồng và là chất
kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại
trên cơ sở của những nền tảng gắn kết, nhƣ gắn kết do cùng cƣ trú trên một
lãnh thổ (cộng cƣ), gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu),
gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lƣợng siêu nhiên nào đó
(cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo
và hƣởng thụ văn hoá (cộng cảm). Lễ hội là môi trƣờng góp phần quan trọng
tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Ngày nay,
trong điều kiện xã hội hiện đại, con ngƣời càng ngày càng khẳng định “cái cá
nhân”, “cá tính” của mình nhƣng không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà
nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con ngƣời vẫn phải nƣơng tựa vào
cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện nhƣ vậy, lễ hội vẫn
giữ nguyên giá trị biểu tƣợng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kêt
cộng đồng ấy.
Giá trị hướng về cội nguồn, tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hƣớng về
nguồn, đó là nguồn cội tự nhiên mà con ngƣời từ đó sinh ra, nguồn cội cộng
đồng nhƣ dân tộc, đất nƣớc, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hóa…hơn thế
nữa, hƣớng về nguồn đã trở thành tâm thức của con ngƣời Việt Nam “uống
13
nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chính vì thế, lễ hội bao giờ
cũng gắn với hành hƣơng – du lịch. Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa
học kĩ thuật, tin học hóa, toàn cầu hóa, con ngƣời nhận ra mình đang tách dần
với tự nhiên môi trƣờng, với lịch sử xa xƣa, với truyền thống văn hóa độc đáo
đang bị mai một. Chính trong môi trƣờng tự nhiên và xã hội nhƣ vậy, hơn bao
giờ hết, con ngƣời càng có nhu cầu hƣớng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên
của mình, hòa mình vào với môi trƣờng thiên nhiên, trở về tìm lại và khẳng
định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa của mình trong cái chung
của văn hóa nhân loại. Chính nền văn hóa truyền thống, trong đó lễ hội cổ
truyền là một biểu tƣợng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính
là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của
con ngƣời ở mọi thời đại.
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh, bên cạnh đời sống vật chất, đời
sống tinh thần, tƣ tƣởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống con
ngƣời hƣớng về cái cao cả thiêng liêng, chân thiện mỹ, cái mà con ngƣời
ngƣỡng mộ, ƣớc vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngƣỡng. Nhƣ
vậy, tôn giáo tín ngƣỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất
cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngƣỡng. Chính tôn giáo, tín ngƣỡng, các
nghi lễ, lễ hội góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con
ngƣời, đó là “cuộc đời thứ hai”, là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục,
hiện hữu. Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con
ngƣời dƣờng nhƣ đƣợc “chƣơng trình hóa” theo nhịp hoạt động của máy móc,
căng thẳng, đơn điệu, ồn ào, chật chội nhƣng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời
sống nhƣ vậy tuy có đầy đủ vật chất nhƣng vẫn khô cứng về đời sống tinh
thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, trật tự mà thiếu sự cởi mở, xô
bồ. Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hòa đồng của con ngƣời, làm thui
chột những khả năng sáng tạo văn hóa mang tính đại chúng. Một đời sống
14
nhƣ vậy không có sự bùng cháy, thăng hoa. Trở về với lễ hội cổ truyền, con
ngƣời hiện đại dƣờng nhƣ đƣợc tắm mình trong dòng nƣớc mát đầu nguồn
của văn hóa dân tộc, tận hƣởng những giây phút thiêng liêng, ngƣỡng vọng
những biểu tƣợng siêu việt, cao cả, đƣợc sống những giờ phút giao cảm hồ
hởi đầy tinh thần cộng đồng, con ngƣời có thể phô bày tất cả ngững gì tinh
túy đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn
nghệ thuật, cách ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thƣờng. Đó là trạng
thái thăng hoa từ đời sống hiện thực, vƣợt lên trên đời sống hiện thực. Nói
cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh,
đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, lễ hội là một hình thức sinh
hoạt tín ngƣỡng – văn hóa cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng nhƣ ở
đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, sáng tạo và tái hiện
các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hƣởng thụ các giá trị văn hóa và tâm linh,
do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đƣợm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc.
Đặc biệt trong lễ hội, khi mà tất cả mọi ngƣời chan hòa trong không khí
thiêng liêng, hứng khởi thì cách biệt xã hội giữa các cá nhân ngày thƣờng
dƣờng nhƣ đƣợc xóa nhòa, con ngƣời cùng sáng tạo và hƣởng thụ những giá
trị văn hóa của mình.
Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội
không chỉ là tấm gƣơng phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà còn là môi
trƣờng bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy. Lễ hội đƣợc tổ
chức làm vang dậy những tiếng trống chiêng, những đoàn ngƣời tụ hội nơi
đình chùa, nơi này, con ngƣời hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi
con ngƣời, văn hóa dân tộc đƣợc hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản
sinh văn hóa truyền thống của dân tộc nhất là trong cảnh bị xâm lƣợc và đồng
15
hóa. Trong cái làng xã nghèo nàn ấy, ngôi đình, mái chùa, cái đền cùng với nó
là lễ hội chính là tâm điểm của cái nôi văn hóa đó, sự nghiệp bảo tồn, làm
giàu và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Lễ hội là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Qua đây, có thể thấy, lễ hội là dịp để nhân dân bằng nghi thức tôn giáo
nhắc lại công lao của vị thần đang đƣợc nhân dân thờ phụng, để toàn thể mọi
ngƣời đƣợc ngƣỡng mộ, ghi nhớ, coi nhƣ một lần đọc lại lịch sử trƣớc dân
làng. Đồng thời đây cũng là dịp để ngƣời ta dâng lên các vị thần những sản
phẩm do dân làng làm ra với lòng kính trọng và lòng biết ơn về sự bảo trợ của
thần cho dân làng năm qua đƣợc yên ổn, thịnh vƣợng. Để rồi, ngƣời ta tiếp
tục cầu xin thần phù hộ, giúp đỡ cho dân làng trong những năm tới lại càng
thịnh vƣợng và bình an hơn nữa, đồng thời đây cũng là dịp để ngƣời ta tập
hợp cộng đồng trong một niềm cộng cảm, tình đoàn kết gắn bó một cách chặt
chẽ giữa các thành viên, dòng họ với nhau trƣớc một vị thần linh chung của cả
cộng đồng, một sự đoàn kết, cộng cảm tự giác và bền chặt.
Với những ngƣời dân quê cuộc sống hàng ngày lam lũ vất vả, một nắng
hai sƣơng, do vậy họ có ít thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài ra, những hoạt động
văn hóa, cho đến nay ở nông thôn vẫn còn hạn chế, vì thế ngày hội là thời
điểm mà họ có thể thoải mái nghỉ ngơi thƣ giãn một chút. Ngƣời đến hội
không chỉ tham quan, xem xét mà có thể trực tiếp tham gia vào những hoạt
động của lễ hội, phần hội của lễ hội sẽ tạo điều kiện cho họ thực hiện điều đó.
Tại lễ hội, các chàng trai, cô gái sẽ trổ hết tài năng của mình vào những cuộc
thi tài và mặc những bộ cánh đẹp nhất để thu hút sự chú ý của mọi ngƣời. Và
bao tình duyên đôi lứa, những cuộc hẹn hò đã bắt nguồn từ đây. Đến với lễ
hội ngƣời ta có dịp để mua bán vài thứ sản phẩm, chút quà kỉ niệm, một ít đặc
sản địa phƣơng. Dù bận bịu quanh năm ngày tháng thì đến ngày hội ngƣời ta
cũng cố đi, đi để vui để nghỉ, để giải trí và còn để lễ thần, cầu xin sự bảo trợ,
16
giúp đỡ của thần linh cho bản thân, cho gia đình an khang thịnh vƣợng. Đi để
đƣợc hòa mình vào cộng đồng cùng hƣởng thụ và chia sẻ vinh dự cùng trách
nhiệm. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày
lao động vất vả, hoặc là dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nƣớc, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân
dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất giải trí.
1.2. Những đặc trƣng văn hóa của tỉnh Hà Nam
1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Hà Nam là một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, phía bắc
tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hƣng Yên và Thái Bình, phía nam
giáp với tỉnh Ninh Bình, phía đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp
tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Hà Nam thuộc vùng Hà Nội.
Đất đai, địa hình : Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình
có sự tƣơng phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Mật độ và độ
sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nƣớc hầu nhƣ không
đáng kể. Hƣớng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hƣớng Tây Bắc - Đông
Nam, phù hợp với hƣớng phổ biến nhất của núi sông Việt Nam. Hƣớng dốc
của địa hình cũng là hƣớng Tây Bắc – Đông Nam theo thung lũng sông Hồng,
sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh cấu trúc đơn
giản của cấu trúc địa chất. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với
các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi
đá vôi ở đây là một bộ phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, có mật
độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ có hình dáng kì thú.
Xuôi về phía đông là những dải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung
lũng ruộng. Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng
trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ
nâu trên đá vôi, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công
nghiệp. Với những hang động và các di tích lịch sử văn hóa, vùng này còn có
17
tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch. Phía đông là vùng đồng bằng do
phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa
nƣớc, rau màu và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, dâu, đỗ tƣơng,
lạc và một số cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống
sông ngòi khá dày đặc. Vì vậy, ở đây có diện tích mặt nƣớc ao, hồ, đầm, phá,
ruộng trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản và chăn nuôi gia cầm dƣới nƣớc
Khí hậu: Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trƣng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ƣớt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào
khoảng 23 - 24°C, số giờ nắng trung bình khoảng 1300 - 1500 giờ/năm.
Trong năm thƣờng có 8 - 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20°C (trong đó
có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25°C), nhƣng không có tháng nào nhiệt
độ dƣới 16°C. Hai mùa chính trong năm là mùa hạ và mùa đông, với các
hƣớng gió thịnh hành, mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam, mùa đông gió
bắc, đông và đông bắc. Lƣợng mƣa trung bình khoảng 1900 mm, năm có
lƣợng mƣa cao nhất là 3176 mm (năm 1994), năm có lƣợng mƣa thấp nhất là
1265,3 mm (năm 1998). Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng
nào độ ẩm trung bình dƣới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong
năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là
tháng 11 (82,5%). Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa
tƣơng phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kì chuyển tiếp
tƣơng đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 9, mùa đông thƣờng kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3, mùa
xuân thƣờng kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thƣờng kéo
dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
Thủy văn: Hà Nam có lƣợng mƣa trung bình cho khối lƣợng tài nguyên
nƣớc rơi khoảng 1.602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông
Nhuệ hàng năm đƣa vào lãnh thổ khoảng 14.050 tỷ m3 nƣớc. Dòng chảy ngầm
18