Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA UNILEVER ĐỐI VỚI BỘT GIẶT OMO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.57 KB, 23 trang )

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, với sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào các tổ
chức kinh tế thế giới, mới nhất là TPP (hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
-10/2015) . Nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mở cửa, tăng trưởng mạnh mẽ. đứng
trước cơn lốc cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn ý thức sự sống còn của họ phụ thuộc
vào người tiêu dùng. Việc nhận thức được người tiêu dùng cần gì? Khi nào? ở đâu? Như
thế nào? Sẽ tác động đến chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Sức cạnh tranh không chỉ đến từ các sản phẩm nội địa mà hàng hóa từ nước ngoài
cũng cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Dù đã vào Việt Nam từ khá sớm, được đông đảo
người dân Việt Nam biết đến và tin dùng song Ômo vẫn không thoát khỏi sức ép cạnh
tranh trong ngành sản phẩm tiêu dùng
Omo của Unilever Việt Nam vào Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây
còn mới mẻ nên có nhiều đất kinh doanh, khi đó tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng
cộng thấp nên khả năng tiêu thụ cao. Hiện Nay thị phần bột giặt Omo ở Việt Nam khá lớn
song vẫn bj đe dọa bởi các đối thủ canh tranh khsca như: tide, suft., ariel, Vì Dân…
Dù đã có tập khách hàng trung thành, song Omo luôn vận động, luôn làm mới bản
thân. Unilever đã không ngừng đưa ra những chính sách marketing hữu hiệu, đặc biệt là
những chương trình PR hướng tới cộng đồng, đánh vào tâm lý người tiêu dùng đề cao
gia đình, lòng nhân ái, tâm lý của các bậc phụ huynh mong cho con mình học được
những điều tốt đẹp nhất. Một số chương trình như: “ OMO- áo trắng ngời sáng tương
lai”, “triệu tấm lòng vàng”… Nhờ đó mà hìnhảnh Omo tron gngười Việt luôn sángngời
và gần gũi.
Chương trình quan hệ công chúng mà Unilever dành cho bột giặt Omo đó xuất
phát từ những mục tiêu marketing và mục tiêu truyền thông marketing mà công ty đặt ra.
Đó cũng chính là vẫn đề mà chúng em quan tâm và đi đến: “phân tích và đánh giá mức
độ đáp ứng của chương trình PR với mục tiêu marketing, môi trường truyền thông
marketing, tình thế marketing của doanh nghiệp và đánh giá mức độ phối hợp với các
công cụ khác của truyền thông mar cho 1 sản phẩm (hoặc một thương hiệu của 1
doanh nghiệp kinh doanh) lựa chọn”
Với sự tham gia hoàn thiện của tất cả các thành viên, nhóm xin cảm ơn thầy và các
bạn đã theo dõi bài thảo luận của nhóm. Cũng rất hoan nghênh những ý kiến đóng góp


của thầy và các bạn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn


PHẦN I: LÝ THUYẾT
1.1 Truyền thông Marketing
1.1.1 Khái niệm về truyền thông marketing
Theo Philip Kotler, truyền thông marketing (marketing communication) là các
hoạt động truyền tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản than doanh
nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản
phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục
và nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua các
nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh
nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với
các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu.
Truyền thông marketing còn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc
tiến (marketing promotion), là 1 trong 4 thành tố của marketing mix.
1.1.2 Vai trò của truyền thông marketing
Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc
lực cho các chiến lược marketing mix khác. Các chiến lược và chiến thuật marketing
khác được xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông. Tuy
nhiên, có rất ít các dịch vụ, chủ yếu là các dịch vụ được cung cấp trong môi trường cạnh
tranh lại có thể bỏ qua được vai trò của truyền thông marketing. Hơn nữa, ngày nay chu
kỳ sống của sản phẩm càng ngày càng ngắn, cho nên quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương”
không còn phù hợp nữa.
Truyền thông marketing giúp doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng
biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu
dùng giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hện tại, tạo ra sự nhận biết
và ưa thích của khách hàng với sản phẩm mới, và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về
doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì doanh nghiệp cần phải kết hợp

với các thành tố khác của marketing hỗn hợp. Ngoài ra, truyền thông cũng giúp cho
doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình
1.2 Các công cụ xúc tiến trong truyền thông marketing
Để truyền thông đến khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng các công
cụ truyền thông khác nhau như quảng cáo, tuyên tuyền,bán hàng, quan hệ công chúng,


kích thích tiêu thụ, mkt trực tiếp, truyền miệng. Để nâng cao hiệu quả của truyền thông
MKT, doanh nghiệp cần phải kết hợp các công cụ truyền thông khác nhau mà doanh
nghiệp dùng để thông tin với thị trường.
Quảng cáo (advertisement): Bao gồm các hình thức giới thiệu gián tiếp và khuếch
trương các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ do người bảo trợ thực hiện và phải trả tiền. Quảng
cáo được thực hiện theo yêu cấu của doanh nghiệp/tổ chức và họ phải trả các khoản phí
tổn quảng cáo cho các tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình thực hiện quảng cáo
như: tư vấn, thiết kế,…Doanh nghiệp có thể quảng cáo thông qua các phương tiện như:
phát thanh, truyền hình, báo chí, quảng cáo ngoài trời…
Quan hệ công chúng (public relation): là các hoạt động truyền thông gián tiếp của
doanh nghiệp nhằm gây thiên cảm của công chúng với doanh nghiệp và sản phẩm của
doing nghiệp. Quan hệ công chúng được thực hiện dưới nhiều hình thức như bản tin, báo
cáo hàng năm của công ty, các hoạt động tài trợ, từ thiện, vận động hành lang…
Kích thích tiêu thụ (sale promotion): Là các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng
cáo và bán hàng nhằm khuyến khích, kích thích khách hàng cuối cùng mua sản phẩm của
doanh nghiệp, đồng thời kích thích tiêu thụ cũng kích thích các thành viên khác trong
kênh phân phối của doanh nghiệp tich cực bán hàng.
Bán hàng cá nhân (personal selling): Là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách
hàng triển vọng và nhân viên bán hàng nhằm tư vấn, giới thiệu, thuyết phục họ lựa chọn
và mua sản phẩm. Bán hàng cá nhân phải tuân theo một quy trình nhất định. Nó vừa là
một nghệ thuật, vừa là một khoa học, vì nó đòi hỏi người bán hàng phải sáng tạo, linh
hoạt ứng xử với vô vàn tình huống khác nhau, đối tượng khách hàng triển vọng khác
nhau.

Marketing trực tiếp (direct marketing): Là hình thức truyền thông sử dungjthuw,
điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có,
khách hàng tiềm năng, và yêu cầu họ có thông tin phản hồi lại.
1.3 Quan hệ công chúng (Public Relation) trong truyền thông MKT
Khái niệm: Quan hệ công chúng là những hoạt động truyền thông để xây dựng và
bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chức. Là việc một doanh
nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp với công chúng để tạo và giữ gìn một hình
ảnh tích cực của mình. Hoạt động PR có thể mang tính cá nhân, phải trả tiền và cũng có
thể chịu sự kiểm soát hay không của các nhà tài trợ.
Mục tiêu của quan hệ công chúng


Xây dựng và nâng cao hình ảnh tích cực về doanh nghiệp trong con mắt công
chúng, tìm cách thuyết phục công chúng rằng doanh nghiệp là một tổ chức hấp dẫn và họ
nên quan hệ và giao dịch với doanh nghiệp, cụ thể như
Đạt được những vị trí và thời điểm trên các phương tiện cho các thông cáo báo chí và
diễn giả của công ty
• Truyền thông những báo cáo về thành quả hoạt động của công ty.
• Kết hợp hoạt động xã hội với quảng cáo
• Xây dựng và giữ vững tình cảm của công chúng


Một số hình thức PR 






Quan hệ với báo chí, mà mục đích là đăng tải các thông tin có giá trị trên các phương tiện

truyền thông đại chúng để thu hút sự chú ý đến con người , sản phẩm ,dịch vụ của DN.
Tuyên truyền sản phẩm: là những nỗ lực khác nhau nhằm công bố về những sản phẩm cụ
thể của DN.
Truyền thông của công ty: truyền thông đối nội và đối ngoại nhằm làm cho mọi người
hiểu biết sau hơn về tổ chức đó
Vận động hành lang: là việc làm việc với các nhà lập pháp, quan chức chính phủ để
truyền thông việc ủng hộ hay hủy bỏ một đạo luật hoặc quy định nào đó.
Tham mưu: là đề xuất với ban lãnh đão những kiến nghị về các vân đề có liên quan đến
công chunhs và về vị trí, hình ảnh của DN.
Vai trò của PR trong truyền thông marketing






Tạo niềm tin thương hiệu
Xây dựng hình ảnh và uy tín cho thương hiệu
Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên
Bảo vệ DN trước những cơn khủng hoảng
Ưu điểm và nhược điểm của PR trong truyền thông marketing
Ưu điểm





Thông tin được tiếp nhận rộng rãi trong công chúng
Chi phí thấp
Thông điệp thường mang tính thương mãi rõ ràng, mà có tính thông tin nhiều hơn nên dễ

được đối tượng chấp nhận hơn
Nhược điểm



Tính linh động thấp




Khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển tait qua góc nhìn của bên thứ
ba (nhà báo, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia, sự kiện…).


PHẦN II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA UNILEVER
ĐỐI VỚI BỘT GIẶT OMO
2.1 Giới thiệu Unilever và thương hiệu OMO
* Giới thiệu về Unilever Việt Nam
- Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên sản
xuất và kinh doanh các sản phẩm Chăm sóc vệ sinh Cá nhân, Gia đình và Thực phẩm tại
hơn 190 quốc gia. Sản phẩm Unilever rất thân thuộc với mọi gia đình trên toàn thế giới
với hơn 2 triệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng mỗi ngày. Unilever tuyển dụng hơn
173.000 nhân viên trên toàn cầu. Unilever có hơn 400 nhãn hàng, trong số các sản phẩm
nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Ponds,
P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight,...
- Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến
lược tổng thể của Unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng
biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí
Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại 3 thành phố Hồ Chí Minh.
- Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu

công nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc
thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.
- . Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever
như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr..
cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng
rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người
tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng
hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam và cùng với nó công ty Unilever
đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam.
* Giới thiệu về thương hiệu OMO
Nhãn hiệu Omo được Unilever dùng chung cho sản phẩm bột giặt và nước giặt.
hiện nay trên thị trường Việt Nak có khoảng 13 biến thể. Sản phẩm Omo được xem là sản
phẩm chủ đạo, đem lại doanh số khủng cho Unilever tại thị trường Việt Nam. Bột giặt
Omo là một trong những mặt hàng giặt tẩy được các bà mẹ nội trợ Việt Nam ưa chuộng
và tin dùng. Hình ảnh Omo được người tiê dùng biết đến rất nhiều vì chúng xuất hiện
nhiều trên quảng cáo. Unilever Việt Nam đã râtd thành công khi tung ra những chiêu thức


quảng cáo hấp dẫn, thu hút được nhiều người tiêu dùng biết đến, sử dụng và trung thành
với sản phẩm của Omo.
2.2.Tình thế marketing hiện tại của Unilever
2.2.1 Môi trường bên trong
a. Tình thế công ty
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever Việt Nam đã liên tục gặt hái được
những thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những
đóng góp to lớn trong công tác xã hội cộng đồng. Trong suốt 17 năm qua, Unilever Việt
Nam luôn đạt được mức tăng trưởng hai chữ số bình quân hàng năm với tổng doanh thu
gần bằng 1% GDP của Việt Nam.
Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, Unilever Việt Nam đã tạo ra công ăn
việc làm cho hơn 1,500 người và gián tiếp tạo ra việc làm cho hơn 10,000 người. Mỗi

ngày gần 30 triệu sản phẩm của Unilever Việt Nam được lựa chọn để phục vụ nhu cầu
thiết yếu tại các hộ gia đình Việt Nam và hầu hết là những sản phẩm dẫn đầu trong ngành
hàng của mình như OMO, Lifebuoy, Sunsilk, Clear, Pond’s, P/S, Lipton, Knorr, VISO,
VIM, Sunlight …
Unilever Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều không chỉ để thành công trong kinh
doanh,mà còn trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và
môi trường. Những nỗ lực của công ty đã được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng và bằng
khen.
b. Tình thế nhãn hiệu
Ngay sau khi đi vào hoạt động tại Việt Nam năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của
Unilever như Omo, Lipton, Knorr… cùng các nhãn hiệu truyền thống của Việt Nam là
Viso, P/S đã được giới thiệu rộng rãi và có ưu thế về chất lượng hoàn hảo, giá cả hợp lý,
phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhẫn hàng này đã nhanh
chóng trở thành những nhãn hàng được tiêu dùng nhiều nhất trên thị trường Việt Nam và
cùng với nó công ty Unilever Việt Nam đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận
không nhỏ.
Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là:
• Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống.
• Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân.


• Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.
Với 3 dòng sản phẩm hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu, trong đó
có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr
Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif),
Sunsilk, Sunlight,..
Trong số các sản phẩm của công ty, những sản phẩm chăm sóc cá nhân là phân
khúc mang lại nhiều lợi nhuận nhất năm 2013, với số lượng bán ra tăng trưởng ở mức
7,3%. Doanh số bán hàng của loạt sản phẩm gia dụng như nước xả và bột giặt tăng cũng
đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 6,5%, nhiều hơn 1% so với mảng thực phẩm.

Đặc biệt nhãn hàng OMO của Unilever chi đến nay đã rất quen thuộc đối với
người tiêu dùng Việt Nam, là sản phẩm bột giặt được ưa chuộng nhất, đứng đầu trong số
các sản phẩm giặt tẩy khác và đem về doanh thi lớn cho Unilever
c. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực
Unilever nỗ lực đầu tư công nghệ cả về chiều rộng và chiều sâu, từng bước thay
thế các trang thiết bị lạc hậu, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để ngày càng hoàn
thiện tính năng sản phẩm.
Về nguồn nhân lực, công ty có một lực lượng nhân viên đông đảo, với hơn 3000
lao động được tuyển dụng kỹ lưỡng. nhìn chung các nhân viên của unilever Việt Nam đều
là những người ham học hỏi, sáng tạo,chăm chỉ.
2.2.2 Môi trường bên ngoài
a. Tình thế cạnh tranh.
Là một công ty đa quốc gia và hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó chủ
yếu là sản xuất kinh doanh và sản xuất các mặt hàng hóa , mỹ phẩm và đồ ăn thức uống.
chính vì vậy khi thâm nhập vào Việt Nam và hoạt động với tư cách là công ty đầu tư trực
tiếp nước ngoài công ty đã xác định rõ mình sẽ là nhà sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm
chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia đình hàng đầu tại Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là P&G, đối thủ lớn trên toàn cầu cũng đã
thâm nhập vào Việt Nam với những sản phẩm chủ lực như Tide, Pantene, Rejoice,
Safeguard… là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm mà công ty tung ra
ngoài thị trường cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.


Tuy vậy Unilever mang lợi thế là người dẫn trước, am hiểu sâu sắc về thị trường
Việt Nam. Hơn thế, P&G định vị đối với tập khách hàng ở phân đoạn thị trường có thu
nhập cao hơn, trong khi Unilever hướng đến đại đa số người tiêu dùng. Ngoài P&G, công
ty còn có nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và của cả Việt Nam như:
Kao, Double Rich, Daso… và các công ty hóa mỹ phẩm không chuyên tại Việt Nam. Lợi
thế của các công ty này là sự phục vụ được các phân đoạn thị trường mà công ty không
vươn tới được. tuy vậy bản thân họ lại thiếu kinh nghiệm quản lý, vốn, chiến lược kinh

doanh dài hạn nên khi cạnh tranh dài hạn bản thân Unilever sẽ có ưu thế hơn
Cũng như thế, đối thủ lớn nhất của OMO của Unilever là Tide và ARIEL của P&G
, ABA của Đại Việt Hương. Trong đó, ABA và ARIEL có những cách tiếp cận thị trường
khác nhau. ABA tạo ra chiến lược định giá sát với giá của OMO còn ARIEL thì nhắm
thẳng vào thị trường mà OMO đang hướng đến. Bại toán đặt ra cho Unilever là phải đẩy
mạnh thăm dò khách hàng, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, ra mắt sản phẩm mới…
b. Tình thế phân phối- bán hàng.
Với hệ thông phân phối rộng khắp, lực lượng bán hàng đông đảo của công ty
Unilever hiện nay với hơn 350 nhà phân phối, hơn 150 cửa hàng bán buôn và bán lẻ, tạo
điều kiện cho người tiêu dùng ở khắp mọi miền của đất nước Việt Nam sẽ mua được sản
phẩm của Unilever
Đối với OMO cũng như các nhãn hàng khác, Unilever sử dụng kênh phân phối
truyền thống và hiện đại
Với kênh phân phốitruyền thống: hàng hóa từ nhà sản xuất >nhà bán buôn>nhà
bán lẻ>người tiêu dùng, đây là kênh phân phối chủ yếu của Unilever, tổng lượng hàng
hóa chuyển bằng kênh này chiếm 82%. Hệ thống kênh phân phối truyền thống sâu rộng,
đem lại hiệu quả cho chiến lược bao phủ thị trường của Unilever
Với kênh phân phối hiện đại: hàng hóa từ nhà sản xuất được chuyển trực tiếp đến
các nhà bán lẻ sau đó đến tay người tiêu dùng. Kênh bán hàng này thường được áp dụng
ở khu vực thành thị có mức sống cao, người tiêu dùng thường đi đến các hệ thống siêu thị
mua hàng.
c. Môi trường marketing
Chính trị-pháp luật: Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v.. thời gian
qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong
những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự
an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài.Ngoài ra Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn


giáo nên việc quảng cáo hay PR sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe
như nhiều nước châu Á khác.

Văn hoá-xã hôi: Trong công việc kinh doanh, môi trường văn hóa ảnh hưởng
rất lớn đến mỗi doanh nghiệp, nó giúp hình thành thói quen và văn hóa tiêu dùng ở các
khu vực thị trường khác nhau. Hiện nay, do mức sống nâng cao, trình độ văn hóa của
người dân Việt cũng tăng cao rõ rệt. ngoài nhu cầu ăn mặc ở, họ cũng có nhu cầu khác
về bản thân. Họ quan tâm hơn tới những giá trị cuộc sống. Unilever cũng lấy đây làm
định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Yếu tố kinh tế: Việt Nam nằm trong khu vực tăng trưởng kinh tế nóng. Tóc độ
tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 tăng 6,68% so với năm trước. Tiêu dùng tăng
9,12% .Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam ngày càng caoo, đạt 47,5
triệu/người/năm.
Kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng cao khiến cho chỉ số tiêu dùng tăng
cao. Người tiêu dùng quan tâm hơn đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Dù Omo đã
giữ một vị trí vững chắc đối với người tiêu dùng Việt, song Unilever Việt Nam luôn
không ngừng đổi mới hình ảnh, đem đến ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng với người
tiêu dùng, làm tốt công tác truyền thông, giữ vững hình ảnh tốt đẹp trong lòng công
chúng.
Yếu tố tự nhiên: yếu tố tự nhiên khó lường trước được ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế, đến khả năng tiêu dùng cũng như đến qua việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của công ty. Bên cạnh sản xuất, công ty cũng cần quan tâm tới vấn đề môi trường, áp
dụng công nghệ hiện đại để sản xuất thâm thiện với môi trường. Trong yếu tố tự nhiên,
vấn đề ngày càng khan hiếm nguồn tài nguyên khiến giá nguyên vật liệu nhập vào với
giá thành cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá cả bán
Môi trường công nghệ: trình độ khoa học, công nghệ ở Việt Nam đang có những
tiến bộ đáng kể, đóng góp chung cho nền kinh tế. việc xuất hiện ngày càng nhiều các giải
pháp công nghệ tiến tiến trong đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và phân
phối sẽ tạo ra lợi thế cho công ty nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ngày càng hoàn
thiện
2.2.3 Mức độ đáp ứng đối với tình thế marketing doanh nghiệp
- OMO là một trong những thương hiệu mạnh nhất của Unilever. Trong những
năm gần đây, OMO với sự hậu thuẫn của VISO và SUFT chiếm tới 65% thị phần bột giặt

* Ưu điểm
- sản phẩm đa dạng cả về chủng loại, lượng đóng gói, tính năng: cụ thể bột giặt có
bột giặt OMO dịu nhẹ trên da, bột giặt OMO comfort hương ban mai, nước giặt Omo dịu
nhẹ trên da, nước giặt Omo matic… phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.


Các sản phẩm liên tục được đổi mới và nâng cao tính năng sản phẩm( từ nước giặt đến
nước giặt 3X)
- áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, đổi mới quy trình sản xuất giúp cải tiến chất
lượng
- hoạt động xúc tiến bán,quảng cáo, quan hệ công chúng phù hợp với văn hóa
người Việt, hướng tới truyền thống gia đình người Việt, sự quan tâm, lo lắng của các bà
mẹ cho gia đình
- môi trường làm việc văn hóa, nguồn nhân lực dồi dào, nhân viên có kiến thức,
trình độ, sáng tạo và cầu tiến.
* Nhược điểm
- Giá thành hơi cao, khó tiếp cận được với người tiêu dùng thu nhập thấp, miền núi
hay nông thôn
- Đội ngũ nhân viên chưa bao phủ đến các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ
- Kênh phân phối truyền thống cần nhiều trung gian, khiến phân phối chậm, phản
hồi chậm
2.3. Chương trình PR gắn với mục tiêu marketing của OMO
2.3.1 Mục tiêu marketing
Theo bà Nguyễn Thị Mai- Brand Manager của OMO: “OMO được định vị dựa
trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển cảu trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của
OMO đều dựa trên mục tiêu định vị này”. Cùng với định vị và định hướng tương lại,
OMO đặt ra những mục tiêu marketing cụ thể:
- “Brand awareness” – Sự nhận biết thương hiệu đối với khách hàng, củng cố
thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu.
- Tạo ra dư luận nhằm hỗ trợ cho các chương trình bán sản phẩm trong năm tăng

gấp đôi lợi nhuận trong vòng 5 năm.
- Xây dựng hình ảnh trong cộng đồng, làm cho OMO trở thành thương hiệu đứng
đầu hoặc đứng thứ 2 về thị phần ở tất cả các thị trường tại Châu Á, về cả mặt thị
phần giá trị và thị phần sản lượng.
- Làm cho triết lý của “Bẩn là tốt” nhận được sự đồng thuận của các bà mẹ
- Xây dựng được định vị “giặt sạch” với sự tăng điểm ổn định của thuộc tính “giặt
sạch quần áo triệt để”, định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển
của trẻ em.
- Tăng sự trung thành nhãn hiệu ít nhất 10 – 15% trong giai đoạn 5 năm.
2.3.2. Mục tiêu truyền thông marketing
Unilever đã đưa ra mục tiêu truyền thông cho các chiến dịch truyền thông của
Omo. Gia tăng nhận thức của khách hàng về tinh thần của thương hiệu Omo từ đó thúc
đẩy mua hàng. Mục tiêu đạt được nếu khách hàng biết đến chương trình, biết đến đặc tính


sản phẩm, khách hàng có ấn tượng tích cực với thương hiệu và sản phẩm cũng như việc
thương hiệu có vị trí thuận lợi trong tâm trí người tiêu dùng
2.3.3. Chương trình quan hệ công chúng của OMO
a. Chiến dịch OMO tết 2014
- Thời gian: ngày 26/01/2014
- Địa điểm: Công viên Tao Đàn, TP HCM và Vincom Royal City HN
- Mục đích: mang lại những trải nghiệm Tết đầy ý nghĩa cho trẻ thông qua những
hoạt động thú vị, những trò chơi ấn tượng mang tính giáo dục cao xoay quanh 5
phong tục Tết truyền thống của dân tộc Việt nam:
+ Thả cá chép: tiễn Táo quân về trời với mô hình cá chép khổng lồ, và đặc biệt bên
trong cá chép là khu vực trò chơi tương tác để bố mẹ có thể vừa chơi cùng bé vừa hướng
dẫn bé về những tập tục ngày Tết.
+ Làm bánh chưng với mê cung bánh chưng cùng những bảng hướng dẫn quy
trình làm bánh, giúp bé không chỉ thỏa thích vui đùa trong mê cung, àm còn hiểu hơn về
cách gói và nấu những chiếc bánh chưng ngày Tết.

+ Bày biện mâm ngủ quả lên bàn thờ tổ tiên với mô hình ngủ quả khổng lồ và
khám phá ý nghĩa của 5 loại quả đặc biệt. Hơn thế nữa, tại khu vực này các bé còn có cơ
hội được các nghệ nhân nặn tò hè tặng mô hình ngũ quả tí hon.
+ Trang trí cây mai khổng lồ với thiệp chúc xuân, gửi gắm những lời ước, những
yêu thương đến người thân cho một năm mới tốt lành.
+ Khai bút đầu xuân không chỉ thú vị với khu vực ông đồ viết những câu liễn nghệ
thuật, mà bé còn được thỏa thích vui đùa cùng cầu tuột phao liễn đối – tại đây bé sẽ được
vừa vui chơi vừa được khám phá nghệ thuật thư pháp với những câu đối Tết thật ý nghĩa
mang lại nhiều may mắn cho năm mới.
b. Xuân gắn kết – Tết đoàn viên: tặng 5000 vé xe Tết sum vầy trọn miền Bắc Nam.
- Thời gian: 24/12/2014 đến 25/01/2015
- Địa điểm: 60 trường tiểu học trên toàn quốc
- Nội dung: Thu hút 30.000 em học sinh tham gia thiết kế vé xe tặng cho 5.000
người có hoàn cảnh khó khan được về quê đón Tết đoàn viên. Thông qua hoạt
động này, OMO hy vọng tiếp tục cùng mẹ mang đến cho trẻ những kỷ niệm Tết
đáng nhớ và bài học “sống là sẻ chia” với mọi người xung quanh mình, kêu gọi
các bà mẹ hãy cùng con mình thiết kế tấm vé tặng người nghèo về quê ăn Tết. Các
bé chỉ cần vẽ một bức tranh theo sở thích của mình, các mẹ chụp bức tranh để


đăng lên website của chương trình. Mỗi bức tranh đại diện cho một tấm vé tặng
người nghèo.
c. chương trình: “Việt Nam-Hãy ước mơ”
Chương trình diễn ra trong suốt mùa hè năm 2015 với 3 sự kiện chính:
- Hành trình chia sẻ 10.000 bức tranh thể hiện ước mơ của trẻ
- Chương trình giao lưu và đào tạo hướng nghiệp ngắn hạn dành cho ước mơ nghề
nghiệp của trẻ
- Ngày hội giới thiệu 10.000 ước mơ của trẻ em Việt Nam.
2.3.4: Chương trình Việt Nam, hãy ước mơ và mức độ đáp ứng của chương trình này với
mục tiêu marketing

a. Chương trình PR Việt Nam, hãy ước mơ
Ý tưởng: thành công ngày mai bắt và tranh vé là cách thức để giúp trẻ thể hiện
những suy nghĩ, ước mơ của mình một cách rõ ràng nhất và tươi đẹp nhất. Nhưng liệu
ước mơ đấy có thể được nuôi dưỡng hay ngay lập tức bị lãng quên. Từ Insight đó, OMO
mong muốn khuyến khích các bé hãy ước mơ, nói lên ước mơ của mình và chính cha mẹ
các em sẽ là người chia sẻ, nuôi dưỡng và chấp cánh cho ước mơ đó
Nội dung: Chương trình diễn ra trong suốt mùa hè năm 2015 với 3 sự kiện chính:
- Hành trình chia sẻ 10.000 bức tranh thể hiện ước mơ của trẻ
- Chương trình giao lưu và đào tạo hướng nghiệp ngắn hạn dành cho ước mơ nghề
nghiệp của trẻ
- Ngày hội giới thiệu 10.000 ước mơ của trẻ em Việt Nam.
Truyền tải thông điệp “Việt Nam, Hãy ước mơ”:
Qua PR, OMO đã truyền đi thông điệp đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ
thể và rõ ràng nhất. Nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, thông điệp
“Việt Nam, Hãy ước mơ” đã đến với đông đảo công chúng nhận tin.
Lựa chọn công cụ PR:
Để cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng nhất, từ đó làm thay đổi nhận thức của
công chúng mục tiêu theo ý muốn, OMO đã lựa chọn nhóm công cụ PR sau đây:
• Thông báo với giới truyền thông, báo chí qua các bài viết trên các báo in, báo
điện tử:
• OMO đã xây dựng một trang web riêng thảo luận, cập nhật tình hình thường
xuyên các hoạt động của chương trình: />Website cập nhật các tin tức về hoạt động PR có liên quan, đưa ra quan điểm của chuyên


gia và các bà mẹ làm sao để hiểu về ước mơ của trẻ nhỏ. Hay các bài viết chia sẻ của mẹ
Đỗ Nhật Nam “Đừng đánh mất ước mơ của con trẻ” ; “Những ước mơ bị lãng quên của
trẻ”…
• Các hoạt động hỗ trợ: - Viral Clip Điều bất ngờ cho những ước mơ bị lãng quên Microsite Việt nam, hãy ước mơ - Fanpage OMO Vietnam - Các bài PR online - Sử dụng
công cụ Thương mại điện tử
Lịch trình: Và sáng ngày 19/07/2015 điểm xuất phát đầu tiên tại Tp HCM chương

trình “Việt Nam, hãy ước mơ” đã được nhãn hàng OMO chính thức khởi động. Chiếc xe
Ước mơ đã xuất hiện tại chung cư Phạm Viết Chánh và biến đổi cả khu vực thành khu
phố ước mơ. Từ lúc khởi động đến ngày 02/09/2015 chiếc xe đã xe lần lượt lăn bánh đến
các tỉnh thành lớn khác như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai… mang ước mơ
trải dài khắp mọi miền tổ quốc.
Đánh giá, đo lường hiệu quả của hoạt động PR:
Sau khi triển khai hoạt động PR tuyên truyền cho sản phẩm, OMO đã tiến hành đo
lường nhận thức của khách hàng mục tiêu. Rõ ràng, chương trình này của OMO đã đem
lại hiệu quả đáng kể, làm tăng thêm lòng tin, thiện cảm của người tiêu dùng đối với nhãn
hiệu bột giặt này. Từ những bức tranh ước mơ trên trang giấy, Chiếc xe ước mơ đã “hô
biến” thành những bức tranh khổng lồ, đươc trưng bày tại mỗi nhà trong sân chơi và in
tặng ngay cho các em thiếu nhi. Không chỉ vậy, OMO còn tổ chức hoạt động để bé trải
nghiệm ước mơ và khôn lớn. Đây là một phần trong hành trình “Việt Nam, hãy ước mơ”,
ngày hội ước mơ tại Vietopia đã mang lại những trải nghiệm quý giá để ước mơ của các
bạn nhỏ được chắp cánh trong sự tự hào và đồng hành của cha mẹ. Các bạn nhỏ rất hào
hứng khi được tham gia, khám phá, trải nghiệm chính các nghề mơ ước mà mình vẽ trên
giấy. Có lẽ sau ngày hội này, nhiều ước mơ mới sẽ nảy mầm, nhiều ước mơ cũ sẽ được
chắp cánh bay cao hơn nữa chính nhờ những trải nghiệm quý báu về nghề nghiệp mơ ước
này. Song hành cùng các sự kiện chính phía trên, OMO cũng làm các hoạt động hỗ trợ
như:
• Viral Clip Điều bất ngờ cho những ước mơ bị lãng quên: Cùng hướng đến thông
điệp chung của chiến dịch, viral clip thể hiện những suy nghĩ, phản ứng chân thật của các
bà mẹ với những bức tranh được vẽ nên từ chính con mình, các mẹ cũng đã từng lãng
quên những ước mơ của mình và giờ đây chiếc xe ước mơ OMO xuất hiện như mang một
luồng gió mới đến với những đứa trẻ, khuyến khích chúng tự tin và thể hiện ước mơ của
mình hơn bao giờ hết.


• Microsite Việt nam, hãy ước mơ Thông qua Microsite, các bậc phụ huynh có thể
đăng ký, upload hình ảnh cùng mô tả ước mơ của các bé nhà mình. Những hình ảnh này

sẽ được phê duyệt. Thay vì với những bức ảnh được thu thập được từ chiếc xe ước mơ
được trưng bày trước nhà, khu phố thì các bức ảnh ước mơ được upload lên microsite
cũng sẽ được trưng bày và bức tranh nào được bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được phần
quà từ OMO.
• Fanpage OMO Vietnam Là kênh truyền thông không thể thiếu trong chiến dịch,
Fanpage thường xuyên đưa tin về hành trình chia sẻ 10.000 bức tranh thể hiện ước mơ
của trẻ. Bên cạnh đó, một số câu chuyện của các bậc phụ huynh cũng được chia sẻ trên
các post. Điều này hướng các bậc phụ huynh đến suy nghĩ tích cực về giấc mơ của bé
luôn có khả năng trở thành hiện thực. Ngoài ra còn có các bài PR online trên các báo
mạng, giúp cho mức độ nhận tin và cập nhập thông tin của người tiêu dùng được nhiều và
nhanh hơn, đồng nghĩa với việc OMO được nhiều người biết đến hơn và có ấn tượng tốt
về nhãn hiệu này. Minh chứng cho thấy:
¬ Hành trình Chiếc xe ước mơ đã có đến 1.436 ước mơ chia sẻ
¬ Viral clip Điều bất ngờ cho những ước mơ bị lãng quên có đến 2.360.768 lượt
xem
¬ Microsite có gần 1.500 thành viên đăng ký
¬ Fanpage tương tác các post khá cao, mỗi post dao động từ 1.500-3.000 like và
hàng trăm lượt bình luận cũng như chia sẻ từ các fan Rõ ràng hoạt động PR này của
OMO đã rất hiệu quả khi đón nhận được rất nhiều sự quan tâm của ngưới tiêu dùng và
tăng cường thêm ấn tượng về nhãn hiệu.
b. Mức độ đáp ứng đối với mục tiêu marketing:
Với các chương trình PR nổi trội trong giai đoạn cuối năm 2014 – 2015 đặc biệt kể đến
như: “Vé Tết đoàn viên”, “Việt Nam – hãy ước mơ” diễn ra trong suốt mùa hè 2015, …
đã góp phần rất lớn giúp Omo đạt được mục tiêu Marketing đề ra:
-

Doanh số bán tăng gấp 10 lần – (Nguồn: tổng kết doanh số bán hàng từ Unilever)
Trở thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam và các nước Châu Á, với thị phần

-


chiếm đến 70% - (Nguồn: Dữ liệu báo cáo doanh số từ Nielsen)
Điểm số thuộc tính thương hiệu “Tin rằng vết bẩn là một phần tích cực của cuộc
sống” liên tục tăng. Tại một số thị trường, có đến 60-80% của người tiêu dùng


mục tiêu đồng ý với ý kiến này – (Nguồn: Sức khỏe & Đặc tính Thương hiệu của
-

Milliward Brown)
Sự trung thành nhãn hiệu (brand bonding) đã tăng vượt mức trung bình thị trường
30% kể từ lúc tung sản phẩm – (Nguồn: Sức khỏe & Đặc tính Thương hiệu của

-

Milliward Brown)
Mang đến những hành động tích cực cho cộng đồng, từ những thay đổi của chính
phủ để tăng thêm nhiều thời gian cho trẻ vui chơi (Việt Nam) đến việc ngày càng
có nhiều công viên cho trẻ em và nhiều hơn thế nữa.
c. mức độ đáp ứng đối với mục tiêu truyền thông marketing

Tạo sự quan tâm: Bột giặt OMO đã không còn xa lạ gì nữa trong mỗi gia đình Việt.
Tuy nhiên một sản phẩm sẽ bị lãng quên và thay thế bằng hình ảnh của đối thủ nếu như
công tác truyền thông không tốt. Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ một người
biết đến sản phẩm đến khi quyết định mua hàng là một thử thách khá lớn. Thông qua
chuỗi sự kiện lần này và xuyen suốt với những sự kiện trước đó, Unilever luôn muốn tạo
dựng một hình ảnh OMO không chỉ là một sản phẩm bột giặt thông thường mà còn là
một sản phẩm bảo vệ trẻ em tránh những tác động vi khuẩn bên ngoài đồng thời giúp trẻ
em thảo thích kiến tạo nên những giấc mơ của mình.
Cung cấp thông tin: Với chiến dịch lần này OMO đưa ra, OMO không chú trọng

tới việc cung cấp thông tin cho công chúng mục tiêu mà hơn hết, OMO muốn phủ rộng
thương hiệu, phủ rộng hình ảnh tới cộng đồng, xoanh quanh thông điệp định vị khai thác
sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. OMO đồng hành cùng với ước mơ con trẻ, chính
vì thế chuyến xe ấy đã đồng hành hết mọi nẻo đường Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Đồng Nai… mang hình ảnh của OMO tiến gần hơn nữa tới cộng đồng. Tạo nhu
cầu sản phẩm: Nghĩ đến OMO, người tiêu dùng nghĩ ngay tới khả năng giặt sạch, và điều
này đã ăn sâu vào tiềm thức của những tín đồ của sản phẩm này. Tuy nhiên, thông qua
chiến dịch lần này, OMO làm cho các bé các mẹ thấy nó không chỉ là sản phẩm giặt tẩy
thông thường mà nó còn là sản phẩm đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em.
2.4 Chương trình PR trong sự phối hợp với các công cụ truyền thông khác đối với
sản phẩm Ômô
2.4.1 Hoạt động truyền thông của Omo
Quảng cáo: bằng chương trình quảng cáo rầm rộ, sản phẩm OMO của công ty đã
tạo được sức hút ấn tượng cho ngừoi xem, đánh vào tâm lý khách hàng. Thông qua các
chương trình quảng cáo công ty giới thiệu sản phẩm, tính năng, lợi ích của các sản phẩm


đến ngừoi tiêu dùng. Một số thông điệp quảng cáo như: OMO –chuyên gia giặt tẩy vết
bẩn, “trẻ học điều hay-ngại gì vết bẩn”, “hãy để trẻ vui chơi”…
Phương tiện: truyền hình TV, radio, tạp chí, báo chí…
Xúc tiến bán: Đưa ra các chương trình khuyến mãi ngảm giá, tem trúng thưởng,
tặng quà kèm theo khi mua sản phẩm… Và rất nhiều chương trình xúc tiến bán khác cũng
được Unilever Việt Nam sử dụng thường xuyên mang lại hiệu quả cao.
Khuyến mãi: OMO không chỉ tạo ra những chương trình quảng cáo nối kết người
tiêu dùng với hãng bởi những event thú vị mà còn có những chương trình khuyến mại
hấp dẫn người tiêu dùng. Ví dụ như Tết là dịp nhà nhà sum họp, cũng là dịp các thương
hiệu tiêu dùng đẩy mạnh doanh số và hình ảnh của mình. Không ngạc nhiên khi mùa Tết
là mùa các chiến dịch, chương trình khuyến mãi xuất hiện dày đặc. Mặc dù hình thức
chiến dịch không còn mới lạ, tuy nhiên, do đánh trúng vào tâm lý người Việt Nam,
chuộng khuyến mãi và hứng thú với trò chơi may mắn dịp Tết cũng như hình thức tham

dự tiện lợi cho khách hàng, đến thời điểm hiện tại, chiến dịch khuyến mãi với tên gọi “
Ôn ngàn chuyện tết, đón vạn lộc xuân" . Đây cũng là dịp để Ô mô gửi lời tri ân đến khách
hàng và dành cho họ những món quà năm mới đầy bất ngờ.
2.4.2 chương trình PR phối hợp với công cụ truyền thông khác

Chúng ta có thể thấy sự xuất hiện PR trong tất cả các hoạt động gần đây của Omo.
Có thể thấy PR thường mở đầu bằng việc tạo “xu hướng dư luận” . Điển hình là chương
trình “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”.
Các chương trình này có được thành công tốt đẹp như vậy không thể không kể đến
vai trò quan trọng của hoạt động PR. Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan
tâm của mọi người.


Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ vi trùng, vi khuẩn nên sẽ không để cho
con cái họ nghịch ngợm những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông
điệp: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”, khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc
để cho con cái mình tự do nghịch dơ để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan
tâm đến vấn đề này và cùng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở
mục ý kiến độc giả lại là những bài viết của dân PR dưới những tên người gởi khác
nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : “Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui
chơi hay học” thì Omo tung ra event “Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên
Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã thành công tốt đẹp do họ đã biết cách tạo xu hướng
bình luận của người dân để truyền đi thông điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì
đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn rồi” . Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực
tuyến với các chuyên gia, các bài viết về để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia
sẻ ở trẻ nhỏ…. Mục tiêu của việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình “OMO áo
trắng- ngời sáng tương lai” đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. Sau mỗi sự kiện
được Omo tổ chức đều được giới truyền thông nô nức rủ nhau đưa tin. Omo nhanh chóng
được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất trong nghành hóa mỹ phẩm.



PHẦN III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG
TRÌNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA OMO
1.Giải pháp liên quan tới việc thiết lập hệ thống thu nhận phản hồi khách hàng
hiệu quả
Thông tin liên quan đến các hoạt động PR thiện nguyện vì cộng đồng của OMO
nhận được sự quan tâm của rất nhiều tờ báo, các phương tiện thông tin đại chúng cũng
như các trang web đề cập đến tuy nhiên lại chưa nhận được sự phản hồi tích cực từ phía
công chúng. Như vậy để có được sự quan tâm từ phía công chúng doanh nghiệp nên thiết
kế các chương trình mà có sự giao lưu, khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến của
khách hàng.
2.Giải pháp liên quan tới nội dung hoạt động PR
Về cớ bản nội dung PR do bên thứ 3 cung cấp, công ty không thể kiểm soát được
nội dung đấy. Tuy nhiên với các thông tin do báo chí truyền thông thì công ty có thể định
hướng được. Các thông tin mà báo trí đăng tải tồn tại trong nhiều ngày, xuất hiện trên
nhiều liên kết nhưng nội dung truyền đạt lại không được cập nhật nên kém hấp dẫn và
không thu hút được công chúng. Để cải thiện tình trạng này, công ty nên xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với giới báo chí hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan báo trí. Như vậy các
hoạt động PR của công ty sẽ luôn được theo sát và đăng tải cập nhật liên tục bởi các cơ
quan báo trí, từ việc nêu chương trình, các hoạt động chuẩn bị cho chương trình, quá
trình thực hiện….nhờ đó không gây ra sự nhàm chán cho công chúng, đồng thời có thể
tạo ra sự thu hút của khách hàng.
3.Giải pháp nhằm mở rộng phạm vi hoạt động PR
Các chương trình PR của OMO thường có mức độ bao phủ rộng, tuy nhiên các
trương trình PR này chỉ tập trung tại các khu vực thành phố lớn, mà không gây được sự
chú ý tại các khu vực nông thôn, một thị trường tiêu thụ khá rộng lớn. Để khắc phục hiện
trạng này các doanh nghiệp nên xây dựng thêm các chương trình PR phù hợp với khu vực
nông thôn và tỉnh lẻ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn gây dựng được sự chú ý của thị trường
này.



Kết luận:
Qua tìm hiểu và phân tích về chương trình PR của Unilever cho sản phẩm OMO,
ta có thể thấy được rằng các trương trình này khá thành công, thu hút và để lại được ấn
tượng sâu sắc trong lòng khách hàng mục tiêu. OMO vẫn luôn giữ vững được vị thế trên
thị trường sản phẩm bột giặt và dành được được một vị thế khó phai trong tâm trí khách
hàng giữa rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác.


Tài liệu tham khảo
- Sách Quản trị chiêu thị
- Sách marketing manegerment của PhilipKotker
- Sách công nghệ quảng cáo
- Sách Adverting and Promotion
-
- />

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN

ST
T
1
2
3

4

5

6


7

8

9

10

Họ và tên

Chức danh

Công
việc giao

Thời
gian
hoàn
thành

Kết
quả
sản
phẩm

Đánh
giá

Xác

nhận


11

12

13

14

15



×