Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

04 Bao cao hoat dong cua HDQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.88 KB, 11 trang )

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2016
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
BÁO CÁO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ
HOẠT ĐỘNG NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2016

Gấm vóc non sông – Hào khí lạc hồng


MỤC LỤC
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2015 ...................................................................................3
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước tác động đến ngành Dệt may .......3
Nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông giao .........................................................................4
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ do ĐHĐCĐ giao ....................................4
Tình hình sản xuất kinh doanh .......................................................................................... 4
Công tác hoạt động, quản trị, điều hành. ...................................................................... 5
ĐỊNH HƯƠNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2016 ..........................................................................8
Cơ hội và thách thức .......................................................................................................8
Định hướng phát triển năm 2016 ..............................................................................9
Về quản trị chung....................................................................................................................... 9
Về tổ chức cán bộ .................................................................................................................... 10
Về thị trường............................................................................................................................. 10
Về đầu tư, khoa học công nghệ, sản xuất ................................................................... 10
Về công tác kiểm soát ................................................Error! Bookmark not defined.
Một số Chỉ tiêu cơ bản năm 2016 ........................Error! Bookmark not defined.

2


BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2015
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước tác động đến ngành
Dệt may


Giai đoạn 2011 – 2015 ghi nhận những xu thế chuyển biến mang tính tích cực. Trước hết,
trái với những giai đoạn trước đây khi kinh tế thế giới tăng trưởng nóng, lạm phát luôn là
một thách thức đối với việc duy trì sự ổn định của kinh tế toàn cầu, giai đoạn 2011 – 2015
vừa qua, sức ép lạm phát không quá lớn, thậm chí lạm phát có xu hướng giảm ở mức thấp
hơn mục tiêu đặt ra ở các nước phát triển, đặt các quốc gia này vào tình trạng phải đối mặt
với rủi ro giảm phát trên diện rộng. Lạm phát chỉ có xu hướng gia tăng trong năm 2011
với mức tăng đạt đỉnh 5,2% trước các áp lực biến động từ các yếu tố nguồn cung, tuy nhiên
lại duy trì xu hướng giảm liên tục trong suốt những năm còn lại, và hiện chỉ dao động ở
mức 3,8%.
Trong năm 2015, kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 3,1% với GDP của Mỹ tăng 2,5%, khu
vực Châu Âu tăng 1,4%, Nhật Bản tăng 0,6%, Hàn Quốc tăng 2,7% và Trung Quốc tăng
3,7%, Việt Nam đạt 6,5% (vượt kế hoạch đề ra 6,2%). Chỉ số giá tiêu dùng dao động từ 1,52%, thấp hơn từ 3-3,5 điểm phần trăm so với mục tiêu 5% năm nay và là mức thấp nhất
trong 15 năm qua. Lạm phát thấp giúp tiêu dùng phục hồi tốt, hoạt động SXKD của doanh
nghiệp cũng cải thiện. Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016 của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới xếp Việt Nam (WEF) ở vị trí thứ 56 trong tổng số 140 quốc gia, tăng 12
bậc so với báo cáo hồi năm ngoái. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều tăng bậc, ngoại trừ
Thái Lan (giảm một bậc) và Indonesia (giảm 4 bậc), Việt Nam là quốc gia tăng bậc mạnh
nhất so với một năm trước trên bảng xếp hạng của WEF. Chính phủ Việt Nam đã hết sức
nỗ lực để có thể nâng cao vị thế chính trị - kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế thông
qua cải cách thể chế hành chính, môi trương kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng , Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi) … tạo môi trường hấp dẫn đối vơi các ngành công nghiệp
trên thế giới đầu tư tại Việt nam trong thời gian vừa qua trong đó có các doanh nghiệp FDI
Dệt may.Trong vòng 5 năm năm 2007-2012, FDI vào ngành dệt may đạt 485 dự án với
tổng số vốn đăng ký chỉ hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên tính riêng 2 năm 2013 và 2014, FDI vào
ngành dệt may đạt xấp xỉ 2,7 tỷ USD ( tăng 35 % so với giai đoạn 2007-2012 ).Việc các
FTAs được đàm phán thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Dệt May, đặc
biệt trong việc giảm các mức thuế suất theo lộ trình tại các thị trường lớn như Mỹ, EU,
Nga…
Tuy nhiên vẫn tồn tại những nguy cơ chính trị nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ khủng
bố, khủng hoảng người tị nạn, vẫn là những thách thức đối với nền kinh tế thế giới. Đặc

biệt trong năm 2015, sự phá giá đồng tiền của các nước như Trung Quốc phá giá đồng
Nhân dân tệ vào tháng 08/2015, Ấn Độ phá giá đồng Rupee và Indonesia phá giá đồng
Rupiah…ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến mặt
bằng giá sản phẩm dệt may đi xuống tại các quốc gia cạnh tranh về dệt may với Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số yếu tố đầu vào như giá điện tăng bình quân 5-7%, giá nước tăng, giá
bông xơ tăng giảm thất thường…tác động lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh
nghiệp dệt may. Với chính sách mới về tăng lương tối thiểu và phí BHXH, BHYT cũng như

3


phí công đoàn, Tập đoàn và các đơn vị thành viên có chính sách bù lương cho các công
nhân không đảm bảo đủ năng suất, sản lượng do chưa đạt yêu cầu hoặc do mới tuyển dụng,
đảm bảo mức lương tối thiểu vùng mới. Dẫn đến chi phí tăng và lợi nhuận giảm tương ứng.
Trách nhiệm đóng góp của người lao động tăng, ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.

Nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông giao
Tại Đại hội cổ đông lần đầu năm 2015, Đại hội đã thông qua Quyết nghị :
 Định hướng phát triển và kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến 2017
của Tập đoàn Dệt may Việt Nam với một số chỉ tiêu chính:
Chỉ tiêu
Tổng Doanh thu và thu nhập
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tỉ lệ chia cổ tức
Tỉ lệ cổ tức phấn đấu


Đơn vị
Tr. đồng

Tr. đồng
Tr. đồng
%
%

2015
1.260.480
288.482
288.482
5%
6%

2016
2.680.460
342.334
342.334
6%
8%

2017
3.653.049
412.205
405.951
7%
10%

Thù lao Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
 Quỹ lương và thù lao cơ bản của Hội đồng quản trị năm 2015 là 2.700 triệu
đồng/năm
 Ban Kiểm soát năm 2015 là 804 triệu đồng/năm


Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ do ĐHĐCĐ giao
Năm 2015, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức về thị trường, tỷ giá và sự cạnh
tranh khốc liệt của các cường quốc dệt may trên thế giới…, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã
cố gắng hoàn thành tốt vai trò là hạt nhân, hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng phát triển
cho toàn Ngành, góp phần đưa Dệt May Việt Nam thành Ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn
của quốc gia. Với tổng số lao động trực tiếp trên 85 ngàn lao động, trong năm 2015, giá trị
sản xuất công nghiệp của toàn Tập đoàn trên 36.000 tỷ đồng, doanh thu (không VAT) trên
39.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 628 tỷ đồng, thu nhập lao động bình quân 6,3 triệu
đồng/tháng. Kim ngạch xuất khẩu hợp cộng các đơn vị có vốn của Vinatex đạt 2,4 tỷ USD
sang các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản,...Tỷ lệ nội địa hóa trong Tập đoàn đạt mức
52%, tỷ lệ cơ cấu phương thức kinh doanh đã thay đổi theo chiều hướng tích cực với 40%
CM, 52% FOB và tỷ lệ hàng sản xuất ODM đã đạt khoảng 8%. Mặc dù thị trường trong nước
còn chịu áp lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhập khẩu cũng như
nạn hàng lậu, hàng nhái còn nhiều, Tập đoàn đã nỗ lực phát triển doanh thu nội địa hợp
cộng quần áo, sợi, vải đạt mức tăng trưởng > 8%. Với nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống,
HĐQT và CQĐH Tập đoàn luôn bám sát phương châm, định hướng phát triển để hoàn
thành mục tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội cổ đông lần đầu.

Tình hình sản xuất kinh doanh
Tập đoàn đã tập trung phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóa hoạt động sxkd với phương châm
“quản trị chặt chẽ, tăng tốc đầu tư, phát triển thị trường, tăng cường nhân lực” .Các chỉ

4


tiêu hoạt động đều đạt được mức tăng trưởng khá và tiệm cận với kế hoạch đề ra tại ĐHCĐ
lần đầu.
Kết quả SXKD Cty mẹ Tập đoàn
Chỉ tiêu

Tổng doanh thu
Tổng chi phí
LNTT
Tỷ suất LNTT/VĐL
Tỷ lệ chia cổ tức

Đơn vị
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng

Năm
2014

KH
NQĐH

Năm
2015

1.260,5
972,0
288,5
5,8%
5,0%

869,22
602,5

266,7
5,3%
5%

676,4
416,9
259,5
5,2%

So sánh
Cùng kỳ
128,4%
144,6%
102,9%
101,9%
100%

KH TĐ
68,9%
62,03%
92,55%
91,4%
100%

Công tác hoạt động, quản trị, điều hành.


Hoạt động Hội đồng quản trị

HĐQT đã thực hiện đúng Điều lệ Tổ chức hoạt động của Tập đoàn, đã thực hiện 10 Phiên

họp HĐQT; ban hành 34 Nghị quyết để định hướng, giao nhiệm vụ và chỉ đạo Cơ quan Điều
hành nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
 Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban Giám đốc
Hoạt động giám sát của Hội đồng quản trị đối với Tổng Giám đốc được thực hiện theo quy
định tại Điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trong Hội đồng quản trị, có thành viên
Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, do vậy luôn đảm bảo sự giám sát của Hội đồng
quản trị trong hoạt động điều hành. Hoạt động giám sát của Hội đồng quản trị đối với Tổng
Giám đốc được thể hiện như sau:








Định kỳ hàng tháng, Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn trong đó có các đơn vị mà Tập
đoàn có vốn, Công ty mẹ Tập đoàn đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý để
tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại các phiên họp Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị đều yêu cầu Tổng Giám
đốc báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh toàn
Tập đoàn, các đơn vị trọng yếu trong Tập đoàn, tình hình triển khai các dự án
đầu tư, công tác đào tạo quản lý nguồn nhân lực, công tác thu xếp vốn, nghiên
cứu thị trường, nghiên cứu khoa học công nghệ, công tác kiểm soát nội bộ; đề
xuất kế hoạch, giải pháp cho những quý tiếp theo.
Hội đồng quản trị cũng yêu cầu Tổng Giám đốc hàng quý báo cáo tình hình thực
hiện, triển khai các Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết Hội đồng quản
trị và báo cáo đột xuất nếu trong quá trình triển khai có vướng mắc để Hội đồng
quản trị có những chỉ đạo kịp thời.

Hội đồng quản trị chỉ đạo Tổng Giám đốc phân công nhiệm vụ cho từng Phó
Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành phụ trách từng lĩnh vực cụ thể, phụ trách
từng vùng, miền, theo dõi phụ trách những đơn vị trọng yếu của Tập đoàn, phụ
trách hoạt động của các ban chức năng thuộc Tập đoàn. Hàng tháng, quý, Tổng
Giám đốc đánh giá công khai hoạt động của từng Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc

5


điều hành (tùy thuộc vào tình hình thực tế, có thể điều chỉnh phân công cho phù
hợp), báo cáo Hội đồng quản trị.



Hoạt động của các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt
May Việt Nam hiện chưa thành lập các tiểu ban giúp việc.



Đào tạo về quản trị công ty: Các khóa đào tạo về quản trị công ty mà các thành viên
HĐQT, thành viên BKS, Cơ quan điều hành, Trưởng Phó các Ban chức năng, các cán bộ
quản lý khác và Thư ký đã tham gia theo quy định về quản trị Tập đoàn:
Tham gia CLB Pháp chế của Bộ Tư pháp để kịp thời nắm bắt và cập nhật các văn
bản pháp luật mới ban hành và áp dụng vào thực tế quản trị của Tập đoàn: xây
dựng bộ quy chế, quy định của Tập đoàn.
 Tại các buổi sơ kết, tổng kết quý, 6 tháng, năm đều có mời các chuyên gia đầu
ngành trong nước và quốc tế phổ biến các chính sách mới liên quan đến quản
trị Tập đoàn, chính sách về đãi ngộ (lương, bảo hiểm, chế độ khác) cho người
lao động trong doanh nghiệp.
 Tham gia các buổi tập huấn do UBCK NN, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm

lưu ký chứng khoán tổ chức
 Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn sâu cho các cán bộ
làm trong lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Kiểm soát viên.
Kết quả cụ thể những hoạt động trên như sau:




Về thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh: hoàn thành chỉ tiêu chia cổ tức
5% theo Nghị quyết ĐHĐCĐ.
 Về thực hiện đầu tư: trong năm 2015 Tập đoàn đã triển khai 8 Dự án với tổng
dự toán 2.061,334 tỷ đồng đã giải ngân 1.074,946 tỷ đồng, đã đưa vào sản xuất
3 Dự án: Nhà máy Sợi Phú Hưng giai đoạn 2; Nhà Máy May Kiên Giang và Nhà
máy sản xuất vải Yarndyed Long An.
 Về tái cơ cấu: đã thực hiện thoái vốn tại 8 đơn vị với tổng vốn 632,467 tỷ đồng,
lợi nhuận đem lại 2,6 tỷ đồng.
 Về công tác hoạt động sản xuất kinh doanh: Mặc dù tình hình thị trường có
những biến động không thuận lợi, nhưng nhìn chung các đơn vị rất cố gắng giữ sản xuất
ổn định, các Công ty cổ phần đạt được chỉ tiêu lợi nhuận theo Nghị quyết ĐHĐCĐ. Dự án
mới đi vào hoạt động như Nhà máy Sợi Phú Hưng đã sản xuất ổn định và có lãi vượt kế
hoạch Dự án, Nhà máy may Kiên Giang mới đi vào hoạt động chưa đạt hiệu quả như dự án
vì công nhân mới tuyển dụng năng suất chưa cao.Kết quả tỷ lệ lợi nhuận/ vốn đầu tư, bình
quân chung 10,6%,theo nhóm ngành như sau:
 Ngành Sợi Dệt Nhuộm: 10%
 Ngành may : 15,7%
 Ngành nghề khác :1,9%
 Một số tồn tại: Hội đồng Quản trị và Cơ quan Điều hành Tập đoàn nhận thấy còn có các
hạn chế, cần tiếp tục nâng cao, thay đổi trong công tác điều hành, quản trị trong năm
2015 như sau :



6


Tập trung xây dựng nguồn lực để chỉ đạo, quản lý, khai thác các Dự án mới đầu
tư cho có hiệu quả hơn.
 Đổi mới công tác quản trị tài chính, đảm bảo việc sử dụng đồng vốn các cổ đông
hiệu quả tốt.
 Tăng cường kiểm soát, quản trị rủi ro về công nợ, tồn kho, tỷ giá, nguyên liệu…
giảm thiểu tác động tiêu cực đến tình hình SXKD.


7


ĐỊNH HƯƠNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2016
Cơ hội và thách thức
Thương mại thế giới trong giai đoạn 2015-2020 sẽ chiếm khoảng 30%-35% GDP
của toàn thế giới và có xu hướng tăng qua các năm ở mức 5,7%, 5,9% và 6% tương ứng
cho các năm 2016, 2017 và 2018. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ được xem là những quốc
gia có tốc độ tăng trưởng thương mại cao nhất trong giai đoạn này, bình quân khoảng
22%/năm. Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc
độ tăng CPI đạt dưới 5%, xuất khẩu tăng 10% và nhập siêu không quá 5% kim ngạch xuất
khẩu… cho thấy nền kinh tế nước ta được Chính phủ đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng cao
và giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm nay. Nhóm nghiên cứu EIU của tạp chí kinh tế uy
tín The Economist dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 có thể đạt xấp xỉ 7%.
Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP
nhanh nhất thế giới. Còn theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của
Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra là
6,7%). Việc hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP,

AEC và EVFTA) vốn không chỉ bó buộc trong các điều khoản về thương mại truyền thống
mà còn mở rộng ra những vấn đề liên quan tới thể chế kinh tế như: Khung khổ pháp lý
liên quan tới sở hữu trí tuệ, DN nhà nước, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ…
củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển cho Việt Nam trong năm 2016, tạo đà
tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dệt May nói riêng.
Tuy nhiên, hội nhập luôn mang lại cả cơ hội và thách thức cho các bên tham gia. Quá trình
hội nhập của Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã giúp mang lại nhiều thành tích về tăng
trưởng kinh tế, đầu tư, xuất khẩu và cải thiện thu nhập cho người lao động. Mức độ mở
cửa càng lớn đồng nghĩa với rủi ro từ bên ngoài càng cao và thậm chí có thể làm xấu đi
những rủi ro nội tại. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã từng nhận
được rất nhiều kỳ vọng lớn lao, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam đi kèm với
chính sách tiền tệ chưa linh hoạt đã tạo “bong bóng” bất động sản và tạo ra siêu lạm phát
giai đoạn 2007-2008. Cũng có không ít thách thức mà các doanh nghiệp dệt may cần phải
đối mặt như đảm bảo quy tắc xuất xứ (QTXX) và các yêu cầu tuân thủ, cạnh tranh ngày
càng gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước và FDI, thiếu hụt lao động chất lượng cao,
đặc biệt là trong khâu Dệt nhuộm. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nỗ lực
hết mình để có thể tận dụng được thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức trong thời gian
tới, khi Việt Nam hoàn tất ký kết các Hiệp định thương mại. Thêm vào đó, sức ép về việc
tăng lương tối thiểu, tăng mức đóng BHXH lên theo thu nhập làm tăng chi phí trung bình
≈ 40 triệu đồng/ công nhân/ năm sẽ là thách thức không hề nhỏ cho các DN Dệt May Việt
Nam. Chi phí về vốn cho DN Dệt May Việt Nam cũng cao hơn đáng kể so với các DN Dệt
May FDI.

8


Định hướng phát triển năm 2016
Mục tiêu chiến lược là: Khẳng định Vinatex là tổ hợp doanh nghiệp có khả năng cung
cấp giải pháp trọn gói từ thiết kế đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất trong
ngành dệt may

Hình thành mô hình chuỗi ODM-FOB với quy mô lớn là điều rất cần thiết đối với Tập đoàn,
là bước tiến bứt phá để tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may FDI trong
nước và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn độ,
Bangladesh…Việc hình thành và đưa vào vận hành hoạt động Tổng Công ty Dệt May Miền
Bắc và Tổng Công ty Dệt May Miền Nam trong tháng 4/2016 là một trong những bước đi
đột phá trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn.Đây là những Tổng Công ty có
quy mô đủ lớn, là nguồn lực sản xuất cốt lõi do Tập đoàn chi phối, được hình thành trên
cơ sở các Tổng Công ty/Công ty con và các dự án đầu tư mới của Tập đoàn, với mô hình
ODM-FOB, thực hiện chuỗi liên kết sợi-dệt nhuộm-may cho từng vùng, miền để tạo giá trị
gia tăng, đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do như quy tắc xuất xứ từ sợi
trở đi trong Hiệp định TPP, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi trong hiệp định EVFTA.
Hội đồng quản trị, Cơ quan điều hành, toàn thể cán bộ nhân viên của Tập đoàn, các đơn vị
thành viên sẽ cố gắng, quyết tâm hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt
mục tiêu mà Hội đồng quản trị đề ra, đặc biệt là mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỉ USD
vào năm 2018, đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông, nhà đầu tư, hài hòa lợi ích người lao
động.

Về quản trị chung


HĐQT, CQĐH, cán bộ nhân viên và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn sẽ hướng tới mục
tiêu đã đặt ra với phương châm “quản trị chặt chẽ, tăng tốc đầu tư, phát triển thị
trường, tăng cường nhân lực”. Tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp giữa Tập đoàn và các
doanh nghiệp để tập trung sức mạnh tài chính, dòng tiền, thị trường và đàm phán với
khách hàng, ngân hàng, nhà cung cấp.



Xác định mục tiêu chung và mục tiêu của từng nhóm sản phẩm ngành Sợi, Dệt, May,
bán lẻ, chú trọng đến quản trị đầu tư phục vụ cho mục tiêu này. Từ đó, các đơn vị xây

dựng các giải pháp về tài chính, đầu tư, thị trường …một cách rõ ràng, cẩn trọng để
mang lại hiệu quả tốt nhất.



Định vị vị trí của các đơn vị trong chuỗi liên kết. Cần củng cố, thay đổi những “mắt xích”
trong chuỗi không đáp ứng được yêu cầu để đảm bảo chuỗi luôn hoạt động với hiệu
quả cao. Chuỗi giá trị mới phải mang tính sáng tạo cao.



HĐQT chỉ đạo CQĐH đánh giá, đổi mới và phát huy sáng tạo công tác tham mưu về
quản trị, đầu tư, thị trường, quy chế quản lý người đại diện vốn và các Quy chế nội bộ
khác của Tập đoàn phù hợp với tình hình mới để mọi hoạt động vận hành được tốt
hơn.



HĐQT chỉ đạo CQĐH tổng rà soát nội lực chung, phân tích sâu và toàn diện các hạn chế,
nguồn lực làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Tập đoàn về thể chế nội bộ, bộ máy
vận hành, quy định, quy chế tài chính, thị trường, nhân lực, thị trường nội bộ, đầu tư ,

9


…giải quyết các ánh tắc, khó khăn của NĐD vốn tại doanh nghiệp càng nhanh càng tốt,
đề ra giải pháp nâng cao hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống.

Về tổ chức cán bộ



Tiếp tục kiện toàn, nâng cao mô hình hoạt động của Công ty mẹ Tập đoàn, TCT Dệt May
miền Bắc, TCT Dệt May miền Nam và các doanh nghiệp trong Tập đoàn theo hướng
tinh gọn, chuyên nghiệp. Phòng chống trì trệ, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc theo
kiểu “hình thức”, không hiệu quả, chống tác phong bất cần.



Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nguồn nhân lực (tuyển dụng,
đào tạo), kể cả nhân sự nước ngoài có trình độ cao, trí tuệ, tạo động lực để gắn bó người
lao động với doanh nghiệp.



Chia sẻ, điều phối nhân lực, chống phân hóa, rời rạc tại các doanh nghiệp, không liên
kết giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn.

Về thị trường


Xây dựng phương pháp tiếp cận, phân tích kỹ lưỡng lợi thế của các doanh nghiệp dệt
may trong điều kiện mới nhằm tối ưu hóa được những cơ hội do các Hiệp định thương
mại Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam-Liên minh kinh tế Á Âu, Việt Nam-EU, Hiệp định
TPP có thể mang lại.



Tiếp tục mở rộng hơn nữa thị trường truyền thống và tiếp cận thêm nhiều khách hàng
mới theo hướng dịch chuyển dần sang những mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao với giá
thành tốt.




Tổ chức các hội nghị chuyên đề thị trường, xây dựng các chương trình xúc tiến thương
mại chung của các Doanh nghiệp và nhóm ngành nghề trong Tập đoàn.



Về công tác tài chính



Hỗ trợ quản trị tài chính, hỗ trợ thu xếp vốn cho các dự án, đơn vị thành viên đảm bảo
cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh.



Giám sát chặt chẽ các hoạt động để đảm bảo nguồn thu; cắt giảm các chi phí không gia
tăng giá trị; xử lý các điểm đen về nợ xấu, công nợ tại các đơn vị.

Về đầu tư, khoa học công nghệ, sản xuất


CQĐH rà soát, đánh giá hoạt động công tác đầu tư; bổ sung, xây dựng chế tài trong tiêu
chí, phương thức, thủ tục đầu tư một cách linh hoạt, thông thoáng theo định hướng cơ
chế thị trường; phù hợp với các quy định pháp luật nhà nước.



Công tác quy hoạch đầu tư cần gắn kết chặt chẽ với công nghệ, nghiên cứu, phát triển

thị trường, marketing.



Triển khai đồng bộ và sớm vận hành đúng tiến độ các dự án của Tập đoàn: Sợi Phú
Cường, Sợi Nam Định, May Quảng Bình, May Tuyên Quang, May Quế Sơn, May Cần Thơ,
May Bạc Liêu, Dệt vải Yarndyed Long An … và dự án đơn vị thành viên; phát triển năng
lực chuỗi sản phẩm khép kín Sợi – Dệt – Nhuộm – May, khẳng định thương hiệu Tập
đoàn có khả năng cung cấp giải pháp sản phẩm trọn gói.

10




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×