Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ||ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN VÀ NUÔI LƯƠN TRUYỀN THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.7 MB, 28 trang )

PHAN HOÀNG THƯỞNG và CTV

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT- TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN (MONOPTERUS ALBUS)
TRUYỀN THỐNG VÀ NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN Ở HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Hậu Giang, 12/2017




Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT- TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN (MONOPTERUS ALBUS)
TRUYỀN THỐNG VÀ NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN Ở HẬU GIANG

Hậu Giang 12/2017




Luận văn tốt nghiệp ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản với đề tài:
SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT- TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN
(MONOPTERUS ALBUS) TRUYỀN THỐNG VÀ NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN Ở
HẬU GIANG
Do sinh viên Phan Hoàng Thưởng thực hiện


Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Hậu Giang, ngày …. Tháng… năm 20…
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)




Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp ngành Nuôi
Trồng Thuỷ Sản với đề tài:
SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT- TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN
(MONOPTERUS ALBUS) TRUYỀN THỐNG VÀ NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN Ở
HẬU GIANG
Do sinh viên Phan Hoàng Thưởng thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:…………………………………
Hậu Giang, ngày …. Tháng… năm 2017
Chủ tịch hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)




LỜI CAM ĐOAN





LỜI CẢM ƠN




TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật- tài chính của mô hình nuôi lươn (Monopterus
albus) truyền thống và mô hình nuôi lươn không bùn ở Hậu Giang” được thực hiện từ
tháng 08/2017 đến tháng 11/2017
Đề tài đã khảo sát 30 hộ nuôi lươn thuộc huyện thuộc tỉnh Hậu Giang




DANH SÁCH HÌNH




DANH SÁCH BẢNG




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT





MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
1.1.GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................................... 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG ................................................................. 2
2.1.1 Phân loại và hình thái lươn đồng ................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống ................................................................................ 2
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng....................................................................................................... 2
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................................................... 3
2.1.5 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................................ 3
2.2 Kỹ thuật nuôi lươn .............................................................................................................. 4
2.2.1 Một số phương pháp nuôi ............................................................................................... 4
2.2.1.1 Nuôi lươn trong các bể xi măng ................................................................................... 4
2.2.1.2 Nuôi lươn trong ao đất ................................................................................................. 4
2.2.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su .................................................................... 4
2.2.1.4 Nuôi lươn không có đất ................................................................................................ 4
2.2.2 Con giống và mật độ thả.................................................................................................. 5
2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn ................................................................................................... 5
2.2.4 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................................ 5
2.2.5 Thu hoạch ......................................................................................................................... 6
2.3 Sơ lược một số bệnh thuờng gặp ở lươn đồng .................................................................. 6
2.3.1 Bệnh rận............................................................................................................................ 6
2.3.2 Bệnh nấm thủy mi ............................................................................................................ 6

2.3.3 Bệnh lở loét ....................................................................................................................... 6
2.3.4 Bệnh tuyến trùng ............................................................................................................. 6
2.3.5 Bệnh đỉa cắn ..................................................................................................................... 7
2.4 Tình hình nuôi lươn đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long................................................. 7
2.5 Giới thiệu tổng quan về Hậu Giang .................................................................................. 7
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................ 7
2.5.2 Tình hình nuôi lươn đồng ở Hậu Giang......................................................................... 8
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 8



VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 8
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................. 8
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 8
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................................... 8
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 9
3.2.3 Địa diểm nghiên cứu ........................................................................................................ 9
3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................... 9
3.2.4.1 Số liệu sơ cấp ................................................................................................................. 9
3.2.4.2 Số liệu thứ cấp ............................................................................................................... 9
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 10
4.1 HIỆN TRẠNG NUÔI LƯƠN Ở HẬU GIANG .............................................................. 10
4.2. KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN ........................................ 10
4.2.1 Tổng diện tích nuôi ........................................................................................................ 10
4.2.2 Chuẩn bị và cải tạo bể nuôi ........................................................................................... 10
4.2.3 Mùa vụ ............................................................................................................................ 11
4.2.4 Nguồn giống, kích cỡ con giống và mật độ thả nuôi ................................................... 11
4.2.5 Chăm sóc và quản lý ...................................................................................................... 11
4.2.6 Phòng và trị bệnh ........................................................................................................... 12

4.2.7 Thu hoạch ....................................................................................................................... 12
4.3 KHÍA CẠNH KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN.............................................. 13
4.3.1 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi lươn................................................................ 13
4.3.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn ..................................................................... 13
4.4 Các yếu tố trong mô hình nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi .................................... 13
4.4.1 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn có bùn ............................................ 13
4.4.2 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn không bùn ..................................... 13
4.4.3 Ảnh hưởng của mật độ lươn giống đến năng suất thu hoạch .................................... 13
4.4.4 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng đến năng suất thu hoạch ............................. 13
4.4.5 Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến năng suất thu hoạch............................................ 13
4.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN........................................................................................ 13
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................................. 14
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 14
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 14
5.2 ĐỀ XUẤT........................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 15




CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSL) là đồng bằng châu thổ lớn, có điều kiện tự nhiên
thích hợp cho nghề nuôi thủy sản phát triển với nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh
tế cao như tôm sú, cá da trơn, tôm càng xanh và các loài thủy đặc sản, trong đó lươn
đồng là một loài thuỷ sản rất quen thuộc với ngừơi dân ĐBSCL, giá trị của lươn không
chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chúng còn là loài có giá trị kinh tế
khá cao trên thị trường. Hiện nay ở ĐBSCL đã xuất hiện phong trào nuôi lươn đem lại
hiệu quả kinh tế nhất định, nghề nuôi lươn được coi là nghề mới mẻ, tuy nhiên, những

người nuôi lươn chưa nắm được kỹ thuật nuôi, thêm vào đó nguồn lươn giống vẫn còn
phụ thuộc vào tự nhiên, hiệu quả nuôi lươn chưa cao. Hình thức phổ biến là nuôi lươn
truyền thống. Tuy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi nhưng cũng
bộc lộ một số hạn chế do lươn có đặc tính sống chui rút trong bùn nên rất khó theo dõi
số lượng, tốc độ tăng trưởng, khả năng bắt mồi, tình hình dịch bệnh của lươn nuôi để
xử lý kịp thời. Mô hình nuôi lươn không bùn đang là một lựa chọn hiệu quả của người
nuôi, mô hình này được cho là đã khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi
lươn có bùn, cũng như khả năng thâm canh đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của
thị trường. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật- tài chính của mô hình nuôi
lươn (Monopterus albus) truyền thống và mô hình nuôi lươn không bùn ở Hậu
Giang” được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: đánh giá được hiệu quả kỹ thuật- tài chính của hai mô hình từ đó đề
xuất những giải pháp khuyến khích nông dân nên nuôi theo mô hình hiệu có quả cao
hơn.
Mục tiêu cụ thể: Khía cạnh kỹ thuật, đánh giá được năng suất, tăng trưởng, tỷ lệ sống
của hai mô hình.
Khía cạnh kinh tế: về vốn đầu tư về con giống, trang thiết bị, thức ăn, thuốc và
hoá chất, giá cả thị trường, mức thu nhập, mức lợi nhuận.
Đề xuất những giải pháp để nâng cao năng suất và hiệu quả tài chính của hai mô
hình nuôi.



1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG

2.1.1 Phân loại và hình thái lươn đồng
Lươn đồng được phân loại như sau: (fishbase.org)
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae Giống: Monopterus
Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Lươn đồng có thân hình dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và mỏng, toàn thân
không có vẩy, đường bên hoàn toàn chạy dọc theo trục giữa thân từ sau đầu đến gốc
vây đuôi, lươn có đầu hơi dẹp bên miệng có thể mở rất rộng, xương hàm cứng và chắc
vây ngực và vây bụng thoái hoá hoàn toàn, vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi nối liền
với nhau, tia vây không rõ ràng, màu sắc của lươn có thể thay đổi theo môi trường
sống, nhìn chung lươn có một số đặc điểm chung như sau: lươn có màu nâu sậm, vàng
nâu, bụng có màu vàng nhạt (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005).
2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Lươn là loài phân bố rộng nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là khu vực nhiệt đới, lươn
sống phổ biến trong các ao hồ, sông rạch, ruộng lúa, nơi có nhiều sinh vật mùn bả hữu
cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn. Lươn có khả năng chịu đựng khô hạn (Nguyễn Văn
Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005)
Lươn là loài sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hữu cơ có nhiều sinh
vật đáy. Có thể bắt gặp lươn chui rút trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao
mươn. Ngoài ra lươn còn có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổ đẻ
(Dương Nhựt Long, 2003).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), lươn sống phổ biến ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên và ở các nước Đông Nam Á. Môi trường sống của chúng
là các ao hồ, mương, rãnh, ruộng lúa dọc sông. Lươn sống dưới đáy ao, chui rút dưới
bùn và làm hang. Do cấu tạo cơ thể dễ cho việc trốn lủi nên trong bể nuôi có hang hóc
và dòng nước chảy thì lươn sẽ bỏ đi.
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Lý Văn Khánh và ctv, (2008) lươn đồng là loài có ruột
dày và ngắn hơn chiều dài thân, chỉ số giữa chiều dài ruột so với chiều dài tổng (RLG)

trung bình là 0,65cm. Mặt khác, lươn có miệng rộng, độ mở của miệng rất to, răng sắt
bén, dạ dày có hình dạng ống dài và vách dày nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Quan sát
bên trong ống tiêu hóa của lươn cho thấy hầu hết thức ăn trong ống tiêu hóa là cá, cua,


2


tép. Kết hợp các đặc điểm bên ngoài, hình dạng ống tiêu hóa và thành phần thức ăn có
trong ống tiêu hóa và chỉ số RLG chứng tỏ lươn là loài ăn động vật và có thể ăn những
thức ăn có kích thước lớn.
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), thức ăn chủ yếu của lươn là động vật. Lươn có tập
tính hoạt động vào ban đêm. Khi đêm xuống lươn đi kiếm ăn. Nhưng việc đuổi bắt các
loài động vật của lươn kém và mắt lươn không tinh. Tuy nhiên, khứu giác lươn rất
nhạy. Vì vậy, lươn dễ phát hiện các nguồn thức ăn thối rữa.
Lươn có tập tính kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở cửa
hang. Còn nhỏ lươn ăn động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn của lươn là động vật
đáy như tôm, cá con, đặc biệt là thức ăn có mùi tanh. Tuy nhiên, thức ăn của lươn có
thể thay đổi và phụ thuộc theo giai đoạn phát triển cho cơ thể, thức ăn trong môi
trường sống. Khi kích cỡ không đồng đều và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả đồng loại
có kích thước nhỏ hơn (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của lươn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung tốc độ sinh
trưởng của lươn chậm so với một số giống loài thuỷ sản khác. Ở môi trường tự nhiên
sau một năm, lươn có thể đạt trọng lượng 200-300g/con.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho Lươn sinh trưởng từ 25-280C. Khi nhiệt độ thấp hơn 180C
lươn bỏ ăn và dưới 100C Lươn sẽ chui xuống bùn trú đông (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi
Minh Tâm, 2005).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Lươn thành thục khá sớm 1tuổi, điều đặc biệt là lươn có sự chuyển giới tính. Theo Mai

Đình Yên (1978), Lươn có kích cở nhỏ dưới 25cm hoàn toàn là lươn cái, cở 25-54cm
có cả con đực, con cái và con lưỡng tính, cở lớn hơn trên 54cm thì hoàn tòan là lươn
đực. Tuy nhiên đặc điểm này Lươn ở ĐBSCL không rõ ràng.
Theo Lý Văn Khánh và ctv (2008), khi tiến hành giải phẫu để thu tuyến sinh dục và cắt
mô để xác định giới tính của lươn cho thấy hầu hết các tháng đều xuất hiện cả ba nhóm
giới tính cái, lưỡng tính, đực. Lươn cái không xuất hiện trong mẫu thu ở các tháng 10,
12. Lươn đực không xuất hiện ở tháng 3, đặc biệt là tháng 11 không thể quan sát được
tuyến sinh dục của lươn. Trong các tháng có đủ 3 nhóm lươn thì lươn lưỡng tính chiếm
tỷ lệ cao hơn 2 nhóm còn lại. Hệ số thành thục của lươn đồng cao nhất (9,12%) tập
trung ở nhóm có chiều dài từ 30 - 40cm và thấp nhất ở nhóm lươn có chiều dài từ 40 50 cm. Sức sinh sản của lươn đồng phụ thuộc vào hệ số thành thục, lươn có hệ số
thành thục càng cao thì sức sinh sản càng lớn. Sức sinh sản tuyệt đối của lươn đồng
biến động từ 143 - 6.813 trứng/lươn cái. Sức sinh sản tương đối của lươn đồng là từ
4.828 - 65.771 trứng/kg lươn cái. Đường kính trứng lươn tăng theo giai đoạn thành
thục của buồng trứng. Đường kính trứng lươn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 tăng lên
hơn 3 lần từ 0,07 mm đến 0,25 mm. Ở giai đoạn 4 - 5 đường kính trứng tăng từ 0,38


3


lên 2,01 mm. Như vậy, khi tuyến sinh dục chín muồi trứng đạt kích cở lớn nhất và chất
dinh dưỡng tập trung đầy đủ trong trứng.
2.2 Kỹ thuật nuôi lươn
2.2.1 Một số phương pháp nuôi
2.2.1.1 Nuôi lươn trong các bể xi măng
Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn. Nếu
xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m và diện tích
có thể từ 6 - 20m2. Bể xây có dạng hình chữ nhật chiều rộng 1m sẽ thuận tiên cho việc
chăm sóc hơn. Mức nước bể nuôi dao động từ 0,4 - 0,5m.
Sau khi đã sửa chữa bể nuôi xong nên tiến hành đổ một lớp bùn non dưới đáy bể

khoảng 30cm (tốt nhất bùn đất thịt pha sét). Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặc
bèo tai tượng chiếm khoảng 1/2 diện tích. Bể nuôi lươn nên bố trí ống thoát nước để
thay nước dễ dàng (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.2.1.2 Nuôi lươn trong ao đất
Các ao đất nhỏ có thể được dùng để nuôi lươn. Nhưng cần chú ý các vấn đề sau: Cần
phải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo. Dùng cát đổ xuống đáy ao một lớp 5 - 10 cm.
Tốt nhất trộn vôi với cát rồi láng xuống đáy để sau này lươn không đào sâu được. Có
thể trộn vôi với cát theo tỷ lệ 5 - 6 kg vôi trộn với 1m3 cát. Sau khi trộn xong, láng
khắp đáy ao và đầm nén cho cứng. Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc và đầm cho cứng.
Đổ một lớp bùn cao khoảng 20 - 30 cm, tốt nhất nên sử dụng bùn mới hoặc sử dụng lại
bùn đáy mới vét lên đã được phơi khô.
Cần phải đắp một gò đất chiếm khoảng 1/4 - 1/5 diện tích ở giữa ao để hạn chế lươn
đào hang xung quanh bờ. Nếu ao dài và nhỏ nên đắp gò đất ở một phía bờ mương hoặc
giữa mương cao hơn mực nước 5 - 10 cm nhưng phải thấp hơn bờ ao 50 - 60 cm. Trên
mặt gò đất có thể trồng cỏ hoặc các loại môn nước (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh
Tâm, 2004).
2.2.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su
Chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn. Thông thường nên đào sâu khoảng 0,3 - 0,5m,
lấy đất này đắp lên thành bờ. Đáy và bờ phải được đầm nén cho kỹ. Diện tích đào tùy
theo điều kiện cụ thể, thông thường nên đào hồ có diện tích 10 - 12m2. Dùng cao su để
lót toàn bộ đáy và thành hồ. Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp bùn 20 - 25cm và đắp
một gò đất ở giữa hồ hoặc một phía của hồ. Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp gò đất
và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào có mực nước trung bình 10 - 15 cm (Nguyễn
Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.2.1.4 Nuôi lươn không có đất
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), đây là hình thức nuôi lươn thương phẩm có thể thả
nuôi ở mật độ rất dày. Bể nuôi có thể được xây mới theo công thức rộng (1,2 - 2 m),


4



dài (2 - 5 m ), cao (1 - 1,2 m). Sử dụng từ vài chục đến vài trăm đoạn ni lông buộc
thành từng bó trên cây đòn, dung làm chổ dựa cho lươn. Chiều cao mực nước trong bể
từ 30 - 40 cm. Tùy mức độ ô nhiễm mà thay nước hằng ngày hay 3 - 4 ngày mới thay 1
lần. Sử dụng nguồn nước sạch, không sử dụng nước máy hay nước giếng quá sâu. Tốt
nhất là sử dụng nước ao, hồ, kênh, rạch nơi lươn thường sống.
2.2.2 Con giống và mật độ thả
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nên con giống nhân tạo chưa cung cấp đủ
cho người nuôi cho nên người nuôi lươn vẫn phải dựa vào nguồn giống tự nhiên là
chính. Tuy nhiên, muốn nuôi lươn có kết quả thì lươn giống phải đảm bảo, kích cỡ
tương đối đồng đều, thường chọn lươn giống có cở 40-50 con/ký, khoẻ mạnh, không
thương tích hay bị bệnh, chú ý không mua lươn giống trôi nỗi trong thị trường nếu
chưa biết rõ thời gian thu gom lươn, phương thức khai thác lươn giống, nếu thời gian
thu gom giống quá dài lươn sẽ bị mất sức, xay xát, thì khi nuôi tỷ lệ hao hụt sẽ cao,
nếu nuôi lươn để sinh sản thì mật độ thả khoàng 6-8 con/m2 và sau khi nuôi vỗ khoảng
1-2 tháng chúng sẽ tự đẻ, sau đẻ khoảng 1 tuần thì trứng nở ở đièu kiện nhiệt độ từ 28300C, nếu nuôi lươn thịt thả với mật độ trung bình 50 con/m2 (Nguyễn Văn Kiểm và
Bùi Minh Tâm 2005).
Trước khi thả cần kiểm tra kỹ tránh thả lươn bị bệnh vào bể sẽ lây lan mầm bệnh. Tiến
hành tẩy trùng con giống trước khi thả, sử dụng dung dịch muối ăn 3 – 4 ppt tắm cho
lươn trong 5 phút hay sử dụng thuốc tím 0,5% để tắm cho lươn (Nguyễn Lân Hùng,
2010).
2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn
Theo Dương Nhựt Long (2003) có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi
lươn. Tuy nhiên, thức ăn có nguồn gốc là động vật như tép, ốc, cá, xác động vật chết sẽ
giúp lươn tăng trưởng nhanh hơn. Ngoài ra, còn có thể sử dụng thức ăn tự phối chế để
nuôi lươn với hổn hợp gồm 64% cám nhuyễn, 35% bột cá lạt, 1% khoáng và bột gòn
sẽ được trộn đều và sử dụng máy ép đùn để tạo viên.
Khẩu phần ăn cho lươn là 5 - 8% khối lượng thân. Thời gian cho ăn lúc 16 - 17 giờ.
Cho lươn ăn bằng sàn và đặt cố định, theo dõi sàn ăn thường xuyên để điều chỉnh

lượng thức ăn kịp thời (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.2.4 Chăm sóc và quản lý
Trong quá trình nuôi cần giữ vệ sinh khu vực nuôi, quản lý tốt nguồn nước. Tiến hành
thay nước từ 3 - 5 ngày/lần. Tránh vôi, xà phòng chảy vào nơi nuôi lươn. Bảo vệ tránh
địch hại như mèo, chuột tấn công (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
Định kỳ 2 ngày/lần trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng
bằng 1% lượng thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn (Nguyễn Văn
Triều, 2012).



5


2.2.5 Thu hoạch
Sau khoảng 8-10 tháng nuôi có thể thu hoạch khi đó lươn đạt kích cở khoảng 200g
ngưng cho lươn ăn 2-3 ngày sau đó dùng cám, gạo rang trộn với cua tép và giun làm
mồi và dụ lươn vào ngăn thu hoạch khi thấy lươn tập trung nhiều trong ngăn thu hoạch
thì đóng nút thông và dùng vợt bắt lươn (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm 2005).
2.3 Sơ lược một số bệnh thuờng gặp ở lươn đồng
2.3.1 Bệnh rận
Rận ký sinh bám trên da hút máu đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện
cho các sinh vật khác tấn công.
Kiểm tra lươn giống trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận tiến hành dùng thuốc tím
với liều lượng từ 10 - 25g/m3 tắm cho lươn trong một giờ, có thể dùng lá xoan với liều
lượng 0,3 - 0,5 kg/m3 nước (Nguyễn Văn Triều, 2012).
2.3.2 Bệnh nấm thủy mi
Do nấm mốc ký sinh trên thân hay trứng lươn gây ra.Trên thân lươn sẽ xuất hiện sợi
hình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng.
Trước khi nuôi dùng vôi để sát trùng bể với liều lượng 100 150g vôi hòa tan trong 10

lít nước phun đều khắp bể nuôi diện tích 10m2. Ngâm lươn trong nước muối liều lượng
3 - ppt với thời gian từ 3 - 5 phút trước khi thả. Nếu thấy bệnh xuất hiện có thể xử lý
bằng Bicacbonat natri 4% cho toàn bộ khu nuôi trong thời gian 15 phút sau đó tiến
hành thay nước, lặp lại hai lần trên ngày (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
2.3.3 Bệnh lở loét
Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương. Trên mình lươn xuất hiện nhiều vết
tròn, bầu dục. Da lươn bị lở loét, khi bị nhiễm bệnh nặng đuôi lươn rụng đi, bơi lội khó
khăn, đầu lươn ngoi lên khỏi mặt nước. Tiến hành sát trùng bể nuôi bằng vôi và
Chlorine trước khi nuôi. Vào những thời điểm hay mắc bệnh từ tháng 5-9 cần phun
thuốc Streptomycin trong toàn bể với liều lượng 250.000 UI/m3. Trực tiếp bôi thuốc
tím lên vết lở loét (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
2.3.4 Bệnh tuyến trùng
Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình
thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ.
Thức ăn trước khi cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan. Định
kỳ 3-5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5-10 g/kg
thức ăn. Dùng các sản phẩm thuốc thủy sản diệt nội ký sinh trùng để trộn vào thức ăn
cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì (Nguyễn Văn
Triều, 2012).



6


2.3.5 Bệnh đỉa cắn
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), đỉa là loài động vật ký sỉnh rất nguy hiểm. Chúng hút
máu của ký chủ. Đỉa thường bám giác vào đầu lươn và hút máu gây hoảng loạn và mất
máu. Để phòng chống đỉa nên dùng vôi sống để vệ sinh khu nuôi.
2.4 Tình hình nuôi lươn đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong những năm qua, lươn chủ yếu được nuôi trong bể lót bạt, tập trung ở các huyện:
Thoại Sơn, Châu Thành, Tân Châu, Châu Phú sản lượng nuôi lươn năm 2011 là 478
tấn; năm 2012 là 1.031 tấn; năm 2013 là 1.470 tấn. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã thử
nghiệm thành công mô hình nuôi Lươn đồng với mật độ cao trong bồn, bể xi măng với
dạt tre, với năng suất cao 60 – 70 kg/m2, kiểm soát được các yếu tố về môi trường
nước, ít tốn kém diện tích rất phù hợp với mọi người nuôi tùy vào điều kiện kinh tế của
mỗi gia đình. Tuy nhiên khó khăn hiện nay do nguồn lươn giống phụ thuộc hoàn toàn
vào tự nhiên, tỷ lệ hao hụt cao,… trong khi đó nguồn giống từ sinh sản nhân tạo lại ít,
chi phí cao, xem đây là một thách thức cho ngành, cũng như các Viện, Trường để tạo
ra nguồn giống chất lượng cao với giá thành hợp lý phục vụ cho người nuôi trong thời
gian tới.
2.5 Giới thiệu tổng quan về Hậu Giang
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ của
tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh
Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh
Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển
của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy
nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc
khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố là Vị Thanh, 2 thị xã là Long Mỹ
và Ngã Bảy và 5 huyện là Châu Thành A, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị
Thuỷ.
Đặc điểm địa hình
Hậu Giang là tỉnh ở Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp trũng, độ cao
trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và
từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ
cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch

nhân tạo.



7


Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng
5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ
trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao
nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang
thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9
(250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ
ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và độ ẩm trung bình trong
năm là 82%
Tài nguyên đất, tài nguyên nước
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài
khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành lên đến 2 km/km,Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc
rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm
Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo
bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào.
2.5.2 Tình hình nuôi lươn đồng ở Hậu Giang
Phong trào nuôi lươn đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang như: huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A, Vị Thanh,..

Phong trào nuôi lươn đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên địa bàn. Hiện nay, ở
huyện Phụng Hiệp nhiều hộ nuôi lươn đã mạnh dạn áp dụng mô hình mới nuôi lươn
không bùn trong bể lót bạt, kết quả đem lại khá khả quan. Ông Nguyễn Chí Công, ở xã
Phương Bình, huyện Phụng Hiệp áp dụng đúng quy trình nuôi cũng như cẩn thận trong
việc phối trộn thức ăn cho lươn. Nhờ vậy sau hơn tám tháng thả nuôi trong bể rộng
30m2 với hơn 1500 con giống cho lợi nhuận không dưới 8 triệu đồng với giá từ 90
nghìn đến 180 nghìn đồng/kg (tùy loại) sau khi trừ đi các khoảng chi phí (báo Hậu
Giang).
CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2017. Địa điểm nghiên cứu: huyện
Châu Thành A, Vị Thuỷ, Phụng Hiệp, Long Mỹ
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu


8


Phiếu phỏng vấn các hộ nuôi lươn theo mô hình có bùn và không bùn ở Hậu Giang.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình nuôi lươn theo hình thức truyền thống ở Hậu Giang.
Mô hình nuôi lươn theo hình thức không bùn ở Hậu Giang.
3.2.3 Địa diểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 huyện trong tỉnh Hậu Giang: Huyện Phụng Hiệp,
Huỵện Vị Thuỷ, Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ. Cả 4 huyện đều có mô hình
nuôi lươn truyền thống và nuôi lươn không bùn.
3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.4.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được: Qua internet: Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, các trang
web có số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội.
+ Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ nuôi lươn ở 4
quận, huyện của Hậu Giang thong qua bảng câu hỏi soạn sẵn .
3.2.4.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp như: diện tích nuôi, sản lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình, thuận lợi
và khó khăn của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Hậu
Giang được thu thập từ báo cáo hàng năm của Chi cục Thủy sản Tỉnh Hậu Giang.
Địa điểm và số hộ phỏng vấn.
Nội dung của phiếu phỏng vấn gồm các thông tin sau:
Thông tin chung: Tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, nguồn tiếp
cận thông tin phục vụ NTTS, số lao động trong gia đình.
Thông tin kỹ thuật: Thông tin công trình nuôi, thông tin con giống, xử lý và cải tạo
bể, thức ăn, chăm sóc và quản lý nước, phòng trị bệnh, thu hoạch.
Thông tin kinh tế: Tổng chi phí, tổng doanh thu, hoạch toán kinh tế.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích đặc điểm nông hộ, hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô
hình nuôi lươn truyền thống và nuôi lươn không bùn ở các Huyện trong tỉnh Hậu
Giang.
Phân tích phương sai (One way ANOVA) theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
được sử dụng để xác định có hay không sự khác biệt có ý nghĩa giữa các thông số kỹ
thuật (tổng diện tích mặt nước, mật độ thả, tỷ lệ sống, năng suất, lợi nhuận, ...) trong
các mô hình nuôi lươn khác nhau. Ở một số trường hợp, số liệu sẽ được chuyển sang


9


dạng log10 hay căn bậc hai để thỏa mãn các giả định trong phân tích phương sai. Khi

kiểm định F trong phân tích phương sai có ý nghĩa (p<0,05), giá trị trung bình của các
mô hình canh tác được so sánh bằng phép thử DUNCAN. Mức ý nghĩa 5% được áp
dụng. Khi các giả định trong phân tích phương sai không được thỏa mãn, phương pháp
kiểm định phi tham số (Kruskal-Wallis ANOVA & Median Test) sẽ được áp dụng.
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số, phần trăm, ...) để phân tích,
tổng hợp các ý kiến đề xuất của người nuôi cá (số liệu sơ cấp), các đơn vị có liên quan
(số liệu thứ cấp)
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất;
độ lệch chuẩn; tần số; phần trăm; ...) để phân tích, tổng hợp các khó khăn trở ngại, ý
kiến đề xuất của người.
Phần mềm thống kê Statictica được sử dụng trong phân tích các số liệu và phần
mềm thống kê R for Windows, i386 3.1.0 được sử dụng trong phân tích hồi qui tuyến
tính bội.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 HIỆN TRẠNG NUÔI LƯƠN Ở HẬU GIANG
Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống
nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi
thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014 – 2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi
cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả
tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.
Nuôi lươn đồng thương phẩm trong bể xi măng bước đầu đã khẳng định hiệu quả tích
cực. Theo bà Lam, lươn là loài thủy sản đặc sản, thịt bổ dưỡng, có lợi thế xuất khẩu
cao. Đặc biệt, người dân có thể tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, xây bể xi
măng, bể lót bạc, can nhựa để thả nuôi. Đồng thời, tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia
đình mà có thể nuôi theo hình thức công nghiệp (cho ăn 100% thức ăn công nghiệp);
nuôi bán công nghiệp (50% thức ăn công nghiệp, 50% thức ăn tự nhiên) hay nuôi
100% thức ăn tươi sống. Nói chung, dù nuôi theo hình thức nào, nếu người dân áp
dụng đúng quy trình kỹ thuật đều mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
4.2. KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN

4.2.1 Tổng diện tích nuôi
4.2.2 Chuẩn bị và cải tạo bể nuôi
Việc cải tạo lại bể sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp loại bỏ lượng thức ăn thừa và mầm bệnh từ
vụ nuôi trước. Sau từ 1 - 2 vụ nuôi thì người nuôi phải thay bạc mới cho bể, cũng như
là thay khung sườn bể mới nếu sử dụng khung sườn bằng gỗ.
Mô hình nuôi lươn không bùn người nuôi sử dụng giá thể là các sàn tre hay chà cây
nên việc cải tạo sau vụ nuôi tương đối dễ dàng hơn, người nuôi chỉ cần vệ sinh sàn tre
hay chà cây và giữ lại dùng tiếp cho vụ nuôi sau, giúp giảm được chi phí mua giá thể


10


cho lươn. Mô hình nuôi lươn có bùn sau mỗi vụ nuôi nông hộ sẽ lấy hết bùn còn lại
trong bể nuôi ra khỏi bể .
4.2.3 Mùa vụ
Khi thả giống nuôi vào mùa vụ thích hợp sẽ hạn chế tổn thất do điều kiện môi trường
và thời tiết gây ra.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều (2012) người nuôi nên thả lươn giống vào
tháng 6 đây là thời điểm tốt nhất. Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000) thì
mùa vụ sinh sản của lươn từ tháng 4 đến tháng 8. Vì vậy, chọn thời điểm thả nuôi vào
tháng 6 sẽ là thời điểm tốt nhất.
4.2.4 Nguồn giống, kích cỡ con giống và mật độ thả nuôi
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) nguồn lươn giống là vấn đề khó
khăn lớn nhất hiện nay của nghề nuôi lươn. Hiện nay, nguồn lươn giống có hai loại là
tự nhiên và nhân tạo, người nuôi lươn vẫn phải thu gom lươn giống từ tự nhiên hoặc
mua ở chợ nên chất lượng lươn giống không đảm.
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000) nên chọn lươn giống khỏe mạnh,
không mắc bệnh, không bị thương, không dùng lươn giống thu được bằng cách câu
lươn sẽ bị thương và dễ chết. Kích cỡ lươn giống thả nuôi tốt nhất là 40 con/kg, nếu

chọn lươn giống có kích cỡ nhỏ sẽ cho tỷ lệ sống thấp, kích cỡ quá lớn làm giảm hiệu
quả kinh tế.
Mật độ thả nuôi
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), trước khi thả giống nên kiểm tra thật kỹ, loại bỏ
những con bị thương, hoạt động yếu và mang bệnh. Tuy nhiên việc phát hiện bệnh ở
lươn giống bằng mắt thường rất khó. Vì vậy cần tiến hành tẩy trùng cho lươn giống
trước khi thả bằng muối ăn. Mật độ thả nuôi sẽ tùy theo điều kiện nguồn nước và
nguồn thức ăn. Khi thả nuôi không nên thả lươn lớn chung bể nuôi với lươn nhỏ, tránh
hiện tượng lươn lớn ăn lươn nhỏ khi thiếu thức ăn. Mật độ thả nuôi có ảnh hưởng lớn
đến tốc độ tăng trưởng và có liên quan đến năng suất thu hoạch và giá bán, khi mật độ
thả nuôi càng cao thì năng suất càng tăng. Mật độ thả nuôi phụ thuộc lớn vào diện tích
bể nuôi, môi trường nước, khả năng chăm sóc và quản lý của người nuôi.
4.2.5 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc đối tượng nuôi và quản lý môi trường nuôi là khâu quan trọng trong nghề
nuôi thủy sản. Đối với nghề nuôi lươn việc chăm sóc và quản lý tương đối đơn giản
không đòi hỏi nhiều nhân công. Tuy nhiên, người nuôi cần phải có kinh nghiệm và
kiến thức về đối tượng nuôi thì mới đạt hiệu quả cao.



11


Nguồn nước:
Các hộ nuôi lươn theo mô hình nuôi lươn có bùn được khảo sát đều lấy nước từ sông
thông qua máy bơm đưa nước trực tiếp vào bể nuôi và không qua xử lý hay ao lắng.
Qua kết quả khảo sát các hộ nuôi lươn ở cả 2 mô hình đều thay nước mỗi ngày 1 lần
vào buổi sáng, nước thải của bể nuôi sẽ được thải trực tiếp ra sông, ruộng lúa.
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), vào mùa nắng nóng nên tăng số lần
thay nước, kịp thời vớt thức ăn thừa. Ngoài ra, nên trồng thực vật thủy sinh trong bể

nuôi giúp hạ nhiệt độ nước và làm sạch nước, giảm bớt số lần thay nước. Sau khi mưa
nên tháo nước kịp thời tránh lươn bò trốn. Mùa hè nên dùng lều che nắng sẽ có lợi cho
sinh trưởng của lươn.
Thức ăn:
Theo Dương Nhựt Long (2000) các hộ nuôi lươn có thể sử dụng nhiều loại thức ăn
khác nhau cho lươn ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật giúp
lươn tăng trưởng nhanh hơn so với thức ăn có nguồn gốc thực vật. Qua kết quả khảo
sát thức ăn được dùng cho nuôi lươn gồm các loại cá tạp, ốc, thức ăn công nghiệp được
phối trộn với nhau và dùng máy xay nhuyễn trước khi cho lươn ăn. Ở mô hình nuôi
lươn có bùn sử dụng thêm thức ăn dùng cho gia súc để phối trộn giúp tăng độ kết dính
và cung cấp thêm đạm.
4.2.6 Phòng và trị bệnh
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), người nuôi cần giữ môi trường nuôi
luôn sạch sẽ và mát. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài cần có biện pháp che mắt bể nuôi
hoặc dung lục bình thả trên mặt bể để làm mát nước. Tránh nhiệt độ môi trường nuôi
biến động mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn tạo cơ hội cho mầm mệnh tấn
công. Việc sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng trị bệnh là điều không thể thiếu khi
nuôi bất kỳ đối tượng nào. Với mô hình nuôi lươn một số thuốc và hóa chất được các
hộ nuôi sử dụng theo kết quả khảo sát là muối, Tretracylin, iodine.
Lươn là loài da trơn nên rất dễ bị xây xát, khi lươn bị xây xát là điều kiện thuật lợi cho
mầm bệnh tấn công. Hiện nay, vẫn chưa có các loại thuốc đặc trị cho lươn mà người
nuôi phải sử dụng thuốc trị bệnh trên cá tra. Như vậy, với loài lươn thì việc phòng
bệnh sẽ đạt hiệu quả tốt hơn cho trị bệnh. Theo kết quả khảo sát các hộ nuôi đều sử
dụng vitamin, men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa cho lươn
nuôi.
4.2.7 Thu hoạch
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004), sau thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng
nuôi có thể tiến hành thu hoạch, khi đó kích cỡ lươn đạt khoảng 200g/con.




12


4.3 KHÍA CẠNH KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN
4.3.1 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi lươn
Chi phí thức ăn:
Chi phí con giống:
Chi phí thuốc hóa chất:
Chi phí nhiên liệu, bể nuôi, máy móc:
Tổng chi phí:
Năng suất thu hoạch lươn thương phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mô hình nuôi.
Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính đa biến giúp xác định được phương trình
tuyến tính mối tương quan giữa các yếu tố tác động đến năng suất thu hoạch tạo cơ sở
góp phần tìm ra giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận cho mô hình nuôi.
Dựa vào mối tương quan thuận hay nghịch của các yếu tố kỹ thuật tác động đến năng
suất thu hoạch người nuôi tăng hoặc giảm giá trị của các yếu kỹ thuật này trong
khoảng thích hợp để cải thiện năng suất thu hoạch.
4.3.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn
4.4 Các yếu tố trong mô hình nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi
4.4.1 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn có bùn
4.4.2 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn không bùn
4.4.3 Ảnh hưởng của mật độ lươn giống đến năng suất thu hoạch
4.4.4 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng đến năng suất thu hoạch
4.4.5 Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến năng suất thu hoạch
Theo Nguyễn ăn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) thì lươn đồng là loài có sinh trưởng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tốc độ tăng trưởng của lươn đồng tương đối chậm so với
một số giống loài thủy sản khác. Ở môi trường tự nhiên sau một năm, lươn có thể đạt
từ 200 - 300 g/con. Như vậy, ở cả hai mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi lươn
không bùn để được năng suất thu hoạch và lợi nhuận cao hơn người nuôi nên thả nuôi

lươn từ 7 - 8 tháng thì tiến hành thu hoạch.
4.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Thuận lợi
Hộ nuôi có thể tận dụng diện tích đất trống quanh nhà để xây bể nuôi với công trình
đơn giản từ vật liệu có sẵn như cây tre, chăm sóc quản lý dễ dàng. Tận dụng khoảng
thời gian nhàn rỗi sau vụ lúa để nuôi lươn, tạo công việc ổn định, giúp tăng thêm thu
nhập cho gia đình.
Nguồn giống và thức ăn cho lươn được các thương lái vận chuyển đến từng hộ nuôi.
Người nuôi còn có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để đánh bắt ốc, cá đồng, hến làm


13


×