Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de kiem tra 15 phut sinh hoc ki 1 nang cao 44206

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.58 KB, 2 trang )

Onthionline.net
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG PTDTNT TỈNH

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Sinh học 11 nâng cao

Thời gian làm bài: 45 phút;
Mã đề thi 132

Họ, tên học sinh:..........................................................................Lớp
I. Phần TNKQ (5 điểm): học sinh chọn đáp án đúng và tô kín đáp án đúng bằng bút chì,
mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm
Câu 1:Quá trình cố định Nitơ:
A. thực hiện chỉ ở thực vật
B. dễ thực hiện bởi N2 là bản thể có hoạt tính cao
C. thực hiện nhờ enzym nitrogenaza
D. là quá trình oxyhoá N2 trong không khí
Câu 2:Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 là:
A. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
B. Lưỡng cư, thú.
C. Cá xương, chim, thú.
D. Lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 3: Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chiếc chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng. Nồng
độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông thuỷ tinh?
A. giảm tới dưới điểm bù CO2 của cây C4.
B. giảm đến điểm bù CO2 của cây C4
C. không thay đổi
D. giảm đến điểm bù CO2 của cây C3
Câu 4: Huyết áp cao nhất trong...........và máu chảy chậm nhất trong.....
A. Các động mạch........các tĩnh mạch


B. Các tĩnh mạch........các động mạch
C. Các tĩnh mạch...........cá động mạch
D. Các động mạch..........các mao mạch
Câu 5:Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?
A. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
B. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn
C. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn
D. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
Câu 6: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế
bào rễ theo cơ chế thụ động.
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất
vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
D. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
Câu 7:Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
B. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
C. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm
trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể TV.
Câu 8: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A. Lực đẩy (áp suất rễ).
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 9: Photon của bước sóng nào giầu năng lượng nhất:
A. vàng
B. da cam và đỏ
C. xanh tím

D. xanh lục
Câu 10:Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành
dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây:
A. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua.
B. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion.
C. Bón vôi cho đất kiềm
D. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước
Câu 11:Một nhà Sinh học đã phát hiện ra rằng ở những thực vật đột biến không có khả năng hình thành
chất tạo vòng đai Caspari thì những thực vật đó:
A. không có khả năng cố định Nitơ
B. không có khả năng vận chuyển nước hoặc các chất khoáng lên lá
Trang 1/2 - Mã đề thi 132 học kỳ I năm học 2012-2013. Môn sinh học 11 nâng cao


Onthionline.net
C. có khả năng tạo áp suất cao ở rễ so với các cây khác
D. không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ
Câu 12: Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp:
A. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
B. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
C. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
D. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
Câu 13: Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì:
A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để về tim) dưới áp lực cao
hoặc trung bình, máu chảy nhanh.
B. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch qua tĩnh mạch về tim.
C. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
D. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ vòng cơ thể).
Câu 14:Lợi thế của thực vật C4:
A. xảy ra ở điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3

B. sử dụng nước một cách kinh tế hơn thực vật C3
C. cần ít lượng tử ánh sáng để cố định 1 ptg CO2
D. đòi hỏi ít dinh dưỡng hơn, sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3
Câu 15: Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào:
A. Tái hấp thụ nước ở ruột già.
B. Điều hòa hấp thụ K+ và Na+ ở thận.
+
C. Điều hòa hấp thụ K ở thận.
D. Điều hòa hấp thụ nước và Na+ ở thận.
Câu 16: Mùa hè gió mạnh thường làm gẫy nhiều cây hơn mùa đông
A. vì mùa hè nước trong cây ít làm cho cành giòn hơn
B. vì mùa hè cây rụng nhiều lá
C. vì mùa đông cây rụng lá, do nhiệt độ thấp cây không lấy được nước
D. vì mùa đông nước trong cây ít làm cành cứng hơn
Câu 17:Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì:
A. Phần lớn chúng đã có trong cây
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzym
C. Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể
D. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt
Câu 18: Cân bằng nội môi là gì?
A. Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
B. Là duy trì sự ổn định giữa môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
C. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lý hóa của môi trường
trong được ổn định.
D. Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết, dịch mô) đảm bảo cho động vật
tồn tại và phát triển.
Câu 19: Minh hoạ nào sau đây là đúng với con đường đường phân:
A. phân chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic
B. hình thành NADH
C. bắt đầu oxyhoá glucôzơ và hình thành một ít ATP

D. bắt đầu oxyhoá glucôzơ và hình thành một ít ATP, hình thành NADH, phân chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic
Câu 20:Chu trình Canvin -Benson không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng không xảy ra vào ban
đêm, vì sao ?
A. thực vật thường mở khí khổng vào ban đêm
B. nồng độ CO2 thường giảm vào ban đêm
C. ban đêm nhiệt độ thấp không thích hợp với các phản ứng hoá học
D. chu trình Canvin -Benson phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng

II. Phần tự luận (5 điểm): Học sinh làm vào giấy của mình đã chuẩn bị
Câu 1: Vì sao nói: Quang hợp là quá trình oxi hoá khử?
Câu 2: Cây cối có thể điều chỉnh số lượng và chất lượng ánh sáng chiếu vào nó được
không? Bằng cách nào?
Câu 3: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa và quá trình tiêu hóa ở gia cầm
-----------------------------------------------

Trang 2/2 - Mã đề thi 132 học kỳ I năm học 2012-2013. Môn sinh học 11 nâng cao



×