Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

noi dung on tap ngu van lop 10 ki 1 41912

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.42 KB, 4 trang )

Onthionline.net

NỘI DUNG ÔN TẬP.
BÀI 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Khái niệm, quá trình, các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Vận dụng làm bài tập.
BÀI 2: Khái quát văn học dân gian.
- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
-Những giá trị cơ bản của văn học dân gian.
BÀI 3: Văn bản.
- Khái niệm, đặc điểm của văn bản.
- Các loại văn bản.
BÀI 4: Chiến thắng Mtao-Mxây
- Nắm vững các chi tiết sự việc chính.
- Hình tượng Đăm Săn.
- Ý nghĩa, đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng.
BÀI 5: Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.
- Nắm vững cốt truyện,diễn biến truyện.
- Bài học lịch sử.
BÀI 6: Lập dàn ý bài văn tự sự.
Cách thức lập dàn ý.
BÀI 7: Ra –ma buộc tội.
- Nắm vững các chi tiết sự việc chính.
- Diễn biến tâm trạng của Ra-ma, Xi-ta.
- Ý nghĩa.
- Đặc điểm chính về nghệ thuật.
BÀI 8: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu.
BÀI 9: Tấm Cám
- Nắm vũng cốt truyện, diễn biến truyện.
- Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm.
BÀI 10: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.


- Vai trò của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Vận dụng miêu tả và biểu cảm vào viết văn tự sự.
BÀI 11: Ca dao than thân yâu thương tình nghĩa.
-Thuộc và phân tích được những bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa.
- Tìm thêm một số bài khác(ngoài những bài trong sgk).
BÀI 12: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Nắm vững những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Biết phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
BÀI 13: Luyện tập viết đoạn văn tự sự.
BÀI 14: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Các giai đoạn phát triển.
- Những đặc diểm lớn về nội dung và nghệ thuật.
BÀI 15: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Khái niệm, các dạng biểu hiện, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt.


Onthionline.net
- Làm bài tập.
BÀI 16: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
- Thuộc cả phiên âm và dịch thơ của văn bản.
- Phân tích.
BÀI 17: Cảnh ngày hè của Nguyễn trãi.
- Thuộc lòng văn bản.
- Phân tích văn bản.
BÀI 18: Tóm tắt Văn bản tự sự.
- Cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Tóm tắt các văn bản tự sự đã học.
BÀI 19: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thuộc văn bản.

- Phân tích
BÀI 20: Đọc Tiểu Thanh kí Của Nguyễn Du
- Thuộc văn bản.
- Phân tích
BÀI 21: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên.
- Thuộc văn bản.
- Phân tích
BÀI 22: Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
Làm bài tập.

MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP THỬ
Đề 1:
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Hai nội dung lớn xuyên suốt qua các thời kì Văn học Việt Nam là:
a). Yêu nước, yêu thiên nhiên b). Yêu thiên nhiên, nhân đạo
c). Yêu nước, nhân đạo d). Nhân đạo, lạc quan
Câu 2: Hai câu nói sau đây của Đăm Săn với Mtao Mxây thể hiện điều gì?
“ Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà
ngươi ở dưới đất ta cũng không thèm đâm nữa là!”
“ Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến cả con trâu của nhà ngươi
trong chuồng ta cũng không thèm đâm nữa là!”
a). Tinh thần thượng võ của một anh hung
b). Sự khinh bỉ của Đăm Săn đối với Mtao Mxây
c). Lời khích tướng đối với kẻ thù
d). Thái độ kiêu căng, ngang tang của Đăm Săn
Câu 3: Chữ viết của Văn học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:
a). Chữ Hán b). Chữ Nôm
c). Chữ Quốc Ngữ d). Chữ Hán, chữ Nôm, Chữ Quốc Ngữ
Câu 4: Đâu là đặc trưng cơ bản của văn học nhân gian Việt Nam:
a). Tính truyền miệng và tính tập thể

b). Tính truyền miệng và tính tập thể
c). Tính tập thể và tính thẩm mỹ


Onthionline.net
d). Tính thẩm mỹ và tính giáo dục
Câu 5: Bài Văn bản trong SGK Ngữ Văn 10 thuộc loại phong cách nào?
a). Phong cách nghệ thuật b). Phong cách khoa học
c). Phong cách chính luận d). Phong cách hành chính
Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
là:
a). Tình cảm cha con b). Tình cảm vợ chồng
c). Bài học dựng nước d). Bài học giữ nước
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Hãy hóa thân làm một người trong truyện tấm cám và kể lại câu chuyện tấm cám

Đề 2:
Câu 1: (3 điểm) Phân tích sự thể hiện của nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội
dung giao tiếp trong ví dụ sau:
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Câu 2: (7 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề a) hoặc b)
Cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện cổ tích Việt nam
Trong một giấc mơ, em được gặp bà tiên. Bà đã kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích
thú vị, ý nghĩa. Viết bài văn kể lại một trong những câu chuyện đó.

Đề 3:
Câu 1: (3 điểm) Phân tích sự thể hiện của nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội

dung giao tiếp trong ví dụ sau:
Đêm qua nguyệt lặn về tây
Sự tình kẻ đấy người đây còn dài...
Trúc với mai, mai về, trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không?
Bây giờ kẻ Bắc người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư!
Câu 2: (7điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề a) hoặc b)
Cảm nghĩ về một nhân vật trong truyền thuyết Việt nam
Trong một giấc mơ, em được gặp bà tiên. Bà đã kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích
thú vị, ý nghĩa. Viết bài văn kể lại một trong những câu chuyện đó.

Đề 4:
Câu 1:Hãy phân tích câu thơ sau (về nội dung và nghệ thuật):
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
(Trích “Con cò”_Chế Lan Viên)


Onthionline.net
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn “ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Trích “Ngữ văn 10 nâng cao” – Tập 1)

Câu 3: So sánh vẻ đẹp của hai bài thơ “ Cảm hoài” (Đặng Dung) và “Thuật hoài” (Phạm
Ngũ Lão). Mỗi bài thơ chọn hai hình ảnh tiêu biểu để minh hoạ.



×