Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de va dap an thi tot nghiep ngu van 12 50136

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.85 KB, 5 trang )

ONTHIONLINE.NET
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI TỐT NGHIỆP- 2009
Đề 1
Câu 1(2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2(3 điểm): Bàn về tính trung thực.
Câu 3(5 điểm): Anh (chị) có cảm nhận gì về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đổ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
( Ngữ Văn 12 Tập1- 2008)

Đáp án
Câu 1:
- Nguyễn Tuân(1910 – 1987) là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỉ XX.
Ông có một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài
hoa.Sự nghiệp văn học của ông có hai giai đoạn rõ rệt: trước cách mạng tháng Tám
năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn, thành
công ở ba đề tài:
+ Đề tài “Chủ nghĩa xê dịch” ghi lại những cảnh thiên nhiên, thể hiện tấm lòng
yêu quê hương, đất nước và những cảm nghĩ tài hoa với tác phẩm: Một chuyến đi,
Thiếu quê hương...


+ Đề tài “Vang bóng một thời” viết về những vẻ đẹp của một thời đã qua: những
thú chơi tinh tế, tao nhã của người xưa, thể hiện một khía cạnh trân trọng văn hoá
cổ truyền và nhân cách tài hoa. Tác phẩm Vang bóng một thời và Tóc chị Hoài.
+ Đề tài “Đời sống truỵ lạc” viết về tình trạng khủng hoảng tinh thần của cá nhân
trong xã hội cũ dẫn đến hoang mang bế tắc, tìm cách thoát ly trong các thú vui truỵ
lạc (hút thuốc phiện, hát cô đầu...) tác phẩm tiêu biẩu là Chiếc lư đồng mắt cua.


Câu 2:
- Giải thích: Trung thực là ngay thẳng, thật thà.
- Lý giải vai trò của trung thực:
+ Trong cuộc sống: Trung thực là thành thật, thẳng thắn. Nhờ trung thực mà con
người hiểu nhau, không nghi kị nhau.
+ Trong học tập: Trung thực là không làm sai sự thật, không coi cóp, không gian
lận trong thi cử. Nhờ đó mà học sinh biết sức học của mình để cố gắng nhiều hơn.
 Trung thực giúp chúng ta thấy được khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
- Bàn luận: Cần trung thực với chính mình và với mọi người. Trung thực với bản
thân là chúng ta đã tự rèn luyện và hình thành cho mình một nhân cách cao đẹp.
Câu 3:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
- Nhấn mạnh:Với nghệ thuật vẽ tranh tứ bình bằng ngôn ngữ thơ ca Tố Hữu đã tái
hiện lại thiên nhiên và con người Việt Bắc hài hoà thống nhất trong những vẻ đẹp
giản dị mà tươi tắn, rạng rỡ nhất.
Thân bài:
- Hai câu thơ đầu: khái quát cảm hứng, cảm xúc và đối tượng.
+ Lối nói đưa đẩy duyên dáng, cách xưng hô: ta – mình, nghệ thuật sóng đôi hoa
và người.
+ Tố Hữu bày tỏ nỗi nhớ với cả cảnh và người Việt Bắc: những hoa cùng người.
- Tám câu còn lại: bộ tứ bình về cảnh và người Việt Bắc.

+ Bức tranh mùa đông: nghệ thuật phối màu – nền xanh của rừng đại ngàn thấp
thoáng những chấm đỏ tươi của hoa chuối làm tươi tắn, rạng rỡ cả không gian.
Trên nền cảnh thiên nhiên là con người. Tố Hữu chỉ gợi một tư thế đèo cao nắng
ánh dao gài thắt lưng: ánh nắng chiếu vào con dao gài ở thắt lưng – loé sáng và
hình ảnh con người như cũng rực sáng lên trong ánh nắng.
+ Bức tranh mùa xuân: Một sắc trắng mênh mông , dào dạt ôm trùm khắp không
gian vừa gợi sự tinh khiết, trong sáng, tươi tắn vừa gợi vẻ dào dạt xôn xao của sự
sống. Trên cái nền xôn xao của thiên nhiên là sự chăm chú, khéo léo của con người
trong lao động: chuốt từng sợi giang.
+ Bức tranh mùa hè được gợi ra bằng cả màu sắc và âm thanh: màu vàng của
nắng,lá; âm thanh tiếng ve rộn rã, rạo rực. Và rất thương mến là hình ảnh cô em
gái hái măng một mình.
+ Bức tranh mùa thu được gợi ra bằng màu sắc của suy tưởng và cảm xúc. Cảm
nhận về mùa thu đọng lại sau cùng như một ấn tượng đậm nét trong tâm hồn Tố
Hữu vì mùa thu có cách mạng tháng Tám lịch sử, có phút chia tay đầy lưu luyến
với Việt Bắc. Và trăng trong thơ Tố Hữu không toả ánh sáng như bình thường mà
rọi hoà bình - mạnh mẽ và đầy sức sống. Ấn tượng sau cùng đọng lại là âm thanh
tiếng hát gắn với cốt cách con người Việt Nam: ân tình thủy chung.
Kết bài:


- Cùng với giờ phút chia tay là sự bừng sáng của kỷ niệm. Đó cũng là những nét
đẹp nhất của đất nước và con người.
- Lời thơ bình dị nhưng rất đẹp- cái đẹp của tình người toả sáng trong lời thơ ấy:
tình yêu với thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Đề 2
Câu 1(2 điểm): Anh(chị) hiểu như thế nào về nguyên lý Tảng băng trôi của Hêminh-uê? Trong đoạn trích ở sách giáo khoa Ngữ Văn 12 nguyên lý tảng băng trôi
được thể hiện như thế nào?
Câu 2(3 điểm): Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên

người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.
Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?
Câu 3(5 điểm): Sức sống của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm tình mùa
xuân.
Đáp án
Câu 1:
- Lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi thì ít, phần chìm thì nhiều, Hê-minh-uê đưa
ra yêu cầu với tác phẩm văn học: phải tạo được ý tại ngôn ngoại, nói ít hiểu nhiều.
nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà hãy xây
dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu, tự rút ra ẩn ý của tác
phẩm.
- Trong đoạn trích:
+ Phần nổi là miêu tả cuộc chinh phục cá kiếm vàhành trình trở về đất liền của
ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
+ Phần chìm: * con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ, lý tưởng mà mọi người
thường đeo đuổi trong đời.
* cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô biểu hiện: để
đạt được ước mơ, lý tưởng cao cả, con người phải trải qua cuộc đọ sức quyết liệt.
 Ông lảo đã nhiều lần tự đối thoại với mình để vượt qua mọi thử
thách. Từ đó ta có thể thấy: con người chỉ có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh
bại.
Câu 2:
- Giải thích, cắt nghĩa:
+ khách qua đường: kẻ chỉ đến một lần rồi đi, không có quan hệ thân thiết gần
gũi.
+ người bạn thân ở chung nhà: một quan hệ gần gũi gắn bó, xa thì nhớ, vắng thì
tìm.


+ ông chủ nhà khó tính: kẻ đã điều khiển được ta, bắt ta phải phụ thuộc, hành hạ

ta khổ sở.
 Câu nói chỉ ra quá trình lấn tới từng bước của những thói hư tật xấu.
- Lý giải:
+ Thói hư tật xấu thường đến với con người theo từng bước. Ban đầu có vẻ nhẹ
nhàng, cuối cùng cột chặt ta lúc nào ta không biết.
+ Thói xấu cũng có những cái hấp dẫn của nó có khi mang đến khoái cảm cho con
người(hút thuốc, uống rượu...) rất dễ tạo thành thói quen.
+ Nếu ta không có nghị lực, bản lĩnh thì dễ bị thói xấu hành hạ, huỷ diệt mà không
thể từ bỏ nó được.
- Bàn luận:
+ Không nên làm quen với thói xấu như một trò đùa. Cần kiên quyết tránh xa nó.
+ Xã hội càng phát triển thói hư tật xấu càng nhiều nhất là ở phương diện giải trí.
Cần biết loại trừ những thứ nguy hại ấy.
+ Cả xã hội cần cùng hành động chống lại những thói hư tật xấu.
Câu 3:
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Mị.
Thân bài:
- Mị là cô gái trẻ đẹp có tài thổi sáo và thổi lá. Tài sắc ấy tạo ra sức quyến rũ đối
với trai bản. Cô đã được sống những đêm tình mùa xuân say mê trong hạnh phúc
và tình yêu. Với tài sắc ấy lẽ ra Mị sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng cái nghèo và
món nợ gia truyền đã biến Mị thành con dâu gạt nợ. Sự hành hạ cả về thể xác và
tinh thần khi ở nhà Pá-tra đã biến Mị trở thành người đàn bà vô cảm. Đã biết bao
đêm tình mùa xuân trôi qua trong sự vô cảm ấy.
- Đêm tình mùa xuân này có một sự kiện lạ lùng: Mị bỗng có trở lại khao khát đi
chơi xuân. Nguyên do bởi có rất nhiều tác nhân tích cực từ cuộc sống.
+ Không khí mùa xuân rộn rã khắp làng bản
+ Hơi rượu – khác với mùa xuân khác
+ Tiếng sáo: âm thanh của cuộc sống, của tình yêu.

- Tiếng sáo được miêu tả như là tiếng gọi của cuộc sông, như là tiếng lòng của Mị.
Qua tiếng sáo ta thấy diến biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân. Đó là
diễn biến của một nguồn sống đang cựa quậy đòi được hồi sinh và đã hồi sinh một
cách mãnh liệt.
+ Tiếng sáo được miêu tả lần thứ nhất cùng với sự hồi sinh của ký ức. Nó giúp Mị
nhớ lại bài hát tình yêu mà Mị từng nghe và thổi sáo năm xưa.
+ Tiếng sáo được miêu tả lần thứ hai gợi ký ức quá khứ rõ hơn. Ngày trước Mị
thổi sáo giỏi, gắn với tài thổi sáo là cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu. Mị thấy
phơi phới trở lại - thấy mình còn trẻ, đồng thời ý thức về nỗi khổ hiện tại, Mị muốn
ăn lá ngón cho chết ngay.


+ Tiếng sáo được miêu tả lần thứ ba gần hơn, tha thiết hơn bởi đó là tiếng vọng
của tình yêu. Tiếng vọng tình yêu thức dậy khao khát tình yêu. Mị nghe tiếng sáo
và lòng khao khát bùng lên mạnh mẽ thành hành động: xắn một miếng mỡ bỏ thên
vào đĩa đèn cho sáng.
+ Tiếng sáo lần thứ tư là tiếng vọng của lòng Mị tạo thành sự thôi thúc: Mị muốn
đi chơi và Mị sắp đi chơi. Sức sống trong Mị mạnh mẽ đến mức Mị bị trói mà
không biết mình bị trói.
+ Tiếng sáo lần thứ năm được nhắc đến là tiếng sáo đưa Mị đến với những cuộc
chơi. Lúc này sức sống đã hồi sinh mãnh liệt thúc đẩy Mị có nhu cầu được sống
với nghĩa đẹp nhất của từ này. Cảm xúc khát khao chuyển thành hành động: Mị
vùng bước đi... nhưng sợi dây trói như một trở lức ghê gớm ngăn cản Mị.
Kết bài: Tuy trong đêm tình mùa xuân này cuộc sống của Mị chưa được giải
phóng nhưng nó cũng là một dấu hiệu để nhận biêt sự tồn tại của một nguồn sống
mạnh mẽ đang tiềm ẩn chờ có cơ hội thích hợp sẽ tự giải phóng.




×